Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ trong quản lý và sử dụng đất nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác DĐĐT, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ trong quản lý và sử dụng đất nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------ VŨ THỊ TÂM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI RUỘNG ĐẤT THEO NHÓM HỘ TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NHẰM THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015-2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------ VŨ THỊ TÂM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI RUỘNG ĐẤT THEO NHÓM HỘ TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NHẰM THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015-2020 Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số ngành: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thanh Thủy Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn được trích dẫn rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của địa bàn nghiên cứu. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Học viên Vũ Thị Tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài tốt nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên để hoàn thành luận văn này. Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Vũ Thị Thanh Thủy - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Tôi xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Học viên Vũ Thị Tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 1.1.1. Tích tụ đất đai.................................................................................. 4 1.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp................................................ 13 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..... 17 1.2. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện chuyển đổi ruộng đất .......................... 19 1.3. Cơ sở thực tiễn của tích tụ và tập trung ruộng đất ................................... 22 1.3.1. Tích tụ và tập trung ruộng đất ở một số nước trên thế giới .......... 22 1.3.2. Tích tụ và tập trung ruộng đất ở Việt Nam ................................... 24 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 28 2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 28 2.2.1. Phạm vi không gian....................................................................... 28 2.2.2. Phạm vi thời gian .......................................................................... 28 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 28 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 29 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ............................. 29 2.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................. 29 2.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................ 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 2.4.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu ..................... 31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÀO LUẬN ............................... 32 3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội huyện Thiệu Hóa........................... 32 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 32 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội............................................ 40 2.1.3. Thực trạng môi trường .................................................................. 47 3.2. Thực trạng công tác chuyển đổi ruộng đất huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................... 48 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa .......... 48 3.2.2. Thực trạng công tác chuyển đổi ruộng đất huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ........................................................................................ 49 3.3. Đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất tại 2 xã nghiên cứu ..... 56 3.3.1. Đánh giá hiệu quả của công tác CĐRĐ đến quy mô sử dụng đất ...... 56 3.3.2. Đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất đến sự thay đổi của hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng .............................. 58 3.3.3. Đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất đến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính .......................... 60 3.3.4. Đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất đến một số kiểu sử dụng đất .................................................................................. 62 3.3.5. Đánh giá hiệu quả của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp trước và sau chuyển đổi ruộng đất .............................................. 64 3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................................................................................. 72 3.4.1. Những thuận lợi trong quá trình thực hiện công tác chuyển đổi ruộng đất huyện Thiệu Hóa............................................................... 72 3.4.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác chuyển đổi ruộng đất huyện Thiệu Hóa ............................................ 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v 3.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi ruộng đất huyện Thiệu Hóa............................................ 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 79 1. Kết luận ................................................................................................... 79 2. Kiến nghị ................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban chấp hành CĐRĐ Chuyển đổi ruộng đất CPTG Chi phí trung gian ĐBSH Đồng bằng sông Hồng DĐĐT Dồn điền đổi thửa GTGT Giá trị gia tăng GTNC Giá trị ngày công GTSX Giá trị sản xuất UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tích tụ ruộng đất ở một số nước Âu Mỹ .................................... 22 Bảng 1.2. Tích tụ ruộng đất ở một số nước Châu Á ................................... 23 Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2015 - 2018 ............ 40 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Thiệu Hóa năm 2018 .................. 48 Bảng 3.3: Kết quả thực hiện chuyển đổi ruộng đất huyện Thiệu Hóa ........ 56 Bảng 3.4: Quy mô sử dụng đất trước và sau khi chuyển đổi ruộng đất tại 2 xã nghiên cứu ...................................................................... 57 Bảng 3.5: Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng trước và sau chuyển đổi ruộng đất tại 2 xã nghiên cứu ................................... 59 Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trước và sau chuyển đổi ruộng đất tại 2 xã nghiên cứu........................ 61 Bảng 3.7: Một số kiểu sử dụng đất chính trước và sau CĐRĐ ................... 63 Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất chính trước và sau CĐRĐ ................................................................................... 67 Bảng 3.9: Hiệu quả sử dụng lao động của các kiểu sử dụng đất chính trước và sau chuyển đổi trên địa bàn huyện Thiệu Hóa ............. 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ địa giới hành chính huyện Thiệu Hóa .............................. 33 Hình 3.2: Nhiệt độ trung bình qua các năm tại trạm Khí tượng - Thủy văn Yên Định .............................................................................. 35 Hình 3.3: Cơ cấu các nhóm đất chính huyện Thiệu Hóa ............................ 39 Hình 3.4: Cơ cấu các loại đất chính huyện Thiệu Hóa năm 2018 .............. 48 Hình 3.5: Sơ đồ tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi ruộng tại huyện Thiệu Hóa ......................................................................... 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách về đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, trong đó điển hình là Luật đất đai năm 1993. Với việc ruộng đất được giao ổn định đến từng hộ gia đình, cá nhân đã làm thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân đã thực sự trở thành người chủ mảnh đất riêng của mình. Đó là động lực cho sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp nước ta sau giải phóng miền Nam và đưa Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực vươn lên thành một nước xuất khẩu lớn trên thế giới về một số mặt hàng nông sản như: gạo, cà phê, chè, tiêu, thuỷ sản… Song với bối cảnh ngày nay, đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp không những có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phải đảm bảo tối đa nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tăng khối lượng nông sản xuất khẩu. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân theo tinh thần của Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ được thực hiện theo phương châm: ruộng tốt cũng như ruộng xấu, ruộng xa cũng như ruộng gần đều được chia đều tính trên một nhân khẩu cho các gia đình, dẫn đến tình trạng ruộng đất bị phân tán, manh mún, điều đó đã làm cho khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của nền nông nghiệp trong điều kiện công nghiệp hóa không cao, khó ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa trong nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 Thiệu Hóa là huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa. Thực tế sử dụng đất nông nghiệp của huyện từ khi thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ đã bộc lộ những một số tồn tại như: ruộng đất manh mún; diện tích đất công ích của một số địa phương còn nằm rải rác nhiều nơi, ở vùng xa, vùng sâu; việc đưa cơ giới hóa đồng bộ, liên kết trong sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, một số hộ gia đình thực hiện việc chuyển đổi ruộng đất một cách tự phát gây khó khăn trong công tác quản lý... Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, ngày 30/8/2016, BCH Đảng bộ huyện Thiệu Hóa đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-HU về việc “Tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Thực tế cho thấy công tác chuyển đổi ruộng đất ở Thiệu Hóa cũng đã có những thành công ở nhiều địa phương, nhiều thôn, nhưng cũng có những địa phương thực hiện chưa thành công. Mặt khác mức độ thành công ở mỗi địa phương là khác nhau. Có những địa phương công việc chỉ diễn ra nhanh chóng trong một vài tháng là xong, nhưng cũng có nơi kéo dài nhiều năm gây tốn kém sức người, sức của... Vậy nên cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết lại các kinh nghiệm, những vấn đề còn tồn tại của các địa phương trong toàn huyện để công tác chuyển đổi ruộng đất thực sự là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ trong quản lý và sử dụng đất nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác DĐĐT, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác chuyển đổi ruộng đất, tích tụ đất đai. - Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến công tác chuyển đổi ruộng đất, tích tụ đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả cao. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. - Làm tài liệu tham khảo cho các địa phương trong tỉnh có điều kiện tương đồng có những giải pháp tác động, thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi ruộng đất theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Tích tụ đất đai 1.1.1.1. Khái niệm manh mún ruộng đất Khái niệm manh mún ruộng đất trong nông nghiệp được hiểu trên 2 khía cạnh: một là, sự manh mún về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có quá nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ của những mảnh ruộng này không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Hai là, sự manh mún thể hiện trên quy mô về đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1998). Cả hai kiểu manh mún này đều dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là vấn đề cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp kém hiệu quả. Ngoài ra tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó khăn trong quy hoạch sản xuất và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai… Vì thế mà người ta luôn tìm cách để khắc phục tình trạng này. Tình trạng manh mún ruộng đất xảy ra ở nhiều nơi, nhiều nước khác nhau trên thế giới và ở nhiều thời kỳ của lịch sử phát triển. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng rất đa dạng: có thể là do đặc điểm về mặt phân bố địa lý, do sức ép gia tăng dân số… nhưng có thể có nguyên nhân về mặt xã hội như tính chất tiểu nông của nền sản xuất còn kém phát triển, đặc điểm tâm lý của cộng đồng dân cư nông thôn, hệ quả của một hay nhiều chính sách ruộng đất, kinh tế xã hội hoặc sự quản lý lỏng lẻo kém hiệu quả của công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 tác địa chính,…. Châu Á nói chung và vùng Đông Nam Á nói riêng trong đó có Việt Nam là nơi có tình trạng ruộng đất khá manh mún. Tình trạng manh mún đất đai là một trong những nhược điểm của nền nông nghiệp nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, manh mún đất đai rất phổ biến, đặc biệt là ở miền Bắc. Theo con số ước tính, toàn quốc có khoảng 75 triệu thửa, trung bình một hộ nông dân có khoảng 7-8 thửa. Manh mún đất đai được coi là một trong những rào cản của phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là trồng trọt, cho nên rất nhiều nước đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất đai. Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách này trong mấy năm gần đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún đất đai làm cho lao động và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn thì việc giảm mức độ manh mún đất đai sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử dụng ở các ngành khác hiệu quả hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi ích khi ta giảm mức độ manh mún đất đai. 1.1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất Tình trạng manh mún ruộng đất chủ yếu do các yếu tố, như lịch sử, địa hình, áp lực dân số, thừa kế… Ở Việt Nam, thực chất của tình trạng đất nông nghiệp manh mún hiện nay là do trước đây việc chia đất canh tác cho nông dân theo Nghị định 64/CP được thực hiện theo phương châm: “Có gần có xa, có xấu có tốt, có cao, có thấp”. Tâm lý của người nông dân là muốn có sự công bằng giữa các hộ cả về các yếu tố thuận lợi trong canh tác như: Độ phì nhiêu của đất đai, mức độ thuận lợi trong giao thông, thủy lợi, hiệu quả kinh tế từ các mảnh ruộng mang lại… và cả những yếu tố bất lợi như: khả năng tưới, tiêu nước, đất chua mặn, đất canh tác ở xa khu dân cư… cũng được chia đều cho các hộ nông dân, dẫn đến việc một hộ nông dân sở hữu trên 10 thửa ruộng nằm rải khắp các xứ đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 Manh mún có thể được tạo ra do điều kiện điạ hình, nhất là đối với các vùng đồi núi, trung du, ruộng đất bậc thang; Chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho con cái, ruộng đất của cha mẹ thường chia đều cho tất cả các con sau khi tách hộ, vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liến với chu kỳ phát triển của nông hộ; Tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nhất là những nông dân ít có cơ hội tìm việc làm phi nông nghiệp; Một nguyên nhân khác để nông dân duy trì tình trạng manh mún do nhận thức: họ cho rằng có thể sử dụng hiệu quả lao động thời vụ hơn, mặc dù lao động nói chung đang dư thừa ở Việt Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng, nhưng vào những lúc chính vụ và vụ đông thì nhu cầu về lao động cũng rất cao, nông đân có thể giảm thời điểm căng thẳng này bằng cách đa dạng hóa cây trồng trên các mảnh khác nhau; một lợi ích tiềm năng khác của manh mún là người sử dụng đất có thể thế chấp hoặc bán một phần quyền sử dụng đất của họ (Tổng cục Địa chính, 1997). 1.1.1.3. Những hạn chế của manh mún ruộng đất a) Hạn chế khả năng cơ giới hoá nông nghiệp Giảm chi phí lao động chỉ được thực hiện khi chuyển từ lao động thủ công sang cơ giới, để cơ giới hoá được phải có quy mô diện tích của thửa đất đủ lớn, mặc dù hiện nay có nhiều loại máy nhỏ, phù hợp với quy mô sản xuất của hộ gia đình. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khảo sát tại xã Đại Tập huyện Khoái Châu (Hưng Yên), mỗi hộ có đến 12- 15 thửa, có thửa dài hàng cây số, thậm chí 2 km và chỉ gieo được 1-2 hàng ngô. Tình trạng này không chỉ có ở xã Đại Tập huyện Khoái Châu mà còn có ở hầu hết các xã ven Sông Hồng. Tại các xã phân bố trong nội đồng cũng diễn ra tương tự, mảnh đất không dài như ngoài đê nhưng diện tích thửa đất nhỏ, trung bình 288 m2, nhỏ nhất là 10 m2. Do vậy, đã làm cản trở quá trình đầu tư, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 nông thôn, 2003). Tại Đồng bằng Sông Hồng bình quân 13 hộ/1 máy kéo, trong khi đó tại Đồng bằng Sông Cửu Long tỷ lệ này là 6,2 hộ/1máy. b) Hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật Đất đai manh mún, phân tán không khuyến khích hộ gia đình đầu tư lao động, vốn, vật tư để thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá cây trồng, đặc biệt là hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào đồng ruộng. Qua khảo sát các mô hình cho thấy, trong một lô đất có nhiều hộ sử dụng, khả năng vốn, trình độ canh tác không đồng đều, từ giống cây trồng, đầu tư phân bón, điều tiết nước tưới, phòng trừ sâu bệnh và các biện pháp canh tác cũng khác biệt. Phần lớn các hộ gia đình cho rằng với 1 mảnh ruộng nhỏ, có đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế tăng không đáng kể và nếu mất mùa còn ảnh hưởng khác. Do vậy năng suất cây trồng thấp so với những hộ có lô đất rộng để đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đây cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh tế của một đơn vị diện tích đất thấp. c) Giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp Nguyên nhân làm giảm diện tích đất canh tác có nhiều, trong đó có nguyên nhân do đất manh mún nên phải đắp bờ ngăn giữa các hộ quá nhiều và một phần diện tích đất “đầu thừa, đuôi thẹo” dư thừa khi giao chia trong cùng một lô đất. Theo báo cáo kết quả “dồn điền, đổi thửa” tại Hưng Yên: khi giao đất theo Nghị định 64/CP, diện tích đất nông nghiệp có 89.000 ha, nhưng năm 2001 khi thực hiện Chỉ thị 05/CT-TU của thường vụ Tỉnh uỷ và Quyết định số 34/2001/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên về thí điểm dồn điền, đổi thửa, thì đất nông nghiệp lên đến 92.309 ha, chênh lệch 3.309 ha (tăng 4%). Một số địa phương khác (Hà Tây, Vĩnh phúc…) cũng có tình trạng tương tự. Theo số liệu tổng hợp của nhiều địa phương thì tình trạng manh mún đất đai đã làm giảm đất canh tác trung bình từ 2,4- 4% diện tích. Như vậy, nếu khắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 phục được tình trạng trên chỉ riêng Đồng bằng Sông Hồng sẽ tăng thêm ít nhất 20 nghìn ha đất nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003). d) Tình trạng manh mún ruộng đất làm gia tăng chi phí hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Quá trình hoàn thiện hồ sơ địa chính gồm nhiều công việc từ đo đạc, giao đất ngoài thực địa, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký và theo dõi biến động… giúp cho công tác quản lý đất đai được chặt chẽ. Do quy mô diện tích thửa đất nhỏ, số thửa trong một hộ nhiều, các địa phương đã phải tăng việc can vẽ bản đồ hoặc trích đo bổ sung. Theo tính toán của nhiều địa phương khi thực hiện Nghị định 64/CP, chỉ riêng đo đạc đã tăng 1,5-2 lần; nếu tính toàn bộ chi phí từ khâu đo đạc đến hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng thì tăng từ 30-50% so với tổng chi phí thực hiện ở địa bàn đã chuyển đổi ruộng đất (chỉ còn 1- 4 thửa/hộ) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003). e) Tình trạng manh mún ruộng đất giảm hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai - Ruộng đất manh mún, ô thửa nhỏ, nhiều thửa/hộ, thửa không rõ trên bản đồ đã gây khó khăn rất lớn và lãng phí cho việc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà hiệu quả lại không thiết thực, quản lý đất đai thiếu chặt chẽ. - Công tác quản lý sử dụng quỹ đất 5% công ích còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Diện tích đất để quỹ công ích thường cao hơn so với quy định của Nghị định 64/CP. Hình thức giao đất 5% phổ biến là giao xen lẫn với quỹ đất giao ổn định, lâu dài cho hộ, rất ít xã quy được vùng tập trung (tại tỉnh Hà Tây: huyện Phúc Thọ, Mỹ Đức 100%, Thị xã Sơn Tây 89% diện tích giao xen Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 lẫn). Việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ đất thiếu chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên lơi lỏng, nảy sinh hiện tượng tiêu cực (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003). - Nhu cầu mới về xây dựng cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi, đất làm khu công nghiệp, dịch vụ, công trình phúc lợi… trong điều kiện cơ chế kinh tế nông nghiệp đã thay đổi. Yêu cầu phát triển của xã hội gắn liền với tăng trưởng kinh tế đòi hỏi công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải có nội dung phù hợp. f) Tình trạng manh mún ruộng đất làm tăng chí phí trong sản xuất nông nghiệp Đảm bảo công bằng giữa những người sử dụng đất, nguyên tắc giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân có xa, có gần, có tốt, có xấu nên ruộng đất của mỗi hộ có nhiều thửa và nằm ở nhiều xứ đồng khác nhau. Kết quả điều tra ở xã Phương Tú, huyện Ứng Hoà, Hà Tây có hộ có 25 thửa đất nông nghiệp, phân bố ở 25 xứ đồng, xứ đồng xa nhất 2 km; nếu tính trung bình 1 tháng đi thăm đồng 4 lần thì trong một vụ phải đi mất 32 km, chưa kể quãng đường dích dắc từ thửa nọ đến thửa kia. Như vậy, thời gian để đi lại thăm đồng, chăm sóc rất lớn do phải chạy thửa so với khi dồn lại chỉ còn 1-2 thửa, hiệu quả kinh tế sản phẩm làm ra giá thành sẽ cao lên, do tăng ngày công lao động. Nếu sản phẩm làm ra là hàng hoá thì sức cạnh tranh về giá kém so với sản phẩm cùng loại được sản xuất trong điều kiện tập trung đất đai với quy mô lớn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003). Mặt khác, sản xuất nông nghiệp ở nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, đặc biệt như một số nông sản chủ yếu: cà phê, cao su, điều… Quá trình sản xuất nông nghiệp, hàng hoá tập trung chủ yếu ở những vùng có quy mô bình quân đất nông nghiệp lớn và có lợi thế cạnh tranh về mặt hàng hoá nông sản, gạo hàng hoá ở Đồng bằng Sông Cửu Long, cà phê ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 Tây Nguyên, chè ở các tỉnh Miền núi Phía Bắc… Các vùng khác như Đồng bằng Sông Hồng được coi là vùng có thế mạnh về sản xuất lương thực, thực phẩm nhưng trong điều kiện qui mô đất nông nghiệp của từng nông hộ rất thấp, bình quân 0,05 ha/người, tình trạng đất manh mún đã làm hạn chế khả năng sản xuất hàng hoá nông sản (Nguyễn Kim Chung và cs, 1997). Như vậy, tình trạng manh mún đất đai ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tăng chi phí sản xuất. 1.1.1.4. Tích tụ và tập trung ruộng đất Theo từ điển từ và ngữ Việt Nam (Nguyễn Lân, 2003) thì: - Tập trung (tập:tụ họp; trung: giữa) là dồn tất cả vào một chỗ để tăng cường sức mạnh. - Tích tụ: dồn vào, tập trung nhiều vào một chỗ; - Ruộng đất: là đất đai trồng trọt nói chung. - Tích tụ tư bản là sự tăng thêm về quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư, nó là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản. - Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn. - Tích tụ và tập trung tư bản có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, nên đẩy nhanh tích tụ tư bản (Nguyễn Văn Hảo và cs, 2006). - Tích tụ và tập trung đất đai được hiểu là phương thức làm tăng quy mô về diện tích của chủ thể sử dụng đất thông qua việc thực hiện các quyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 52 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 32 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn