intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ: Giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân qua trường hợp Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Chia sẻ: Kethamoi5 Kethamoi5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở các chủ trương đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước về việc tạo nền móng cho một ngành năng lượng nguyên tử an toàn. Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ: Giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân qua trường hợp Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN BÁCH VIỆT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN QUA TRƯỜNG HỢP VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI, 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN BÁCH VIỆT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN QUA TRƯỜNG HỢP VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM Ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: 8 34 04 12 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN TUẤN KHẢI HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc. Các số liệu, kết quả trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tác giả Nguyễn Bách Việt i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi cũng trân trọng cám các anh chị em trong Ban Hợp tác quốc tế, Viện NLNTVN đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Nguyễn Tuấn Khải – Cục Trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những người thân yêu trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, khuyến khích và động viên tôi rất nhiều về tình cảm và tinh thần để tôi hoàn thành được luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 8 năm 2019 Tác giả Nguyễn Bách Việt ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ AN TOÀN BỨC XẠ, HẠT NHÂN ....................................................................... 5 1.1. Những khái niệm cơ bản về hiệu lực quản lý nhà nước về ATBXHN .......................................................................................................... 5 1.2. Những khái niệm cơ bản của an toàn bức xạ và hạt nhân ....................... 9 1.3. Tác động của bức xạ đối với con người và môi trường......................... 15 1.4. Các quy định về an toàn bức xạ và hạt nhân trong QLNN ................... 20 Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN BỨC XẠ, HẠT NHÂN .............................................................. 35 2.1. Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam – Một cơ sở bức xạ đa chức năng ................................................................................................................ 35 2.2. Đánh giá các chính sách, pháp luật điều chỉnh về ATBXHN ............... 43 2.3. Thành quả và những khó khăn............................................................... 49 Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC QUẢN LÝ VỀ AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN......................................................... 54 3.1. Đối với các cơ sở bức xạ và hạt nhân .................................................... 55 3.2. Đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ...................................... 56 3.3. Đối với công tác hỗ trợ kỹ thuật ............................................................ 57 3.4. Đối với đội ngũ quản lý ......................................................................... 58 KẾT LUẬN .................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63 iii
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải thích 1 ATBX An toàn bức xạ 2 ATBXHN An toàn bức xạ và hạt nhân 3 CNXH Công nghệ xạ hiếm 4 DCPX Dược chất phóng xạ 5 ĐHN Điện hạt nhân 6 IAEA International Atomic Energy Agency Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế 7 ICRP International Commission on Radiological Protection Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ Phóng xạ 8 KH&CN Khoa học và Công nghệ 9 LPƯNC Lò phản ứng nghiên cứu 10 NCHN Nghiên cứu hạt nhân 11 NDT Non-Destruction Evaluation Đánh giá không phá hủy 12 NLNT Năng lượng nguyên tử 13 QLNN Quản lý nhà nước 14 UPSC Ứng phó sự cố 15 Viện Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam NLNTVN iv
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 - Trọng số bức xạ của các loại bức xạ ……………………….……. 7 Hình 1.2 - Khả năng thâm nhập của các tia bức xạ ………………...……… 14 Hình 1.3 - Khuôn khổ pháp lý quốc gia ………………………………...…. 16 Hình 1.4 - Cơ cấu tổ chức Cục ATBXHN ……………………………..….. 19 Hình 1.5 - Phân loại các tiêu chuẩn an toàn …………………………..…….21 Hình 1.6 - Cấu trúc bộ văn bản về tiêu chuẩn an toàn IAEA …………….... 22 Hình 2.1 - Sơ đồ tổ chức Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam …………..44 Hình 2.2 - Số lượng giấy phép đã cấp năm 2017 theo lĩnh vực hoạt động… 51 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) và kỹ thuật hạt nhân trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong công nghiệp, Việt Nam đã chế tạo, thử nghiệm thành công các thiết bị đo độ tro than, thiết bị phân tích nhanh thành phần nguyên tố trong ngành công nghiệp xi măng, thiết bị chụp X-quang công nghiệp, thiết bị quan trắc phóng xạ môi trường. Đặc biệt, các ứng dụng năng lượng nguyên tử trong lĩnh vực y tế đã có sự phát triển vượt bậc và mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Hiện tại, cả nước có 41 cơ sở y học hạt nhân được trang bị 45 thiết bị xạ hình (35 máy SPECT và SPECT/CT, 10 PET/CT) [7], trong đó, kỹ thuật xạ hình tiên tiến hiện nay trên thế giới như PET/CT sử dụng 18F-FDG đã được áp dụng trong chẩn đoán thường quy để điều trị các bệnh về ung thư, tim mạch và thần kinh tại Việt Nam. Kỹ thuật xạ trị sử dụng máy gia tốc điện tử tuyến tính mang tầm quốc tế đã được triển khai tại 27 cơ sở xạ trị trên cả nước. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng bức xạ trong y tế, việc cung cấp đủ dược chất phóng xạ (DCPX) đang là một nhu cầu cấp thiết. Đến hết năm 2017, tổng nhu cầu DCPX là 1400Ci/năm, trong đó Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt sản xuất 400Ci/năm trong đó 250Ci/năm từ các máy gia tốc. Như vậy, các nguồn cung cấp DCPX trong nước mới đạt gần 50% nhu cầu [7]. Như vậy việc phát triển NLNT hơn nữa là việc phải làm để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân. Từ đó cho thấy việc ứng dụng NLNT đã đi sâu, rộng và càng ngày là phần không thể thiếu trong đời sống. Tuy vậy, song song với việc phát triển ứng dụng NLNT là việc bảo đảm an toàn là điều không thể bỏ qua. Những tai nạn như: rò rỉ chất phóng xạ, thất lạc nguồn phóng xạ, ... là những vấn đề được cả thế giới quan tâm. Hiện nay nhiều ngành ở Việt Nam đã đưa vào sử dụng nhiều thiết bị hạt nhân tiên tiến đồng thời việc quản lý các thiết bị liên quan đến bức xạ này gặp nhiều bất cập do các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chưa cập nhật kịp. Bên cạnh đó, hiện tượng thất lạc nguồn 1
  9. phóng xạ vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Do đó ngành NLNT luôn cần những chế tài chặt chẽ thuộc công tác quản lý nhà nước để đảm bảo về ATBXHN. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, những nghiên cứu ở Việt Nam về các giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân nằm ở các tham luận trong các buổi hội thảo. Đáng kể nhất là các Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức:  Lần thứ I vào năm 2013, Hội nghị được tổ chức với nội dung chính: Thẩm định an toàn phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân; Quản lý an toàn bức xạ, phóng xạ môi trường và ứng phó sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân; Quản lý an ninh và thanh sát hạt nhân; và Đào tạo phát triển nguồn nhân lực .  Lần thứ II năm 2015, Hội nghị với các nội dung chính nhằm đánh giá hiện trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân, trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp và kế hoạch tăng cường công tác quản lý nhà nước; Quản lý an toàn bức xạ, chuẩn đo lường bức xạ, hoạt động đo liều bức xạ và hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn.  Lần thứ III năm 2018, với mục đích đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp, kế hoạch tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân. Hội nghị này với các chủ đề: Công tác QLNN về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh hạt nhân và ứng phó sự cố; Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân; Liều lượng bức xạ, kiểm định thiết bị bức xạ và hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Ngày nay, khả năng sự cố trong các cơ sở bức xạ, vấn đề quản lý, vận chuyển và lưu giữ chất thải phóng xạ, ảnh hưởng của chất thải từ các cơ sở 2
  10. bức xạ ra môi trường là chủ đề lặp đi lặp lại trên báo chí, trong các chương trình truyền hình và trong câu chuyện hàng ngày. Do đó, cùng với việc đẩy mạnh các ứng dụng triển khai năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế- xã hội, chúng ta cần hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước, xây dựng hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật và tăng cường năng lực cho cơ quan pháp quy trên các phương diện thanh tra, cấp phép, năng lực về đánh giá an toàn, an ninh, thanh sát và các hoạt động hợp tác quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài hướng đến các đối tượng nghiên cứu sau:  Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý ATBXHN tại các đơn vị thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.  Nghiên cứu Bộ tiêu chuẩn ATBXHN của cơ quan Nguyên tử năng quốc tế (IAEA)  Nghiên cứu các quy định và hướng dẫn của IAEA về quản lý, hỗ trợ công tác bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân;  Tìm hiểu các văn bản Luật, Nghị định Thông tư hướng dẫn về công tác bảo đảm ATBXHN Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN);  Nghiên cứu, lựa chọn giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ATBXHN. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở các chủ trương đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước về việc tạo nên móng cho một ngành năng lượng nguyên tử an toàn. Đề tài sẽ dùng phương pháp nghiên cứu tổng hợp những thực trạng quản lý ATBXHN tại các đơn vị trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, đồng thời thu thập thông tin và phân tích dữ liệu có được từ các quốc gia có các cơ quan hoạt động về năng lượng nguyên tử tiêu biểu trên thế giới thông qua Cơ quan Nguyên tử năng quốc tế (IAEA). Từ cơ sở học hỏi những kinh nghiệm đó, luận 3
  11. văn sẽ nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho công tác quản lý ATBXHN ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Là một cán bộ tham gia trực tiếp trong việc quản lý công tác bảo đảm an ninh, toàn bức xạ của Viện NLNTVN, tôi muốn nghiên cứu thực trạng công tác ATBXHN trong nước đồng thời dựa vào kinh nghiệm của các quốc gia có bề dày trong hoạt động hạt nhân để đưa ra một số giải pháp giúp công tác quản lý ATBXHN tại Viện NLNTVN được hiệu quả hơn. 7. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá an toàn bức xạ, hạt nhân Chương 2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân Chương 3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý an toàn bức xạ, hạt nhân 4
  12. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ AN TOÀN BỨC XẠ, HẠT NHÂN 1.1. Những khái niệm cơ bản về hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân 1.1.1. Quản lý nhà nước: Trước hết, các tổ chức chính trị - xã hội, công dân nếu được Nhà nước ủy quyền, giao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Đây là sự quản lý mang tính chất nhà nước do Nhà nước thực hiện thông qua bộ máy nhà nước, trên cơ sở quyền lực nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. Quản lý nhà nước là tổng thể các hoạt động của các cơ quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước đối với quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ và trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính tổ chức điều hành và điều chỉnh hay nói cách khác nó chính là việc xây dựng và điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện những mục đích nhất định, đồng thời, nó cũng là hoạt động điều chỉnh các quan hệ xã hội và điều hành các quan hệ xã hội ấy. Đặc trưng này cho thấy, quản lý nhà nước không đơn giản là sự “cai trị”, kiểm soát, mà nó là một quá trình tổ chức điều hành và điều chỉnh các quá trình xã hội. 5
  13. 1.1.2. Hiệu lực quản lý nhà nước: Có thể hiểu rằng Nhà nước thể hiện quyền lực của bộ máy nhà nước chi phối xuống các đối tượng bị quản lý trong hệ thống bằng những công cụ pháp lý, chính sách, quyết định phù hợp với những quy luật khách quan nhằm đạt mục tiêu quản lý và thỏa mãn nhu cầu thực tiễn xã hội [36]. Trong phạm vi nhất định, hiệu lực quản lý của nhà nước thể hiện tập trung trong việc hoạch định chính sách, quyết định quán xuyến hoạt động thực thi một cách nghiêm ngặt theo khuôn khổ nhất định nhằm đạt mục tiêu quản lý như mong muốn. Như vậy, hiệu lực quản lý của nhà nước liên quan tới nhiều khâu cơ bản trong chu trình quản lý, gồm: (i) Chính sách (ii) Hoạt động thực thi và (iii) Giám sát, xử lý. Nếu chỉ đưa ra chính sách, quyết định đúng đắn thì chưa đủ phản ánh hiệu lực quản lý nhà nước. Năng lực quản lý nhà nước còn thể hiện ở việc lựa chọn thời điểm và quá trình kinh tế - xã hội phù hợp để đưa chính sách vào cuộc sống một cách tốt nhất, thỏa mãn những yêu cầu thực tiễn đang đòi hỏi. Ngược lại, việc vận dụng chính sách, quyết định vào cuộc sống đúng vào thời điểm có nhiều khó khăn hay thiếu các công cụ bổ trợ cần thiết sẽ không đem lại hiệu quả cao, tức là hiệu lực của chính sách đó cũng giảm đáng kể so với yêu cầu thực tiễn [36]. 1.1.3. Hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân: Quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) trong lĩnh vực NLNT là quản lý nhà nước đối với một lĩnh vực công nghệ cao, có tính rủi ro cao. Mọi lĩnh vực, bất kể tính chất phức tạp đến đâu, nếu có quan hệ đến lợi ích quốc gia, nhà nước đều chủ trương quản lý ở những mức độ khác nhau. Bên cạnh những lĩnh vực như kinh tế, an ninh, quốc phòng, tài nguyên, môi trường, thì lĩnh vực NLNT ngày nay đã trở thành nhân tố góp phần thúc 6
  14. đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khoẻ con người, đáp ứng nhu cầu điện năng và góp phần đảm bảo bảo an ninh năng lượng và dự trữ nguồn tài nguyên của đất nước đồng thời góp phần nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, tiềm lực công nghiệp quốc gia phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; gìn giữ, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Năng lượng nguyên tử không chỉ là một lĩnh vực công nghệ cao, mang lại hiệu quả rất to lớn mà nó còn có tính rủi ro cao, nếu không tuân thủ các quy tắc an toàn. NLNT có thể gây ra những mối nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường. Các mối nguy hiểm và rủi ro bức xạ có nhiều nét đặc thù riêng. Chúng có thể gây ra các hiệu ứng sinh học bức xạ tất nhiên và hiệu ứng ngẫu nhiên như các bệnh có khả năng xảy ra sau một thời gian dài sau khi bị chiếu xạ, ví dụ khả năng bị bệnh ung thư của các đối tượng bị chiếu xạ hoặc ảnh hưởng di truyền đến thế hệ con cháu của họ. Chính điều này làm cho vấn đề đảm bảo ATBXHN trở nên phức tạp hơn so với các loại hình an toàn khác và nó đòi hỏi sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp, các ngành khác nhau. Nếu việc ứng dụng năng lượng bức xạ không được quản lý chặt chẽ thì hậu quả do năng lượng bức xạ gây ra sẽ phải mất một thời gian dài mà không dễ gì khắc phục được. Nhiều sự cố, tai nạn bức xạ xảy ra gần đây trên thế giới có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nếu công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này bị gián đoạn, bị lơi lỏng. Chúng có thể gây tổn thất đến tính mạng, sức khoẻ con người, gây thiệt hại kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến môi trường. 1.1.4. Khung đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực QLNN về ATBXHN: Việc đánh giá về hiệu lực quản lý nhà nước về ATBXHN được xem xét từ ba phần: (i) – Vấn đề chính sách; (ii) – Vấn đề thực thi và (iii)- vấn đề kiểm 7
  15. tra việc thực thi và phản hồi. Để cụ thể hơn, có thể khái quát 4 yếu tố chính sau: (i) - Nền quản trị công: - Tính chuyên nghiệp của hệ thống về phương diện tổ chức bộ máy, văn hóa ứng xử của đội ngũ công chức nhà nước cho tới quy trình quản lý tổng thể. - Tính tương thích với sự biến đổi của thực tiễn trong nước và thế giới. - Sự ăn khớp của ý tưởng quản lý với nhu cầu thực tiễn cuộc sống. Việc lấy thực tiễn làm cơ sở hình thành những ý tưởng chính sách. (ii) - Vấn đề trách nhiệm, lương tâm và chuyên môn của công chức: - Chế tài cưỡng chế trong bộ máy quản trị. - Trách nhiệm giao phó cụ thể cho cá nhân và công chức. (iii)- Hệ thống công cụ và điều kiện thực thi: - Hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản chính thức của nhà nước - Sự thiếu đồng nhất về văn bản quản lý trong Quy trình hành chính nhà nước. (iv)- Vấn đề giám sát và hiệu lực xử lý, cưỡng chế sai phạm - Thời điểm của công tác kiểm tra và giám sát, - Sự phối hợp của các cơ quan chức năng thanh tra và kiểm toán - Công tác xử lý hay cưỡng chế sai phạm, truy cứu trách nhiệm công vụ. 8
  16. 1.2. Những khái niệm cơ bản của an toàn bức xạ và hạt nhân Để đánh giá một cách tường minh các mặt an toàn về bức xạ và hạt nhân, chúng ta cần hiểu rõ bản chất các vấn đề gây nguy hiểm, làm tăng nguy cơ rủi ro, việc mất an toàn cho con người. Phần viết này đưa ra một số khái niệm về các nguyên nhân cũng như các mức độ rủi ro về bức xạ và hạt nhân mà con người có thể bị ảnh hưởng. Từ đó chúng ta có thể đánh giá được các quy định cũng như việc tuân thủ các quy định nhằm bảo đảm an toàn về bức xạ và hạt nhân. 1.2.1. Chất phóng xạ - bức xạ Những chất phóng xạ từ thuở sơ khai đã là những thành phần tất yếu trên trái đất. Các chất phóng xạ có thể tồn tại trong thức ăn, nước uống, không khí. Ngay cả bản thân chúng ta, các mô, cơ, xương cũng đều có chứa một lượng chất phóng xạ nhất định [19]. Bức xạ phát ra từ phóng xạ của hạt nhân nguyên tử cũng tương tự như các bức xạ từ mặt trời, các tia vũ trụ, từ gỗ, đá… chúng đều là những hiện tượng rất gần trong cuộc sống con người. Con người cũng như mọi loại sinh vật khác đều phải hứng chịu mọi loại bức xạ từ môi trường xung quanh. Chúng ta sẽ đi sâu một chút để hiểu thêm về bản chất bức xạ. Một nguyên tố được xác định bởi số lượng Proton trong hạt nhân. Số lượng Proton lớn hơn, thì hạt nhân nặng hơn. Số lượng các nơtron quyết định hạt nhân có mang tính phóng xạ hay không. Để các hạt nhân ổn định, số lượng nơtron thông thường đều phải lớn hơn số lượng Protron. Các hạt nhân trong trạng thái ổn định thì protron và nơtron liên kết với nhau bởi lực hút rất mạnh của hạt nhân mà không phần tử nào thoát ra ngoài. Trong trường hợp như vậy, hạt nhân sẽ tồn tại bền vững. Tuy nhiên nếu số lượng nơtron cao hơn mức cân bằng. Trong trường hợp này, thì hạt nhân sẽ có năng lượng dư và sẽ không thể liên kết với nhau. Điều này làm cho nó có xu hướng giải tỏa phần năng lượng dư thừa đó. Các hạt nhân khác nhau thì việc giải tỏa năng lượng dư cũng khác 9
  17. nhau, dưới dạng các sóng điện từ và các dòng phân tử. Năng lượng đó được gọi là bức xạ [37].  Phân rã phóng xạ Quá trình phân rã phóng xạ xảy ra ở các hạt nhân nguyên tử không bền. Như mô tả trong phần trên, quá trình nguyên tử giải phóng năng lượng dư đó gọi là quá trình phân rã phóng xạ. Những hạt nhân nhẹ với ít proton và nơtron, chúng sẽ dễ dàng được ổn định sau một phân rã. Trong khi hạt nhân nặng như Radium hay Uranium, những hạt nhân mới sau phân rã được tạo ra có thể vẫn chưa bền mà phải sau một số lần phân rã, các hạt nhân này mới đạt được trạng thái ổn định.  Hoạt độ phóng xạ Hoạt độ phóng xạ của một chất phóng xạ được xác định bằng số hạt nhân phân rã (decay) trong một đơn vị thời gian. Hoạt độ phóng xạ chỉ mức độ phát ra bức xạ của một chất. Hoạt độ không có nghĩa là cường độ của bức xạ được phát ra hay những rủi ro có thể xảy ra đối với sức khoẻ con người. Đơn vị hoạt độ là Bq (Becquerel). Giả sử số lượng phân rã là một phân rã trên 1 giây, thì hoạt độ của chất đó là 1 Bq. Hoạt độ không phụ thuộc vào kích thước hay khối lượng của chất. Như vậy, một nguồn phóng xạ có độ lớn bằng đầu ngón tay có thể có hoạt độ lớn hơn hàng tỷ lần hoạt độ của cả thùng lớn chất thải phóng xạ [37].  Liều bức xạ Liều hấp thụ: là năng lượng bức xạ được hấp thụ trong một đơn vị khối lượng của chất bị chiếu xạ. Liều hấp thụ cho biết có bao nhiêu năng lượng bức xạ có thể được hấp thụ trong một đơn vị khối lượng của khối chất bị chiếu xạ. Đơn vị đo lường tiêu chuẩn của liều hấp thụ bức xạ là joule trên kilogram (J/Kg). Đơn vị 1 J/Kg còn được gọi là 1 gray (ký hiệu là Gy). Liều tương đương: Vì liều hấp thụ chưa phản ảnh được thực tế là cùng một liều hấp thụ của các loại bức xạ khác nhau không nhất thiết gây ra cùng 10
  18. một mức độ phá hủy đối với một hệ sinh học nhất định. Để đánh giá chính xác hiệu ứng sinh học gây bởi các loại bức xạ khác nhau, định nghĩa liều tương đương (Equivalent dose) được ra đời. Liều tương đương là đại lượng dùng để đánh giá liều bức xạ trong một tổ chức mô hoặc cơ quan của cơ thể người, nó dựa trên liều hấp thụ vào một bộ phận cơ thể , được điều chỉnh để tính đến sự ảnh hưởng của loại phóng xạ đến bộ phận cơ thể đó. Liều tương đương được xác định theo công thức sau: H = D x WR Trong đó: H là Liều tương đương; D là Liều hấp thụ; và WR là Trọng số bức xạ của bức xạ loại R (Hình 1.1). Hình 1.1 - Trọng số bức xạ của các loại bức xạ [6] Loại bức xạ Trọng số bức xạ (WR) Tia-X 1 Tia Gamma 1 Tia Beta 1 Neutron chậm 5 Neutron nhanh 10 Tia Alpha 20 Thiết bị đo liều: Người ta dùng liều kế để xác định liều bức xạ. Tùy theo yêu cầu công việc và loại bức xạ người ta dùng các loại liều kế khác nhau. Có nhiều loại phức tạp hơn, có thể xác định loại nguồn qua việc phân tích phổ năng lượng của chúng. Thông thường các cơ sở bức xạ chủ yếu sử dụng các loại liều kế như: Liều kế cá nhân là loại thường được đeo thường 11
  19. trực trên người chủ yếu theo dõi liều bức xạ hấp thụ vào cơ thể; Liều kế cố định được đặt cố định tại các vị trí nơi diễn ra các hoạt động bức xạ. Ngoài ra, trong những trường hợp tìm kiếm những nguồn phóng xạ bị thất lạc hoặc để xác định những nguồn vô chủ, không còn mã số, ký hiệu, người ta thường dùng những thiết bị đo cường độ bức xạ và xác định phổ năng lượng chuyên dụng.  Chất thải phóng xạ Để hiểu rõ về các dạng chất thải phóng xạ cũng như ảnh hưởng của chúng với đời sống chúng ta, trước hết ta sẽ tìm hiểu những chất phóng xạ đã được dùng ở đâu, với mục đích gì. Từ đó chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc và nguyên nhân sinh ra các dạng chất thải phóng xạ. Lò phản ứng hạt nhân Các thanh nhiên liệu chứa các chất phóng xạ được dùng để vận hành lò phản ứng hạt nhân, sau một thời gian nhất định, các thanh nhiên liệu này phải được thay thế. Những thanh nhiên liệu đã qua sử dụng này chính là một loại chất thải phóng xạ. Ngoài ra, nước làm mát và chất phóng xạ bị rò rỉ khi có sự cố cũng được xem là chất thải phóng xạ. Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong các lò phản ứng, có rất nhiều các nguyên liệu, vật liệu liên quan đến nguồn phóng xạ. Chúng đều phải được quản lý nghiêm ngặt trong thời gian sử dụng cũng như khi không còn được sử dụng nữa. Công nghiệp Các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp có thể là kỹ thuật nguồn kín hoặc kỹ thuật nguồn hở. - Đối với nguồn kín, chất phóng xạ được thiết kế chứa trong các hệ đo trong các dây chuyền tự động hóa của các nhà máy công nghiệp như: Đo mức, mật độ, độ ẩm của các sản phẩm trong nhà máy giấy, nhà máy xi măng, các nhà máy khai thác khoáng sản, các nhà máy nước giải khát, các giếng khoan trong ngành dầu khí… Kỹ thuật nguồn kín còn được ứng dụng trong 12
  20. việc kiểm tra chất lượng về độ ẩm, độ dày, độ chặt của các công trình xây dựng. Kỹ thuật này còn giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát hàng hóa tại các cửa khẩu. Khi các thiết bị trên không còn sử dụng nữa thì các nguồn phóng xạ trong các thiết bị này trở thành chất thải phóng xạ và cần phải được tháo dỡ và quản lý theo quy định. - Kỹ thuật nguồn hở thông thường sử dụng các đồng vị phóng xạ đánh dấu. Các chất phóng xạ này không nằm trong các thiết bị đo mà được trộn trực tiếp vào hỗn hợp cần phân tích. Chúng được sử dụng trong các công đoạn pha trộn hóa chất, vật liệu trong các nhà máy hóa chất, xi măng. Y tế Trong y tế, kỹ thuật nguồn kín được ứng dụng trong chẩn đoán và trị bệnh. Các nguồn phóng xạ được thiết kế trong các thiết bị chụp chiếu như: PET (Positron emission tomography), SPECT (Single photon emission computed tomography), Gamma knife. Với kỹ thuật nguồn hở, các chất phóng xạ được điều chế với các hàm lượng nhất định thành các dược chất phóng xạ. Các dược chất này được đưa vào người bệnh nhân giúp phát hiện các khối u bất thường. Như vậy, chất thải phóng xạ trong các cơ sở y tế gồm: nước thải bị nhiễm bẩn phóng xạ từ phòng pha chế, phân liều thuốc phóng xạ; nước rửa chai lọ, dụng cụ làm việc với thuốc phóng xạ; nước thải nhà vệ sinh dùng cho người bệnh đã sử dụng thuốc phóng xạ; giấy, khăn lau nhiễm bẩn phóng xạ; xilanh, kim tiêm thuốc phóng xạ thải bỏ; bao bì, chai lọ đựng thuốc phóng xạ thải bỏ; quần áo, giầy dép nhiễm bẩn chất phóng xạ và các vật thể nhiễm bẩn phóng xạ khác được thải bỏ. Các loại chất thải phóng xạ từ các thiết bị xạ trị dùng nguồn phóng xạ như đã nêu ở trên, nguồn phóng xạ không còn sử dụng trong xạ trị áp sát và các nguồn phóng xạ kín khác dùng cho chuẩn thiết bị, nghiên cứu không còn sử dụng [5]. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1