intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Cụm công nghiệp Đồng Sóc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Cụm công nghiệp Đồng Sóc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó tổng kết những kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại và đề xuất phương án giải quyết, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Cụm công nghiệp Đồng Sóc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KIỀU QUANG TUẤN ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỤM CÔNG NGHIỆP ĐỒNG SÓC HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KIỀU QUANG TUẤN ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỤM CÔNG NGHIỆP ĐỒNG SÓC HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Nhuận Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Thái Nguyên, ngày tháng 07 năm 2020 Tác giả luận văn Kiều Quang Tuấn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành Luận văn, tôi luôn được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên, phòng Đào tạo – bộ phận Sau đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng với sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Đức Nhuận - người hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, chuyên viên các phòng, ban thuộc UBND huyện Vĩnh Tường, Ban giải phóng mặt bằng huyện Vĩnh Tường, Chi cục quản lý đất đai – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, điều tra và tổng hợp số liệu và đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi hoàn thành luận văn này. Bản thân tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã thường xuyên giúp đỡ, tạo điều kiện và dành cho tôi sự động viên quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu của mình. Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, lời cảm ơn chân thành tới những tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập. Thái Nguyên, ngày tháng 07 năm 2020 Tác giả luận văn Kiều Quang Tuấn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................2 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ........................................................ vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến giải phóng mặt bằng ......................................4 1.1.2. Những quy định về thu hồi đất ..........................................................................5 1.1.3. Những quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất .........................7 1.1.4. Những quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ......................................13 1.1.5. Những quy định về tái định cư, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ........................................................................................................................17 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .....................................................................................20 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................21 1.3.1. Sơ lược về công tác giải phóng mặt bằng 1 số quốc gia trên thế giới ............21 1.3.2. Sơ lược về công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương trong nước ............24 1.3.3. Sơ lược về công tác giải phóng mặt bằng ở tỉnh Vĩnh Phúc ...........................29 1.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..........................................................32 1.5. Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu ........................................34 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................35 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................35 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................35 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................35
  6. iv 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................35 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................35 2.3.1. Khái quát dự án, khu vực dự án và yêu cầu đối với giải phóng mặt bằng thu hồi đất cho thực hiện dự án .......................................................................................35 2.3.2. Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Cụm công nghiệp Đồng Sóc .......................................................................................................35 2.3.3. Đánh giá tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống của những người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng ........................................36 2.3.4. Những khó khăn, tồn tại và đề xuất phương án giải quyết, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án ...................................................................................................................36 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................36 2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.............................................................36 2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp ..............................................................36 2.4.3. Phương pháp so sánh, đánh giá .......................................................................37 2.4.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu .............................................37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................38 3.1. Khái quát dự án, khu vực dự án và yêu cầu đối với giải phóng mặt bằng thu hồi đất cho thực hiện dự án .............................................................................................38 3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................38 3.1.2. Khái quát chung về dự án................................................................................44 3.1.3. Công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Vĩnh Tường ................................46 3.2. Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Cụm công nghiệp Đồng Sóc .......................................................................................................49 3.2.1. Xác định đối tượng và điều kiện để được bồi thường .....................................52 3.2.2. Kết quả điều tra, xác định các đối tượng và điều kiện được bồi thường của Cụm công nghiệp Đồng Sóc .....................................................................................54 3.2.3. Kết quả bồi thường về loại đất, diện tích thu hồi của dự án nghiên cứu .................................................................................................................55 3.2.4. Đánh giá kết quả bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất và tài sản trên đất .........58
  7. v 3.3. Ý kiến của người dân về công tác giải phóng mặt bằng dự án Cụm công nghiệp Đồng Sóc ...................................................................................................................60 3.3.1 Công tác tuyên truyền và công khai dự án .......................................................61 3.3.2.Ý kiến người dân về đơn giá bồi thường ........................................................62 3.3.3. Đánh giá tác động của công tác bồi thường, GPMB đến đời sống, việc làm và thu nhập của người bị thu hồi đất tại dự án nghiên cứu .........................................................63 3.4. Những khó khăn, tồn tại và đề xuất phương án giải quyết, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án ...................................................................................................................67 3.4.1. Những khó khăn, tồn tại ..................................................................................67 3.4.2. Đề xuất phương án giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ..........................................................................68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................70 1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................70 2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Các chữ viết tắt BT Bồi thường GPMB Giải phóng mặt bằng GQVL Giải quyết việc làm NN& PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TĐC Tái định cư UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng Thế giới KT- XH Kinh tế - xã hội QĐ Quyết định CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa SXNN Sản xuất nông nghiệp BTNMT Bộ Tài nguyên và môi trường TT Thông tư NN Nông nghiệp
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường năm 2019 .............................48 Bảng 3.2. Kết quả thực hiện bồi thường hỗ trợ của dự án ........................................54 Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích, loại đất bị thu hồi của dự án nghiên cứu ..................55 Bảng 3.4. Diện tích đất phi nông nghiệp bị thu hồi của dự án nghiên cứu ...............56 Bảng 3.5. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của dự án nghiên cứu ...................57 Bảng 3.6. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án ........................................................58 Bảng 3.7. Tổng hợp ý kiến của cán bộ về công tác bồi thường GPMB …………..60 Bảng 3.8. Hình thức công khai, tuyên truyền và ý kiến đánh giá của người dân ……………………………………………………………………………………...62 Bảng 3.9. Ý kiến người dân về đơn giá bồi thường Dự án cụm công nghiệp Đồng Sóc .............................................................................................................................63 Bảng 3.10. Phương thức sử dụng tiền các hộ dân tại dự án nghiên cứu .......................64 Bảng 3.11. Tình hình lao động, việc làm tại dự án nghiên cứu ..................................65 Bảng 3.12. Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất ..........................................................................................66 Bảng 3.13. Tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất ..............67 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường .....................................................39 Hình 3.2. Bản đồ khu vực dự án ...............................................................................45 Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu các loại đất bị thu hồi của dự án……………………… 55 Hình 3.4. Biểu đồ kết quả kinh phí thực hiện GPMB……………………………….
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện các công trình, dự án phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là một khâu quan trọng, then chốt, đang được Nhà nước và toàn thể xã hội quan tâm, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có đất bị thu hồi mà còn ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, vì vậy đòi hỏi phải được giải quyết một cách thoả đáng và khoa học. Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp mà nhu cầu đầu tư ngày càng tăng thì vấn đề lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi Nhà nước giao đất cũng như thu hồi đất ngày càng được quan tâm. Vì vậy, công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất đã và đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách. Trong những năm qua, chính sách bồi thường GPMB đã đi vào cuộc sống tạo mặt bằng cho các dự án xây dựng ở Việt Nam, tạo nguồn lực sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, phát triển đô thị và đổi mới diện mạo nông thôn. Song trước những đổi mới của chính sách đất đai và sự vận động của thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hiện hành đã bộc lộ một số tồn tại ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB cho các dự án đầu tư ở Việt Nam. Thực tiễn đã khẳng định công tác GPMB là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công dự án, mà tiến độ GPMB ra sao thì vấn đề chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước cho người dân có đất bị thu hồi hợp lý sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tại Nghị định số: 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính Phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã quy định cụ thể về các mức bồi thường về đất, tài sản và các chính sách hỗ trợ, tái định cư. Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các cơ quan chức năng như cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), chức năng của cấp xã trong công tác giải phóng mặt bằng. Cùng đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan, nghĩa vụ và quyền lợi của người bị thu hồi đất.
  11. 2 Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có rất nhiều công trình, dự án thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng như: Dự án đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Dự án đường Nguyễn Tất Thành kéo dài, Dự án đường Tôn Đức Thắng kéo dài, Dự án Khu Công nghiệp Tam Dương II khu A và khu B, Dự án Khu đô thị Quảng Lợi, Dự án khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên .… Trong đó có dự án cụm công nghiệp Đồng Sóc là một trong những dự án lớn, trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc nhằm thu hút đầu tư. Dự án hoàn thành sẽ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư có tiềm năng vào đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Cụm công nghiệp đồng Sóc nằm ở trung tâm của huyện Vĩnh Tường ( huyện đông dân nhất của tỉnh) hơn nữa đường nối từ Quốc lộ 2 qua cầu Vĩnh Thịnh sang thành phố Hà Nội chạy qua giữa cụm công nghiệp Đồng Sóc. Với diện tích 75,0 ha cụm công nghiệp đồng Sóc không quá lớn đối với luận văn thạc sỹ hơn nữa toàn bộ dự án này không quy hoạch vào đất ở nên không có mảng tái định cư nên em cảm thấy việc chọn dự án cụm công nghiệp đồng Sóc để làm luận văn là vừa tầm với sức của em. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện ở một số dự án còn gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hậu quả là phát sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà nước, người dân và các nhà đầu tư. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Cụm công nghiệp Đồng Sóc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Cụm công nghiệp Đồng Sóc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc - Đánh giá tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống của những người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng. - Tổng kết những kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại và đề xuất phương án giải quyết, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác bồi thường
  12. 3 và giải phóng mặt bằng của dự án. 3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. Nắm vững được các quy định của Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định và các Văn bản hướng dẫn liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, củng cố và hoàn thiện các kiến thức về Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Ý nghĩa trong thực tiễn. Việc học tập và nghiên cứu đề tài, không những góp phần đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện công tác bồi thường, GPMB một cách nhanh chóng, hiệu quả mà còn giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của những người có đất bị thu hồi.
  13. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến giải phóng mặt bằng * Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013). * Bồi thường về đất: là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2013). * Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai 2013). * Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. Tái định cư (TĐC) bắt buộc là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi để thực hiện các công trình, dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội. TĐC khi người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí đất ở, nhà ở TĐC theo quy định tại Điều 86 và Điều 87 Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. - Công tác GPMB là giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm chủ động quỹ đất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Quá trình thực hiện GPMB phải đảm bảo hài hoà các lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và đặc biệt là lợi ích của người dân.
  14. 5 1.1.2. Những quy định về thu hồi đất Theo quy định Pháp luật về đất đai hiện hành có hai hình thức thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư gồm: Hình thức Nhà nước thu hồi đất theo Điều 61, Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 và hình thức nhà đầu tư tự thỏa thuận, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh theo Điều 73 Luật Đất đai năm 2013. Trong hai hình thức trên, hình thức Nhà nước thu hồi đất được thực hiện trong các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng cộng quy định tại Điều 61, Điều 62 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể gồm các trường hợp sau: * Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, bao gồm 10 trường hợp sau: - Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; - Xây dựng căn cứ quân sự; - Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; - Xây dựng ga, cảng quân sự; - Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; - Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; - Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; - Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; - Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; - Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý (Điều 61 luật Đất đai năm 2013). * Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng gồm 03 trường hợp sau: - Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
  15. 6 - Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm: + Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); + Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia; + Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải; - Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm: + Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương; + Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải; + Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; + Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; + Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn,
  16. 7 khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.(Điều 62 Luật Đất đai, năm 2013). 1.1.3. Những quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất 1.1.3.1. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất - Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường. - Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. - Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật (Điều 74 Luật Đất đai năm 2013). 1.1.3.2. Điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất Người bị Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được bồi thường đất nếu có một trong các điều kiện sau đây: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. - Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện
  17. 8 để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. - Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. - Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp (Điều 75 Luật Đất đai năm 2013). 1.1.3.3. Giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật đất đai 2013 thì trong trường hợp có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm
  18. 9 quyết định thu hồi đất. Như vậy giá đất để tính bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là giá đất cụ thể do UBND tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. 1.1.3.4 Những quy định bồi thường về đất: (Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND). * Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở: Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau: + Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư; + Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở. - Trường hợp trong hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình. - Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư thi được Nhà nước bồi thường bằng tiền.
  19. 10 - Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. - Trường hợp trong thửa đất ở thu hồi còn diện tích đất nông nghiệp không được công nhận là đất ở thì hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi được chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất đó sang đất ở trong hạn mức giao đất ở tại địa phương, nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và việc chuyển mục đích sang đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. -Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây: + Trường hợp thu hồi một phần diện tích đất của dự án mà phần còn lại vẫn đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án thì được bồi thường bằng tiền đối với phần diện tích đất thu hồi; + Trường hợp thu hồi toàn bộ diện tích đất hoặc thu hồi một phần diện tích đất của dự án mà phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án thì được bồi thường bằng đất để thực hiện dự án hoặc bồi thường bằng tiền; + Đối với dự án đã đưa vào kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường bằng tiền. * Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong trường hợp người sử dụng đất không có hồ sơ, giấy tờ chứng minh đã đầu tư vào đất:
  20. 11 Trường hợp người sử dụng đất không có hồ sơ, chứng từ chứng minh các chi phí đầu tư vào đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải, phóng mặt bằng có trách nhiệm kiểm tra, xác minh thực tế để xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, xin ý kiến các Sở chuyên ngành trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, Sở chuyên ngành phải trả lời bằng văn bản cho Ban giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất tỉnh hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư các cấp (sau đây gọi là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng). * Về mức đất ở, nhà ở tái định cư trong trường hợp hộ gia đình bị thu hồi đất có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng chung sống: Mức đất ở, nhà ở tái định cư trong trường hợp hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất ở có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng chung sống hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Sau đây được gọi là Nghị định 47/2014/NĐ-CP) được thực hiện theo quy định sau đây: - Trường hợp đủ điều kiện để tách hộ, căn cứ quỹ đất tại địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét giao đất ở tái định cư, đất giãn dân cho từng hộ gia đình theo quy đình. - Trường hợp có nhiều hộ gia đình có cùng chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì việc xem xét giao đất ở, nhà ở tái định cư cho các hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. - Giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất cho hộ gia đình tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. 1.1.3.5. Bồi thường tài sản, về sản xuất, kinh doanh * Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất: - Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2