intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Thiết chế thúc đẩy hình thành Liên minh nghiên cứu toàn cầu tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam (Nghiên cứu kinh nghiệm của Australia)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng thiết chế thúc đẩy tham gia GRA nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Australia. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Thiết chế thúc đẩy hình thành Liên minh nghiên cứu toàn cầu tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam (Nghiên cứu kinh nghiệm của Australia)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- ĐẶNG THỊ VIỆT HƯƠNG THIẾT CHẾ THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH LIÊN MINH NGHIÊN CỨU TOÀN CẦU TẠI VIỆT NAM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CỦA AUSTRALIA) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- ĐẶNG THỊ VIỆT HƯƠNG THIẾT CHẾ THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH LIÊN MINH NGHIÊN CỨU TOÀN CẦU TẠI VIỆT NAM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CỦA AUSTRALIA) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60340412 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Hải XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học PGS.TS. Trần Văn Hải PGS.TS. Mai Hà Hà Nội - 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc Luận văn này, trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là Cơ quan chủ trì và PGS.TS. Trần Văn Hải, Chủ nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thƣ “Nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ của Australia, đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ phù hợp cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, đã cho phép tôi sử dụng tài liệu của nhiệm vụ để hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo/Cô giáo trong và ngoài Khoa Khoa học quản lý, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham gia giảng dạy Lớp cao học chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ 2013, đặc biệt là PGS.TS. Vũ Cao Đàm, ngƣời đã cung cấp cho tôi rất nhiều kiến thức và kỹ năng thực sự cần thiết, hữu ích cho quá trình học tập cũng nhƣ công tác của tôi hiện tại và trong tƣơng lai. Để hoàn thiện Luận văn này, tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Lãnh đạo Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Lãnh đạo Cục Phát triển thị trƣờng và doanh nghiệp khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, các nhà quản lý khoa học và công nghệ, quản lý doanh nghiệp và đại diện một số viện nghiên cứu đã trả lời phỏng vấn, giúp tôi có tƣ liệu trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Quý vị. Hà Nội, tháng 12 năm 2015 Tác giả Luận văn Đặng Thị Việt Hƣơng
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................4 PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................7 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 13 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 14 5. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 14 6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 14 7. Mẫu khảo sát ........................................................................................... 15 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 15 9. Kết cấu của Luận văn .............................................................................. 16 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT CHẾ, SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH NGHIÊN CỨU TOÀN CẦU ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ................................................................................................. 17 1.1. Thiết chế ............................................................................................... 17 1.1.1. Khái niệm thiết chế ........................................................................ 17 1.1.2. Khái niệm chính sách ..................................................................... 19 1.1.3. Chính sách khoa học và công nghệ ............................................... 21 1.2. Chuyển giao công nghệ ........................................................................ 22 1.2.1. Khái niệm công nghệ ..................................................................... 22 1.2.2. Chuyển giao công nghệ.................................................................. 24 1.2.3. Đặc điểm của chuyển giao công nghệ ........................................... 26 1.2.4. Hình thức chuyển giao công nghệ ................................................. 27 1.2.5. Các cấp độ chuyển giao công nghệ ............................................... 29 1.2.6. Chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia .................................... 30 1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển giao công nghệ ........ 30 1.2.8. Hiệu quả chuyển giao công nghệ................................................... 32 1
  5. 1.3. Mối quan hệ giữa nghiên cứu và chuyển giao công nghệ .................... 33 1.3.1. Tính độc lập tương đối giữa nghiên cứu và chuyển giao công nghệ .................................................................................................. 33 1.3.2. Thiết chế liên kết giữa nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ...... 35 1.4. Mối quan hệ giữa Liên minh nghiên cứu toàn cầu với chuyển giao công nghệ .................................................................................................... 36 1.4.1. Liên minh nghiên cứu toàn cầu...................................................... 36 1.4.2. Sự tác động của Liên minh nghiên cứu toàn cầu đến chuyển giao công nghệ .................................................................................................. 39 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 40 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁC THIẾT CHẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM.................... 41 2.1. Chính sách chuyển giao công nghệ ...................................................... 41 2.1.1. Văn bản quy phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ .............. 41 2.1.2. Những bất cập trong quy định về chuyển giao công nghệ ............ 42 2.2. Chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam ......................... 48 2.2.1. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trục tiếp nước ngoài ... 48 2.2.2. Chuyển giao công nghệ thông qua nhập khẩu thiết bị .................. 52 2.2.3. Đánh giá việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam ................................................................................................... 54 2.3. Những khó khăn trong hoạt động chuyển giao công nghệ .................. 55 2.3.1. Khó khăn đối với doanh nghiệp ..................................................... 56 2.3.2. Khó khăn đối với tổ chức nghiên cứu ............................................ 58 2.3.3. Khó khăn đối với cơ quan quản lý ................................................. 59 2.4. Nhu cầu về thiết chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài............................................................................. 63 2.4.1. Nhu cầu từ doanh nghiệp ............................................................... 63 2.4.2. Nhu cầu từ tổ chức nghiên cứu ...................................................... 64 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 68 2
  6. CHƢƠNG 3. HÌNH THÀNH THIẾT CHẾ THAM GIA LIÊN MINH NGHIÊN CỨU TOÀN CẦU TẠI VIỆT NAM - TỪ KINH NGHIỆM CỦA AUSTRALIA ........................................................................................ 69 3.1. Kinh nghiệm của Australia trong việc tham gia Liên minh nghiên cứu toàn cầu ....................................................................................................... 69 3.1.1. Kinh nghiệm hoạt động của Chương trình Các Trung tâm hợp tác nghiên cứu................................................................................................. 69 3.1.2. Kinh nghiệm hoạt động của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang............................................................................. 72 3.1.3. Kinh nghiệm tổ chức trong giai đoạn ươm tạo công nghệ qua mô hình “công viên công nghệ” .............................................................. 77 3.1.4. Kinh nghiệm tổ chức trong giai đoạn thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trường đại học ...................................................... 79 3.2. Hình thành thiết chế tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ ............................................................................... 85 3.2.1. Nguyên tắc và mục đích tham gia Liên minh nghiên cứu toàn cầu..................................................................................................... 85 3.2.2. Thiết chế về mối quan hệ giữa Nhà nước - khu vực nghiên cứu - khu vực doanh nghiệp khi tham gia Liên minh nghiên cứu toàn cầu ....... 87 3.2.3. Thiết chế về tổ chức và hoạt động của thị trường công nghệ khi tham gia Liên minh nghiên cứu toàn cầu ........................................... 93 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................... 97 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 99 3
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APCTT Asian Pacific center for technology Transfer Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dƣơng CGCN Chuyển giao công nghệ ESCAP Economic and Social Commission for Asia and the Pacific Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á - Thái Bình Dƣơng FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GRA Global Research Alliance Liên minh nghiên cứu toàn cầu KH&CN Khoa học và công nghệ OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế TPP Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hội nghị Liên hiệp quốc về Thƣơng mại và Phát triển UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNIDO United Nations Industrial Development Organization Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc WIPO World Intellectual Property Organization Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới 4
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bắt đầu từ vòng đàm phán đầu tiên đƣợc tiến hành tại Melbourn, Australia vào tháng 3 năm 2010, sau hơn 5 năm chờ đợi, ngày 5 tháng 10 năm 2015, Việt Nam cùng 11 quốc gia vành đai Thái Bình Dƣơng (Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Mỹ) cuối cùng cũng đã kết thúc đàm phán, chính thức đạt đƣợc sự đồng thuận về TPP tại Atlanta, Hoa Kỳ. Đây là thỏa thuận có tầm quan trọng chiến lƣợc cho các nƣớc trong khu vực, là thỏa thuận hỗ trợ việc làm, thúc đẩy tăng trƣởng bền vững, đẩy nhanh phát triển toàn diện và cải cách, tăng cƣờng quan hệ kinh tế và an ninh giữa các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. TPP đƣợc dự kiến sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, cả về phƣơng diện kinh tế, thể chế và xã hội. Tuy nhiên, bƣớc vào sân chơi TPP, Việt Nam gặp phải thách thức rất lớn bởi là nƣớc có trình độ phát triển thấp nhất trong các nƣớc thành viên TPP. Trong đó, thách thức lớn nhất là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Bộ trƣởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, trong bài phỏng vấn “Doanh nghiệp cần đổi mới để tham gia TPP” của tác giả Nhật Minh đăng trên Tạp chí Tin nhanh Việt Nam VnExpress ngày 10/10/2015, đã nhấn mạnh việc dành nguồn lực đổi mới sản xuất, tăng sức cạnh tranh là một trong ba việc mà doanh nghiệp phải làm trƣớc khi TPP có hiệu lực. Lời khuyên thứ hai trong số ba lời khuyên thuộc khuôn khổ bài phỏng vấn mà Bộ trƣởng Bộ KH&CN dành cho các doanh nghiệp Việt Nam là “phải nhanh chóng đổi mới công nghệ, vốn đang rất lạc hậu. Bây giờ thuế có về 0% mà hàng hóa kém chất lƣợng cũng rất khó cạnh tranh... Để làm đƣợc việc đó, doanh nghiệp phải thắt lƣng buộc bụng để đầu tƣ cho KH&CN, nghiên cứu”. 5
  9. Qua đó, có thể thấy tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, một quốc gia, nhất là đối với những nƣớc đang phát triển. Để góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế tri thức của thế giới, Việt Nam cần nhanh chóng phát triển và nâng cao trình độ KH&CN trong nƣớc. Mà con đƣờng nhanh nhất và ngắn nhất để rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí nghiên cứu, nhanh chóng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các thành tựu KH&CN của thế giới, giúp đổi mới công nghệ trong nƣớc, tiếp thu công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, phát triển nền kinh tế đất nƣớc là tìm kiếm và CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Những năm gần đây, do các doanh nghiệp đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ trong sản xuất nên hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam diễn ra khá đa dạng và phong phú. Nhiều công nghệ mới, hiện đại đƣợc chuyển giao vào nƣớc ta, nhiều sản phẩm mới đƣợc tạo ra với công nghệ hiện đại, góp phần tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc. Đa số công nghệ chuyển giao chƣa phải loại tiên tiến, hiện đại, một số công nghệ ở mức thấp, lạc hậu. Cá biệt có trƣờng hợp chuyển giao là công nghệ thanh lý ở một số nƣớc đầu tƣ, nguy cơ biến nƣớc ta trở thành bãi thải công nghệ, nhất là CGCN qua các dự án FDI. Những hạn chế của hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam là khá nhiều nhƣng có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu nhƣ sau: - Thiếu thông tin cập nhật về công nghệ mới, công nghệ hiện đại; - Thiếu nhân lực KH&CN am hiểu chuyên môn về công nghệ mới và CGCN; - Thiếu nhân lực quản lý KH&CN đƣợc đào tạo chuyên sâu về CGCN và các lĩnh vực liên quan; 6
  10. - Khó khăn trong công việc tìm kiếm công nghệ phù hợp từ nƣớc ngoài; - Thụ động trong đàm phán, ký kết hợp đồng CGCN; - Giá CGCN cao; - Chƣa đủ năng lực tiếp thu, làm chủ và phát triển các công nghệ mới, hiện đại từ nƣớc ngoài; -Thiếu các tổ chức dịch vụ CGCN; - Hoạt động đánh giá và định giá công nghệ yếu kém; - Thiếu cơ sở dữ liệu thông tin liên quan về CGCN; - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về CGCN và các lĩnh vực liên quan chƣa đồng bộ và phù hợp. Từ đó có thể thấy, việc nghiên cứu đƣa ra các giải pháp nhằm giải quyết các hạn chế trong việc tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiên tiến của nƣớc ngoài vào sản xuất trong nƣớc là việc quan trọng. Từ góc độ của một nhà quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN, tác giả Luận văn muốn đƣa ra một giải pháp để góp phần giải quyết thực trạng bất cập nêu trên thông qua Luận văn Thiết chế thúc đẩy hình thành Liên minh nghiên cứu toàn cầu tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam (Nghiên cứu kinh nghiệm của Australia). 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu đƣợc công bố ở trong nƣớc có liên quan đến chủ đề của Luận văn có thể kể đến một số đề tài, luận văn nhƣ sau: - Đề tài “Nghiên cứu phát triển hoạt động tư vấn, Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam” do TS. Hoàng Xuân Long (2009), Viện Chiến lƣợc và Chính sách KH&CN, Bộ KH&CN làm chủ nhiệm. Mục tiêu của Đề tài là xây dựng các căn cứ lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển các tổ chức tƣ vấn, môi giới CGCN ở nƣớc ta. Đề tài đã đƣa ra một số giải pháp mang tính chất định hƣớng cho hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động tƣ vấn, môi giới CGCN nhƣ: Chú trọng nâng cao nhận thức về hoạt động tƣ vấn, môi giới CGCN; Nhà nƣớc tăng cƣờng xây dựng hệ thống 7
  11. thông tin mang tính chất cơ bản, nền tảng cho hoạt động tƣ vấn, môi giới CGCN; Cần sớm có quy hoạch và kế hoạch đào tạo nhân lực chuyên nghiệp làm công tác tƣ vấn, môi giới CGCN; Bổ sung và hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tƣ vấn, môi giới CGCN, có các chính sách thúc đẩy hình thành mạng lƣới các tổ chức tham gia tƣ vấn, môi giới CGCN, bao gồm cả liên kết trong nƣớc và liên kết quốc tế. - Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thu hút chuyển giao và nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở kinh nghiệm của Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc” (KX.06.04/11-15) do ThS. Nguyễn Hoàng Hải , Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN làm chủ nhiệm với mục tiêu: Xác định cơ sở lý luận chung về các mô hình phát triển dựa vào công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn tại các nƣớc Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc; Phân tích tác động của các chính sách thúc đẩy chuyển giao và nhập khẩu công nghệ của Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc trong quá trình phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa; Đề xuất định hƣớng thúc đẩy chuyển giao và nhập khẩu công nghệ từ các nƣớc phát triển vào Việt Nam giai đoạn đến năm 2020. Đề tài đã cung cấp một bức tranh tổng thể về các mô hình phát triển công nghệ của các nƣớc, đồng thời góp phần bổ sung những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng trong các hoạt động hoạch định và thực thi chính sách phát triển công nghệ sẽ đƣợc triển khai trong thời gian tới. - Tổng luận “Kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy quá trình tiếp nhận và Chuyển giao công nghệ” do Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Bộ KH&CN biên soạn và xuất bản. Nội dung chính là: Những vấn đề chung về công nghệ, CGCN; Kinh nghiệm quốc tế về tiếp nhận và CGCN; Kinh nghiệm một số nƣớc về thúc đẩy CGCN. Cụ thể, trên cơ sở lý luận về công nghệ và CGCN, đề tài đã đƣa ra một số quy tắc cần chú ý để có thể tăng cƣờng lợi nhuận và giảm thiểu thua thiệt trong các thoả thuận CGCN. Đề tài điểm qua các dòng CGCN quốc tế chủ yếu nhƣ CGCN giữa các nƣớc công 8
  12. nghiệp phát triển và CGCN giữa các nƣớc công nghiệp phát triển với các nƣớc đang phát triển; những vấn đề khó khăn trong việc CGCN mà các nƣớc đang phát triển phải đối mặt. Liên quan đến kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy CGCN, đề tài nêu đƣợc kinh nghiệm CGCN ở Trung Quốc và kinh nghiệm CGCN trong ngành chế tạo của Thái Lan. - Đề tài “Đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ ở một số ngành kinh tế” của TS. Nguyễn Quang Tuấn, Viện Chiến lƣợc và Chính sách KH&CN, Bộ KH&CN làm chủ nhiệm. Đề tài đã nêu ra thực trạng mua bán và CGCN ở nƣớc ta, CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, các định chế trung gian của thị trƣờng công nghệ; trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nƣớc trong việc hình thành và phát triển thị trƣờng công nghệ; đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nƣớc đối với phát triển thị trƣờng công nghệ nƣớc ta thời gian qua và đề xuất giải pháp tăng cƣờng vai trò của Nhà nƣớc trong thúc đẩy phát triển thị trƣờng công nghệ. - Đề tài “Nghiên cứu phương pháp xác định giá công nghệ và đề xuất quy trình xác định giá công nghệ trong điều kiện Việt Nam” của Hoàng Văn Tuyên, Viện Chiến lƣợc và Chính sách KH&CN, Bộ KH&CN đã đƣa ra đƣợc bức tranh về nguồn cung cấp công nghệ của Việt Nam. Nguồn cung công nghệ từ các tổ chức nghiên cứu và triển khai trong nƣớc còn rất nhỏ bé, số lƣợng công nghệ là sáng chế đƣợc chuyển giao từ nƣớc ngoài vào Việt Nam chƣa nhiều, công nghệ đƣợc chuyển giao chủ yếu là bí quyết kỹ thuật chứa đựng trong trang bị/máy móc. - Đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ ở Việt Nam” của Nguyễn Vân Anh, Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nghiên cứu về các mô hình tổ chức xúc tiến CGCN nhằm phát triển thị trƣờng công nghệ ở Việt Nam, từ đó đƣa ra cơ chế nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức xúc tiến CGCN hình thành và phát triển. 9
  13. - Đề tài “Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Mạnh Hùng, Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị (2012). Đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về thị trƣờng KH&CN, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động tới phát triển thị trƣờng KH&CN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; Nêu kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trƣờng KH&CN ở một số quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; Phân tích và đánh giá quá trình phát triển thị trƣờng KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo những nội dung và các tiêu chí đã đề xuất; Phân tích bối cảnh mới và quan điểm phát triển thị trƣờng KH&CN trong bối cảnh mới và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trƣờng KH&CN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan về hoạt động CGCN nhƣ: - “Vai trò của tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp” của tác giả Hoàng Xuân Long, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 3/2008. Bài viết đã nêu đƣợc sự phức tạp liên quan trực tiếp đến hoạt động CGCN của các doanh nghiệp nhƣ lựa chọn phƣơng thức CGCN, đánh giá công nghệ nhằm lựa chọn một trong số nhiều công nghệ khác nhau để thoả mãn tối ƣu những thông số do doanh nghiệp xác định trƣớc. Nhƣ vậy, trƣớc những phức tạp đó, cùng với các nỗ lực xử lý của doanh nghiệp, sự trợ giúp từ bên ngoài của tổ chức tƣ vấn, môi giới CGCN là rất cần thiết và hữu ích. - “Mô hình tổ chức xúc tiến chuyển giao công nghệ quốc tế và bài học cho Việt Nam” của Nguyễn Vân Anh, Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tạp chí Hoạt động Khoa học, Bộ KH&CN, số 621, tháng 2/2011. Bài viết giới thiệu mô hình tổ chức xúc tiến CGCN của Hàn Quốc và Trung Quốc, từ đó rút ra một số kinh nghiệm thiết thực cho Việt Nam. - “Chuyển giao công nghệ chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng” của tác giả Thanh Tâm, đăng trên Báo Công thƣơng ngày 05/11/2014. Bài viết nêu ý kiến 10
  14. của ông Bùi Văn Hùng, Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ, Bộ KH&CN và một số chuyên gia, cho rằng CGCN ở Việt Nam vẫn chƣa đạt hiệu quả nhƣ kỳ vọng, chƣa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, giá trị gia tăng không cao, lợi nhuận thu về ít. Tính cạnh tranh của sản phẩm trên thƣơng trƣờng quốc tế còn yếu kém do hầu hết các công nghệ đƣợc chuyển giao là các công nghệ đã và đang đƣợc sử dụng phổ biển. Vấn đề nằm ở chính sách và môi trƣờng thu hút FDI của chúng ta không đƣợc thiết kế để khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động CGCN. Từ đó khuyến nghị Chính phủ cần có chính sách khuyến khích việc chủ động thực hiện CGCN giữa các doanh nghiệp, với sự định hƣớng từ các cấp; từ quốc gia đến địa phƣơng cũng nhƣ giữa từng doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực. Các nghiên cứu đƣợc công bố ở nƣớc ngoài có liên quan đến chủ đề của Luận văn có thể kể đến một số nghiên cứu nhƣ sau: - “Tính cạnh tranh ngành tại Australia”, số tháng 7 năm 2014 của Học viện Khoa học Công nghệ và Kỹ thuật Australia (ATSE). Trong bài báo của mình, ATSE đƣa ra quan điểm rằng năng suất và tính cạnh tranh của Australia phụ thuộc rất nhiều vào tính đổi mới của ngành mà cụ thể đƣợc khái quát trong các lĩnh vực nghiên cứu, đổi mới công nghệ và hợp tác trong và ngoài nƣớc. Tính cạnh tranh ngành của Australia phụ thuộc sâu sắc vào khả năng biến đổi những sự đầu tƣ từ khoa học, nghiên cứu và phát triển thành lợi nhuận kinh tế và việc nâng cao hiệu suất thông qua sự lĩnh hội những công nghệ mới và tiên tiến bao gồm việc nắm bắt hiệu quả những sự đổi mới từ bên ngoài. - “Những nhân tố thành công quan trọng của các công viên công nghệ tại Australia” của tác giả Radwan Kharabsheh, Phòng Kinh doanh Hành chính, Đại học Hashemite, trên Tạp chí Quốc tế về Kinh tế và Tài Chính, Quyển 4, số 7 tháng 7 năm 2012. Vì tầm quan trọng tiềm năng của các công viên công nghệ, mức độ phức tạp về quy mô đầu tƣ yêu cầu và sự quan tâm ngày càng lớn từ phía Chính phủ để sử dụng những công viên công nghệ này 11
  15. nhƣ một công cụ để tạo ra sự phát triển bền vững có một nhu cầu cấp thiết cho một sự hiểu biết tốt hơn về các yếu tố thành công quan trọng của các công viên công nghệ này. Tuy nhiên, mục đích của những công viên công nghệ này và nhân tố dẫn tới việc đổi mới thành công vẫn còn là điều bí ẩn. Điều này cần phân tích nghiên cứu những trƣờng hợp nổi tiếng nhất để giải thích sự thành công của họ. Nghiên cứu này đã sử dụng việc phỏng vấn chuyên sâu để khai thác những nhân tố thành công quan trọng của các công viên công nghệ. Việc nghiên cứu cũng chỉ rõ đó là những nhân tố nhƣ: một nền văn hóa chấp nhận rủi ro từ kinh doanh, yếu tố quản lý khu tự trị, môi trƣờng thuận lợi, sự đông đảo của các công ty, sự hiện diện của các công ty sáng tạo quốc tế và cuối cùng là tầm nhìn chung của các cổ đông của công viên công nghệ. - “Hoạt động nghiên cứu của Đại học Cấp bằng sáng chế tại Australia: đánh giá thí điểm” của Bộ Công nghiệp Australia vào tháng 10 năm 2013. Các trƣờng đại học đóng góp cho sự phát triển kinh tế không chỉ thông qua hoạt động giảng dạy và nghiên cứu mà còn thông qua sự cam kết và hợp tác với các ngành công nghiệp và lĩnh vực khác. Những năm gần đây đã thấy sự gia tăng trong việc sử dụng các số liệu bằng sáng chế để đánh giá sự đổi mới và kết quả nghiên cứu. Tài liệu sáng chế có thể truy cập ở dạng điện tử, cung cấp thông tin chi tiết của các sáng chế từ việc hợp tác và nghiên cứu với các trƣờng đại học. Những phần mềm đặc biệt còn cho phép chúng ta xem xét các tài liệu và theo dõi các kiến thức công nghệ cũng nhƣ sự phổ biến của nó trong nền kinh tế. Nghiên cứu thí điểm này đƣợc kiểm tra bằng sáng chế có nguồn gốc từ 12 trƣờng đại học của Australia và các số liệu đƣợc xem xét là những bằng sáng chế đƣợc công bố, kỹ thuật chuyên môn và tần số trích dẫn của bằng sáng chế trong tài liệu khác. Từ dữ liệu này, chúng ta đã có thể mở rộng sự hiểu biết về mối quan hệ giữa các bằng sáng chế và các tác động của các nghiên cứu từ các trƣờng đại học. 12
  16. - “Khoa học và công nghệ dựa trên hỗ trợ kinh doanh trong “nền kinh tế sáng tạo tầng thứ hai” của Australia” của Kevin Hindle và John Yencken. Nghiên cứu này đã đi vào chi tiết và chứng minh những điều kiện tiên quyết để Australia tồn tại và gặt hái giá trị lớn hơn nhiều so với đầu tƣ nghiên cứu. Nó là rất đáng đƣợc hy vọng rằng Chính phủ mới của Australia sẽ nhận ra những lĩnh vực cũng nhƣ điểm yếu và thiếu sót trong bộ chƣơng trình đổi mới, đó là phát triển kỹ năng. Các cơ hội lớn nhất cho chính sách đổi mới của Australia là việc nâng cao sự sáng tạo và phát triển công nghệ cao, không chỉ với các khía cạnh nghiên cứu hay kỹ thuật mà là khía cạnh con ngƣời của sự phát triển. Chúng ta cần phải tập trung vào con ngƣời, giúp công dân phát triển các kỹ năng mới. Vấn đề không phải là thiếu sáng chế, mà là chúng ta đang thiếu các kỹ năng kinh doanh cần thiết để đƣa những sáng chế thành các sản phẩm và dịch vụ có giá trị. Và các chính sách đổi mới của Chính phủ mới cần tập trung nỗ lực ban đầu vào chƣơng trình nâng cao năng lực kinh doanh của Australia. Các nghiên cứu nêu trên đã đƣa ra đƣợc bức tranh khá đa dạng về thực trạng hoạt động CGCN tại nƣớc ta, chỉ ra một số bất cập, yếu kém trong hoạt động CGCN, phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia có hoạt động CGCN sôi động, từ đó đề xuất giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức xúc tiến CGCN, nâng cao hiệu quả hoạt động CGCN. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu nêu trên vẫn chƣa đƣa ra đƣợc câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào xác định đƣợc nơi có công nghệ nghệ nguồn cần chuyển giao? Hoặc nếu công nghệ đó chƣa từng có thì sao? Tổ chức nào có thể kết nối và đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiêp? Luận văn sẽ cố gắng để góp một câu trả lời cho các vấn đề nêu trên. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng thiết chế thúc đẩy tham gia GRA nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Australia. 13
  17. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ: - Phân tích cơ sở lý luận về thiết chế, chính sách, GRA, CGCN, sự tác động của GRA đến CGCN; - Khảo sát thực trạng thiết chế thúc đẩy các tổ chức KH&CN Việt Nam tham gia GRA nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam; - Tìm hiểu kinh nghiệm của Australia trong việc hình thành thiết chế thúc đẩy tham gia GRA nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CGCN; - Đề xuất giải pháp xây dựng thiết chế thúc đẩy các tổ chức KH&CN Việt Nam tham gia GRA nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: 2010-2014 - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn giới hạn nội dung nghiên cứu về thiết chế thúc đẩy các tổ chức KH&CN Việt Nam tham gia GRA nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam (Nghiên cứu kinh nghiệm của Australia) 5. Câu hỏi nghiên cứu Cần hình thành thiết chế nhƣ thế nào để thúc đẩy các tổ chức KH&CN Việt Nam tham gia GRA nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam? 6. Giả thuyết nghiên cứu Để thúc đẩy các tổ chức KH&CN Việt Nam tham gia GRA nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, cần hình thành thiết chế theo các tiêu chí: - Thiết chế giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nƣớc - khu vực nghiên cứu - khu vực doanh nghiệp; - Thiết chế về tổ chức và hoạt động của thị trƣờng công nghệ. 14
  18. 7. Mẫu khảo sát Luận văn khảo sát các mẫu nhƣ sau: - Đại diện các tổ chức nghiên cứu, bao gồm: Trung tâm Điện tử Viễn thông, Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học và Tự động hóa, Bộ Công Thƣơng, Viện Công nghiệp giấy và xenluylo, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc, Chính sách Công nghiệp, Bộ Công Thƣơng; - Đại diện các doanh nghiệp, bao gồm: Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng Công ty Cổ phần rƣợu - bia - nƣớc giải khát Hà Nội, Công ty TNHH Thƣơng mại và Kỹ thuật Thịnh Khôi; - Đại diện các nhà quản lý KH&CN, bao gồm: Lãnh đạo Vụ, trƣởng, phó phòng, chuyên viên của Vụ Hợp tác quốc tế, Lãnh đạo Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Lãnh đạo Cục Phát triển thị trƣờng và doanh nghiệp khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Phương pháp chọn mẫu: - Chọn mẫu theo tiêu chí có đại diện doanh nghiệp lớn (tổng công ty), doanh nghiệp nhỏ và vừa (công ty TNHH); - Đối với các viện nghiên cứu chọn mẫu theo tiêu chí có sáng tạo công nghệ, có chuyển giao công nghệ; - Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN, chọn mẫu theo tiêu chí có quản lý hợp tác quốc tế về KH&CN, có quản lý về ứng dụng, phát triển, doanh nghiệp KH&CN. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng số liệu có liên quan đến GRA, GRA tại Australia, CGCN, CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. - Phương pháp quan sát: xem xét khách quan nhu cầu về thiết chế thúc đẩy tham gia GRA tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. - Phương pháp điều tra, khảo sát: điều tra, khảo sát nhu cầu về thiết chế thúc đẩy tham gia GRA tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. 15
  19. - Phương pháp phỏng vấn: tác giả Luận văn đã phỏng vấn 05 đại diện doanh nghiệp, 05 đại diện tổ chức nghiên cứu, 07 nhà quản lý hợp tác quốc tế về KH&CN. Tác giả liên hệ trƣớc với ngƣời đƣợc phỏng vấn và gửi câu hỏi phỏng vấn về việc xây dựng thiết chế thúc đẩy hình thành GRA tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của Luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: - Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về thiết chế, sự tác động của Liên minh nghiên cứu toàn cầu đến chuyển giao công nghệ - Chƣơng 2. Thực trạng các thiết chế tác động đến hiệu quả chuyển giao công nghệ tại Việt Nam - Chƣơng 3. Hình thành thiết chế tham gia Liên minh nghiên cứu toàn cầu tại Việt Nam - Từ kinh nghiệm của Australia 16
  20. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT CHẾ, SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH NGHIÊN CỨU TOÀN CẦU ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1.1. Thiết chế 1.1.1. Khái niệm thiết chế Thiết chế là một khái niệm phức tạp và đƣợc xem xét dƣới những góc độ khác nhau: - Theo Fichter, J. H. (1958): Thiết chế là một hình trạng hoặc một sự phối hợp những khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận và tập trung vào sự thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của cộng đồng.1 Theo đó, thiết chế bao gồm các chuẩn mực và giá trị, tạo thành một hệ thống các quan hệ ổn định, một khuôn mẫu xã hội biểu hiện sự thống nhất đƣợc xã hội thừa nhận nhằm mục địch thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội. - Theo Roger Friedland A. F. Robertson (1992): Thiết chế là một tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội.2 Khái niệm thiết chế đôi khi đƣợc coi nhƣ khái niệm thể chế. Một số khái niệm thể chế nhƣ: thể chế có thể đƣợc hiểu là cái tạo thành khung khổ trật tự cho các quan hệ của con ngƣời, định vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bên tham gia tƣơng tác; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung đƣợc mọi ngƣời chia sẻ. Theo Douglass Cecil North (1990): Thể chế là những giới hạn được vạch ra trong phạm vi khả năng và hiểu biết của con người hình thành nên mối quan hệ qua lại của con người.3 1 Fichter, J. H. (1958). Parochial school: Asociological study. Notre Dame, IN: University of Notre Dame Press. Gamoran, A. (1987). 2 Roger Friedland and A. F. Robertson (1992), The Sociology of Economic Life, Boulder, CO: Westview Press, 1992 3 Douglass Cecil North (1990), Institutions, Institutional Change and Economic Performance, Cambridge University Press, 1990 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2