intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

35
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đề xuất giải pháp huy động tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương; phân tích hiện trạng chính sách huy động tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN HOÀNG MƢỜI CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TỈNH HẢI DƢƠNG) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội- 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN HOÀNG MƢỜI CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TỈNH HẢI DƢƠNG) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60 34 04 12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU Hà Nội - 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện bản luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến ngƣời hƣớng dẫn khoa học Cô giáo, TS Nguyễn Thị Thu, nguyên Phó ban Chính sách Đầu tƣ tài chính KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Khoa học quản lý, Ban quản lý Đào tạo, Khoa Khoa học Quản lý của trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Cục thuế tỉnh Hải Dƣơng, Sở Kế hoạch Đầu Tƣ tỉnh Hải Dƣơng, Sở Công Thƣơng tỉnh Hải Dƣơng, Chi cục thuế huyện Cẩm Giàng và các cán bộ, lãnh đạo, các doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nơi tôi đến điều tra đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên. Tôi xin cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Hoàng Mƣời 1
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... 5 DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. 6 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ............................................................................................... …12 1.1. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ ............................................ 12 1.1.1. Khái niệm công nghệ .......................................................................... 12 1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ............................................................. 14 1.1.3. Vai trò của đổi mới công nghệ............................................................ 14 1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................... 15 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 15 1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................. 17 1.2.3. Đặc điểm của DNNVV ....................................................................... 19 1.3. Vai trò của tài chính đối với đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................................... 21 1.4. Chính sách thu hút tài chính để đổi mới công nghệ.................................. 22 1.4.1. Khái niệm chính sách .......................................................................... 22 1.4.2. Chính sách thu hút tài chính để đổi mới công nghệ ........................... 22 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HẢI DƢƠNG .................................................................. ...35 2.1. Thực trạng công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ ở các DNNVV của tỉnh Hải Dƣơng................................................................................................. 35 2.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hải Dƣơng .......................... 35 2.1.2 Thực trạng công nghệ của các DNNVV của tỉnh Hải Dƣơng ................ 38 2.1.3 Hoạt động đổi mới công nghệ.............................................................. 41 2.2 Thực trạng huy động nguồn tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dƣơng .......................................... 46 2.2.1 Nguồn tài chính từ chính sách khuyến khích các DN đầu tƣ vào hoạt động KH&CN theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP......................................... 46 2
  5. 2.2.2 Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nƣớc............................................... 47 Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả luận văn tháng 6 năm 2016 ................. 49 2.2.3. Chính sách thuế cho hoạt động đổi mới công nghệ ............................ 49 2.2.4. Nguồn vốn từ dự án, đề tài của các bộ, ngành, tỉnh ........................... 51 2.2.5. Nguồn vốn từ các quỹ đầu tƣ mạo hiểm ............................................. 53 2.2.6 Vốn vay từ các Ngân hàng thƣơng mại ............................................... 53 2.2.7 Cho thuê tài chính ................................................................................ 54 2.3 Thực trạng chính sách tài chính cho đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dƣơng ....................................................................... 57 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc ....................................................................... 57 2.3.2. Những hạn chế trong quá trình thực thi chính sách. ........................... 57 Chƣơng 3: CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA TỈNH HẢI DƢƠNG .............................................................................................................. 64 3.1 Định hƣớng chính sách tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dƣơng ........................................................................................................ 64 3.1.1. Xây dựng các hƣớng ƣu tiên đầu tƣ ĐMCN cho các DNNVV .......... 64 3.1.2. Đa dạng hóa các nguồn tài chính cho DNNVV trong đó có những nguồn tài chính trọng tâm, trọng điểm.......................................................... 64 3.1.3. Tạo cơ chế chính sách khuyến khích DNNVV đầu tƣ đổi mới công nghệ ............................................................................................................... 65 3.2 Chính sách huy động tài chính thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dƣơng ................................................ 65 3.2.1. Huy động các nguồn đầu tƣ cho hoạt động đổi mới công nghệ ......... 65 3.2.2. Chính sách tín dụng ............................................................................ 66 3.2.3. Chính sách thuế ................................................................................... 67 3.2.4. Phát triển ổn định và lành mạnh thị trƣờng chứng khoán .................. 69 3.2.5. Cho thuê tài chính ............................................................................... 71 3.2.6. Phát triển thị trƣờng tạo môi trƣờng thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển............................................................................................ 74 3.2.7. Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................................................. 75 3
  6. 3.2.8. Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tƣ đổi mới công nghệ từ các quỹ đầu tƣ mạo hiểm............................................................................................ 76 3.2.9. Phát huy vai trò của hiệp hội DNNVV trong thực hiện các chính sách tài chính ĐMCN ............................................................................................ 78 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 83 4
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc KH&CN Khoa học và Công nghệ ĐMCN Đổi mới công nghệ NSNN Ngân sách nhà nƣớc CTTC Cho thuê tài chính CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CN Công nghệ BCH Ban chấp hành 5
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.0: Doanh nghiệp phân bố theo ngành kinh tế ở Hải Dƣơng năm 2015. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đặc trƣng trình độ công nghệ của các yếu tố vật chất của sản xuất. Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đặc trƣng trình độ công nghệ về tổ chức và quản lý sản xuất. Bảng 2.3: Chỉ tiêu đặc trƣng trình độ công nghệ về hiệu quả của sản xuất Bảng 2.4: Đánh giá sự cần thiết phải đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp khảo sát. Bảng 2.5: Số lƣợng DN khảo sát tiến hành các hoạt động ĐMCN. Bảng 2.6: Đầu tƣ tài chính cho ĐMCN trong 5 năm qua của các DNNVV khảo sát. Bảng 2.7: Phƣơng thức thực hiện ĐMCN của các doanh nghiệp khảo sát. Bảng 2.8: Đa dạng hóa và đổi mới. Bảng 2.9: Việc tiếp cận vốn từ các chƣơng trình KH&CN cấp nhà nƣớc của các DNNVV khảo sát ở tỉnh Hải Dƣơng. Bảng 2.10. Các DNNVV khảo sát đã tiếp cận đƣợc nguồn tài chính từ dự án cấp tỉnh về phát triển KH&CN từ năm 2010 - 2015. 6
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong môi trƣờng quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công nghệ đƣợc xem là công cụ chiến lƣợc để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm, tạo đƣợc ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng… Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe doạ. Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho ngƣời và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trƣờng. Đặc biệt, về mặt lợi ích thƣơng mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo đƣợc ƣu thế vững vàng trên thị trƣờng cạnh tranh. Trong nhiều năm qua, những doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dƣơng đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới công nghệ nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, cũng nhƣ đất nƣớc. Tuy nhiên, rào cản chính của họ vẫn là chƣa chủ động huy động đƣợc nguồn lực tài chính từ các kênh khác nhau để đầu tƣ cho công nghệ. Do vậy, việc tìm ra những biện pháp nhằm thu hút nguồn lực tài chính để đối mới công nghệ đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hải Dƣơng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hải Dương” làm vấn đề nghiên cứu của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
  10. Nghiên cứu sử dụng công cụ tài chính để khuyến khích đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm. Nhƣng các công trình nghiên cứu về chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam còn quá ít, nghiên cứu trƣờng hợp ở Hải Dƣơng vẫn chƣa có. Một số công trình nghiên cứu ở quốc gia đã đƣợc công bố nhƣ: - Nghiên cứu của các tác giả Hoàng Trọng Cƣ, Nguyễn Lan Anh, Nguyễn Minh Hạnh và cộng sự (1999), “Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ”, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Viện (Viện chiến lƣợc và chính sách KH&CN). Cho thấy rằng bên cạnh những tác động tích cực, các văn bản thuế này còn bộc lộ một số điểm không phù hợp. Ngoài ra còn có sự phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp (quy mô, sở hữu) khác nhau, tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh không lành mạnh. - Năm 2000, Trần Ngọc Ca đã có Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đối mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam”. Báo cáo đã nghiên cứu một số cơ sở khoa học quan trọng nhằm xây dựng chính sách đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có chính sách tài chính. - Công trình nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả một số chính sách thuế và tín dụng khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ” của Viện nghiên cứu Chiến lƣợc và chính sách KH&CN năm 2001. Nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm tích cực cũng nhƣ bất cập trong chính sách thuế và tín dụng. Vẫn còn sự bất công bằng trong chính sách thuế, cũng nhƣ ƣu đãi thuế trong khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Năm 2003, tác giả Vũ Cao Đàm đã có Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ (Viện chiến lƣợc và chính sách khoa học và công nghệ): “Đổi mới chính sách tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ”. Báo cáo đã nhấn mạnh đến tín dụng cho hoạt động khoa học và công nghệ, cho thấy rằng tín dụng đối với hoạt động khoa học và công nghệ hầu nhƣ không phát huy đƣợc hiệu quả, do sự khác 8
  11. nhau giữa bản chất hoạt động của ngân hàng và hoạt động khoa học và công nghệ. - Tác giả Nguyễn Võ Hƣng (2005), “Nghiên cứu chính sách KH&CN khuyến khích đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn nhà nước”, đề tài cấp Bộ, (Viện chiến lƣợc và chính sách khoa học và công nghệ). Chỉ ra rằng tuy còn thiếu những chính sách theo tƣ duy linh hoạt, hiện vẫn còn khá nhiều chính sách ƣu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ. - Nghiên cứu của Nguyễn Duy Hƣng (năm 2009): “Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dương”. Nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu việc các quỹ đầu tƣ mạo hiểm đầu tƣ tài chính vào hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng, cũng nhƣ đề ra các điều kiện để các quỹ này đƣa nguồn tài chính vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dƣơng đổi mới công nghệ. Tổng quan các công trình trên đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề phức tạp của huy động vốn cho đầu tƣ phát triển kinh tế nói chung, phát triển doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề huy động nguồn tài chính nhƣ thế nào để khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đổi mới công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng lại chƣa đƣợc nghiên cứu toàn diện, đầy đủ và chƣa phù hợp trong điều kiện tại Hải Dƣơng hiện nay. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề (cả lý luận và thực tiễn) về chính sách tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có công trình nào đề cập cụ thể đến việc huy động nguồn lực tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính: Đề xuất giải pháp huy động tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. 9
  12. Mục tiêu phƣơng tiện: Phân tích hiện trạng chính sách huy động tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về không gian Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên phạm vi tỉnh Hải Dƣơng, ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. 4.2. Phạm vi về thời gian Từ năm 2010 - 2015 4.3. Phạm vi về nội dung Nghiên cứu tập trung vào vai trò của huy động tài chính đối với đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dƣơng, từ đó đề ra những giải pháp nhằm huy động nguồn lực tài chính nhằm đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp này. 5. Mẫu khảo sát Khảo sát đƣợc tiến hành ở 50 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trên các lĩnh vực công nghiệp; xây dựng - dịch vụ; nông - lâm nghiệp - thủy sản. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Giải pháp nào để huy động tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng? - Thực trạng chính sách huy động tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ thế nào? - Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong thực hiện chính sách tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng? 7. Giải thuyết nghiên cứu: - Giải pháp huy động trực tiếp, (Từ ngân sách nhà nƣớc, thuê mua tài chính, tín dụng ngân hàng) 10
  13. - Giải pháp gián tiếp: (Thuế trực thu, thuế gián thu, định hứng đổi mới công nghệ, thị trƣờng, quỹ mạo hiểm…) giúp đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. 8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết và thu thập số liệu - Phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu. - Phƣơng pháp phỏng vấn: Để làm rõ cho nghiên cứu của mình, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến lãnh đạo, quản lý các công ty trong danh mục nghiên cứu. - Phƣơng pháp khảo sát định lƣợng: Tác giả điều tra 50 doanh nghiệp nhỏ và vừa về nhu cầu và ý kiến của doanh nghiệp về những hạn chế cũng nhƣ giải pháp huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Phiếu khảo sát đƣợc trình bày ở mục lục. - Phƣơng pháp xử lý thông tin định lƣợng: Sắp xếp, phân loại, tổng hợp và phân tích bằng cách sử dụng Microsoft Excel. - Phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu và thông tin thu tập thứ cấp và sơ cấp, tác giả đã phân tích, chọn lọc, tổng hợp và đƣa vào luận văn. 9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng,: Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HẢI DƢƠNG Chƣơng 3: CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA TỈNH HẢI DƢƠNG 11
  14. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ 1.1.1. Khái niệm công nghệ Theo Từ điển Bách Khoa tiếng Việt định nghĩa công nghệ là sự áp dụng khoa học vào trong thực thể để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Theo Từ điển kỹ thuật của Liên Xô (cũ): “Công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”. Theo quan niệm này, công nghệ chỉ liên quan đến sản xuất vật chất. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khởi đầu từ Mỹ rồi Tây Âu đã sử dụng thuật ngữ công nghệ để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực, các hoạt động này áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng - một sự phát triển của khoa học thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động của con ngƣời. Một số tổ chức quốc tế đã đƣa ra các định nghĩa về công nghệ khác nhau: - Tổ chức PRODEC, năm 1982 cho rằng, "Công nghệ là một loại kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến và dịch vụ". - Ngân hàng thế giới, năm 1985 đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: "Công nghệ là phƣơng pháp chuyển hoá các nguồn lực thành sản phẩm, gồm ba yếu tố: + Thông tin về phƣơng pháp. + Phƣơng tiện, công cụ sử dụng phƣơng pháp để thực hiện việc chuyển hoá. + Sự hiểu biết phƣơng pháp hoạt động nhƣ thế nào và tại sao". - Tổ chức OECD, gồm các nƣớc phát triển châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và Canađa lại có một định nghĩa chung: "Công nghệ đƣợc hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản thân chúng đƣợc định nghĩa là một tập hợp các hành động và quy tắc lựa chọn chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu 12
  15. biết của con ngƣời thì sẽ đạt đƣợc một kết quả định trƣớc (và đôi khi đƣợc kỳ vọng) trong một hoàn cảnh nhất định". Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - ESCAP) đƣa ra khái niệm về công nghệ nhƣ sau: “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phƣơng pháp và các hệ thống dùng cho việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ”. Định nghĩa của ESCAP đã nói rõ không chỉ sản xuất vật chất mới dùng công nghệ, mà khái niệm công nghệ đƣợc mở rộng ra tất cả các hoạt động của xã hội và bao gồm các phần vật thể là máy móc và thiết bị. Năm 1987, tác giả Trần Ngọc Ca đã đƣa ra một khái niệm về công nghệ nhƣ sau: “Công nghệ có thể đƣợc hiểu nhƣ mọi loại hình kiến thức, thông tin, bí quyết, phƣơng pháp (gọi là phần mềm) đƣợc lƣu giữ dƣới các dạng khác nhau (con ngƣời, ghi chép...) và mọi loại hình thiết bị, công cụ, tƣ liệu sản xuất (gọi là phần cứng) và một số tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ...) đƣợc áp dụng vào môi trƣờng thực tế để tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ”. Theo Luật KH&CN năm 2013 đã đƣa ra định nghĩa: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” [25]. Công nghệ bao gồm bốn yếu tố cấu thành: - Phần vật tƣ kỹ thuật: Bao gồm các công cụ, thiết bị, máy móc, phƣơng tiện và các cấu trúc hạ tầng xây dựng nhƣ nhà xƣởng. - Phần con ngƣời: Đây là thành phần của công nghệ đƣợc hàm chứa trong khả năng công nghệ của con ngƣời vận hành, sử dụng công nghệ. - Phần thông tin: Bao gồm tƣ liệu, dữ liệu, bản mô tả sáng chế, bí quyết kỹ thuật. - Phần tổ chức: Bao gồm những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân trong công nghệ, kể cả những quy trình tuyển dụng, đề bạt, đào tạo,… 13
  16. 1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ phát sinh từ quá trình phát triển kinh tế xã hội. Với sự tác động của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng nhƣ xuất phát từ nhu cầu thực tế về sản phẩm và dịch vụ, hiện trạng công nghệ của các ngành sản xuất không ngừng nâng cao tạo tiền đề cho quá trình đổi mới công nghệ diễn ra ngày càng nhanh hơn và mạnh hơn. Vậy đổi mới công nghệ là gì? Đó chính là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống công nghệ. Có quan niệm cho rằng đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nếu nhƣ chỉ có một sự thay đổi nhỏ về thành phần công nghệ thì không nên coi là đổi mới công nghệ, chỉ nên gọi đó là cải tiến công nghệ. Từ đó, chúng ta có thể đƣa định nghĩa về đổi mới công nghệ nhƣ sau: “Đổi mới công nghệ là việc thay thế phần quan trọng (cốt lõi, cơ bản) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn”. Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chƣa có một định nghĩa cụ thể và chính thống nào cho khái niệm này, tuy nhiên, về cốt lõi có thể có 5 trƣờng hợp đổi mới công nghệ: (1) Đƣa ra sản phẩm mới; (2) Đƣa ra một phƣơng pháp sản xuất mới hoặc thƣơng mại mới; (3) Chinh phục thị trƣờng mới; (4) Sử dụng nguồn nguyên liệu mới; (5) Tổ chức mới đơn vị sản xuất. Đổi mới công nghệ có thể đƣa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới, chƣa có trên thị trƣờng công nghệ hoặc mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới. 1.1.3. Vai trò của đổi mới công nghệ Đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, công nghệ luôn là yếu tố sống còn. Mỗi một công nghệ có một vòng đời và tạo ra một chu kỳ sản phẩm. 14
  17. Tức là nó đƣợc sinh ra, phát triển và cuối cùng suy vong. Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp không nhận thức đƣợc điều này, coi công nghệ của doanh nghiệp mình là vĩnh cữu thì nhất định sẽ bị các doanh nghiệp khác vƣợt qua bằng những công nghệ tiên tiến hơn, hiện đại hơn. Đổi mới công nghệ mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp: - Chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao rõ rệt. Đối với mỗi doanh nghiệp, đây là vấn đề vô cùng quan trọng, mang lại những lợi ích thiết thực, chất lƣợng sản phẩm chính là yếu tố giúp doanh nghiệp đứng vững trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay. - Từ việc nâng cao đƣợc chất lƣợng sản phẩm sẽ làm cho doanh nghiệp duy trì, củng cố và mở rộng thị phần của sản phẩm. Mức độ “phủ sóng” sản phẩm của doanh nghiệp không ngừng tăng lên, sản phẩm làm ra nhiều từ đó thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. - Bên cạnh đó, đổi mới công nghệ cũng mở rộng sản phẩm, tạo thêm chủng loại mới của sản phẩm. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều sản phẩm mới, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho ngƣời tiêu dùng, phục vụ đa dạng nhu cầu của con ngƣời. - Đáp ứng đƣợc các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ và các quy định ngày càng khắt khe đƣợc thế giới và các quốc gia xây dựng lên. Đây là điều vô cùng quan trọng trong thời kỳ “toàn cầu hóa” hiện nay. Các quốc gia có xu hƣớng bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nƣớc bằng việc dựng lên những hàng rào kỹ thuật “phi thuế quan” bằng những quy định, tiêu chuẩn, luật lệ nhằm ngăn chặn hàng nƣớc ngoài xâm nhập. Do vậy, chỉ những hàng hóa có chất lƣợng tốt, tuân thủ đƣợc nhiều yêu cầu kiểm tra hàng hóa nghiêm ngặt mới có thể tự do di chuyển toàn cầu. - Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lƣợng; Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất; Giảm tác động xấu đến môi trƣờng sống. 1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.1. Khái niệm Thuật ngữ doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, khi nƣớc ta có sự chuyển dịch từ nền kinh tế tập 15
  18. trung bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng và sau này ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến hơn.Trong thời kỳ sau đổi mới các tiêu chí về doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa có quy định thống nhất, nên các Bộ, Ngành và các tổ chức khác nhau ở Việt Nam có những tiêu chí áp dụng khác nhau về việc xác định loại hình doanh nghiệp này. Theo tiêu chí của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đƣa ra tiêu chuẩn là doanh nghiệp có giá trị tài sản nhỏ hơn 10 tỷ đồng và số lao động thƣờng xuyên dƣới 500 ngƣời. Liên Bộ lao động và Tài chính: Lao động thƣờng xuyên dƣới 100 ngƣời, doanh thu hàng năm nhỏ hơn 10 tỷ, vốn pháp định nhỏ hơn 1 tỷ đồng. Tại một nghiên cứu do UNIDO trong dự án VIE/US/95/004 hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thì cho rằng: Lao động nhỏ hơn 200 ngƣời, vốn đăng ký nhỏ hơn 0,4 triệu đô la (khoảng 5 tỷ đồng). Việc chƣa có một tiêu chí thống nhất về loại hình doanh nghiệp này, nên theo công văn số 681/CP - KTP ngày 20/06/1998 của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ có ý kiến về tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có vốn điều lệ dƣới 5 tỷ đồng (khoảng gần 0,4 triệu đô) và số lao động trung bình hàng năm dƣới 200 ngƣời. Theo tác giả Nguyễn Thị Hải Ninh trong nghiên cứu của mình bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2012), thì DNNVV đƣợc hiểu “là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé, về mặt vốn, lao động hay doanh thu. DNNVV có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa”. Theo tác giả Nguyễn Đình Hƣơng và các cộng sự (2002), giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng đƣa ra một định nghĩa nhƣ sau: “DNNVV là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo tiêu thức vốn, lao động doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia”. Theo Nghị định số 90/2001/NĐ - CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thì “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là 16
  19. các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành có vốn đăng ký không quá 10 tỷ hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người”. Sau đó năm 2009 Chính phủ ban hành nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV thay thế nghị định 90/2001/NĐ- CP theo đó khái niệm này đƣợc điều chỉnh nhƣ sau: DNNVV là cơ sở kinh doanh đăng ký theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bản cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên). 1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiện nay, cả nƣớc có trên 500.000 DNNVV, chiếm đến 97% số lƣợng doanh nghiệp của cả nƣớc. Đây là một lực lƣợng to lớn trong việc tạo ra giá trị gia tăng (GDP) cho nền kinh tế quốc dân, nhất là góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn nền kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay. Các DNNVV có số vốn tƣơng đối nhỏ, từ 20 - 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng từ thực tế cho thấy, rất nhiều DNNVV trong thành phần kinh tế tƣ nhân sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn so với DNNVV ở các thành phần kinh tế khác. Đóng góp của DNNVV vào ngân sách quốc gia ngày càng tăng theo thời gian. Năm 2000, đóng góp của khu vực này vào ngân sách quốc gia chỉ khoảng 10%, trong tổng lƣợng đóng góp (thuế và phí) của tất cả các khu vực doanh nghiệp. Tỷ lệ này đã nhanh chóng tăng lên 31% vào năm 2008 và 2009. Về con số tuyệt đối, số tiền thuế và phí mà các DNNVV tƣ nhân đã nộp tăng 18,4 lần sau 10 năm (năm 2010 so với năm 2000). Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chƣơng trình phát triển khác. Do vậy, đã tạo tạo ra 40% cơ hội cho dân cƣ tham gia đầu tƣ có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cƣ, để hình thành các khoản vốn đầu tƣ cho sản xuất, kinh doanh. 17
  20. DNNVV đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển, xóa đói giảm nghèo… Trong điều kiện của nƣớc ta hiện nay, vấn đề lao động - việc làm là một vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Những DNNVV có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút lao động đông đảo, đa dạng, phong phú ở mọi trình độ từ lao động thủ công đến lao động chất lƣợng cao, ở tất cả mọi vùng, miền của đất nƣớc, số lao động mới bƣớc vào thị trƣờng hàng năm, đồng thời còn tiếp nhận số lao động dôi dƣ từ các thành phần kinh tế khác qua việc cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập, cho thuê, phá sản,… Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động, khu vực này có nhiều đóng góp hơn hẳn các khu vực kinh tế khác, góp phần tăng thu nhập ngƣời lao động và xóa đói giảm nghèo. Mỗi năm, DNNVV tạo ra một việc làm mới cho số lao động phổ thông chƣa qua đào tạo. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ƣơng, số lƣợng lao động trong các DNNVV ở lĩnh vực phi nông nghiệp có khoảng 7,8 triệu ngƣời, chiếm khoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lƣợng lao động cả nƣớc. DNNVV là môi trƣờng tốt để nuôi dƣỡng, ƣơm mầm những tài năng kinh doanh. Theo báo cáo kết quả ngày 5 tháng 5 năm 2010 của nhóm điều tra DNNVV do CIEM (Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ƣơng), Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) và Trƣờng đại học Copenhaghen (Đan Mạch) hợp tác tổ chức có tới 65% DNNVV chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ lại ít chịu tác động hơn so với DNNVV. Những lãnh đạo doanh nghiệp này luôn biết tìm kiếm cơ hội trong thách thức, khủng hoảng. Họ luôn biết cách thích ứng để vƣợt qua khủng hoảng. Khi vƣợt qua, họ sẽ nhanh chóng trƣởng thành, có kinh nghiệm quản lý, biết đƣa doanh nghiệp của mình nhanh chóng phát triển. Đối với Việt Nam, DNNVV vẫn là xƣơng sống trong sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển, mức độ phụ thuộc lẫn nhau, hợp tác của các doanh nghiệp ngày càng lớn, không có một doanh nghiệp nào có thể tự đứng tách ra một mình trong quá trình phát triển. Càng hợp tác, doanh nghiệp càng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2