Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở Việt Nam trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng từ đó đề xuất việc xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở Việt Nam trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở Việt Nam trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Võ Văn Cảnh XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THỐNG NHẤT TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN MÁU Ở VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ TẬP TRUNG HÓA CÁC ĐƠN VỊ TRUYỀN MÁU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ Võ Văn Cảnh XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THỐNG NHẤT TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN MÁU Ở VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ TẬP TRUNG HÓA CÁC ĐƠN VỊ TRUYỀN MÁU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Mã số: 60340412 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS Trần Văn Hải Hà Nội, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Tác giả Luận văn Võ Văn Cảnh i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành xong Luận văn thạc sỹ, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Khoa học quản lý, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội; Ban Lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ƣơng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian theo học và nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sỹ. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô đã hƣớng dẫn và cho tôi nhiều kiến thức trong quá trình học cao học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Trần Văn Hải, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và làm Luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn các Anh, Chị, Em các Khoa, Phòng trong toàn Viện đã cung cấp thông tin số liệu và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu. Nhân dịp này Tôi bày tỏ lòng biết ơn tới Ba, Mẹ các Anh, Chị, Em và ngƣời thân trong gia đình Nội, Ngoại đã đông viên, chia sẻ mọi mặt trong cuộc sống thƣờng ngày để tôi có động lực để tôi phân đấu vƣơn lên. Xin cảm ơn các Anh, Em trong phòng Vật Tƣ - Thiết bị y tế đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ trong công việc để tôi hoàn thành trong quá trình học tập và làm luận văn này./. Hà Nội, 2020 Võ Văn Cảnh ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. 4 DANH MỤC CÁC HÌNH, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .................................... 5 MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 6 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 6 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 8 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 14 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 14 5. Mẫu khảo sát ............................................................................................ 14 6. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 14 7. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 15 8. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 15 9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 16 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN MÁU .................................................................... 17 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách công nghệ thống nhất ............................... 17 1.1.1. Khái niệm chính sách ...................................................................... 17 1.1.2. Khái niệm công nghệ ...................................................................... 23 1.1.3. Khái niệm chính sách công nghệ .................................................... 24 1.1.4. Khái niệm chính sách công nghệ thống nhất .................................. 24 1.1.5. Tiêu chí của công nghệ thống nhất ................................................. 25 1.2. Cơ sở lý luận về hệ thống truyền máu ................................................... 26 1.2.1. Khái niệm truyền máu ..................................................................... 26 1.2.2. Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu .................................. 28 1
- 1.2.3. An toàn truyền máu ......................................................................... 30 1.2.4. Cơ sở khoa học của tập trung hóa các đơn vị truyền máu ............. 35 1.3. Chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu .............. 39 1.3.1. Chính sách của Nhà nước liên quan đến truyền máu ..................... 39 1.3.2. Tiêu chí của chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu................................................................................................. 40 Tiểu kết Chương 1 ....................................................................................... 40 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN MÁU Ở VIỆT NAM ........................................ 41 2.1. Thực trạng tổ chức hệ thống truyền máu .............................................. 41 2.1.1. Tổ chức hệ thống truyền máu trên thế giới ..................................... 41 2.1.2. Tổ chức hệ thống truyền máu tại Việt Nam .................................... 42 2.1.3. Nhận xét về tổ chức hệ thống truyền máu tại Việt Nam ................. 45 2.2. Thực trạng chính sách công nghệ trong hệ thống truyền máu .............. 47 2.2.1. Công nghệ an toàn trong truyền máu ............................................. 47 2.2.2. Công nghệ đảm bảo chất lượng xét nghiệm huyết học truyền máu.... 47 2.2.3. Công nghệ chuẩn sản xuất chế phẩm máu ..................................... 51 2.2.4. Công nghệ sử dụng máu và chế phẩm máu .................................... 52 2.2.5. Công nghệ NAT đảm bảo chất lượng nguồn máu truyền cho người bệnh.......................................................................................... 54 2.3. Nhận xét chính sách công nghệ trong hệ thống truyền máu ................. 56 2.3.1. Công nghệ truyền máu:................................................................... 56 2.3.2. Vị trí của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trong hệ thống truyền máu.................................................................................. 56 2.3.3. Hạn chế của chính sách công nghệ trong hệ thống truyền máu .... 59 2.3.4. Nguyên nhân hạn chế của chính sách công nghệ trong hệ thống truyền máu................................................................................................. 60 Tiểu kết Chương 2 ....................................................................................... 60 2
- CHƢƠNG 3. KHUNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THỐNG NHẤT TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN MÁU TRÊN CƠ SỞ TẬP TRUNG HÓA CÁC ĐƠN VỊ TRUYỀN MÁU ....................................................................... 61 3.1. Xu hƣớng tập trung hóa các đơn vị truyền máu .................................... 61 3.1.1. Hình thành ngân hàng máu ............................................................ 61 3.1.2. Tập trung hóa các đơn vị truyền máu ............................................. 62 3.1.3. Xu hướng tập trung hóa các đơn vị truyền máu ở Việt Nam .......... 65 3.2. Chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu .............. 67 3.2.1. Mục đích của chính sách ................................................................ 67 3.2.2. Áp dụng tiêu chí công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu................................................................................................. 68 3.3. Chính sách tập trung hóa các đơn vị truyền máu .................................. 70 3.3.1. Áp dụng tiêu chí tập trung hóa trong hệ thống truyền máu ........... 70 3.3.2. Tập trung hóa công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ... 71 3.3.3. Xây dựng “hạt nhân” của hệ thống truyền máu ............................ 72 3.4. Các giải pháp xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu .............. 75 3.4.1. Giải pháp kỹ thuật........................................................................... 75 3.4.2. Giải pháp về nguồn lực ................................................................... 75 3.4.3. Giải pháp về tổ chức, chính sách .................................................... 76 3.4.4. Những điều kiện cần và đủ để thực hiện chính sách ...................... 77 Tiểu kết Chương 3 ....................................................................................... 78 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 80 3
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Chú giải ATTM An toàn truyền máu BVĐK Bệnh viện đa khoa Hepatitis B virus HBV Virus viêm gan B HCL Hồng cầu lắng Hepatitis C virus HCV virus viêm gan C HHTMTW Huyết học - Truyền máu Trung ƣơng Human Immunodeficiency Virus HIV Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời, bệnh liệt kháng HMTN Hiến máu tình nguyện HSA Cơ quan Khoa học Y tế HTĐL Huyết tƣơng đông lạnh HTTĐL Huyết tƣơng tƣơi đông lạnh KH&CN Khoa học và Công nghệ JRCBC Trung tâm Máu Chữ thập đỏ Nhật Bản Hiệp hội Y học Truyền máu và Liệu pháp tế JSTMCT bào Nhật Bản KTC Khối tiểu cầu MOH Bộ Y tế TTTMKV Trung tâm truyền máu khu vực World Health Organization WHO Tổ chức Y tế Thế giới 4
- DANH MỤC CÁC HÌNH, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Cấu trúc paradigma của chính sách ................................................ 22 Sơ đồ 1: Khung phân tích dự kiến................................................................... 16 Sơ đồ 2.1: Hệ thống truyền máu quốc gia ....................................................... 44 Sơ đồ 2.2: Hệ thống ngân hàng máu quốc gia ................................................ 44 5
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dịch vụ truyền máu ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong mạng lƣới khám bệnh, chữa bệnh của ngành y tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Máu là loại thuốc đặc biệt cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Trong các ca cấp cứu, nhiều bệnh nhân bị mất máu nặng cần phải truyền máu kịp thời, trong các trƣờng hợp này, việc truyền máu là hết sức quan trọng và cần thiết vì lƣợng máu mất đi thƣờng rất lớn, bệnh nhân có thể trụy mạch, shock, nếu không có lƣợng máu bù vào cơ thể bệnh nhân có thể tử vong rất nhanh. Thế nhƣng làm sao để có thể truyền máu một cách an toàn, kịp thời cứu sống ngƣời bệnh, khi mà các điều kiện còn thiếu là một trăn trở của các y, bác sĩ tuyến huyện. Để có đủ máu cho nhu cầu cấp cứu và điều trị, cần tối thiểu số lƣợng đơn vị máu bằng 2% dân số mỗi năm, ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam nhu cầu máu đến 5% thậm chí đến 7%. Nhu cầu máu cho cấp cứu, điều trị bệnh là rất lớn và ngày càng tăng do chấn thƣơng, tai nạn giao thông, phụ nữ băng huyết sau sinh, xuất huyết dạ dày, ung thƣ máu. Ngoài ra nhu cầu máu ngày càng tăng do sự phát triển các kỹ thuật mổ tim, gan, thận, ghép thận, ghép tế bào gốc tạo máu, ghép tạng… Nhu cầu máu còn cần thiết để dự trữ cho an ninh quốc phòng và thảm họa… Hệ thống Truyền máu ở Việt Nam hiện nay còn một số hạn chế nhƣ: - Thống nhất quản lý hoạt động truyền máu: Chƣa đƣa ra đƣợc yêu cầu về chất lƣợng của các trung tâm truyền máu; Quản lý chƣa chặt chẽ về ngƣời hiến máu, máu và chế phẩm máu do có một số đơn vị thuộc quân đội, công an... còn hoạt động độc lập. - Tổ chức dịch vụ truyền máu: Mạng lƣới truyền máu cả nƣớc hiện còn phân tán, đầu tƣ nhỏ lẻ dàn trải công nghệ không đồng bộ, lạc hậu. 6
- - Nguồn ngƣời hiến máu: Không đa dạng chủ yếu là học sinh, sinh viên. - Mạng lƣới tiếp nhận, sàng lọc và cung cấp máu: Các cơ sở truyền máu phần lớn vẫn trực thuộc bệnh viên, tiếp nhận theo hƣớng tự cung tự cấp. Trang thiết bị sàng lọc chƣa hiện đại và thiếu đồng bộ. kỹ thuật sàng lọc các bệnh truyền nhiễm vẫn còn có khoảng thời gian cửa sổ kéo dài. Do đó, chất lƣợng đơn vị máu thấp và có thể dẫn đến không đảm bảo an toàn truyền máu. - Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý: Chƣa thống nhất áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống truyền máu cả nƣớc dẫn đến không kiểm soát đƣợc ngƣời hiến máu, xét nghiệm an toàn đơn vị máu, điều chế, bảo quản, cấp phát… Quản lý bệnh nhân, quản lý an toàn miễn dịch hòa hợp truyền máu. Có thể thấy hệ thống truyền máu ở Việt Nam hoạt động chƣa hiệu quả. Nguyên nhân là do chƣa xây dựng đƣợc chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu. Do đó, việc nghiên cứu chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở Việt Nam là rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn truyền máu và chất lƣợng đơn vị máu trên toàn quốc. Việc tập trung hóa các cơ sở truyền máu là yêu cầu hết sức cấp thiết nhằm đảm bảo đủ máu và các chế phẩm máu an toàn để phục vụ ngƣời bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lƣợng máu và chế phẩm máu ở tất cả các trung tâm Truyền máu trên cả nƣớc và tiết kiệm chi phí đào tạo, mua sắm thì cần có một chính sách công nghệ thống nhất, đồng bộ. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn bình đẳng cho ngƣời bệnh cần truyền máu trên cả nƣớc. Chính vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở Việt Nam trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu” làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên. 7
- 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việc xây dựng chính sách có liên quan đến công nghệ truyền máu đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc và ở nƣớc ngoài quan tâm. Trƣớc hết, Luận văn xin phân tích các nghiên cứu đƣợc công bố ở nƣớc ngoài. Shigeyoshi MAKINO, Shuichi KINO, Nelson Hirokazu TSUNO, Koki TAKAHASHI (2012),“The Current State of Transfusion Medicine and Cell Therapy” đã phân tích hệ thống truyền máu ở Nhật Bản đƣợc hỗ trợ bởi hệ thống hiến máu. Sau quyết định của nội các nhằm thống nhất hệ thống hiến máu cho Trung tâm Máu Chữ thập đỏ Nhật Bản (JRCBC) vào năm 1964, trải qua quá trình hoàn thiện hệ thống quản lý truyền máu đã đƣợc củng cố, phân công kỹ thuật viên y tế chịu trách nhiệm truyền máu, quản lý thống nhất dịch vụ truyền máu, thành lập ủy ban truyền máu và cung cấp các xét nghiệm truyền máu 24 giờ một ngày trong mỗi cơ sở. Từ năm 2006, các tổ chức đáp ứng các yêu cầu này, thực hiện các biện pháp truyền máu an toàn và phù hợp đã đƣợc trả một khoản phí quản lý truyền máu. Hiệp hội Y học Truyền máu và Liệu pháp tế bào Nhật Bản (JSTMCT) đã áp dụng cách tiếp cận nhóm để thực hiện truyền máu an toàn với mục đích, thúc đẩy các hệ thống chứng nhận, bao gồm, bác sĩ đƣợc chứng nhận, kỹ thuật viên y tế đƣợc chứng nhận trong y học truyền máu, y tá truyền máu đƣợc chứng nhận JSTMCT bao gồm y tá truyền máu tự thân, y tá vận hành máy tách thành phần máu và y tá truyền máu. Tuy nhiên, trong các tổ chức nhỏ, việc thiết lập một hệ thống quản lý truyền máu phù hợp là khó khăn, do đó, các ủy ban truyền máu chung đã đƣợc thành lập ở mỗi quận, hoạt động không chỉ để thúc đẩy sử dụng và giảm lãng phí máu, mà còn để chuẩn hóa thực hành truyền máu. Vào năm 2012, các yêu cầu đối với quản lý truyền máu đã đƣợc sửa đổi, và đƣợc chia thành các yêu cầu về cơ sở và các yêu cầu sử dụng phù hợp. 8
- Shoichi Inaba (2005)“Safe management of blood products for transfusion in Japan”, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự an toàn của các sản phẩm máu đƣợc sử dụng để truyền máu đã đƣợc cải thiện rất nhiều nhờ sự phát triển của xét nghiệm viêm gan C vào cuối những năm 1980 và sau đó đƣa kỹ thuật khuếch đại axit nucleic vào xét nghiệm sàng lọc. Các sản phẩm máu hiện tại an toàn hơn gấp 1000 lần so với khoảng năm 1990. Tuy nhiên, điều này vẫn chƣa phải là hoàn hảo, bởi vì không có thay đổi về nguy cơ bệnh nhân mắc bệnh do truyền máu. Tỷ lệ sống sau 1 năm sau lần truyền máu đầu tiên là 75%. Nói cách khác, có tới 25% bệnh nhân tử vong trong vòng 1 năm. Cái chết của bệnh nhân luôn là mối lo ngại của bác sĩ tham gia. Ngoài ra, việc truyền máu không đúng cách, chẳng hạn nhƣ sử dụng kết hợp các tế bào hồng cầu và huyết tƣơng tƣơi đông lạnh theo tỷ lệ 1: 1, truyền huyết tƣơng tƣơi đông lạnh mà không cần xét nghiệm đông máu trƣớc khi truyền máu và sử dụng máu toàn phần cho điều trị chảy máu, do đó áp đặt rủi ro quá mức cho bệnh nhân. Truyền máu an toàn có thể đạt đƣợc khi bác sĩ chỉ đạo truyền máu đúng cách và y tá thực hiện chính xác. Cần chú ý nghiêm túc đến vai trò quan trọng của các ủy ban trị liệu truyền máu trong việc thực hiện một hệ thống truyền máu an toàn. Koh B C M, Chong L L, Goh L G, Iau P, Kuperan P, Lee L H, Lim L C, Ng H J, Sia A, Tan H H, Tan L K, Tay K H, Teo L T D, Ting W C, Yong T T (2011) “Ministry of health clinical practice guidelines: clinical bloob transfusion”. Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) và Bộ Y tế (MOH) công bố hƣớng dẫn thực hành lâm sàng về Truyền máu lâm sàng để cung cấp cho bác sĩ và bệnh nhân ở Singapore hƣớng dẫn dựa trên bằng chứng để truyền máu. Bài viết đã giới thiệu với các khuyến nghị từ hƣớng dẫn thực hành lâm sàng HSA-MOH về truyền máu lâm sàng. 9
- Các nghiên cứu đƣợc công bố ở trong nƣớc, bao gồm: Đinh Thị Bích Hoài và cộng sự (2017), “Nghiên cứu tình hình sử dụng các chế phẩm máu tại bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng giai đoạn 2012- 2015”, nghiên cứu này đã phân các số liệu trong giai đoạn từ 01/01/2012 - 31/12/2015, với mẫu khảo sát là tất cả các bệnh nhân điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Đan Phƣợng và đã đƣa ra một số kết luận nhƣ sau: - Tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu tại Bệnh viện Đa khoa Đan Phƣợng giai đoạn 2012- 2015 ngày càng tăng lên. Năm 2012, sử dụng 174 đơn vị chế phẩm máu, năm 2013 là 262 đơn vị, 2014 là 285 đơn vị và năm 2015 là 394 đơn vị (số đơn vị máu đƣợc truyền năm 2015 tăng gấp đôi so với năm 2012). - Chế phẩm KHC đƣợc sử dụng nhiều nhất (chiếm 66.6%) so với các chế phẩm KTC, HTĐL, HTTĐL. Chế phẩm HTĐL đƣợc chỉ định truyền giảm dần (61 đơn vị năm 2012, giảm còn 25 đơn vị năm 2015), chế phẩm HTTĐL đƣợc chỉ định truyền tăng dần (1 đơn vị năm 2012, tăng lên 100 đơn vị năm 2015). - Khoa Hồi sức cấp cứu và Khoa Sản có chỉ định truyền máu nhiều nhất. - Khả năng đáp ứng máu và chế phẩm máu của Viện HHTMTW đối với bệnh viện Đan Phƣợng ở mức cao (97.7%). Hà Lâm Chi và cộng sự (2017), “Nghiên cứu thực trạng sử dụng máu, chế phẩm máu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị trong 5 năm (2013- 2017)”. Đề tài cấp cơ sở. Nghiên cứu hồi cứu các số liệu trong hệ thống sổ sách cấp phát máu tại Khoa Huyết học - Truyền máu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Trị trong 5 năm từ năm 2013 đến 2017. Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu tình hình sử dụng máu tại các Khoa lâm sàng của BVĐK tỉnh Quảng Trị để góp phần xây dựng kế hoạch cung cấp máu và chế phẩm máu an toàn, kịp thời và hiệu quả. Kết quả cho thấy số lƣợng máu và chế phẩm máu sử dụng trong 5 năm rất lớn (29.981 đơn vị). Số lƣợng máu tăng nhanh 10
- hàng năm, từ 4.272 đơn vị máu năm 2013 tăng lên 7.058 đơn vị năm 2017. Lƣợng máu sử dụng thấp nhất vào tháng 3 và tháng 10, tăng nhiều vào những tháng cuối năm. Lƣợng máu sử dụng nhiều nhất là nhóm O (15.261 đơn vị chiếm 50,9%) thấp nhất là nhóm AB (1.386 đơn vị chiếm 4,7%). Bệnh nhân nội khoa (37,2%) Hồi sức cấp cứu, điều trị tích cực, chống độc (33,2%) sử dụng máu nhiều hơn hệ ngoại khoa (Ngoại chấn thƣơng - Bỏng + Ngoại tổng hợp + Chuyên khoa khác) 11,2%. Chế phẩm Hồng cầu khối sử dụng nhiều nhất (15.023 đơn vị chiếm 50,1%) Huyết tƣơng tƣơi đông lạnh (13.869 đơn vị chiếm 46,2%). Máu toàn phần sử dụng rất ít (465 đơn vị chiếm 1,55%) do nguyên tắc của truyền máu hiện đại là “Cần gì truyền nấy, không cần không truyền” việc sử dụng máu từng phần đƣợc quan tâm đầy đủ. Tóm lại nhu cầu máu và chế phẩm máu cho điều trị tăng dần hàng năm do triển khai nhiều kỹ thuật mới, số lƣợng bệnh nhân tăng dần. Số lƣợng máu sử dụng tại BVĐK tỉnh Quảng Trị ngày càng tăng nói lên khả năng cung cấp máu cho điều trị của Khoa Huyết Học - Truyền máu tại BVĐK tỉnh Quảng Trị ngày càng tốt. Nguyễn Quang Tùng - Trần Văn Sáu (2017), “Nghiên cứu tình hình sử dụng và tai biến truyền máu , chế phẩm máu tại bệnh viện 19 - 8 giai đoạn 2016 - 2017”. Việc sử dụng máu và các chế phẩm máu trong lâm sàng đã cứu sống đƣợc nhiều ngƣời bệnh, không chỉ trong các chuyên ngành ngoại khoa mà còn hỗ trợ rất lớn trong điều trị nội khoa nhƣ: hỗ trợ trong hóa trị liệu đối với bệnh nhân ung thƣ, trong thận nhân tạo, các bệnh lý máu lành tính, ác tính... Tuy vậy truyền máu cũng có thể gây ra tai biến nguy hiểm đến tính mạng nhƣ khi truyền nhầm nhóm máu, các phản ứng truyền máu, lây truyền các bệnh nhiễm trùng: HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét... Trong những năm qua, tại Việt Nam công tác truyền máu tại bệnh viện từng bƣớc đƣợc quan tâm và đạt đƣợc nhiều hiệu quả nhất định, đặc biệt sau hơn 10 năm thực hiện Chƣơng trình An toàn Truyền máu do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (2001) và mới đây nhất là Thông tƣ số 26/2013/TT-BYT đã đƣợc Bộ Y tế ban 11
- hành ngày 16/9/2013 hƣớng dẫn về hoạt động Truyền máu, đã tạo điều kiện cho ngành truyền máu ở Việt Nam phát triển ngày càng bền vững. Hiện nay, chuyên ngành Huyết học - Truyền máu chƣa có nhiều nghiên cứu đánh giá nhu cầu sử dụng các chế phẩm máu và điều tra về các tai biến truyền máu tại bệnh viện. Bệnh viện 19-8 là bệnh viện tuyến cuối của ngành Công an với quy mô 600 giƣờng bệnh, hàng năm điều trị gần 30.000 lƣợt bệnh nhân là cán bộ, chiến sỹ công an, bảo hiểm y tế và bệnh nhân tự nguyện trên địa bàn. Bệnh viện có nhiều chuyên ngành phát triển và đã thực hiện đƣợc nhiều kỹ thuật khó nhƣ: ghép thận, mổ tim hở, can thiệp mạch... Nhƣ vậy, nhu cầu sử dụng máu và các chế phẩm máu cho cấp cứu, điều trị là khá lớn. Ngày 25/11/2010, Trung tâm Huyết học - Truyền máu Bệnh viện 19-8 đƣợc thành lập, từ đó công tác truyền máu ở Bệnh viện đã có những thay đổi đáng kể: tỷ lệ máu tiếp nhận đƣợc từ nguồn ngƣời hiến máu tình nguyện đã đạt đƣợc 100% (năm 2013). Nguồn ngƣời hiến máu chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh viên trong lực lƣợng Công an nhân dân. Vì vậy, Trung tâm Huyết học - Truyền máu đã chủ động đƣợc nguồn máu an toàn, chất lƣợng cao phục vụ cho cấp cứu, điều trị ngƣời bệnh, việc sản xuất các chế phẩm máu có bƣớc phát triển, công tác truyền máu lâm sàng từng bƣớc đƣợc củng cố và đạt hiệu quả cao. Lê Hoàng Oanh và cộng sự (2014) “Tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu tại bệnh viện Chợ Rẫy 6 tháng đầu năm 2012 (1/2012 - 6/2012)”, Nghiên cứu Y học, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014. Hàng ngày, nhu cầu máu và chế phẩm máu tại bệnh viện Chợ Rẫy rất cao khoảng 200 đơn vị. Mục tiêu xác định các khoa có nhu cầu sử dụng máu cao, tỷ lệ sử dụng, hiệu suất sử dụng máu và chế phẩm máu. Với phƣơng pháp hồi cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu của tất cả khoa, phòng tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2012. Kết quả và kết luận: Có 4 khoa sử dụng máu nhiều > 500 đơn vị 12
- máu/tháng là Huyết học, Phòng mổ, Cấp cứu và Phẫu thuật tim. Tỷ lệ sử dụng máu toàn phần 0,14%. Tỷ lệ sử dụng chế phẩm máu: hồng cầu lắng (HCL) 58,7%, huyết tƣơng 19,6%, khối tiểu cầu 14,2%, khối bạch cầu 0,06%, tủa lạnh 7,3%. Hiệu suất sử dụng HCL 55,3%, huyết tƣơng 20,7%. Ngô Văn Truyền (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, lipid máu và hiệu quả kiểm soát đường máu và lipid máu bằng Metformin trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 mới chẩn đoán.”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trƣờng Đại học Y Cần Thơ. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và lipid máu của bệnh nhân đái tháo đƣờng type 2 mới chẩn đoán; Khảo sát hiệu quả kiểm soát đƣờng máu và lipid máu của Metformin đơn độc và phối hợp với các thuốc hạ đƣờng máu khác. Nội dung chủ yếu: - Nghiên cứu tiền cứu. - Đối tƣợng: các bệnh nhân đến khám tại các phòng khám có đủ tiêu chuẩn. - Nội dung: Hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng, xét nghiệm lipid máu, đƣờng máu, HbA1C - Nhóm bệnh: khởi đầu điều trị bằng tiết chế, luyện tập và Metformin - Nhóm chứng: Tiết chế, luyện tập và thuốc hạ đƣờng máu nhóm khác. - Đánh giá lại lâm sàng, đƣờng máu, HbA1C, lipid máu sau mỗi 3, 6 tháng. Trịnh Kiến Trung (2012), “Nghiên cứu nồng độ acid uric máu ở người dân ≥ 40 tuổi tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ năm 2012”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trƣờng Đại học Y Cần Thơ. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tăng acid uric máu ở ngƣời dân ≥ 40 tuổi tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ năm 2012; Xác định các đặc điểm dịch tể học ở ngƣời dân ≥ 40 có tăng acid uric máu tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ năm 2012. Nội dung chủ yếu: Lấy danh sách ngƣời dân ≥ 40 tuổi ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Hỏi và khám ngƣời dân theo bộ câu hỏi; lấy máu xét nghiệm acid uric. Qua các nghiên cứu đƣợc công bố cho thấy các nhà nghiên cứu mới chỉ phân tích công nghệ truyền máu nói chung, chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến việc xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở Việt Nam trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu, đây là 13
- “khoảng trống trong nghiên cứu” để tác giả tiến hành nghiên cứu của mình không trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng từ đó đề xuất việc xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở Việt Nam trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích cơ sở lý luận về chính sách công nghệ, thống nhất trong hệ thống truyền máu; - Khảo sát thực trạng chính sách công nghệ trong hệ thống truyền máu Việt Nam hiện nay; - Đề xuất khung chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở Việt Nam trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: các cơ sở truyền máu, huyết học tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Phạm vi thời gian: từ 2014-2018. 5. Mẫu khảo sát Luận văn khảo sát tại các đơn vị sau: - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ƣơng - Trung tâm Huyết học - Truyền máu Hải Phòng - Trung tâm truyền máu khu vực Huế - Bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh - Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ 6. Câu hỏi nghiên cứu Chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở Việt Nam trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu bao gồm những nội dung gì? 14
- 7. Giả thuyết nghiên cứu Nội dung chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở Việt Nam trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu bao gồm: - Tiêu chí của công nghệ thống nhất: An toàn, chính xác, phù hợp, phạm vi rộng và hiệu quả; - Tập trung hóa các đơn vị truyền máu với “hạt nhân” là Viện Huyết học - Truyền máu. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Thu thập số liệu a. Số liệu thứ cấp - Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu đƣợc cung cấp và do cơ quan quản lý cung cấp (phƣơng pháp sử dụng số liệu thứ cấp); các nguồn tài liệu tìm kiếm đƣợc (sách báo, truyền hình, internet…). b. Số liệu sơ cấp Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia, thảo luận với một số nhà quản lý để thu đƣợc những thông tin chính xác và trọng tâm. 8.2. Phương pháp phân tích số liệu - Số liệu sau khi đƣợc thu thập sẽ phân tích dựa trên một số phƣơng pháp: + Phƣơng pháp thông kê mô tả: Sau khi đã thu thập đầy đủ các số liệu, học viên sẽ tiến hành phân loại, cho lọc lại các số liệu, chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. + Phƣơng pháp so sánh: So sánh theo thời gian của từng chỉ tiêu, so sánh với các cơ quan, tổ chức, lĩnh vực khác. + Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: tổng hợp, phân tích và đánh giá để tìm ra đƣợc thực trạng cũng nhƣ những hạn chế và từ đó tìm ra giải pháp. 8.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng Excel, Word để tính toán, vẽ bảng, biểu đồ, tính toán tỷ lệ. 15
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về chính sách công nghệ, thống nhất, đồng bộ Tìm hiểu về hệ thống truyền máu Việt Nam hiện nay Phân tích thực trạng chính sách công nghệ trong hệ thống truyền máu Việt Nam hiện nay Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân Đề xuất khung chính sách công nghệ thống nhất Sơ đồ 1: Khung phân tích dự kiến (Nguồn: Tác giả đề xuất) 8.4. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn các chuyên gia là những nhà quản lý để tìm hiểu và đánh giá chính xác nhất thực trạng hiện nay trong hệ thống truyền máu của Việt Nam. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, nội dung của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách công nghệ trong hệ thống truyền máu Chương 2. Thực trạng chính sách công nghệ trong hệ thống truyền máu Việt Nam Chương 3. Khung chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn