Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường
lượt xem 9
download
Luận văn tìm hiểu các biện pháp quản lý xung đột môi trường trong quá trình phát triển làng nghề; đề xuất giải pháp quản lý xung đột môi trường trong quá trình phát triển làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trƣờng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- THÂN TRUNG DŨNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BẰNG XÂY DỰNG KHU SẢN XUẤT TÁCH BIỆT VÀ LẬP QUỸ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG (Nghiên cứu trường hợp Làng nghề sơn mài Hạ Thái - Duyên Thái -Thường Tín - Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Hà Nội-2009 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÂN TRUNG DŨNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BẰNG XÂY DỰNG KHU SẢN XUẤT TÁCH BIỆT VÀ LẬP QUỸ PHÕNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG (Nghiên cứu trường hợp Làng nghề sơn mài Hạ Thái - Duyên Thái -Thường Tín - Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KH&CN Mã số: 60.34.72 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH HOÀ BÌNH Hà Nội-2009 2
- LỜI CẢM ƠN Để có được luận văn này, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng cảm tạ và biết ơn tập thể, cá nhân các Thầy, Cô trong và ngoài Khoa khoa học quản lý - Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn: PGS,TS Vũ Cao Đàm, PGS,TS Phạm Ngọc Thanh, TS.Trần Văn Hải, TS. Mai Hà, TS. Đào Thanh Trường v .v…đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, hướng dẫn và hình thành nên ý tưởng nghiên cứu cho đề tài luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Trịnh Hoà Bình - Viện Xã hội học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, thầy hướng dẫn, người đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ởn các Thủ trưởng và tập thể khoa Công tác Đảng, Công tác chính trị, Học viện Hậu cần, nơi tôi công tác, đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian và động viên để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi theo học và hoàn thành khoá học này. Hà Nội, tháng 10 năm 2009 Học viên Thân Trung Dũng 3
- MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................8 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................8 2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................9 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài .................................................................9 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ...................................................................12 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu...............................................................15 3.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................15 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................16 4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu .....................................................................16 4.1. Khách thể nghiên cứu.....................................................................................16 4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................16 5. Vấn đề nghiên cứu ...............................................................................................16 6. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................17 7. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................17 7.1. Phƣơng pháp tiếp cận .....................................................................................17 7.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin cụ thể ..........................................................18 8. Luận cứ chứng minh ...........................................................................................18 9. Cấu trúc luận văn ................................................................................................19 PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN ...............................................20 CHƢƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................20 1.1 Xung đột và các khái niệm liên quan ..............................................................20 1.1.1. Khái niệm xung đột .....................................................................................20 1.1.2. Các dạng xung đột .......................................................................................21 1.1.3. Các đƣơng sự xung đột ...............................................................................22 4
- 1.1.4. Cách thức xử lý xung đột ............................................................................22 1.1.5. Các nguyên nhân xung đột ..........................................................................24 1.1.6. Các hậu quả của xung đột ...........................................................................25 1.2. Xung đột môi trƣờng và các khái niệm liên quan .........................................26 1.2.1 Khái niệm xung đột môi trƣờng ...................................................................26 1.2.2. Đặc điểm của xung đột môi trƣờng .............................................................28 1.2.3. Các dạng xung đột môi trƣờng ....................................................................28 1.2.4. Các đƣơng sự trong xung đột môi trƣờng ...................................................30 1.2.5. Nguyên nhân xung đột môi trƣờng .............................................................31 1.2.6. Các biện pháp công cụ chủ yếu giải quyết xung đột môi trƣờng ................33 1.3. Môi trƣờng và các khái niệm liên quan .........................................................37 1.3.1. Môi trƣờng ..................................................................................................37 1.3.2. Ô nhiễm môi trƣờng ....................................................................................38 1.4. Quản lý và các khái niệm liên quan................................................................38 1.4.1. Quản lý ........................................................................................................38 1.4.2. Quản lý môi trƣờng .....................................................................................40 1.4.3. Quản lý xung đột môi trƣờng ......................................................................41 1.4.4. Các công cụ quản lý môi trƣờng .................................................................41 1.5. Làng nghề và một số khái niệm liên quan .....................................................42 1.5.1. Làng nghề ....................................................................................................42 1.5.2. Khái niệm cộng đồng ..................................................................................43 1.5.3. Khái niệm khu sản xuất tách biệt ................................................................44 1.5.4. Quỹ phòng chống ô nhiễm môi trƣờng .......................................................44 5
- 1.6. Hƣớng tiếp cận và lý thuyết áp dụng vào luận văn ......................................44 1.6.1. Lý thuyết về xung đột xã hội ......................................................................44 1.6.2. Tiếp cận chính sách trong quản lý xung đột môi trƣờng ............................44 1.6.3. Tiếp cận xã hội học .....................................................................................46 1.6.4. Lý thuyết về mô hình “tam giác” (delta) trong quản lý môi trƣờng ...........47 CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG TẠI LÀNG NGHỀ SƠN MÀI HẠ THÁI ...............................................................................................50 2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn khảo sát ............................50 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của làng nghề .................................50 2.1.2. Vài nét về lịch sử phát triển và hoạt động ngành nghề của làng nghề ........52 2.1.3. Quy mô, hình thức và địa điểm sản xuất sản xuất làng nghề ......................53 2.1.4. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng ...............................................................................................................................53 2.2. Đôi nét về hiện trạng xung đột môi trƣờng giữa các nhóm xã hội trong cộng đồng làng nghề Sơn Mài Hạ Thái .................................................................56 2.2.1. Xung đột môi trƣờng giữa các nhóm xã hội trong làng nghề .....................56 2.2.2. Xung đột môi trƣờng giữa nhóm làm nghề và nhóm không làm nghề .......61 2.2.3. Xung đột môi trƣờng giữa nhóm làm nghề với nhau ..................................64 2.2.4. Xung đột giữa hoạt động sản xuất với mỹ quan, văn hoá làng nghề. .........66 2.2.5. Xung đột giữa ngƣời dân làng nghề với bộ máy quản lý môi trƣờng xã/thôn. ..................................................................................................................67 2.3. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng xung đột môi trƣờng làng nghề ...............68 6
- CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ SƠN MÀI HẠ THÁI ........................................................72 3.1. Thực trạng quản lý xung đột môi trƣờng trong sự phát triển làng nghề sơn mài Hạ Thái .............................................................................................................72 3.1.1. Hệ thống quản lý môi trƣờng làng nghề .....................................................72 3.1.2. Một số biện pháp giải quyết xung đột và quản lý môi trƣờng làng nghề đã thực hiện tại làng nghề sơn mài Hạ Thái ..............................................................75 3.1.3. Thực trạng quản lý xung đột môi trƣờng bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trƣờng ................................................85 3.2. Giải pháp quản lý xung đột môi trƣờng ở làng nghề sơn mài Hạ Thái ....104 3.2.1. Quan điểm và định hƣớng quản lý xung đột môi trƣờng ..........................104 3.2.2. Các giải pháp quản lý môi trƣờng cụ thể ở làng nghề sơn mài Hạ Thái...106 3.2.3. Giải pháp quản lý xung đột môi trƣờng làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trƣờng. ..............................107 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................109 1. Kết luận ..............................................................................................................109 2. Khuyến nghị .......................................................................................................112 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 7
- PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Trong khi ở các nƣớc công nghiệp hiện đại đang quan tâm lo lắng nhiều đến sự ô nhiễm môi trƣờng từ các nhà máy điện, hoá chất, từ các lò phản ứng hạt nhân nguyên tử, hoặc các chất thải công nghiệp, thì ở Việt Nam nỗi quan ngại đó lại đƣợc xuất phát ngay từ các làng nghề. Chủ đề môi trƣờng trong các làng nghề đã đƣợc bàn đến khá nhiều ở nƣớc ta, trong đó nội dung đƣợc bàn nhiều nhất là thực trạng ô nhiễm môi trƣờng, những nguyên nhân công nghệ của ô nhiễm, nhận thức của con ngƣời dẫn tới ô nhiễm. Mặc dù vậy, chủ đề XĐMT làng nghề lại chƣa đƣợc đề cập nhiều trong các nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu chuyên sâu về các giải pháp quản lý XĐMT trong quá trình phát triển làng nghề. Rất cần nêu lên rằng, trong thực tế đã có nhiều giải pháp đƣợc sử dụng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, cũng nhƣ quản lý XĐMT làng nghề, song chƣa có giải pháp nào thực sự hiệu quả. XĐMT trong làng nghề diễn ra rất phức tạp, do vậy xử lý nó là vấn đề hết sức khó khăn. Một điều đáng lƣu ý nữa là xử lý xung đột giữa cộng đồng dân cƣ làng nghề với các doanh nghiệp làm nghề đã khó, song xử lý XĐMT trong nội bộ công đồng làng nghề còn khó khăn nhiều hơn. “Bởi vì, XĐMT giữa cộng đồng dân cư với các doanh nghiệp làm nghề là dạng xung đột giữa hai đương sự đối chọi trực tiếp với nhau về quyên lợi, còn xung đột trong nội bộ cư dân làng nghề thì không có “chiến tuyến” rõ ràng, bởi vì người bị hại môi trường với người gây hại có khi lại là một, hoặc người bị hại lại bị ràng buộc bởi những quan hệ kinh tế hoặc quan hệ huyết thống với người gây hại. Vì vậy, XĐMT luôn tiềm ẩn và sẽ bộc lộ một cách rất mạnh mẽ trong một số tình huống đột biến nào đó. XĐMT trong làng nghề là một nội dung bao trùm trong các biện pháp quản lý môi trường” [29]. Mặt khác, ở hầu hết các làng nghề, vấn đề lợi ích kinh tế vẫn đƣợc đặt lên 8
- trên vấn đề BVMT và sức khoẻ cộng đồng, điều này dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột trong cộng đồng. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để tránh ô nhiễm môi trƣờng hay quản lý đƣợc XĐMT trong khi vẫn duy trì tốt sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Vì vậy, nghiên cứu quản lý XĐMT trong quá trình phát triển làng nghề có ý nghĩa thiết thực không chỉ về lý luận mà cả thực tiễn khi xem xét các giải pháp quản lý XĐMT. Với tất cả những lý do trên, tác giả lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường”. (Nghiên cứu trường hợp làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội). 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài XĐMT từ lâu đã là một chủ đề quan trọng của nhiều ngành khoa học nhƣ triết học, xã hội học, tâm lý học, luật học, quản lý học, quốc tế học…Nhiều học giả nổi tiếng đã viết về chủ đề này nhƣ Karl Marx, Marx Weber, Georg Simmel…Các nghiên cứu của các tác giả này đã cung cấp cơ sở lý thuyết tƣơng đối hoàn chỉnh cũng nhƣ những thực tiễn đa dạng, phong phú về xung đột, XĐMT. Karl Marx (1818-1883) đã đƣa ra thuyết xung đột giai cấp theo đó, với sự phát triển của phân công lao động và sở hữu xã hội sẽ hình thành nên các giai cấp khác nhau bên trong một xã hội với những vị thế khác nhau trong quá trình sản xuất của xã hội mà trƣớc hết là sự chiếm hữu hay không chiếm hữu các phƣơng tiện sản xuất nhƣ máy móc, nguyên liệu và đất đai. Điều này dẫn tới sự bất bình đẳng giữa các giai cấp, sự quan tâm khác nhau và đối kháng với việc nên giữ lại hay phải thay đổi những dạng thống trị và sở hữu đang tồn tại. Các cuộc đấu tranh giai cấp này có thể trì hoãn và thay thế bằng các 9
- dạng và mặt trận mới nhờ đó thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử nhƣng về cơ bản không giải quyết đƣợc trong khuôn khổ các xã hội có giai cấp. Chỉ có sự loại bỏ mọi mâu thuẫn giai cấp trong một xã hội tƣơng lai không có sở hữu cá nhân về phƣơng tiện sản xuất, không có thống trị và phân công lao động xã hội thì động lực cho các quyền lợi cá nhân và xung đột xã hội mới đƣợc giải toả. Marx Weber (1864 -1918) cho rằng, xung đột xã hội có những ý nghĩa rất khác nhau. Nó tuỳ thuộc vào quyền lợi giai cấp do thị trƣờng môi giới, nhu cầu khác biệt của các cộng đồng xã hội hay quyền lợi, quyền lực của các Đảng. Ông đã mở ra một cách đặt vấn đề quan trọng và mới mẻ cho thuyết xung đột: vấn đề không phải chỉ còn là sự phá vỡ những cấu trúc xã hội đang tồn tại thông qua xung đột hay là quan hệ quyền lực cuối cùng không có tính xã hội, giữa hai ngƣời hành động là hành động xung đột xã hội mà nó tìm thấy đƣợc ý nghĩa của mình trong khuôn khổ một thể chế thống trị, nếu không liên hệ với ý nghĩa này sẽ không hiểu một cách đầy đủ đƣợc về xung đột xã hội. Georg Simmel (1858-1918), đã đƣa ra các đặc trƣng hình thức của quan hệ xung đột mà không chú ý tới nguyên nhân và mục đích của xung đột. Ông cho rằng xung đột không chỉ là kết quả không tránh khỏi của các cấu trúc xã hội hay động cơ cần thiết cho lịch sử, mà là thành phần cấu thành trung tâm của chính quá trình xã hội và đối tƣợng độc lập của phân tích xã hội học. Thực tế, xã hội đƣợc tạo thành từ sự tồn tại của hai quá trình trái ngƣợc nhau đó là: kết hợp và phân ly. Quá trình kết hợp hƣớng tới việc tạo ra cộng đồng thống nhất. Còn quá trình phân ly có bản chất đối kháng thể hiện ở xung đột và phân tách các đơn vị xã hội. Đây là hai quá trình đều cần thiết nhƣ nhau đối với sự tồn tại của các hệ thống xã hội, nên xung đột không còn đƣợc coi là hiện tƣợng giới hạn ở các xã hội có giai cấp mà phải là những dạng cơ bản và phổ biến của quan hệ xã hội. Lewis Coser đề nghị từ bỏ việc ƣu tiên liên hệ tới sự hội nhập và ổn định trong khuôn khổ việc phân tích chức năng và hãy đặt câu hỏi về các chức 10
- năng tích cực của xung đột xã hội cho hệ thống xã hội. Theo Coser, xung đột xã hội không chỉ tạo ra tác dụng pháp vỡ và xoá bỏ cấu trúc xã hội mà còn làm tăng khả năng thích nghi của một hệ thống xã hội bằng cách tạo ra khả năng để dung hoà các mâu thuẫn về quyền lợi, giải toả căng thẳng và khôi phục sự mất cân bằng. Xung đột là những điều không tránh đƣợc ở các hệ thống xã hội. Chính luận điểm này là cơ sở quan trọng cho những giải pháp giải quyết XĐMT hiện nay. Ông đã phân tích các chức năng tích cực của xung đột xã hội đối với việc củng cố tình đoàn kết và sự thống nhất chuẩn mực trong các nhóm xung đột. “Năm 1990, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng (The center for Resources and Enviromental Studies - CRES) thuộc đại học Ốtrâylia, Canberra đã đƣợc cấp một khoản kinh phí ƣu tiên đại học quốc gia để phát triển một khoá đào tạo về quản lý XĐMT trên những nghiên cứu điển hình về quản lý môi trƣờng ở Ốtrâylia. Năm 1995, trung tâm này cũng đã xuất bản cuốn sách: “Những rủi ro và cơ hội. Quản lý XĐMT và biến đổi môi trường”. Đây là tài liệu hƣớng dẫn cho quản lý biến đổi môi trƣờng và giải quyết thành công các XĐMT. Năm 1996, Chris Master đã cho ra đời cuốn sách dày 250 trang với nhan đề: “Giải quyết XĐMT: hướng tới phát triển cộng đồng bền vững” (Resolving Enviromental conflict: Towards Sustainable Community Devolopment). Chris Master là một chuyên gia về lĩnh vực hoà giải môi trƣờng, đồng thời là một nhà nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lịch sử tự nhiên và sinh thái học. Ông đã làm việc ở nhiều nơi trên thế giới nhƣ Hylạp, Nêpan, Nhật Bản, Đức, Canada, Hà Lan, Thuỵ Điển, Pháp, Malaixia, Tiệp Khắc. Năm 1998, Quốc hội Mỹ đã thành lập Viện nghiên cứu giải quyết XĐMT (US Institute for Enviromental conflict Revolution - IECR) nhằm hỗ trợ các đối tác trong việc giải quyết những xung đột và các tranh cãi về môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất thông qua các cuộc hoà giải, 11
- thƣơng lƣợng và hợp tác giải quyết khó khăn. Từ khi thành lập viện này đã tổ chức nhiều khoá đào tạo, bồi dƣỡng tập huấn về XĐMT dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Chính sách môi trƣờng và cộng đồng để giải quyết tranh chấp, lý thuyết và thực tiễn hoà giải, các kỹ thuật và kỹ năng hoà giải, các mô hình thƣơng lƣợng v.v...”[14, tr.45-46]. Trên internet cũng xuất hiện ngày càng nhiều các trang web của các trƣờng đại học, các viên nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của nhiều nƣớc trên thế giới liên quan đến khía cạnh môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng và XĐMT. Nhƣ vậy, từ lâu các nhà khoa học đã quan tâm nhiều đến các vấn đề liên quan đến xung đột xã hội, XĐMT, gần đây vấn đề này ngày càng đƣợc chú trọng quan tâm nhiều hơn. Những nghiên cứu trên đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn sinh động cho việc giải quyết những XĐMT nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, một số nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu về XĐMT. Những nghiên cứu cụ thể nhƣ: Về mặt lý luận, đáng quan tâm nhất là công trình “Xã hội học môi trường” của tập thể tác giả do Vũ Cao Đàm là chủ biên. Trong công trình này những khía cạnh lý thuyết của vấn đề XĐMT đã đƣợc phân tích khá chi tiết. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá, cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trƣờng, XĐMT dƣới giác độ tiếp cận xã hội học. Tuy nhiên, hệ thống những dẫn chứng minh hoạ các khía cạnh lý thuyết của vấn đề XĐMT còn ít, chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ chiều cạnh của các hình thức cũng nhƣ bản chất các XĐMT đã xảy ra trong thực tiễn. Tƣơng tự nhƣ vậy, luận văn thạc sỹ “Chính sách quản lý môi trường đối với việc giải quyết XĐMT” của tác giả Lê Thanh Bình (2000) quan tâm chủ yếu đến việc tìm những cơ sở lý luận và luận cứ khoa học mang tính lý thuyết cho việc giải quyết XĐMT. Những giải pháp khả thi, đƣợc rút ra từ thực tiễn, gắn 12
- với những địa bàn nghiên cứu cụ thể ít đƣợc tác giả đề cập và phân tích. Công trình “Điều hoà XĐMT giữa có nhóm xã hội trong vấn đề rác thải ở Hà Nội” của Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2000 đã chú trọng nghiên cứu XĐMT tại địa bàn đô thị. Nghiên cứu chỉ ra rằng có tồn tại mâu thuẫn gay gắt giữa các nhóm xã hội cùng một cộng đồng ở Hà Nội với vấn đề rác thải. Trong khi xuất hiện và tồn tại những xung đột, các đƣơng sự thƣờng ƣa dùng lý lẽ để buộc tội, lên án nhau hơn là dùng các biện pháp mang tính tình cảm của cộng đồng. Công trình “Giải pháp điều hoà XĐMT giữa các nhóm xã hội trong làng nghề” tiến hành nghiên cứu tại Làng So, Tân Hoà - Quốc Oai – Hà Tây chỉ ra rằng trong cùng một cộng đồng làng/xã, không tồn tại những mâu thuẫn, XĐMT có tính chất đối kháng trong khi điều này lại xảy ra giữa cộng đồng Làng So với cộng đồng lân cận (Nguyễn Thị Hiền, 2002). Tuy nhiên, kết luận đƣợc rút ra giữa tính cộng đồng và việc điều hoà tính XĐMT mới chỉ dừng lại ở mức giả thuyết, thiếu bằng chứng tƣờng minh do một trong những giả thuyết ban đầu của đề tài bị đổ vỡ khi cho rằng, cƣờng độ của XĐMT tỷ lệ thuận với mức độ của sự ô nhiễm. Điều này không đúng với thực tế, thậm chí tại địa bàn khảo sát còn tồn tại xu thế đối nghịch. Do đó, công trình này đã không đƣa ra đƣợc những giải pháp hay nói cách khác không cần đƣa ra giải pháp vì trong nội tại cộng đồng Làng So không tồn tại XĐMT tới mức cần phải có những can thiệp nhằm giải quyết xung đột [7,tr36]. Luận văn thạc sỹ “Giải pháp quản lý môi trường thông qua việc nhận dạng XĐMT giữa cơ sở xử lý rác thải với cộng đồng dân cư sống xung quanh” (nghiên cứu trƣờng hợp tại bãi rác thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006 đã nêu lên thực trạng xung đột môi trƣờng giữa cơ sở xử lý rác thải với cộng đồng dân cƣ sống xung quanh và đƣa ra những giải pháp: giải pháp trƣớc mắt và giải pháp lâu dài đối với bãi rác Nam Sơn. Luận văn cũng có những đóng góp cơ 13
- bản về cả lý luận và thực tiễn. Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2005 do các tác giả Đăng Kim Chi (chủ biên), Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh, đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển, phân loại làng nghề Việt Nam; hiện trạng kinh tế xã hội làng nghề Việt Nam; hiện trạng môi trƣờng các làng nghề; những tồn tại ảnh hƣởng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội làng nghề Việt Nam... qua đó dự báo xu hƣớng phát triển và mức độ ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động làng nghề tới năm 2010; nghiên cứu định hƣớng xây dựng một số chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững; đề xuất các giải pháp phát triển môi trƣờng làng nghề. Các giải pháp đƣợc đề xuất bao gồm các giải pháp về kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề và các giải pháp quản lý nhƣ quy hoạch không gian làng nghề, sắp xếp lại các làng nghề theo hƣớng tập trung hay phân tán... Cuốn sách là một tài liệu quý giá cho những ai quan tâm đến các vấn đề làng nghề, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam. Đề tài “Hành vi sức khoẻ của cư dân nông thôn trong bối cảnh XĐMT” (nghiên cứu trƣờng hợp làng nghề Đồng bằng Bắc Bộ) do Viện xã hội học – Viện KHXHVN thực hiện năm 2007 tập trung nghiên cứu hành vi chăm sóc sức khoẻ của ngƣời dân trong bối cảnh xung đột môi trƣờng. Đề tài đã chỉ ra những xung đột trong nội bộ môi trƣờng làng nghề Hạ Thái, nổi lên là xung đột giữa ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động làm nghề với hành vi chăm sóc sức khoẻ của ngƣời dân. Tuy nhiên, đề tài đã giới hạn và dừng lại ở tiếp cận hành vi chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng trong bối cảnh xung đột môi trƣờng theo cách nhìn xã hội học chứ chƣa quan tâm đến các giải pháp quản lý XĐMT trong sự phát triển làng nghề. Cuốn sách Nghiên cứu Xã hội về môi trường của tập thể tác giả do Vũ Cao Đàm làm chủ biên đã tập hợp các nghiên cứu xã hội về môi trƣờng, góp phần làm sinh động thực tiễn nghiên cứu xã hội về môi trƣờng ở Việt Nam. 14
- Trong công trình nghiên cứu này, nhiều chủ đề nghiên cứu về môi trƣờng, quản lý XĐMT, an ninh môi trƣờng, giáo dục môi trƣờng v.v... đƣợc các tác giả bàn đến với cơ sở lý luận và những bằng chứng thực tiễn phong phú, thuyết phục. Tuy nhiên, vì là một công trình có nhiều tác giả tham gia trong một lĩnh vực còn rất mới mẻ, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau cho nên về cơ bản, cuốn sách vẫn mang tính chất một chuyên khảo, chƣa đòi hỏi những quan điểm nhất quán giữa các tác giả, cũng nhƣ không đòi hỏi phải phù hợp với quan điểm của các cơ quan quản lý môi trƣờng. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích, bổ xung thêm cả về cơ sở lý luận và thực tiễn về XĐMT, quản lý XĐMT, góp phần mở rộng các diễn đàn xoay quanh chủ đề nghiên cứu xã hội về môi trƣờng. Gần đây, “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 - Môi trường làng nghề Việt Nam”, Bộ tài Nguyên và Môi trƣờng thực hiện đã mô tả, phân tích hiện trạng môi trƣờng và những nguyên nhân, ảnh hƣởng xấu của ô nhiễm môi trƣờng, dự báo xu hƣớng diễn biến của môi trƣờng trong những năm tiếp theo, đồng thời làm rõ thực trạng và những tồn tại trong công tác quản lý môi trƣờng, từ đó đề xuất các giải pháp BVMT làng nghề.... Báo cáo cơ bản kế thừa tổng hợp các kết quả nghiên cứu về môi trƣờng làng nghề trong những năm gần đây nên chỉ có thể đƣa ra những nhận định, những giải pháp mang tính định hƣớng, chung chung cho các làng nghề. Nhƣ vậy, tựu chung lại, cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu sâu về quản lý XĐMT trong phát triển làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trƣờng. Vì thế, tác giả luận văn xác định đi sâu tìm hiểu với hy vọng sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu các biện pháp QLXĐ môi trong quá trình phát triển làng nghề. - Đề xuất giải pháp quản lý XĐMT trong quá trình phát triển làng nghề bằng 15
- xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trƣờng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc tìm hiểu cách thức quản lý XĐMT trong quá trình phát triển làng nghề. - Tiến hành khảo sát thực địa tại làng nghề và phân tích những tài liệu liên quan đến quản lý XĐMT làng nghề. - Xử lý, phân tích các số liệu, thông tin thu thập đƣợc từ khảo sát hình thành các luận cứ, luận chứng chứng minh các giả thuyết nghiên cứu. - Đề xuất giải pháp quản lý XĐMT trong phát triển làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và thành lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trƣờng. 4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Làng nghề Sơn mài Hạ Thái – Duyên Thái - Thƣờng Tín – Hà Nội và cộng đồng dân cƣ làng nghề. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Các cơ sở sản xuất và cộng đồng dân cƣ Làng nghề Sơn mài Hạ Thái. + Phạm vi về thời gian: Từ năm 1999 đến năm 2009. 5. Vấn đề nghiên cứu - Chính quyền và ngƣời dân làng nghề đã sử dụng những biện pháp nào để quản lý XĐMT trong quá trình phát triển của làng nghề? Hiệu quả của các biện pháp đó? - Phải chăng làng nghề càng phát triển mạnh thì việc quản lý XĐMT càng trở nên khó khăn, phức tạp? - Giải pháp nào để quản lý XĐMT trong khi vẫn duy trì tốt sự tồn tại và phát triển của làng nghề? 16
- 6. Giả thuyết nghiên cứu - Ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng đã sử dụng nhiều biện pháp để quản lý XĐMT, song các biện pháp đó chƣa thực sự hiệu quả (1). - Trong tiến trình phát triển của làng nghề, XĐMT ngày càng diễn ra phức tạp dẫn đến xử lý XĐMT trong sự phát triển làng nghề càng trở nên khó khăn (2). - Để quản lý tốt XĐMT làng nghề cần thực hiện một số giải pháp cơ bản (3): + Xây dựng khu sản xuất riêng, tách biệt khỏi khu dân cƣ. Khu sản xuất này phải đƣợc trang bị phƣơng tiện, công nghệ xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng. + Lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trƣờng do Hiệp hội làng nghề quản lý để đầu tƣ mua các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trƣờng. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận Nghiên cứu dựa trên quan điểm, phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác để tìm hiểu, nhận thức các vấn đề nghiên cứu. Trên quan điểm phƣơng pháp luận của Mác, mọi sự vật, hiện tƣợng phải đƣợc xem xét trong mối liên hệ, tác động qua lại, trong mâu thuẫn và quá trình vận động, phát triển không ngừng của lịch sử. Mặt khác, mọi sự vật, hiện tƣợng đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định. Ngƣời nghiên cứu cần xem xét sự vật hiện tƣợng trên những cơ sở khoa học đó. Trên cơ sở phƣơng pháp luận nhận thức duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác, đề tài sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống; tiếp cận quản lý học và các phƣơng pháp xã hội học để tìm luận cứ chứng minh các giả thuyết nghiên cứu của đề tài luận văn. 17
- 7.2. Phương pháp thu thập thông tin cụ thể - Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích các tài liệu sẵn có về quản lý XĐMT làng nghề và các tài liệu, thông tin thu đƣợc từ khảo sát. - Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát thực tế hiện trạng môi trƣờng và công tác quản lý XĐMT ở làng nghề. - Phương pháp điều tra chọn mẫu: +) Điều tra bằng bảng hỏi (định lƣợng): Trong phạm vi nguồn lực có thể, tác giả khảo sát 280 phiếu hỏi dành cho đại diện các hộ gia đình thuộc làng nghề. +) Phỏng vấn sâu (định tính): - Tiến hành PVS 25 trường hợp gồm các đối tượng và số lượng cụ thể như sau: + Lãnh đạo xã: 02 ca + Chủ tịch và Thư ký Hiệp hội làng nghề: 02 ca + Doanh nghiệp và chủ sản xuất: 04 ca + Trưởng thôn/phó trưởng thôn: 02 ca + Người dân trong làng nghề: 15 ca ---------------------------------------------------------------------------------- Tổng cộng: 25 ca PVS - Phương pháp xử lý thông tin: + Những bảng hỏi định lƣợng đƣợc xử lý trên máy tính bằng phần mềm thống kê SPSS 17.0. Những số liệu định lƣợng sẽ đƣợc xử lý dƣới dạng tần suất và các tƣơng quan nhằm so sánh, đánh giá vấn đề nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. + Do số ca PVS không nhiều nên những thông tin định tính đƣợc xử lý thủ công bằng việc phân chia thông tin theo các nhóm chủ đề cụ thể phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần làm rõ vấn đề nghiên cứu. 8. Luận cứ chứng minh + Luận cứ lý thuyết - Các khái niệm của đề tài. - Một số quan điểm, lý thuyết xã hội học và quản lý học về xung đột và 18
- quản lý XĐMT. + Luận cứ thực tế - Những thông tin, số liệu, liên quan đến đề tài thu thập đƣợc. - Những thông tin, số liệu thu thập đƣợc qua khảo sát thực địa tại làng nghề. 9. Cấu trúc luận văn Luận văn đƣợc kết cấu thành ba phần chính: Phần I. Mở đầu Trình bày các nội dung: Tính cấp thiết của đề tài; lịch sử nghiên cứu; mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu; khách thể, phạm vi nghiên cứu; vấn đề nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu; phƣơng pháp nghiên cứu và giới thiệu cấu trúc luận văn. Phần II. Nội dung chính của luận văn Gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của đề tài Chƣơng 2. Hiện trạng xung đột môi trƣờng tại làng nghề sơn mài Hạ Thái Chƣơng 3. Thực trạng quản lý xung đột môi trƣờng và giải pháp quản lý xung đột môi trƣờng trong phát triển làng nghề sơn mài Hạ Thái. Phần III. Kết luận và Khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 19
- PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN CHƢƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Xung đột và các khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm xung đột Đã có nhiều tác giả đƣa ra những khái niệm xung đột khác nhau. Bản thân từ “xung đột” (conflict) đứng riêng bao hàm nhiều nghĩa, nhiều cấp độ. Theo từ điển tiếng Anh, conflict là trạng thái đối lập hoặc thù địch, sự đấu tranh; conflict cũng có nghĩa là sự mâu thuẫn, bất đồng, bất hoà, tranh cãi, tranh luận, sự khác nhau, sự va chạm, không tương hợp. Theo từ điển trực tuyến Wikipedia, “Xung đột là trạng thái bất hoà do sự đối lập mang tính nhận thức hoặc hành động thực tế về các nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột có thể mang tính chất nội tâm (bên trong cá nhân) hoặc hướng ngoại (giữa hai hay nhiều cá nhân)[12]. Hai tác giả G.Endrweit và G.Trommsdorff cho rằng, “theo cách hiểu rộng lý thuyết xung đột là mọi tiếp cận khoa học xã hội mà trong đó các hiện tượng xung đột xã hội mang một ý nghĩa trung tâm đối với việc giải thích các quan hệ xã hội và quá trình xã hội” [11, tr. 890]. Bernhard Giesen đƣa ra định nghĩa: “Xung đột xã hội là các quan hệ và quá trình xã hội trong đó hai hay nhiều cá nhân hay nhóm xã hội có sự đối lập nhau trong việc giải quyết những vấn đề nhất định” [10, tr. 171-172] Bernhard Giesen đã nhận xét rằng nếu hiểu khái niệm xung đột quá hẹp thì nó sẽ loại trừ những quan hệ xung đột tiềm ẩn giữa các nhóm xã hội ra khỏi việc phân tích, qua đó những điều kiện cấu trúc quan trọng cho sự hình thành hành động xung đột rõ ràng sẽ biến mất khỏi tầm quan sát. Trái lại, nếu hiểu quá rộng thì nó sẽ bao hàm bất kỳ dạng nào của sự bất bình đẳng hay sự không cố định là quan trọng đối với hành động và phạm vi đối tƣợng của khoa học xã hội [31, tr. 9]. Do đó, để tránh việc hiểu quá rộng hay quá hẹp 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn