Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2018, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019, định hướng đến năm 2020
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 phù hợp với thực tiễn phát triển của huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2018, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019, định hướng đến năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- TRẦN NGỌC DOANH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016-2018, LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- TRẦN NGỌC DOANH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016-2018, LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 Ngành: Quản lý đất đai Mã số ngành: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Xuân Linh Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Ngọc Doanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo cùng các thầy giáo, cô giáo người đã giảng dạy, đào tạo và hướng dẫn em; đặc biệt là thầy giáo TS. Hà Xuân Linh, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức viên chức Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Nghĩa Hưng; đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 15 tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Ngọc Doanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 4 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 4 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 4 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5 1.1.1. Những chức năng chủ yếu của đất đai .................................................... 5 1.1.2. Đất đai và sự phát triển kinh tế, xã hội ................................................... 6 1.1.3. Những yếu tố quan hệ đến việc sử dụng đất ........................................... 7 1.1.4. Xu thế phát triển trong tiến trình sử dụng đất ....................................... 10 1.1.5. Quan điểm sử dụng đất ......................................................................... 10 1.2. Cơ sở khoa học về quy hoạch sử dụng đất............................................... 12 1.2.1. Khái quát chung về quy hoạch sử dụng đất .......................................... 12 1.2.2. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất ........................................................................................................... 16 1.3. Cơ sở pháp lý và tầm quan trọng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ......... 19 1.3.1. Cơ sở pháp lý của đề tài ........................................................................ 19 1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........... 22 1.4. Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới và việt nam ......................... 23 1.4.1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới ......... 23 1.4.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Việt Nam .................................. 25 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 33 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 33 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 33 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 33 2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2018, để từ đó lập ra kế hoạch sử dụng đất năm 2019. ........................................................... 33 2.2.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ..................................... 33 2.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2018......................................... 34 2.2.4. Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định ......................................................................................................................... 34 2.2.5. Đánh giá chung về kết quả thực hiện quy hoạch .................................. 34 2.2.6. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ........................................................ 35 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................... 35 2.3.2. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý tổng hợp ................................ 36 2.3.3. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan...................................... 36 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nghĩa Hưng ........... 37 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 37 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 41 3.1.3. Nhận xét ................................................................................................ 48 3.2. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2016-2018........................................................................................................ 51 3.2.1. Tình hình quản lý đất đai ...................................................................... 51 3.2.3. Biến động đất đai của huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2016-2018 .......... 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v 3.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2018 ................................................... 62 3.3.1. So sánh chỉ tiêu quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2018, định hướng đến năm 2020 .................................................. 62 3.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2016- 2018........................................ 63 3.4. Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định ......................................................................................................................... 72 3.4.1. Phân bổ, cơ cấu diện tích các loại đất trong năm 2019......................... 72 3.4.2. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2019 huyện Nghĩa Hưng ................................................................................................................ 75 3.4.3. Kế hoạch đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích trong năm 2019 huyện Nghĩa Hưng ......................................................................... 76 3.5. Đánh giá chung về kết quả thực hiện quy hoạch ..................................... 77 3.5.1 Những thuận lợi trong việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất . 77 3.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong việc lập quy hoạch sử dụng đất .. 78 3.5.3 Những tồn tại và nguyên nhân trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất ...................................................................................................... 80 3.6. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ............................................................. 81 3.6.1. Giải pháp về chính sách ........................................................................ 81 3.6.2 Giải pháp tăng cường vốn đầu tư ........................................................... 82 3.6.3. Giải pháp tăng cao sự hiểu biết, ý thức người dân về thực hiện quy hoạch ............................................................................................................... 82 3.6.4 Giải pháp nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất ....... 83 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 85 1. Kết luận ....................................................................................................... 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi 2. Đề nghị ........................................................................................................ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2018 ............................................. 56 Bảng 3.2. Biến động đất đai của huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2016 - 2018 . 60 Bảng 3.3. So sánh chỉ tiêu quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2018, định hướng đến năm 2020.................... 62 Bảng 3.4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2018 so với các chỉ tiêu đã được duyệt trong quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng ......................................................... 64 Bảng 3.5. Kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2018 huyện Nghĩa Hưng ................................................... 68 Bảng 3.6. Kết quả việc thực hiện đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng ............ 69 Bảng 3.7. Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất theo hạng mục công trình, dự án theo một số loại đất ................................... 70 Bảng 3.8. Phân bố, cơ cấu diện tích các loại đất trong năm 2019 của kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Nghĩa Hưng ...... 73 Bảng 3.9. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong năm 2019 huyện Nghĩa Hưng ....................................................... 75 Bảng 3.10. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng trong năm 2019 huyện Nghĩa Hưng ........................................................................ 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Ngày nay, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý và hiệu quả đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Bởi đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất, lại là công cụ sản xuất, chứa đựng môi trường sống của con người, xây dựng cơ quan công trình sự nghiệp phục vụ quá trình phát triển, nhất là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay. Quá trình phát triển kinh tế của một địa phương luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định, trong đó quy hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng không thể thiếu. Việc sử dụng đất liên quan chặt chẽ đến mọi hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của người dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt quan trọng để sắp xếp quỹ đất cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, tránh sự chồng chéo gây lãng phí trong việc sử dụng đất, hạn chế sự hủy hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu, một nội dung quan trọng để quản lý Nhà nước về đất đai. Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước có quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các nguồn thu từ việc sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Điều 54, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 luật ”. Theo Điều 3, Luật đất đai năm 2013 “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế-xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định”. Luật Đất đai năm 2013 tại Điều 22 Khoản 4 quy định "Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai". Công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên phạm vi cả nước luôn được quan tâm triển khai rộng khắp và đã đạt được một số kết quả nhất định trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Luật Đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, tại mỗi địa phương, quá trình triển khai lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập. Việc lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) được thực hiện theo các quy định của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật đất đai năm 2013 quy định không thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã. Ngoài ra, việc lập quy hoạch sử dụng đất đối với các dự án, công trình xây dựng ở các cấp thiếu đồng bộ, chưa thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết. Nghĩa Hưng là một trong 9 huyện của tỉnh Nam Định, đất đai chủ yếu là đất phù sa do hệ thống sông Hồng bồi đắp, có lợi thế 3 mặt giáp sông và một mặt giáp biển do đó có lợi thế về giao thông và kinh tế biển. Cùng với sự phát triển của cả tỉnh thì huyện Nghĩa Hưng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ra quyết định thực hiện phương án quy hoạch do Phòng Tài nguyên Môi trường huyện phối hợp với các phòng chức năng xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, việc thực hiện kế hoạch sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 dụng đất giai đoạn 2016-2018 của huyện Nghĩa Hưng đã và đang được huyện triển khai. Kết quả đạt được trong giai đoạn quy hoạch là cơ bản hoàn thành đáp ứng được các mục tiêu, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, tuy nhiên cũng đã nảy sinh nhiều vấn dề chưa hợp lý trong công tác quy hoạch và sử dụng đất. Luật Đất đai 2013, cùng các văn bản dưới luật được ban hành theo để hướng dẫn thi hành luật mới. Do đó có nhiều thay đổi và chồng chéo lên nhau, bên cạnh đó là các tồn tại của quá trình quy hoạch cũ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất. Đặc biệt trong những năm gần đây do quy hoạch sử dụng đất không đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư và xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện, bên cạnh đó nhu cầu sử dụng đất có nhiều biến chuyển do tăng dân số, đầu tư quy hoạch cho các khu công nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng, công tác giám sát chưa đầy đủ hay chưa kịp điều chỉnh những biến động. Mặc dù quy hoạch sử dụng đất đã giai đoạn 2016-2018 đã và đang được thực hiện nhưng những công việc tổ chức ra sao, kết quả đạt được như thế nào, tồn tại vướng mắc gì, nguyên nhân do đâu,..... Cho đến nay chưa được thực sự nghiên cứu đánh giá, bàn luận một cách đầy đủ và toàn diện. Nhận thức được điều đó đồng thời được sự phân công của khoa Quản lý đất đai trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS Hà Xuân Linh là cán bộ công tác tại Đại Học Thái Nguyên và sự giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghĩa Hưng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2018, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019, định hướng đến năm 2020.” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2018; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 - Lập được kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; - Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 phù hợp với thực tiễn phát triển của huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung cơ sở dữ liệu trong đánh giá tình hình thực hiện công tác kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài sẽ đóng góp để giải quyết vấn đề thực tiễn bức xúc đang đặt ra hiện nay ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; ngoài ra kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các địa phương có cùng điều kiện tương tự. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Những chức năng chủ yếu của đất đai Theo Nguyễn Thế Đặng và cs (2014), Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. Sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Trong vòng 30 năm trở lại đây, trên nhiều diễn đàn người ta đã thừa nhận, đối với con người đất đai có những chức năng chủ yếu sau đây: * Chức năng môi trường sống Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gien di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất. * Chức năng sản xuất Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con người qua quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm sinh vật khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thuỷ hải sản. * Chức năng cân bằng sinh thái Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh, hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất, sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địa cầu. * Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước Đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 * Chức năng dự trữ Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người. * Chức năng không gian sự sống Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại. * Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các chứng cứ lịch sử, văn hoá của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về việc sử dụng đất đai trong quá khứ. * Chức năng vật mang sự sống Đất đai là không gian cho sự chuyển vận của con người, cho đầu tư, sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên. 1.1.2. Đất đai và sự phát triển kinh tế, xã hội Luật Đất đai 2013 cho biết: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó đã được khẳng định trong luật đất đai. Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng, khoáng sản trong lòng đất, rừng và mặt nước chiếm vị trí đặc biệt. Đất là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ một quá trình sản xuất nào. Các Mác cho rằng, đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể. Khi nói về vai trò và ý nghĩa của đất đối với nền sản xuất xã hội, Mác đã khẳng định: "Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ - như William Petti đã nói - Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ". Chúng ta đều biết rằng, không có đất thì không thể có sản xuất, cũng như không có sự tồn tại của con người. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất tồn tại như một vật thể lịch sử - tự nhiên. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, xã hội, khi mức sống của con người còn thấp, công năng chủ yếu của đất là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Khi xã hội phát triển ở mức độ cao hơn, công năng của đất từng bước được mở rộng, sử dụng đất cũng phức tạp hơn. Đất đai không chỉ cung cấp cho con người các tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển mà còn cung cấp các điều kiện cần thiết để hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại. Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng. Những sai lầm (có ý thức hoặc vô ý thức) của con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang làm huỷ hoại môi trường đất, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi. Vấn đề tổ chức sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững càng trở nên quan trọng, bức xúc và mang tính toàn cầu. Cùng với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất, công năng của đất cần được nâng cao theo hướng đa dạng, nhiều tầng nấc để truyền lại lâu dài cho các thế hệ mai sau. 1.1.3. Những yếu tố quan hệ đến việc sử dụng đất (Nguyễn Thế Đặng và cs, 2014), Việc sử dụng đất được xây dựng trên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 cơ sở một hệ thống các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 - Về yếu tố tự nhiên: + Điều kiện khí hậu: Đất được hình thành và phát triển trong từng điều kiện khí hậu cụ thể, do đó sử dụng đất theo vùng, theo mùa. + Điều kiện địa hình: Đất cũng được hình thành và phát triển trong ðiều kiện ðịa hình cụ thể, theo độ cao, do đó sử dụng đất theo điều kiện địa hình, theo độ cao. + Điều kiện thổ nhưỡng: Đất có những tính chất hoá học, lý học, sinh học nhất định, đối tượng sử dụng đất có những nhu cầu sử dụng đất riêng biệt, do đó sử dụng đất dựa theo kết quả đánh giá, phân hạng đất thích hợp. + Điều kiện thuỷ văn: Mỗi vùng đều có hệ thống và chế độ thuỷ văn, thuỷ địa chất cụ thể, quyết định nguồn nước cung cấp cho các yêu cầu sử dụng đất, do đó sử dụng đất theo các đặc điểm của nguồn nước và chịu sự chuyển đổi của nguồn nước. + Điều kiện không gian: Sử dụng đất căn cứ vào đặc điểm địa hình, quy mô diện tích, hình thể mảnh đất. + Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của vùng sẽ tạo ra những lợi thế so sánh, tạo ra tiền đề sử dụng đất. - Về yếu tố kinh tế xã hội: + Điều kiện dân số và lao động: Dân số và lao động là nguồn lực, điều kiện để sử dụng đất, song trình độ lao động phản ánh trình độ thâm canh sử dụng, cải tạo đất. + Điều kiện vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất xã hội: Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định quy mô, tốc độ và trình độ thâm canh sử dụng đất. + Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất: Hình thức quản lý và tổ chức sản xuất dựa trên cơ sở trình độ phát triển của công nghiệp. Do đó cũng quyết định hình thức và mức độ khai thác sử dụng đất. + Sự phát triển của khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Tiềm năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 đất đai phụ thuộc vào sự phát triển khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. + Chế độ kinh tế, xã hội: Chế độ kinh tế, xã hội phản ánh trình độ phát triển phương thức sản xuất, quy định mục đích sử dụng đất cho lợi ích của tầng lớp nào, do đó quy định cả phương thức khai thác và hiệu quả sử dụng đất. 1.1.4. Xu thế phát triển trong tiến trình sử dụng đất Theo Nguyễn Đình Bồng (2006), Trong thời đại hiện nay, tiến trình sử dụng đất phát triển theo các xu thế sau: - Khai thác tiềm năng đất đai theo cả hai chiều rộng và sâu: mở rộng quy mô và diện tích đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế, sử dụng đất ổn định và bền vững. - Xây dựng cơ cấu sử dụng đất theo hướng đa dạng hóa trong mục đích sử dụng đất. - Sử dụng đất theo hướng xã hội hóa và tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước. - Sử dụng đất theo xu thế phát triển kinh tế hợp tác hóa, khu vực hóa và toàn cầu hóa. - Sử dụng đất trong hệ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. 1.1.5. Quan điểm sử dụng đất - Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển, vì vậy việc sử dụng thật tốt tài nguyên quốc gia này không chỉ sẽ quyết định tương lai của nền kinh tế đất nước, mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội. Xã hội càng phát triển thì giá trị của đất đai sẽ càng cao và yêu cầu về sử dụng đất càng phải tốt hơn với hiệu qủa kinh tế xã hội cao hơn. Đất đai vốn là tặng vật của thiên nhiên cho con người, được các dân tộc bảo vệ để trở thành đất nước của mình, vốn mang trong đó tính bình đẳng về quyền và quyền lợi giữa mọi người. Chính sách đất đai hợp lý tạo nên tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 11 bền vững xã hội, bảo đảm quyền lợi hợp lý của từng gia đình, từng cá nhân, đồng thời bảo đảm quyền lợi của cộng đồng, của toàn dân tộc. Sử dụng đất hợp lý là một tác nhân trực tiếp tạo nên tính bền vững trong quá trình phát triển bền vững của đất nước, của dân tộc. - Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý không thể thiếu trong việc tổ chức sử dụng đất của các ngành kinh tế - xã hội và các địa phương. Phương án quy hoạch sử dụng đất là kết quả hoạt động thực tiễn của bộ máy quản lý Nhà nước kết hợp với những dự báo có cơ sở khoa học cho tương lai. Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý Nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất để đạt đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. - Về kinh tế, quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên đất đai cho nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, vừa đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, vừa thoả mãn nhu cầu nông sản phẩm cho toàn xã hội và nguyên liệu cho công nghiệp. đồng thời phải cân đối quỹ đất thích hợp với nhiệm vụ công nghiệp hóa đất nước, nâng cao độ phì nhiêu và hệ số sử dụng đất, vừa mở rộng diện tích để đạt ít nhất 10 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp và 40 triệu tấn lương thực. Đối với đất công nghiệp, phải vừa sắp xếp lại các cơ sở hiện có, vừa nhanh chóng hình thành các khu công nghiệp mới phù hợp với nhịp độ phát triển. - Về mặt xã hội và môi trường, quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo độ che phủ thực vật của các hệ sinh thái bền vững, phải đáp ứng được nhu cầu tăng lên về đất ở và chất lượng của môi trường sống, đặc biệt chú ý đến tác động của môi trường của quá trình sử dụng đất để công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhất là ở các khu vực mới phát triển. Quy hoạch sử dụng đất đai phải phản ánh được xu hướng cân đối giữa các vùng phát triển và phần còn lại của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 12 lãnh thổ để không phát sinh nhiều chênh lệch quá xa trên cùng một địa bàn. - Quy hoạch sử dụng đất để phát triển hệ thống đường sá, sân bay, bến cảng, các công trình năng lượng, cấp thoát nước, dịch vụ công cộng…sẽ làm cho giá trị đất tăng lên và tạo thêm giá trị mới về sử dụng đất, đồng thời còn nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Do đó, các phương án quy hoạch sử dụng đất đều phải cân đối quỹ đất cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng. - Đến sau những năm 20 của thế kỷ tới, khi đất nước đã cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa, phát triển dân số đã đến mức ổn định (126-130 triệu người) thì bức tranh toàn cảnh về sử dụng đất sẽ là: + Hơn một nửa lãnh thổ (18 triệu ha) được che phủ bằng cây rừng với một môi trường trong lành và hệ sinh thái bền vững. + Trên 19 triệu ha đất nông nghiệp (có 3,8-4,0 triệu ha đất trồng lúa và 3 triệu ha đất trồng cây công nghiệp lâu năm), đáp ứng được yêu cầu an toàn lương thực, nhu cầu thực phẩm của toàn xã hội và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. + Gần 3 triệu ha sử dung vào các mục đích chuyên dùng, thỏa mãn các nhu cầu về công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. + Hơn 3% lãnh thổ (1,1 triệu ha) dùng để xây dựng khu dân cư, về cơ bản đã được đô thị hoá (0,7- 0,8 triệu ha, kể cả các thị tứ) đảm bảo một mức sống có chất lượng cao cho toàn dân. + Cả nước chỉ còn lại 1,7 triệu ha, chủ yếu là sông suối và núi đá trọc, là tồn tại dưới dạng hoàn toàn tự nhiên với nhiệm vụ đảm bảo cảnh quan, môi trường. 1.2. Cơ sở khoa học về quy hoạch sử dụng đất 1.2.1. Khái quát chung về quy hoạch sử dụng đất a. Khái niệm chung về quy hoạch Theo FAO (1993): “Quy hoạch sử dụng đất là quá trình đánh giá tiềm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 98 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 118 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 51 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 73 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn