Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012- 2017
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Lào Cai; đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất đai của nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai; đánh giá kết quả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án tiểu khu đô thị số 17 và số 19 tới người bị thu hồi đất; đánh giá tác động của các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án tiểu khu đô thị số 17 và số 19 tới người bị thu hồi đất; đề xuất phương án giải quyết cho công tác bồi thường GPMB.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012- 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO XUÂN THU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT SỐ DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2012- 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO XUÂN THU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT SỐ DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2012- 2017 Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8 85 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Hùng THÁI NGUYÊN - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu sơ cấp và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Đào Xuân Thu
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Văn Hùng Giám đốc Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai người đã luôn theo sát, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo đã luôn giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND thành phố Lào Cai, và cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cùng tất cả các bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin chân trọng cảm ơn và cảm tạ! Lào Cai, tháng 09 năm 2018 Tác giả Đào Xuân Thu
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ........................................ 5 1.1.1. Khái quát về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ........................................... 5 1.1.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng ....................... 6 1.1.3. Vai trò của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất............................ 7 1.2. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý ............................................................... 7 1.2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 7 1.2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 8 1.3. Cơ sở thực tiễn của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng................ 12 1.3.1. Chính sách bồi thường GPMB của một số nước trên thế giới .............. 12 1.3.2. Khái quát thực trạng công tác giải phóng mặt bằng trong nước ........... 18 1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến giải phóng mặt bằng ........................... 23 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 29 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 29
- iv 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 29 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ...................................... 29 2.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin sơ cấp: ....................... 30 2.2.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 31 2.2.4. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin, số liệu ................................... 31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố Lào Cai ....... 32 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 32 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 38 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội .................... 40 3.2. Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất đai của nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai ........................................................................................... 41 3.2.1. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai .................................................. 41 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu sử dụng đất của thành phố Lào Cai ....... 44 3.3. Đánh giá kết quả bồi thường hỗ trợ và tái định cư tại dự án được lựa chọn nghiên cứu .............................................................................................. 46 3.3.1. Khái quát về dự án ................................................................................ 46 3.3.2. Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án ......................... 48 3.3.3. Bồi thường về tài sản trên đất ............................................................... 55 3.3.4. Chính sách hỗ trợ tại hai khu tái định cư .............................................. 60 3.4. Đánh giá tác động của các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án tiểu khu đô thị số 17 và số 19 tới người bị thu hồi đất ............. 63 3.4.1. Tác động tới kinh tế .............................................................................. 66 3.4.2. Tác động tới xã hội................................................................................ 68 3.4.3. Tác động tới môi trường ........................................................................ 72 3.5. Đề xuất phương án giải quyết cho công tác bồi thường GPMB .............. 73 3.5.1. Giải pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất ........................ 73
- v 3.5.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện ............................................................. 74 3.5.3. Các giải pháp cụ thể .............................................................................. 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 77 1. Kết luận ....................................................................................................... 77 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 84
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải thích 1 CP Chính phủ 2 CT Chỉ thị 3 CV Công văn 4 NĐ Nghị định 5 NQ Nghị quyết 6 QĐ Quyết định 7 QLNN Quản lý nhà nước 8 QPPL Quy phạm pháp luật 9 QSDĐ Quyền sử dụng đất 10 TT Thông tư 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 GPMB Giải phóng mặt bằng
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Lào Cai năm 2017 ............. 45 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp diện tích, loai đất thu hồi của dự án tiểu khu đô thị số 17 và tiểu khu đô thị số 19 .................................................. 50 Bảng 3.3: Tổng hợp đơn giá bồi thường thu hồi các loại đất của hai tiểu khu đô thị số 17 và tiểu khu đô thị số 19 ...................................... 53 Bảng 3.4: Tổng hợp chi phí bồi thường thu hồi các loại đất của hai tiểu khu đô thị số 17 và tiểu khu đô thị số 19 ...................................... 54 Bảng 3.5: Tổng hợp đơn giá bồi thường tài sản, vật kiến trúc khi thực hiện thu hồi đất tại 2 tiểu khu đô thị số 17 và số 19 ............................. 56 Bảng 3.6: Tổng hợp chi phí bồi thường tài sản, vật kiến trúc khi thực hiện thu hồi đất tại 2 tiểu khu đô thị số 17 và số 19 ............................. 57 Bảng 3.7: Đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu khi thực hiện thu hồi đất tại 2 tiểu khu đô thị số 17 và số 19 ................................................ 59 Bảng 3.8: Tổng số tiền bồi thường cho cây cối hoa màu tại hai khu đô thị số 17 và số 19 - thành phố Lào Cai ............................................... 59 Bảng 3.9: Đơn giá hỗ trợ tại hai tiểu khu đô thị số 17 và số 19 – khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường ...................................................... 61 Bảng 3.10: Tổng chi phí hỗ trợ của 5 loại hình hỗ trợ tại hai tiểu khu đô thị số 17 và số 19 – khu tái định cư mới Lào Cai – Cam Đường . 62 Bảng 3.11: Tổng hợp chung về thông tin 100 hộ gia đình điều tra ................ 63 Bảng 3.12: Tổng hợp thông tin các hộ điều tra, phỏng vấn chi tiết về thu hồi và bồi thưỡng, hỗ trợ của tiểu khu đô thị số 17 và số 19 ........ 64 Bảng 3.13: Ý kiến của người dân có đất bị thu hồi trong việc thực hiện bồi thường và các chính sách hỗ trợ của tiểu khu đô thị số 17 và số 19 .......................................................................................... 65 Bảng 3.14: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu nhập hồi đất tại tiểu khu đô thị số 17 và số 19 ........................................................ 66
- viii Bảng 3.15: Thu nhập bình quân của người dân tại tiểu khu đô thị số 17 và số 19, thành phố Lào Cai............................................................... 67 Bảng 3.16: Trình độ văn hóa, chuyên môn của số người trong độ tuổi lao động tại tiểu khu đô thị số 17 và số 19, thành phố Lào Cai .......... 68 Bảng 3.17: Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất tại tại tiểu khu đô thị số 17 và số 19, thành phố Lào Cai .............. 69 Bảng 3.18: Tình hình trật tự an ninh, xã hội của người dân sau khi thu hồi đất tại tiểu khu đô thị số 17 và số 19, thành phố Lào Cai ............. 71 Bảng 3.19: Tình hình phát triển các công trình công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của người dân sau khi thu hồi đất ................ 72 Bảng 3.20: Tình hình môi trường khu vực sống của người dân sau khi thu hồi đất tại 2 tiểu khu đô thị số 17 và số 19 .................................... 73
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Vị trí của thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai..................................... 32 Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất tại thành phố Lào Cai năm 2017 ..................... 46 Hình 3.3: Cơ cấu loại đất thu hồi GPMB cho dự án tiểu khu đô thị số 17 ..... 51 Hình 3.4: Cơ cấu loại đất thu hồi GPMB cho dự án tiểu khu đô thị số 19 ..... 51 Hình 3.5: Cơ cấu tiền bồi thường các loại tài sản vật kiến trúc trên đất......... 57 Hình 3.6: Cơ cấu chi phí bồi thường cho cây cối hoa màu tại 2 tiêu khu đô thị số 17 và số 19 ........................................................................... 60 Hình 3.7: Cơ cấu chi phí hỗ trợ của 5 loại hình hỗ trợ tại hai tiểu khu đô thị số 17 và số 19 - khu tái định cư mới Lào Cai - Cam Đường ... 62 Hình 3.8: Biều đồ số lượng lao động với các ngành nghề trước và sau khi thu hồi đất tại tiểu khu đô thị số 17 và số 19, thành phố Lào Cai.............. 70
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được đối với các ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nền tảng cho sự sống của con người và nhiều sinh vật khác, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, kinh tế -xã hội và An ninh quốc phòng. Luật đất đai qui định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, trình tự tổ chức thực hiện công tác Bồi thường, GPMB khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án. Chính vì vậy, Công tác giải phóng mặt bằng là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đầu tư xây dựng các công trình, các dự án vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, đồng thời thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất cho người dân có đất bị thu hồi, người dân có điều kiện sinh sống, sản xuất kinh doanh bằng và tốt hơn trước, đó là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện chủ trương đó, Luật Đất đai năm 2003 và mới nhất là Luật Đất đai năm 2013 đã có những quy định cụ thể về chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế xã hội; nhằm cụ thể chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện giá đất, giá nhà, tiền tái định cư áp dụng đối với người có đất bị nhà nước thu hồi.
- 2 Tuy nhiên, vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại nhiều địa phương, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất, đến người có đất bị thu hồi và tác động xấu đến môi trường đầu tư của nước ta. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình sử dụng đất rất phức tạp và có nhiều bất cập, với nhiều biến động diễn ra với tốc độ nhanh, công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều bất cập, việc quản lý đất đai còn chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà, sự thống nhất quản lý chưa cao. Việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý là hết sức cấp thiết, hạn chế những mặt tiêu cực, đẩy nhanh tiến trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phát huy những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, đẩy nhanh tốc độ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao, nằm hai bên bờ sông Hồng, nằm cách thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và 340 km theo đường bộ về phía Tây Bắc; cách khu du lịch thị trấn Sa Pa 35 km và cách thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 500 km. Trên thực tế việc quản lý quỹ đất của thành phố có rất nhiều khó khăn, đặt biệt về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng. Mặc dù trong những năm qua thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Các dự án Tiểu khu đô thị nổi lên với tiềm năng thúc đẩy nền kinh tế của thành phố phát triển, việc bồi thường giải phóng mặt bằng là vấn đề cần thiết được quan tâm góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường đối với người dân bị thu hồi đất nói chung và ở thành phố Lào Cai nói riêng trong việc triển khai các dự án thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu nghiêm túc, từ đó có thể đưa ra các giải pháp đúng và toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Để rút ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, từng bước tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án làm cơ sở cho việc vận dụng chính sách ngày một phù hợp với thực tế dự án và thực tế địa phương; việc nghiên cứu thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án trên địa bàn thành phố Lào Cai là vấn đề cần thiết.
- 3 Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012- 2017” làm đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố Lào Cai. - Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất đai của nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai - Đánh giá kết quả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án tiểu khu đô thị số 17 và số 19 tới người bị thu hồi đất. - Đánh giá tác động của các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án tiểu khu đô thị số 17 và số 19 tới người bị thu hồi đất - Đề xuất phương án giải quyết cho công tác bồi thường GPMB. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Thông qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài giúp nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu và kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân. Đề tài nghiên cứu về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư là một lĩnh vực nhạy cảm, mang tính nổi cộm trong quá trình thực hiện, song kết luận của đề tài sẽ là tiền đề và là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng thời cũng là cơ sở khoa học để có thể đưa ra những hướng quy hoạch hợp lý, góp phần thiết thực trong việc thực hiện có hiệu quả quá trình CNH - HĐH.
- 4 Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp đánh giá chung kết quả của công tác bồi thường, tình hình đời sống việc làm của người dân trước và sau khi bị Nhà nước thu hồi đất. Đề tài cũng được coi là tài liệu tham khảo cho trường, khoa và học viên các khóa tiếp theo trong ngành quản lý đất đai. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ quá trình nghiên cứu đề tài, giúp tìm ra được những thuận lợi và mặt khó khăn của công tác tái định cư để từ đó rút ra những giải pháp khắc phục, góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 1.1.1. Khái quát về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - Bồi thường và chính sách bồi thường: Bồi thường là đền bù những tổn hại gây ra. Đền bù là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao động cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác mang lại. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi. Trong đó giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định [1] [2]. - Hỗ trợ: Hỗ trợ là giúp đỡ lẫn nhau, giúp thêm vào. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới [14]. - Tái định cư: Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. Tái định cư (TĐC) được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó. Như vậy, TĐC là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế, xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung [15]. Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau: + Bồi thường bằng nhà ở;
- 6 + Bồi thường bằng giao đất ở mới; + Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở. Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách giải phóng mặt bằng [16]. 1.1.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình mang tính đa dạng và phức tạp. Nó thể hiện khác nhau đối với mỗi một dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội. - Tính đa dạng thể hiện: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ [1], [14]; Khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp. Do đó mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể [16]. - Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân
- 7 cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này [14], [16]. 1.1.3. Vai trò của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất - Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trước hết là nhằm bảo đảm lợi ích công cộng. - Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nhằm bảo đảm giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người bị thu hồi đất. - Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư góp phần vào việc duy trì ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. 1.2. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý 1.2.1. Cơ sở khoa học Giải phóng mặt bằng đúng tiến độ sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và sớm thực hiện dự án và đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội. Ngược lại, giải phóng mặt bằng không đúng tiến độ sẽ lãng gây lãng phí thời gian, tăng chi phí, giảm hiệu quả và làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Bên cạnh đó, việc thực hiện giải phóng mặt bằng tốt sẽ giảm chi phí, có điều kiện tập chung vốn cho mở rộng đầu tư. Ngược lại, nếu không tốt chi phí bồi thường lớn, không kịp hoàn thành tiến độ dự án dẫn đến quay vòng vốn chậm gâykhó khăn cho các nhà đầu tư [2], [9]. Đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh nếu không đáp ứng được tiến độ đầu tư thì mất cơ hội kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thấp. Và đối với dự án đầu tư không kinh doanh, nếu thời gian thi công kéo dài, tiến độ thi công bị ngắt quãng thì sẽ gây ra lãng phí và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình. Tóm lại giải phóng mặt bằng là quá trình đa dạng và phức tạp. Nó thể hiện khác nhau đối với mỗi dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội. Như vậy, bồi thường GPMB là khâu quan trọng mang tính chất đột phá trong quy hoạch sử dụng đất, tạo
- 8 điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển và triển khai thực hiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB phải đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, được thực hiện theo tiêu chí giữ vững ổn định và phát triển đất nước [9]. 1.2.2. Cơ sở pháp lý 1.2.2.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi thường GPMB a. Giai đoạn sau 01 tháng 7 năm 2004 đến 01 tháng 7 năm 2014 - Luật Đất đai 2003 (công bố ngày 10 tháng 12 năm 2003 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004). - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. - Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất [5]. - Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP. - Thông tư 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP. - Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai trong đó có Nghị định 197/2004/NĐ-CP cụ thể như sau: Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 3, sửa đổi Điều 29, bổ sung Khoản 3 vào Điều 36, sửa đổi Khoản 2 Điều 48. - Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- 9 - Thông tư số 14/2008/TTLB – BTC – BTNMT ngày 31/1/2008 của Bộ Tài Chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. b. Giai đoạn từ 01 tháng 7 năm 2014 đến nay: Hiện nay, pháp luật quy định về vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng như: - Luật đất đai ngày ngày 29/11/2013; - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất; - Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; - Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; - Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Văn bản số 1601/XDCB-PTĐT ngày 23/7/2015 của Bộ trưởng bộ Xây Dựng. Về việc ý kiến chấp thuận đầu tư dự án Tiểu khu đô thị số 17, Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn