Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ba Vì, TP. Hà Nội giai đoạn 2017 - 2019
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá được tình hình thực hiện một số quyền sử dụng đất của người sử dụng đất; đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích người sử dụng đất thực hiện đầy đủ, hợp pháp các quyền theo quy định của pháp luật. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ba Vì, TP. Hà Nội giai đoạn 2017 - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN PHƯƠNG THÁI ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, TP. HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ NGÀNH: 8850103 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG XUÂN PHƯƠNG Hà Nội, 2020
- i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2020 Người cam đoan Nguyễn Phương Thái
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Xuân Phương, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành Viện Quản lý đất đai, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ba Vì, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh Ba Vì, Chi cục Thống kê huyện Ba Vì, Ủy ban nhân dân và cán bộ địa chính của các xã, thị trấn thuộc huyện Ba Vì đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2020 Học viên Nguyễn Phương Thái
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .................................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT .. 3 1.1. Cơ sở lý luận về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất ..........................................3 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng đất ...........3 1.1.2. Quyền sở hữu đất đai ở một số nước trên thế giới .....................................7 1.1.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số nước ...........................15 1.2. Quyền sở hữu, quyền sử dụng đất tại Việt Nam.............................................17 1.2.1. Quyền sở hữu về đất đai tại Việt Nam .....................................................17 1.2.2. Quyền sử dụng đất tại Việt Nam ..............................................................19 1.2.3. Khái quát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc thực hiện quyền sử dụng đất tại Việt Nam .................................................................26 1.2.4. Tình hình thực hiện quyền sử dụng đất tại Việt Nam ...............................30 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................39 2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................39 2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................39 2.2.1. Phạm vi không gian ..................................................................................39 2.2.2. Phạm vi thời gian .....................................................................................39 2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................39 2.3.1. Điều tra khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ...............................................................................................39 2.3.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ....39
- iv 2.3.3. Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2019 .......39 2.3.4. Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ....................................................................................39 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................40 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp, tài liệu .........................40 2.4.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu sâu ...........................................40 2.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn .............................................................40 2.4.4. Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu .......................41 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................42 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Ba Vì ........................42 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................42 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................47 3.2. Đánh giá thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện ba vì ........................52 3.2.1. Xác định địa giới hành chính ...................................................................53 3.2.2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính ..........54 3.2.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất ..........54 3.2.4. Công tác đăng ký QSDĐ, quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ .54 3.2.5. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai ..........................................................54 3.3. Đánh giá việc thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2017 - 2019 ...................................................................................................55 3.3.1. Đánh giá việc thực hiện chuyển nhượng QSDĐ ......................................56 3.3.2. Đánh giá việc thực hiện cho thuê, cho thuê lại QSDĐ ............................59 3.3.3. Đánh giá việc thực hiện tặng, cho quyền sử dụng đất .............................63 3.3.4. Đánh giá việc thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất ................................66 3.3.5. Đánh giá việc thực hiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất .....................69 3.3.6. Đánh giá của các hộ gia đình, cá nhân về việc thực hiện quyền sử dụng đất .......................................................................................................................73 3.4. Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ba Vì ....................................................................................................77
- v 3.4.1. Giải pháp về chính sách ...........................................................................77 3.4.2. Giải pháp về tuyên truyền và phổ biến pháp luật ....................................78 3.4.3. Giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động thực hiện các quyền sử dụng đất ..79 3.4.4. Giải pháp về đầu tư cho con người và cơ sở vật chất..............................79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Chú giải BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CN-XD Công nghiệp - Xây dựng CNH, HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CT-TTg Chỉ thị - Thủ tướng Chính phủ GCN QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GTSX Giá trị sản xuất KTXH Kinh tế xã hội NĐ-CP Nghị định Chính phủ NXB Nhà xuất bản QSDĐ Quyền sử dụng đất QSH Quyền sở hữu SDĐ Sử dụng đất TTCN Tiểu thủ công nghiệp TTLT Thông tư liên tịch UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng diện tích, dân số huyện Ba Vì năm 2019 ................................48 Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Vì năm 2019 .......................................52 Bảng 3.3. Tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2017 - 2019....................................................................55 Bảng 3.4. Tình hình chuyển nhượng QSDĐ tại huyện Ba Vì giai đoạn 2017 - 2019 ..57 Bảng 3.5. Tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ tại 03 xã, thị trấn điều tra ...............................................................................................................................58 Bảng 3.6. Tình hình cho thuê, cho thuê lại QSDĐ tại huyện Ba Vì giai đoạn 2017 - 2019 ...........................................................................................................................59 Bảng 3.7. Tình hình cho thuê, cho thuê lại QSDĐ tại 03 xã/thị trấn điều tra ...........61 Bảng 3.8. Tình hình tặng, cho QSDĐ tại huyện Ba Vì giai đoạn 2017 - 2019.........63 Bảng 3.9. Tình hình tặng, cho QSDĐ tại 03 xã, thị trấn ...........................................65 Bảng 3.10. Tình hình thừa kế QSDĐ tại huyện Ba Vì giai đoạn 2017 - 2019 .........67 Bảng 3.11.Tình hình thừa kế QSDĐ tại 03 xã, thị trấn giai đoạn 2017 - 2019 ........68 Bảng 3.12.Tình hình thế chấp QSDĐ tại huyện Ba Vì giai đoạn 2017 - 2019 .........70 Bảng 3.13. Tình hình thế chấp QSDĐ tại 03 xã, thị trấn điều tra giai đoạn 2017 - 2019 ...........................................................................................................................71 Bảng 3.14. Ý kiến của hộ gia đình, cá nhân về việc thực hiện QSDĐ tại các cơ quan nhà nước ...........................................................................................................75
- viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên đề tài luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ba Vì, TP. Hà Nội giai đoạn 2017 - 2019”. Tác giả: Nguyễn Phương Thái Chuyên ngành: Quản lý đất đai - Trường Đại học Lâm nghiệp Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Xuân Phương 1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Ba Vì, TP. Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện thuận lợi, đầy đủ, hợp pháp các quyền theo quy định của pháp luật. 2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp; Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp; Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu. Trong đó: Thu thập số liệu thứ cấp được thu thập tại UBND huyện Ba Vì; Số liệu sơ cấp thu thập bằng việc điều tra 300 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị trấn Tây Đằng, xã Đông Quang, xã Yên Bài thuộc huyện Ba Vì. 3. Kết quả nghiên cứu chính - Luận văn đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Ba Vì, TP. Hà Nội: Ba Vì là huyện nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60 km ảnh hưởng nhiều tới việc đi lại, phát triển kinh tế và thực hiện quyền của người sử dụng đất. - Luận văn đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất của huyện Ba Vì: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 42.300,5 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 29.108,4 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 13.166,2 ha, còn lại 26,2 ha là diện tích đất chưa sử dụng, đã cơ bản hoàn thành việc cấp GCN lần đầu tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện quyền của mình.
- ix - Luận văn đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2017 - 2019, bao gồm: quyền chuyển nhượng, quyền thuê và cho thuê, quyền tặng cho, quyền thừa kế, quyền thế chấp QSDĐ qua số liệu thứ cấp và quá trình điều tra sơ cấp 300 hộ dân trên địa bàn 03 xã, thị trấn là Tây Đằng, Đông Quang và Yên Bài. Từ đó thấy được: Số liệu thứ cấp được tổng hợp tại cơ quan nhà nước chưa phản ánh đúng tình hình thực hiện QSDĐ thực tế của huyện Ba Vì. Tình trạng người dân thực hiện quyền SDĐ không làm thủ tục theo qui định của pháp luật vẫn còn xảy ra (7/300 hộ, chiếm 2,33% tổng số hộ điều tra) do tâm lý e ngại về chính sách, TTHC phiền hà, về giá, về phí... và một phần để né tránh thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước khi thực hiện QSDĐ gây thất thóat ngân sách nhà nước và khó khăn cho công tác quản lý đất đai. - Luận văn tìm ra những vướng mắc, tồn tại trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Ba Vì. Từ đó, đưa ra 04 giải pháp để khắc phục, bao gồm: Giải pháp về cơ chế chính sách; Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động thực hiện các QSDĐ; Giải pháp về đầu tư cho con người và cơ sở vật chất. 4. Kết luận Từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực và những văn bản hướng dẫn thi hành luật ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng giúp việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện ngày càng chặt chẽ, dần đi vào nề nếp và hiệu quả hơn. Tỷ lệ người dân thực hiện QSDĐ giai đoạn 2017 - 2019 đến đăng ký làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có xu hướng tăng dần, TTHC diễn ra đơn giản, nhanh gọn và đúng quy định. Đây là một trong những kết quả tích cực mà huyện Ba Vì đã đạt được trong công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, tình trạng thực hiện QSDĐ mang tính tự phát, không khai báo vẫn còn xảy ra ở tất cả các xã, thị trấn do tâm lý e ngại về chính sách, TTHC phiền hà, về giá, về phí... gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai. Vì vậy, để khắc phục những tồn tại, hạn chế cần thiết phải tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai và khuyến khích người dân thực hiện quyền SDĐ đúng và đầy đủ theo quy định pháp luật.
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là tài sản lớn và quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Đất là nơi cư trú, môi trường sống, tham gia vào mọi quá trình sản xuất, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người... Đối với mỗi quốc gia, đất đai là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất. Ở Việt Nam hiện nay, công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đã và đang đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng phức tạp và đa dạng, đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2013 đã quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đến nay tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất ở các địa phương vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được giải quyết như: Các quy định pháp luật của cơ quan quản lý Nhà nước có nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất; Người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất nhưng không làm thủ tục theo quy định vì những lý do khác nhau; Công tác bồi thường đất đai khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, dựa vào khung giá đất do Nhà nước ban hành hàng năm còn nhiều bất cập, gây bức xúc cho người dân... Đồng thời, do ý thức và hiểu biết pháp luật đất đai của các đối tượng sử dụng đất còn hạn chế, việc thực hiện các quyền được pháp luật quy định đối với hộ gia đình, cá nhân còn chưa phát huy tối đa, dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất gây nhiều hậu quả xấu về mặt kinh tế - xã hội, đặc biệt là khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, trốn thuế và lạm dụng quyền sử dụng đất. Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60 km.Với tổng diện tích tự nhiên là 42.300,5 ha chiếm 12,65% diện tích tự nhiên của thành phố. Đơn vị hành chính của huyện gồm 30 xã, 1 thị trấn, trong đó có 7 xã thuộc vùng cao với tổng diện tích tự nhiên 19.843,1 ha chiếm
- 2 46,91% diện tích tự nhiên của toàn huyện, có vị trí thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội. Trong những năm gần đây, huyện Ba Vì có tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến giá đất trên thị trường tăng cao và diễn biến phức tạp, vì vậy việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn diễn ra khó lường và tồn tại nhiều bất cập. Do nhu cầu về quyền sử dụng đất phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên các hoạt động thực hiện các quyền của người sử dụng đất có xu hướng ngày càng gia tăng. Số liệu thống kê lượng hồ sơ người sử dụng đất đã thực hiện đăng ký biến động đất đai qua cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì chưa phản ánh đúng thực trạng thực hiện quyền sử dụng đất hiện nay. Để có cái nhìn chính xác và mang tính thực tế về quyền của người sử dụng đất, cần trả lời câu hỏi: thực trạng thực hiện quyền của người sử dụng đất hiện nay như thế nào? Người dân và cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện các quyền sử dụng đất chưa? Nguyên nhân tại sao? Giải pháp để giải quyết những tồn tại như thế nào? Việc giải đáp đầy đủ và chính xác các câu hỏi này nhằm đưa ra hướng giải quyết thích hợp trong giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ những lý do trên, cần thiết phải thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ba Vì, TP. Hà Nội giai đoạn 2017 - 2019”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được tình hình thực hiện một số quyền sử dụng đất của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Ba Vì, TP. Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích người sử dụng đất thực hiện đầy đủ, hợp pháp các quyền theo quy định của pháp luật. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu trên phạm vi không gian toàn huyện Ba Vì, TP. Hà Nội bao gồm 31 đơn vị hành chính cấp xã. 3.2. Phạm vi thời gian Đề tài đánh giá việc thực hiện một số quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện Ba Vì giai đoạn 2017 - 2019.
- 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Cơ sở lý luận về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng đất 1.1.1.1. Khái niệm về quyền sở hữu Sở hữu là việc tài sản, tư liệu sản xuất, thành quả lao động thuộc về một chủ thể nào đó, nó thể hiện quan hệ giữa người với người trong quá trình tạo ra và phân phối các thành quả vật chất. Theo Điều 164, của Bộ Luật dân sự 2005: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật…” (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2005). Đối tượng của quyền sở hữu là một tài sản cụ thể, chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác (hộ gia đình, cộng đồng...). Quyền sở hữu là quyền được pháp luật ghi nhận và bảo vệ đối với một chủ thể được tự do chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, trong đó: Quyền chiếm hữu là quyền được pháp luật bảo vệ nhằm giám sát thực tế đối với bất động sản; quyền sử dụng là quyền được pháp luật bảo vệ để khai thác các đặc tính hữu ích tự nhiên của bất động sản và sử dụng lợi ích của nó; lợi ích có thể là thu nhập, phát triển, thu hoạch và các hình thức khác; quyền định đoạt là quyền được pháp luật bảo vệ trong việc quyết định số phận pháp lý của bất động sản. Các hình thức sở hữu về đất đai bao gồm: - Sở hữu nhà nước (chủ sở hữu là nhà nước); - Sở hữu tập thể, cộng đồng (chủ sở hữu là tập thể hoặc cộng đồng); - Sở hữu cá nhân (chủ sở hữu là cá nhân) (Nguyễn Đình Bồng và cộng sự, 2014). Luật Đất đai 2013 đã quy định cụ thể hơn về chế độ “sở hữu đất đai” (Điều 4), “Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữuvề đất đai” (Điều 13). Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thực hiện việc thống nhất quản lý về đất đai trong phạm vi cả nước nhằm đảm bảo cho đất đai được sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng
- 4 như của người sử dụng. Nhà nước thực hiện đầy đủ các quyền của chủ sở hữu, đó là: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. 1.1.1.2. Khái niệm về quyền sử dụng đất Nhà nước là người đại diện cho nhân dân thực hiện quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt về đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và trên cơ sở những quy định của pháp luật. Thông qua Nhà nước - cơ quan đại diện thực hiện quyền sở hữu, người dân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng. Điều này đã được Hiến pháp cũng như Luật Đất đai hiện hành ghi nhận. Và vì vậy, trong Luật Đất đai năm 1993 đã xuất hiện khái niệm “quyền sử dụng đất” và “người sử dụng đất”, hay nói cách khác là QSDĐ của người sử dụng (Quốc hội nước CHXHCNVN, 1993). Theo Điều 1 Luật Đất đai 1993: “... Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất trong Luật này gọi chung là người sử dụng đất” (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2005). Như vậy, “Quyền sử dụng đất” là một khái niệm có tính sáng tạo đặc biệt của các nhà luật pháp Việt Nam. Trong điều kiện đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân và không thể phân chia thì là thế nào để người dân thực hiện được quyền của mình? Để người dân có thể khai thác, sử dụng đất đai có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và đời sống mà lại không làm mất đi ý nghĩa tối cao của tính toàn dân, không mất đi vai trò quản lý với tư cách đại diện chủ sở hữu của Nhà nước? Khái niệm “quyền sử dụng đất” của “người sử dụng đất” chính là sự sáng tạo pháp luật, giải quyết được mâu thuẫn nói trên và làm hài hòa được các lợi ích của quốc gia, Nhà nước và mỗi người dân. Theo Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền: “quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”.
- 5 1.1.1.3. Khái niệm về người sử dụng đất Có nhiều quan điểm khác nhau về người sử dụng đất. Nhưng nhìn chung, khoa học pháp lý Việt Nam quan niệm về người sử dụng đất dưới một số quan điểm cơ bản sau đây: Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Chủ thể sử dụng đất là những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất) được Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng đất. Thống nhất với quan điểm này, có ý kiến nhìn nhận người sử dụng đất ở mức độ cụ thể hơn: "Người sử dụng đất là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng. Người sử dụng đất bao gồm: Các tổ chức trong nước, các tổ chức nước ngoài, hộ gia đình và cá nhân". Quan điểm này cũng nhận được sự ủng hộ của một số nhà nghiên cứu luật học của Việt Nam. Cụ thể: "Người sử dụng đất là tổ chức (tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội), hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng". Quan điểm thứ hai cho rằng: "Người sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, là người trực tiếp thực hiện ý đồ sử dụng đất của Nhà nước nhằm khai thác các thuộc tính có ích của đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Người sử dụng đất có thể là tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân”. Như vậy, trong khoa học pháp lý nước ta mặc dù có một số quan niệm về người sử dụng đất nhưng nhìn chung các quan niệm này đều thống nhất với nhau ở căn cứ xác định một tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là người sử dụng đất. Đó là, họ phải được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất hay cho phép nhận chuyển quyền sử dụng đất; công nhận quyển sử dụng đất là họp pháp. Những quan điểm này đểu dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn: Đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tuy nhiên, cần phải hiểu khái niệm người sử dụng đất được đề cập ở đây không chỉ là người được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để trực tiếp sử dụng (trực tiếp khai thác các thuộc tính có ích của đất) mà còn bao gồm cả những người được giao đất, cho thuê đất... song không trực tiếp khai thác, sử dụng đất mà đóng vai trò là người tổ chức quá trình sử dụng đất, như: bỏ vốn, công nghệ đầu tư vào đất đai, thuê người lao động... trực tiếp sử dụng
- 6 đất. Có hiểu như vậy về người sử dụng đất thì mới phù hợp thực tiễn sử dụng đất trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra một khái niệm về người sử dụng đất như sau: Người sử dụng đất là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho phép sử dụng đất bằng một trong các hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; có quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định trong thời hạn sử dụng đất. Tại Điều 5, Luật Đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất cụ thể như sau: “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm: 1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức); 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư”.
- 7 1.1.2. Quyền sở hữu đất đai ở một số nước trên thế giới 1.1.2.1. Ở một số nước phát triển Đại đa số các nước trên thế giới đều thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân về đất đai, do đó đất đai được mua bán, trao đổi trong nền kinh tế thị trường tuy có một số đặc điểm riêng so với những hàng hóa tư liệu tiêu dùng hoặc tư liệu sản xuất khác. * Cộng hòa Liên bang Đức Đối với Cộng hòa Liên bang Đức, mục tiêu chuyển đổi sang thị trường đối với lĩnh vực bất động sản được xác định rất rõ ràng, Chính phủ thực hiện sự cam kết với chương trình hành động cụ thể, cũng như việc hình thành khung khổ pháp lý bảo đảm cho quá trình chuyển đổi. Ở Đức, quyền có nhà ở của công dân được quy định trong Liên bang. Theo đó, đất và nhà không tách rời, nhà đất được mua - bán theo nguyên tắc của thị trường. Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức (Điều XIV) quy định quyền sở hữu đất và quyền thừa kế xây dựng được Nhà nước bảo đảm, tuy nhiên, chủ sở hữu có nghĩa vụ sử dụng không đi ngược với lợi ích của toàn xã hội. Khái niệm về sở hữu đất và nhà ở Đức là thống nhất với ngoại lệ là: Thứ nhất, quyền thừa kế xây dựng - với quyền này người được hưởng quyền thừa kế xây dựng có thể xây dựng và sử dụng công trình trên mảnh đất của chủ khác - bên giao quyền thừa kế xây dựng - theo hợp đồng được phép ký cho một thời hạn tối đa là 99 năm. Quyền thừa kế xây dựng được thế chấp và hết hạn hợp đồng thì chủ đất mua lại nhà; hai là, sở hữu từng phần - áp dụng trong trường hợp một người mua căn hộ trong một tòa nhà thì được quyền sở hữu căn hộ và một phần đất trong khuôn viên tòa nhà. Phần đất này được quy định theo tỷ lệ phần trăm của toàn bộ diện tích đất, mặc dù không chỉ rõ ở vị trí cụ thể nào. Tỷ lệ này phụ thuộc vào diện tích và vị trí không gian của căn hộ trong tòa nhà (Trần Tú Cương, 2012). * Thụy Điển Pháp luật đất đai quy định đất đai cơ bản là sở hữu tư nhân về đất đai và nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sự giám sát chung của xã hội tồn tại trên rất nhiều lĩnh vực, ví dụ như phát triển đất đai và bảo vệ môi trường. Hoạt động giám sát là
- 8 một hoạt động phổ biến trong tất cả các nền kinh tế thị trường cho dù hệ thống pháp luật về chi tiết được hình thành khác nhau. Hệ thống pháp luật về đất đai của Thụy Điển gồm có rất nhiều các đạo luật, luật, pháp lệnh phục vụ cho các hoạt động đo đạc địa chính và quản lý đất đai. Các hoạt động cụ thể như hoạt động địa chính, quy hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai, bất động sản và việc xây dựng ngân hàng dữ liệu đất đai... đều được luật hóa. Dưới đây là một số điểm nổi bật của pháp luật, chính sách đất đai của Thụy Điển: - Đăng ký quyền sở hữu: Việc đăng ký quyền sở hữu khi thực hiện chuyển nhượng đất đai: Tòa án thực hiện đăng ký quyền sở hữu khi có các chuyển nhượng đất đai. Người mua phải đăng ký quyền sở hữu của mình trong vòng 3 tháng sau khi mua. Bên mua nộp hợp đồng chuyển nhượng để xin đăng ký. Tòa án sẽ xem xét, đối chiếu với Sổ đăng ký đất. Nếu xét thấy hợp pháp, sẽ tiến hành đăng ký quyền sở hữu để người mua là chủ sở hữu mới. Các bản sao của hợp đồng chuyển nhượng sẽ lưu tại tòa án, bản gốc được trả lại cho người mua. Tòa án cũng xem xét các hạn chế về chuyển nhượng của bên bán. Đăng ký đất là bắt buộc nhưng hệ quả pháp lý quan trọng lại xuất phát từ hợp đồng chứ không phải từ việc đăng ký. Ở Thụy Điển, hầu như tất cả các chuyển nhượng đều được đăng ký (Nguyễn Thị Thu Hồng, 2000). - Thế chấp: Quyền sở hữu được đăng ký sau khi hợp đồng được ký kết nhưng thế chấp lại được thực hiện theo một cách khác. Theo quy định của pháp luật về thế chấp, có 3 thủ tục để thực hiện thế chấp: (1) Trước tiên người sở hữu đất đai phải làm đơn xin thế chấp để vay một khoản tiền nhất định. Nếu đơn được duyệt thì thế chấp đó sẽ được đăng ký và tòa án sẽ cấp cho chủ sở hữu một văn bản xác nhận đủ điều kiện thế chấp. Văn bản xác nhận đủ điều kiện thế chấp này sẽ được sử dụng cho một cam kết thế chấp thực thế được thực hiện sau khi đăng ký. (2) Văn bản xác nhận đủ điều kiện thế chấp được gửi cho bên cho vay. Khi thực hiện bước (1), tòa án không kiểm tra, xác minh các yêu cầu đối với thế chấp. Yêu cầu đối với thế chấp chỉ được xét đến khi thực sự sử dụng bất động sản để vay vốn (tức là chỉ được xem xét đến ở bước 2). Các yêu cầu đặt ra khi thế chấp là: bên đi vay phải là chủ sở hữu bất động sản; bên cho vay cần đặt ra các điều kiện cho người đi vay; bên đi vay phải
- 9 cam kết việc thực hiện thế chấp và bên cho vay sẽ giữ văn bản thế chấp. Đó là trình tự thế chấp theo quy định của pháp luật nhưng trên thực tế hầu hết các thế chấp đều do ngân hàng và các tổ chức tín dụng thực hiện. Tại ngân hàng, bên đi vay sẽ ký ba văn bản: hợp đồng vay (nêu rõ lượng tiền vay), hợp đồng thế chấp (thế chấp bất động sản) và một đơn gửi tòa án để xin đăng ký thế chấp. Ngân hàng sẽ giữ hai tài liệu đầu tiên và gửi đơn xin thế chấp đến tòa án. Sau khi được xử lý, đơn xin thế chấp lại được chuyển lại ngân hàng và lưu trong hồ sơ thế chấp. Thông thường ngân hàng đợi đến khi có quyết định phê duyệt của tòa án mới chuyển tiền cho người đi vay. Khi nợ thế chấp được thanh toán hết, văn bản xác nhận đủ điều kiện thế chấp sẽ được trả lại cho bên đi vay. Bước (3) được áp dụng khi hợp đồng thế chấp bị vi phạm. Khi không được thanh toán theo đúng hợp đồng, bên cho vay sẽ làm đơn xin tịch thu tài sản để thế nợ. Việc này sẽ do một cơ quan có thẩm quyền đặc biệt thực hiện, đó là: Cơ quan thi hành pháp luật. Nếu yêu cầu không được chấp thuận, tài sản sẽ được bán đấu giá và bên cho thế chấp sẽ được thanh toán khoản tiền đã cho thế chấp. Vụ việc sẽ được xử lý trong vòng 6 tháng kể từ khi có đơn xin bán đấu giá (Nguyễn Thị Thu Hồng, 2000). - Bồi thường: Khi nhà nước thu hồi đất, giá trị bồi thường được tính dựa trên giá thị trường. Người sở hữu còn được bồi thường các thiệt hại khác. Chủ đất được hưởng các lợi ích kinh tế từ tài sản của mình. Chủ đất có thể bán tài sản và được hưởng lợi nhuận nếu bán được với giá cao hơn khi mua nhưng phải nộp thuế cho chuyển dịch đó. Chủ đất được quyền giữ lại tài sản của mình, tuy nhiên chủ đất cũng có thể bị buộc phải bán tài sản khi đất đó cần cho các mục đích chung của xã hội. Trong trường hợp đó sẽ là bắt buộc thu hồi và chủ đất được quyền đòi bồi thường dựa trên giá trị thị trường của tài sản (Nguyễn Thị Thu Hồng, 2000). * Ôxtrâylia Ôxtrâylia có cơ sở pháp luật về quản lí, sở hữu và sử dụng đất đai từ rất sớm. Thời gian trước 1/1/1875, luật pháp Ôxtrâylia quy định 2 loại đất thuộc sở hữu của Nhà nước (đất Nhà nước) và đất thuộc sở hữu tư nhân (đất tư nhân). Đất Nhà nước là đất do Nhà nước làm chủ, cho thuê và dự trữ. Đất tư nhân là đất do Nhà nước chuyển nhượng lại cho tư nhân (đất có đăng kí bằng khoán thời gian sau 1/1/1875).
- 10 Như vậy, về hình thức sở hữu, luật pháp của Ôxtrâylia quy định Nhà nước và tư nhân đều có quyền sở hữu bất động sản trên mặt đất, không phân chia giữa nhà và đất. Về phạm vi, người sở hữu có quyền sở hữu khoảng không và độ sâu được quyền sử dụng có thể từ 12 đến 60 mét (theo quy định cụ thể của pháp luật). Toàn bộ khoáng sản có trong lòng đất như: Bạc, vàng, đồng, chì, kẽm, sắt, ngọc, than đá, dầu mỏ, phốt phát... đều thuộc sở hữu Nhà nước (Sắc lệnh về đất đai 1933); nếu Nhà nước thực hiện khai thác khoáng sản phải ký hợp đồng thuê đất với chủ đất và phải đền bù thiệt hại tài sản trên đất. Quyền lợi và nghĩa vụ, luật pháp Ôxtrâylia thừa nhận quyền sở hữu tuyệt đối, không bắt buộc phải sử dụng đất. Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê hoặc chuyển quyền theo di chúc mà không có sự trói buộc hoặc ngăn trở nào. Nhà nước có quyền trưng dụng đất để xây dựng hoặc thiết lập các công trình công cộng phục vụ quốc kế dân sinh (Điều 10, Sắc lệnh về đất đai, 1902) nhưng chủ sở hữu được Nhà nước bồi thường. Việc sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch và phân vùng và đất phải được đăng kí chủ sở hữu, khi chuyển nhượng phải nộp phí trước bạ và đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền (Trần Thị Minh Hà, 2000). 1.1.2.2. Ở một số nước trong khu vực * Trung Quốc Theo Điều 10 Hiến pháp 1982 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đất đai ở Trung Quốc thuộc sở hữu Nhà nước (đối với đất đô thị) hoặc sở hữu tập thể (đối với đất thuộc khu vực nông thôn). Vì đất đai ở nông thôn cũng là đối tượng quản lý của chính quyền địa phương và Trung ương, nên quyền sở hữu đối với toàn bộ đất đai ở Trung Quốc đều “dưới sự làm chủ” của Nhà nước Trung Quốc. Mặc dù không thừa nhận tư hữu đất đai nhưng theo Điều 2 của Hiến pháp được sửa đổi năm 1988, QSDĐ được phép chuyển nhượng tại Trung Quốc. Hiện nay QSDĐ ở Trung Quốc có thể chia làm hai loại: QSDĐ được “cấp” và QSDĐ được “giao”. QSDĐ được "cấp" là loại QSDĐ truyền thống được áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước cấp đất cho các doanh nghiệp nhà nước không thu tiền hoặc thu rất ít và có thể thu hồi bất cứ lúc nào. Đối với trường hợp này, QSDĐ không thể chuyển nhượng, cho thuê hay thế chấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 233 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn