intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Nhận diện rào cản về nguồn lực trong hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

34
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của luận văn là nhận diện được rào cản về nguồn lực trong quá trình hội nhập quốc tế về KH&CN của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Nhận diện rào cản về nguồn lực trong hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRIỆU THỊ BẢO HOA NHẬN DIỆN RÀO CẢN VỀ NGUỒN LỰC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRIỆU THỊ BẢO HOA NHẬN DIỆN RÀO CẢN VỀ NGUỒN LỰC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.04.12 Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS Mai Hà Hà Nội, 2015
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ....................................................................6 PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 10 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 12 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 13 5. Mẫu khảo sát ............................................................................................... 13 6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 13 7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 13 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 13 9. Kết cấu của Luận văn ................................................................................. 14 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KH&CN CỦA CÁC TỔ CHỨC KH&CN........................................... 15 1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 15 1.1.1. Tổ chức KH&CN ................................................................................. 15 1.1.2. Nguồn lực.............................................................................................. 17 1.1.3. Hội nhập quốc tế .................................................................................. 21 1.2. Một số nội dung cơ bản về lý thuyết.......................................................... 23 1.2.1. Lý thuyết về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN .................... 23 1.2.2. Lý thuyết rào cản nguồn lực đối với hội nhập quốc tế về KH&CN 33 * Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................... 38 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆN HÀN LÂM KH&CN VIỆT NAM ........................................................................... 39 2.1. Hội nhập quốc tế về KH&CN của các tổ chức KH&CN Việt Nam ......... 39 2.1.1. Khái quát hệ thống các tổ chức KH&CN ở Việt Nam...................... 39 2.1.2. Thực trạng hội nhập quốc tế của tổ chức KH&CN Việt Nam ......... 45 1
  4. 2.2. Hội nhập quốc tế về KH&CN của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam .... 55 2.2.1. Tổng quan về Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam .............................. 55 2.2.2. Thực trạng hội nhập quốc tế về KH&CN của VAST ........................ 61 2.3. Kinh nghiệm một số quốc gia thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN .... 73 2.3.1. Nhật Bản ............................................................................................... 73 2.3.2. Hàn Quốc .............................................................................................. 79 2.3.3. Trung Quốc ........................................................................................... 84 * Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................... 88 CHƢƠNG 3. RÀO CẢN ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KH&CN CỦA VIỆN HÀN LÂM KH&CN VIỆT NAM ........................................................................... 89 3.1. Rào cản nguồn lực đối với hội nhập quốc tế của VAST ........................... 89 3.1.1. Rào cản về tài chính (tài lực) .............................................................. 92 3.1.2. Rào cản về con người (nhân lực) ....................................................... 95 3.1.3. Rào cản về cơ sở vật chất (vật lực) .................................................... 97 3.1.4. Rào cản về thông tin KH&CN (tin lực) ............................................. 99 3.2. Một số rào cản khác.................................................................................. 101 * Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 106 KẾT LUẬN .................................................................................................. 107 KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN NGUỒN LỰC . 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 111 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 120 2
  5. LỜI CẢM ƠN Để có đƣợc bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới trƣờng Đại học Xã hội và Nhân văn, Khoa sau Đại học, Khoa Khoa học quản lý, đặc biệt là PGS.TS Mai Hà đã trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Nhận diện rào cản về nguồn lực trong hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam”. Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quí báu cho tác giả trong những năm tháng qua. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhóm Đề tài “Nghiên cứu, phân tích hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam trong xu thế hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế”, thuộc Chƣơng trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nƣớc KX.06/11-15 “Nghiên cứu và Phát triển hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ”, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu nghiên cứu cần thiết phục vụ cho đề tài. Xin cảm ơn những đóng góp nhiệt tình của các bạn học viên lớp Cao học khóa QH-2012-X đã giúp đỡ tác giả điều tra, thu thập số liệu. Đặc biệt xin ghi nhớ và cảm ơn sâu sắc tới gia đình và ngƣời thân đã chia sẻ, quan tâm, động viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị, cá nhân đã hết lòng quan tâm đến sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý khoa học. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý Thầy cô, các nhà khoa học, độc giả và bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! 3
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FDI: Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GCI Global Competitiveness Index Chỉ số cạnh tranh toàn cầu HĐND: Hội đồng nhân dân IF: Impact factor Chỉ số tác động IPR: Intellectual Property Right Quyền Sở hữu trí tuệ ISBN: International Standard Book Number Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách ISI: Institute of Scientific Information Viện Thông tin khoa học ISSN: International Standard Serial Number Mã số tiêu chuẩn quốc tế KEI: Knowledge Economy Index Chỉ số kinh tế tri thức KH&CN: Khoa học và Công nghệ KI: Knowledge Index Chỉ số tri thức NCTK: Research and Development Nghiên cứu và triển khai NGO: Non-governmental Organization Tổ chức phi chính phủ NIS: National Innovation System Hệ thống đổi mới quốc gia ODA: Official Development Assistant Hỗ trợ phát triển chính thức 4
  7. OECD: Organisation for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế SCI: Science Citation Index Danh mục trích dẫn khoa học SCI-E: Science Citation Index-Expanded Danh mục trích dẫn khoa học mở rộng SIR: SCImago Institutions Rankings Báo cáo xếp hạng tổ chức KH&CN của SCImago TBT: Technical Barriers to Trade Hiệp định hàng rào kỹ thuật UBND: Ủy ban nhân dân UN: United Nations Liên hợp quốc UNESCO: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc VAST: Vietnam Academy of Science and Technology Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam WEF: World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới WIPO: World Intellectual Property Organization Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WTO: World Trade Organization Tổ chức thƣơng mại thế giới 5
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Số lƣợng tổ chức KH&CN Việt Nam (1960 - 1999) 42 Bảng 2.2. Cấu trúc công nghệ của hàng hóa xuất khẩu 50 Bảng 2.3. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2012-2013 51 Bảng 2.4. Chỉ số Môi trƣờng kinh doanh và đổi mới sáng tạo 2012 51 Bảng 2.5. Số lƣợng công bố khoa học quốc tế của Việt Nam và 52 một số nƣớc Đông Nam Á giai đoạn 1996-2011 Bảng 2.6. Số lƣợng ấn phẩm khoa học trong Scopus 53 Bảng 2.7. Chỉ số tri thức của một số quốc gia ASEAN 54 Bảng 2.8. Phân bố lực lƣợng cán bộ khoa học của VAST 59 Bảng 2.9. Sơ đồ nguồn tài chính của VAST (đơn vị: tỷ VND) 60 Bảng 2.10. Tổng hợp số lƣợng các phát minh, sáng chế của VAST 62 Bảng 2.11. Số lƣợng bài báo trong các tạp chí quốc tế 63 Bảng 2.12. Số lƣợng bài báo quốc tế và bài báo trong nƣớc 64 Bảng 2.13. Tỷ lệ % bài báo trong nƣớc với bài báo quốc tế 64 Bảng 2.14. VAST trên Bảng xếp hạng tổ chức KH&CN thế giới 65 Bảng 2.15. Mức độ thụ hƣởng kết quả hội nhập quốc tế về 66 KH&CN các đơn vị thuộc VAST Bảng 2.16. Kết quả hoạt động hội nhập quốc tế và tỷ lệ % đơn vị 67 thực hiện hoạt động này Bảng 2.17. Nhân lực hội nhập quốc tế về KH&CN của các tổ chức 69 KH&CN thuộc VAST Bảng 2.18. Tỷ lệ % nhân lực đào tạo ở nƣớc ngoài của các tổ chức 70 KH&CN thuộc VAST Bảng 2.19. Kinh phí cho các hoạt động hội nhập quốc tế của các 70 đơn vị thuộc VAST Bảng 2.20. Đơn vị có cơ sở hạ tầng phục vụ hội nhập quốc tế 71 Bảng 2.21. Nhu cầu và khả năng tiếp cận nguồn thông tin KH&CN 72 quốc tế Bảng 3.1. Kinh phí thực hiện đề tài Nghị định thƣ và đề tài hợp 91 tác quốc tế của VAST Bảng 3.2. Kinh phí đề tài Nghị định thƣ và đề tài hợp tác quốc tế 92 6
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 18/5/2010, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 735/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020. Mục tiêu của đề án là đƣa Việt Nam trở thành nƣớc mạnh trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) vào năm 2020 phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc, rút ngắn khoảng cách tụt hậu về trình độ KH&CN của nƣớc ta với khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn 2015-2020, mục tiêu của Đề án là xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ KH&CN Việt Nam có đủ năng lực trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D) của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực ƣu tiên trọng điểm; có đủ năng lực hợp tác với nƣớc ngoài, tiếp thu, làm chủ, đổi mới và sáng tạo công nghệ; một số kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực ƣu tiên, trọng điểm của Việt Nam xác lập đƣợc vị trí trong thị trƣờng khu vực và thế giới. Việt Nam hiện có hơn 2.200 tổ chức KH&CN, hơn 24 nghìn tiến sỹ, 100.000 thạc sỹ, 62.000 ngƣời trực tiếp làm công tác R&D (7 ngƣời/một vạn dân), 2.600 giáo sƣ/phó giáo sƣ; hơn 800 cơ quan thông tin khoa học và công nghệ và tổng đầu tƣ cho KH&CN ở mức gần 0.8% GDP. Tuy nhiên, trình độ KH&CN của nƣớc ta hiện nay thấp so với các nƣớc trên thế giới và trong khu vực. Năng lực KH&CN và đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã đƣợc xếp ở tốp dƣới, chỉ đứng vị trí thứ 115/146 nƣớc theo Phƣơng pháp đánh giá tri thức (KAM) của Ngân hàng thế giới và 71/132 nƣớc theo Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) của Mạng lƣới các trƣờng kinh doanh quốc tế (INSEAD); đứng thứ 76/141 quốc gia về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố năm 2012. Về nhân lực, số lƣợng cán bộ R&D của Việt Nam còn rất thấp so với các nƣớc có quy mô dân số tƣơng đồng hoặc lớn hơn nhƣ Hoa Kỳ, tổng số nhân lực R&D là hơn 1,4 triệu ngƣời, Trung Quốc: 1,2 triệu, Nhật Bản: 656 nghìn, Nga: 442 nghìn, Đức: 327 nghìn, Hàn 7
  10. Quốc: 264 nghìn.1 Về nguồn lực tài chính: Tổng đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho KH&CN tính trong 2 năm gần đây chỉ đạt hơn 13 nghìn tỷ đồng (2012, tƣơng đƣơng 627 triệu USD). Trong khi đó, tổng chi cho hoạt động R&D năm 2010 của Hoa Kỳ là hơn 401,5 tỷ USD, Trung Quốc: 178,9 tỷ USSD, Nhật Bản: 140,8 tỷ USD, Đức: 86,2 tỷ USD, Hàn Quốc: 53,1 tỷ USD và Nga: 32,8 tỷ USD2; Về năng lực KH&CN: Việt Nam chƣa có nhiều công trình, sản phẩm KH&CN ở tầm khu vực và thế giới. Số lƣợng bài báo, công trình khoa học công bố quốc tế của Việt Nam trong 5 năm gần đây (2008-2012) là 6.356, kém Thái Lan 4 lần, kém Singapore 7 lần, kém Nhật Bản 57 lần và kém Hoa Kỳ 256 lần.3 Số lƣợng đơn sáng chế đăng ký bảo hộ giai đoạn 2001-2010 của ngƣời Việt Nam là 1.665 đơn, trong khi có 20.057 đơn của ngƣời nƣớc ngoài; số bằng độc quyền sáng chế đƣợc cấp của Việt Nam còn thấp hơn nhiều, chỉ đạt 257 văn bằng, kém 27 lần so với số văn bằng đƣợc cấp của ngƣời nƣớc ngoài là 6.997.4 Điều đó cho thấy, để đáp ứng đƣợc những mục tiêu của Chính phủ về đẩy nhanh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN của Việt Nam, các tổ chức KH&CN còn gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn nhân lực, tài chính (tài lực), cơ sở hạ tầng nghiên cứu (vật lực) và hệ thống thông tin khoa học và công nghệ (tin lực). Đây có phải là những rào cản chủ yếu trong hội nhập quốc tế về KH&CN của các tổ chức KH&CN của nƣớc ta? Nhận diện và chứng minh đƣợc các yếu tố này đang cản trở quá trình đó trở nên hết sức cấp thiết cho những nhà hoạch định chính sách để tìm ra đƣợc các chính sách phù hợp và kịp thời. Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (VAST) là một trong 2 viện quốc gia do Chính phủ thành lập. VAST có 34 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học, 01 doanh nghiệp nhà nƣớc. Viện còn có hệ thống trên 100 đài, trạm, trại thuộc 1 Theo OECD, Main Science và Technology Indicators Database, 3/2012. 2 Theo OECD, Main Science và Technology Indicators Database, 3/2012. 3 Số lƣợng bài báo công bố quốc tế trong giai đoạn tƣơng ứng của Thái Lan là 25.965, Malaysia: 28.799, Singapore: 43.779, Nhật Bản: 368.067 và Hoa Kỳ: 1.629.140. Theo ISI Web of Science của Thomson Reuters tháng 3/2013. 4 Theo Cục Sở hữu trí tuệ (2012), Báo cáo thường niên 2012 8
  11. 17 Viện nghiên cứu chuyên ngành, phân bố tại 35 tỉnh, thành phố đại diện cho hầu hết các vùng địa lý của Việt Nam (đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và hải đảo) làm nhiệm vụ khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa từ, địa động lực, địa lý, môi trƣờng, tài nguyên và thử nghiệm vật liệu,...Viện Vật lý địa cầu hiện đang quản lý 53 đài, trạm trở thành đơn vị có số đài trạm lớn nhất trong Hệ thống. Tính đến tháng 12/2012, VAST có tổng số trên 4.000 cán bộ, 43 giáo sƣ, 180 Phó Giáo sƣ, 36 tiến sĩ khoa học, 678 tiến sĩ, 722 thạc sĩ và 802 cán bộ đại học. Tại Quyết định số 2133/QĐ-TTg, ngày 01/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển VAST đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 có nhấn mạnh: đến năm 2020, VAST trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nƣớc, với tiềm lực khoa học và công nghệ đạt trình độ tiên tiến ở khu vực Đông Nam Á và đạt trình độ tiên tiến khu vực châu Á vào năm 2030; 50% các tổ chức nghiên cứu cơ bản trực thuộc VAST có đủ tiêu chuẩn và điều kiện hội nhập đƣợc với khu vực và thế giới, đến năm 2030 là 75% tổ chức, và xây dựng đƣợc 15 tổ chức khoa học và công nghệ trọng điểm, nhóm nghiên cứu mạnh có cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới để giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng của quốc gia. Do vậy, tác giả lựa chọn VAST làm trƣờng hợp nghiên cứu điển hình và đề tài sẽ tập trung vào “nhận diện các rào cản về nguồn lực trong hội nhập quốc tế về KH&CN của Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam”. Kết quả của luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa lý thuyết về hội nhập quốc tế, hội nhập quốc tế về KH&CN và nguồn lực; thống nhất một số khái niệm về hội nhập quốc tế về KH&CN, tầm quan trọng của hội nhập quốc tế đối với sự phát triển của các tổ chức KH&CN cũng nhƣ của nền KH&CN Việt Nam. Trên cơ sở nhận diện và chứng minh đƣợc những rào cản về nguồn lực đối với VAST trong hội nhập quốc tế về KH&CN, luận văn sẽ đề xuất những kiến nghị tháo gỡ rào cản để thúc đẩy VAST hội nhập hiệu quả vào nền KH&CN thế giới. 9
  12. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hội nhập quốc tế về kinh tế - thƣơng mại đƣợc nghiên cứu nhiều cả về lý thuyết và thực tiễn. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế về KH&CN mới chỉ bắt đầu nhận đƣợc quan tâm của giới nghiên cứu trong thời gian gần đây, song vẫn chƣa có công trình nghiên cứu dành riêng cho việc nhận diện các rào cản của các tổ chức KH&CN Việt Nam để hội nhập quốc tế. Đặng Mộng Lân (2006) cho rằng, “hội nhập quốc tế về KH&CN đƣợc xác định là quá trình quốc tế hóa tri thức với sự di chuyển địa điểm của hoạt động R&D đang diễn ra mạnh mẽ, có xu hƣớng di chuyển nhanh hơn sự di chuyển của các hoạt động sản xuất và kinh doanh”. Khi nghiên cứu “Những chỉ tiêu đánh giá hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ”, Đặng Ngọc Dinh và Trần Chí Đức (2006) đã xác định tính khách quan của tiến trình hội nhập quốc tế về KH&CN, yếu tố lực đẩy từ quá trình toàn cầu hóa, cũng nhƣ sức mạnh tự thân của hoạt động KH&CN trong việc làm phong phú, sâu sắc hơn kho kiến thức của nhân loại. Hai tác giả cũng đã phân tích làm rõ những chỉ tiêu làm thƣớc đo mức độ hội nhập, qua đó đánh giá và xác định đƣợc những ƣu thế cũng nhƣ hạn chế để ban hành những chính sách, giải pháp phù hợp, kịp thời thúc đẩy quá trình hội nhập. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (NC&PT) hội nhập KH&CN quốc tế tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam” (2012) với mục tiêu tạo lập đƣợc một hệ thống tiêu chí đánh giá khách quan về năng lực hội nhập quốc tế đối với các tổ chức KH&CN của Việt Nam, trƣớc mắt là các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khoa học nông nghiệp và y học, và sau đó là các tổ chức KH&CN trên các lĩnh vực khác nhau. Đề tài nghiên cứu “Chính sách khoa học và công nghệ của Việt Nam phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” của Viện Chiến lƣợc và Chính sách KH&CN (2005) đã có những đánh giá về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình hội nhập quốc tế về KH&CN ở Việt Nam với những cơ hội và 10
  13. thách thức. Nghiên cứu cũng đã có cái nhìn cụ thể, xác thực về hệ thống chính sách KH&CN liên quan đến hội nhập, những yêu cầu hội nhập kinh tế đối với chính sách quốc gia và các cam kết quốc tế về KH&CN của Việt Nam về tiêu chuẩn, đo lƣờng và chất lƣợng, về sở hữu trí tuệ và dịch vụ KH&CN. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng chương trình tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ” (2012) của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã kịp thời xác định và đề xuất đƣợc các nguồn thông tin cốt lõi phục vụ hội nhập quốc tế về KH&CN, đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng tạp chí KH&CN Việt Nam để đƣợc lựa chọn vào chỉ mục ISI hoặc SCOPUS cũng nhƣ phát triển hệ thống tạp chí khoa học trực tuyến của Việt Nam. Đề tài “Nghiên cứu cơ chế và giải pháp tăng cường hội nhập hoạt động KH&CN của Việt Nam với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á” do Viện Chiến lƣợc và Chính sách KH&CN đang thực hiện tập trung vào các giải pháp thúc đẩy hội nhập KH&CN của Việt Nam với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Vấn đề nghiên cứu về rào cản trong hội nhập quốc tế về KH&CN cũng còn rất ít công trình, mặc dù nghiên cứu về rào cản trong hội nhập quốc tế nói chung (chủ yếu là hội nhập kinh tế quốc tế) cũng đã đƣợc thực hiện tƣơng đối nhiều cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Nguyễn Huy Long (2007) đã thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài "Vận dụng các rào cản thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam", trong đó hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về rào cản thƣơng mại trong thƣơng mại quốc tế, phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thống các rào cản thƣơng mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Bích Ngọc (2010) nghiên cứu về "Những rào cản đối với chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam" cũng đã bƣớc đầu hệ thống một số lý luận về rào cản đối với việc chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Luận văn cũng đã đƣa ra giải pháp để khắc phục những rào cản này. 11
  14. Nhận diện năng lực thấp của đội ngũ nhà khoa học cũng là một rào cản trong quá trình hội nhập quốc tế. Liên quan đến vấn đề này, Trƣơng Văn Tuấn (2012) đã có bài viết về "Thực trạng đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp phát triển đội ngũ trí thức phục vụ sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh“. Hồng Lực (Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 9 - 03/2012) có bài viết "Thành phố Hồ Chí Minh: Gắn khoa học công nghệ với thực tiễn", trong đó cũng đề cập đến một số khó khăn lớn nhất của TP. HCM để phát triển mạnh mẽ KH&CN trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, bao gồm tình trạng lạc hậu của cơ sở vật chất, thiếu hụt chuyên gia giỏi, đầu tƣ cho KH&CN còn hạn chế, một số chính sách còn bất cập. Phần lớn các nghiên cứu liên quan đến hội nhập quốc tế về KH&CN hay về rào cản hội nhập quốc tế đã góp phần nhất định trong việc hệ thống lý luận, làm rõ quan niệm; và đề cập đến những rào cản cơ bản trong quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN có tính hệ thống cũng chỉ mới bắt đầu trong năm 2012, nên vấn đề lý luận và thực tiễn vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Nhƣ đã nói trên, nghiên cứu về rào cản trong hội nhập quốc tế về KH&CN và tìm giải pháp khắc phục đang còn là chủ đề mới mẻ. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là nhận diện đƣợc rào cản về nguồn lực trong quá trình hội nhập quốc tế về KH&CN của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; Để thực hiện mục tiêu chính trên, Luận văn đề ra một số nhiệm vụ cụ thể sau: - Làm rõ cơ sở lý luận về hội nhập quốc tế về KH&CN và rào cản về nguồn lực trong hội nhập quốc tế về KH&CN; - Đánh giá những quan điểm cơ bản về hội nhập quốc tế và rào cản nguồn lực trong hội nhập quốc tế về KH&CN của một số nƣớc trên thế giới cũng nhƣ kinh nghiệm và thực tiễn của các nƣớc đó trong việc thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN; 12
  15. - Phân tích và đánh giá thực trạng hội nhập quốc tế về KH&CN của các tổ chức KH&CN Việt Nam nói chung và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nói riêng; - Đƣa ra một số khuyến nghị về giải pháp khắc phục rào cản về nguồn lực đối với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu xác định các rào cản về nguồn lực Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế về KH&CN. - Phạm vi không gian: một số tổ chức KH&CN trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. - Phạm vi thời gian: tập trung đánh giá trong 5 năm gần đây (từ năm 2009 đến nay). 5. Mẫu khảo sát - Mẫu khảo sát không gian: các tổ chức KH&CN thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, nghiên cứu các đơn vị (Viện Công nghệ môi trƣờng; Viện Công nghệ vũ trụ; Viện Vật lý địa cầu; Viện Hải dƣơng học Nha Trang; Viện Khoa học vật liệu ứng dụng Tp HCM; Trung tâm phát triển kỹ thuật và công nghệ Tp HCM). 6. Câu hỏi nghiên cứu - Những rào cản nào cản trở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam hội nhập quốc tế về KH&CN? 7. Giả thuyết nghiên cứu - Nguồn lực là yếu tố chính cản trở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam hội nhập quốc tế về KH&CN. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến (1) hội nhập quốc tế về KH&CN trong các tổ chức, các đề án, chƣơng trình hội nhập quốc tế về KH&CN các cấp; (2) các lý thuyết về rào cản; nguồn lực và hội nhập quốc tế về KH&CN của một số nƣớc trên thế giới. 13
  16. - Điều tra bảng hỏi: dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu định lƣợng khoảng 20 phiếu điều tra dành cho một số tổ chức KH&CN trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. - Phỏng vấn sâu: một số chuyên gia có tính đại diện cho 03 nhóm: (1) Các nhà khoa học có uy tín và kinh nghiệm quốc tế; (2) Các nhà quản lý - để có cái nhìn về kế hoạch, chiến lƣợc hội nhập quốc tế của đơn vị; (3) một số nhà khoa học trẻ có tinh thần doanh nghiệp và có kinh nghiệm chuyển giao công nghệ với đối tác nƣớc ngoài. 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ. Chƣơng 2. Thực trạng hội nhập quốc tế của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Chƣơng 3. Rào cản đối với hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. 14
  17. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KH&CN CỦA CÁC TỔ CHỨC KH&CN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Tổ chức KH&CN Hiện nay, chƣa có nghiên cứu nào có sự thống nhất một định nghĩa rõ ràng về tổ chức KH&CN trên thế giới và chủ yếu định nghĩa các thuật ngữ riêng nhƣ “khoa học”, “công nghệ”, “nghiên cứu và phát triển”, “hoạt động KH&CN”. Bản thân thuật ngữ “Tổ chức” đƣợc định nghĩa tƣơng đối đồng nhất đó là một đơn vị/một tập hợp ngƣời đƣợc sắp xếp và quản lý để đáp ứng nhu cầu hoặc theo đuổi những mục tiêu chung. Mọi tổ chức đều có một cấu trúc quản lý quyết định các mối quan hệ tƣơng tác giữa các hoạt động và các thành viên với nhau, phân công trách nhiệm, vai trò và quyền hạn để thực thi các nhiệm vụ khác nhau (Từ điển Tiếng Việt, Từ điển Kinh doanh, Từ điển Macmillian, Từ điển Cambridge, Từ điển Merriam Webster). Nhƣ vậy, về cơ bản tổ chức KH&CN đƣợc hiểu là những đơn vị đƣợc thành lập để cùng thực hiện các hoạt động KH&CN. Ở Việt Nam, tổ chức khoa học và công nghệ đƣợc định nghĩa trong Luật KH&CN của Việt Nam ban hành năm 2013 là “những tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật” [25; Điều 3]. “Các tổ chức này bao gồm (1) Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm; (2) Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học; và (3) Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm” [25; Điều 9, Mục 1, Chƣơng II]. Để làm rõ hơn định nghĩa này, Luật KH&CN cũng định nghĩa “Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng 15
  18. dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ”. “Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội” [25; Điều 3]. Trong khuôn khổ của Luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa về tổ chức KH&CN đƣợc quy định tại Luật KH&CN Việt Nam năm 2013 nhƣ đã đƣợc nêu ở trên. 1.1.2. Rào cản Theo Từ điển Oxford và Từ điển Tiếng Việt, “Rào cản” là “rào chắn hoặc một chướng ngại vật để ngăn, không cho vượt qua; dùng để ví sự trở ngại lớn khiến ngăn cách, cản trở trong việc giao lưu, thông thương”.5 Theo Từ điển bách khoa toàn thƣ Merriam Webster, “Rào cản” chỉ “đối tượng vật chất, hoặc những vật thể được dùng để tách biệt, phân định ranh giới, hoặc là các chướng ngại vật nói chung. Rào cản cũng chính là các luật lệ, quy định làm cho một vấn đề nào đó trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được; hoặc là thứ làm cho con người khó hiểu nhau”.6 Ngoài những sự tƣơng đồng trong các định nghĩa trên, Từ điển tiếng Anh Macmillian bổ sung định nghĩa “Rào cản” là “bất kỳ thứ gì cản trở tiến độ hoặc tạo khó khăn trở ngại cho một người đạt được mục đích theo đuổi của mình”.6F7 Từ điển Vocabulary định nghĩa “Rào cản” còn là “bất kể thứ gì tạo ra sự cách biệt bằng cách làm che khuất tầm nhìn hoặc cản trở lối vào”.8 Trong khuôn khổ của Đề tài luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa về “Rào cản” nhƣ sau: Rào cản là những yếu tố (cả vật chất và phi vật chất) 5 http://www.oxforddictionaries.com/definition/english/barrier và theo Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 6 http://www.merriam-webster.com/dictionary/barrier 7 http://www.macmillandictionary.com/dictionary/british/barrier 8 http://www.vocabulary.com/dictionary/barrier 16
  19. gây trở ngại, khó khăn, vƣớng mắc cho một chủ thể trong quá trình xây dựng, triển khai chiến lƣợc, chính sách và giải pháp để đạt đƣợc mục tiêu phát triển đã đặt ra. 1.1.2. Nguồn lực Theo tổng hợp của Vũ Quốc Đạt, về nghĩa hẹp, nguồn lực thƣờng đƣợc hiểu là tổng thể các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền, ... Về nghĩa rộng, nguồn lực đƣợc hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định. Đối với một quốc gia, nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đƣờng lối chính sách, vốn và thị trƣờng ... ở cả trong nƣớc và nƣớc ngoài có thể đƣợc khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đất nƣớc. Nguồn lực không phải là bất biến. Nó thay đổi theo không gian và thời gian. Con ngƣời có thể làm thay đổi nguồn lực theo hƣớng có lợi cho mình.9 Theo từ điển Merriam Webster, nguồn lực là “những gì một quốc gia có và có thể sử dụng để làm tăng của cải vật chất, sự thịnh vượng cho đất nước”.10 Từ điển Tiếng Việt định nghĩa nguồn lực là “một nguồn cung cấp, hỗ trợ và đặc biệt là luôn sẵn sàng được sử dụng khi cần thiết. Nguồn lực cũng được định nghĩa là toàn bộ của cải vật chất của một quốc gia hoặc là những công cụ của quốc gia đó để tạo ra của cải vật chất. Thông thường, nguồn lực được hiểu là tiền hoặc bất kỳ tài sản nào có thể chuyển đổi được thành tiền”. 11 Từ điển Macmillian có định nghĩa cho rằng nguồn lực “là những thứ bạn có thể sử dụng để đạt được một cái gì đó, đặc biệt trong công việc hay nghiên cứu. Đối với một tổ chức hay một doanh nghiệp, nguồn lực bao gồm tài chính, nhân lực hay trang thiết bị có thể được sử dụng để hỗ trợ cho tổ chức đó phát triển”.12 Từ điển kinh doanh (Bussiness Dictionary) có 9 Theo Vũ Quốc Đạt (2011), Huy động các nguồn lực để nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình (nghiên cứu trường hợp đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh), Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội 10 http://www.merriam-webster.com/dictionary/resource 11 http://dictionary.reference.com/browse/resources 12 http://www.macmillandictionary.com/dictionary/british/resource 17
  20. cách định nghĩa về nguồn lực là “một yếu tố kinh tế hoặc sản xuất cần thiết để hoàn thành một hoạt động, hoặc là những công cụ, phương tiện cần thiết để vận hành một doanh nghiệp và để đạt được kết quả mong muốn”.13 Có nhiều cách phân chia nguồn lực. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành hai loại, gồm (1) Nguồn lực trong nƣớc (còn gọi là nội lực) là các nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đƣờng lối chính sách đang đƣợc khai thác. Nguồn lực trong nƣớc đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia; và (2) Nguồn lực nƣớc ngoài (còn gọi là ngoại lực) bao gồm khoa học - kỹ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất và kinh doanh... từ nƣớc ngoài. Mặc dù có vai trò khác nhau, nhƣng giữa nguồn lực trong nƣớc và nguồn lực nƣớc ngoài có mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác, bổ sung cho nhau. Xu thế chung là các quốc gia cố gắng kết hợp nguồn lực trong nƣớc (nội lực) với nguồn lực nƣớc ngoài (ngoại lực) thành sức mạnh tổng hợp để phát triển. Nếu theo cách tiếp cận giá trị, nguồn lực có thể phân loại thành nguồn lực vật chất, nguồn lực phi vật chất; theo cách tiếp cận theo nguồn gốc hình thành, nguồn lực bao gồm nguồn lực tự nhiên, nguồn lực nhân tạo; theo cách tiếp cận 5 „M‟, nguồn lực bao gồm Man (nguồn nhân lực), Money (tiền); Material (nguyên vật liệu), Machine (máy móc công nghệ), Method (phƣơng pháp). Nguồn lực KH&CN đƣợc định nghĩa là những yếu tố đầu vào đảm bảo cho hoạt động KH&CN gồm có nhân lực, tài lực (tài chính); hệ thống tổ chức KH&CN; tin lực (thông tin); vật lực (cơ cở vật chất).14 Trong khuôn khổ của Đề tài luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa về “Nguồn lực” nhƣ sau: Nguồn lực là toàn bộ những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho các mục tiêu nhất định của một tổ chức, một quốc gia mà tất cả đều hƣớng về mục tiêu cao nhất là đem lại sự phát triển cao hơn và thịnh vƣợng cho chủ thể cũng nhƣ đại đa số thành viên trực thuộc nó. Đối với tổ chức KH&CN, nguồn lực bao gồm tài chính (tài lực), 13 http://www.businessdictionary.com/definition/resource.html 14 Theo Trƣờng đại học khoa học xã hội và nhân văn (2013), Bài giảng chính sách phát triển các nguồn lực KH&CN. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0