Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Ảnh hưởng của Cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận văn "Ảnh hưởng của Cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam trên cơ sở vận dụng các lý thuyết liên quan đến yếu tố thị trường và cạnh tranh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Ảnh hưởng của Cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế NGUYỄN BÁ THÀNH Hà Nội, 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Họ và tên: Nguyễn Bá Thành Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Hằng Hà Nội, 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Ảnh hưởng của Cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của tiêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng xuất phát từ tình hình thực tế của nơi nghiên cứu.
- ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .................................................................. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......................................... vii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................10 1.1. Cấu trúc sở hữu ............................................................................................10 1.1.1. Cấu trúc sở hữu theo mức độ tập trung ................................................10 1.1.2. Cấu trúc sở hữu theo đặc tính cổ đông .................................................11 1.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .......................................................12 1.2.1. Quan điểm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ..........................12 1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ....14 1.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp........................................................................................................19 1.3.1. Giả thiết tín hiệu.....................................................................................19 1.3.2. Lý thuyết cạnh tranh ..............................................................................19 1.3.3. Lý thuyết cấu trúc sở hữu nội sinh........................................................21 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................22 2.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..............................................................22 2.1.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................22 2.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu .....................................................................23 2.1.3. Mô hình nghiên cứu ..............................................................................25 2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu...................................................................27 2.3. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................29
- iii 2.3.1. Nguồn số liệu ..........................................................................................29 2.3.2. Thống kê mô tả các biến ........................................................................31 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM ..............................................................................................................32 3.1. Doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam ................................32 3.1.1. Phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí sở hữu .......................................32 3.1.2. Doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư ................................................34 3.1.3. Vai trò của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư ..............................36 3.1.4. Đặc điểm của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư ...................38 3.2. Thực trạng Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam ............................................................................42 3.2.1. Cấu trúc sở hữu doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam qua quá trình cải cách, đổi mới .......................................................................42 3.2.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư ........45 3.3. Đánh giá thực trạng cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước tại Việt Nam ...................................................47 3.3.1. Kết quả đạt được.....................................................................................47 3.3.2. Hạn chế còn tồn tại ................................................................................48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................50 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................................50 4.2. Ma trận hệ số tương quan ...........................................................................51 4.3. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ...........................................................51 4.3.1. Kiểm định đa cộng tuyến .......................................................................52 4.3.2. Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình OLS .52 4.3.3. Lựa chọn mô hình ..................................................................................54 4.4. Kiểm định mô hình.......................................................................................55 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu.....................................................................57
- iv CHƯƠNG 5 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ ..................................................................................60 5.1. Bối cảnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và lộ trình thực hiện ......60 5.2. Định hướng về chính sách tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam .......................................62 5.3. Một số khuyến nghị về hàm ý chính sách tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư .....................................64 5.3.1. Chính sách thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau CPH cần tính tới yếu tố hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ...........................................64 5.3.2. Chính sách cổ phần sở hữu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tận dụng và phát huy vai trò tích cực của thành phần sở hữu nước ngoài ........66 5.3.3. Việc đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cần xuất phát từ hiệu quả kinh tế là chủ đạo; xác định cạnh tranh là động lực chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ............................................................67 5.4. Kiến nghị thực thi các hàm ý chính sách ...................................................69 5.4.1. Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ .................................69 5.4.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, các đơn vị được giao quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ...............................................................................................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CPH Cổ phần hóa DNNN Doanh nghiệp nhà nước FTA Hiệp định thương mại tự do HQHĐ Hiệu quả hoạt động KTNB Kiểm toán nội bộ NCS Nghiên cứu sinh OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế TTCK Thị trường chứng khoán
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng Bảng 2.1: Mô tả các biến trong mô hình ...................................................................31 Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu .............................................................................50 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ...................................................51 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến .............................................................52 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo OLS ........................................................................53 Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi ..........................53 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy FEM và REM .................................................................54 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Hausman ....................................................................55 Bảng 4.8: Kiểm định phương sai sai số thay đổi qua các thực thể trong FEM.........56 Bảng 4.9: Mô hình sau khi khắc phục khuyết tật bằng Robust .................................56 Sơ Đồ Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................22
- vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đối với Việt Nam, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước, mà doanh nghiệp có vốn nhà nước là một bộ phận, giữ vai trò chủ đạo là quan điểm phát triển đã được Hiến định. Trong quá trình tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, bên cạnh việc nâng cao năng lực quản lý vốn tại doanh nghiệp của Nhà nước thì vấn đề sắp xếp lại DNNN, tái cấu trúc vốn nhà nước đầu tư nhằm đa dạng hóa hình thức sở hữu, thay đổi về quản trị doanh nghiệp đã và đang là chủ trương được Nhà nước đẩy mạnh. Trong bối cảnh đó, Luận văn đặt ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam, trọng tâm là thành phần sở hữu nhà nước trong cấu trúc vốn chủ sở hữu; qua đó đề ra những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước, rộng hơn là hiệu quả quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của Cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam” có thể giúp luận giải về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động trong trường hợp các doanh nghiệp VN. Tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở một số lý luận như lý thuyết cạnh tranh, giả thiết tín hiệu, lý thuyết về cấu trúc sở hữu nội sinh; thông qua kết quả kiểm định dữ liệu là các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư niêm yết trên TTCK Việt Nam, Luận văn đã xác nhận vai trò tích cực của thành phần sở hữu tư nhân trong nước đối với các DNNN sau CPH khi có mối quan hệ tuyến tính dương với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp; sự xuất hiện của thành phần sở hữu nước ngoài nếu phân tán lại có tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khi có mối quan hệ tuyến tính âm.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Tác động của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không còn là chủ đề mới nhưng lại là chủ đề khoa học thu hút nhiều nhà khoa học bởi tính đa dạng và cách tiếp cận nghiên cứu của nó. Các phát hiện của đề tài này được giải thích bằng nhiều cơ sở lý luận, phương pháp, điều kiện nghiên cứu khác nhau... Đặc biệt, nghiên cứu cấu trúc sở hữu liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (2019), các doanh nghiệp này là một bộ phận doanh nghiệp không thể thiếu của nền kinh tế hầu hết các quốc gia trên thế giới và đang nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều không chỉ của các nhà khoa học, lãnh đạo doanh nghiệp mà còn từ các cơ quan quản lý quốc gia. Tại Việt Nam, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả yếu tố sở hữu) và nhiều kết quả thử nghiệm trên các tập dữ liệu thực tế cho thấy sự tồn tại của tác động của vốn chủ sở hữu đến quản trị công ty: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhà nước thấp (dưới 50%) có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau CPH (Trần Thị Thanh Tú và Phạm Việt Hùng, 2013); sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực trong khi sở hữu nước ngoài có tác động tích cực hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, và tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa sở hữu nhà nước (hình chữ U ngược), sở hữu nước ngoài (hình chữ U) với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Phung Duc Nam và Hoang Thi Phuong Thao, 2013; Lê Đức Hoàng, 2015); hay về mặt tổng quan, sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, song có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn (Tran và cộng sự, 2014). Nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thường tập trung nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, tác động của hiệu quả hoạt động tới cấu trúc sở hữu vẫn là một câu hỏi nghiên cứu đối với trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam.
- 2 Quá trình chuyển đổi sở hữu gắn với cơ chế kinh tế thị trường cũng luôn gắn chặt với quá trình chuyển giao các chức năng xã hội. Gánh nặng chính sách chuyển từ khu vực kinh tế quốc dân sang các khu vực kinh tế khác, và không có sự khác biệt giữa mục tiêu của sở hữu nhà nước và mục tiêu của các chủ sở hữu khác. Tiếp cận trên quan điểm này, cấu trúc sở hữu có thể không là nhân tố quyết định tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà là yếu tố cạnh tranh của thị trường (Vickers, 1995; Martin và Parker, 1997; Lin và cộng sự, 1998). Mặt khác, khi doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư gia nhập TTCK, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua tín hiệu thị trường lại có thể tác động tới cấu trúc sở hữu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam đều chưa tiếp cận, luận giải mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động trên cơ sở một số lý luận gắn với yếu tố thị trường và cạnh tranh như lý thuyết cạnh tranh, giả thiết tín hiệu. Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của Cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam” có thể giúp luận giải về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động trong trường hợp các doanh nghiệp VN. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam trên cơ sở vận dụng các lý thuyết liên quan đến yếu tố thị trường và cạnh tranh. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Đưa ra được tổng quan về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó nêu ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và các lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng mô hình nghiên cứu về Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu (với các hình thức sở hữu: nhà nước, tư nhân, nước ngoài) tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (hiệu quả hoạt động kinh doanh).
- 3 Tác động của một số nhân tố (như quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính,...) trong mối quan hệ tác động qua lại trên. Từ kết quả các nghiên cứu, đưa ra một số hàm ý chính sách và khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, nhấn mạnh về các chính sách liên quan đến cấu trúc sở hữu, thị trường cạnh tranh. Commented [LsiH1]: Commented [LsiH2]: 3. Tổng quan một số nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước Khi tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả của sở hữu nhà nước so với vốn tư nhân, Megginson và Netter (2001) đã chỉ ra rằng một trong những cách tiếp cận nghiên cứu phổ biến là so sánh hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân; một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm như sau: -Nghiên cứu của Ehrlich và cộng sự (1994) kiểm tra tác động của sở hữu nhà nước tới tỷ lệ tăng năng suất hoặc giảm chi phí tại 23 hãng hàng không quốc tế trong giai đoạn 1973-1983 cho thấy: Trong dài hạn, sở hữu tư nhân dẫn đến tỷ lệ tăng năng suất và giảm chi phí cao hơn; song trong ngắn hạn, tác động của sự thay đổi từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân tới năng suất và chi phí là không rõ ràng. Kết quả cũng cho thấy việc chuyển đổi một phần sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân ít tác động đến tăng trưởng năng suất về lâu dài hơn so với việc tư nhân hóa hoàn toàn các doanh nghiệp này. - Đánh giá của Majumdar (1998) về sự khác biệt về hiệu quả giữa các DNNN, sở hữu hỗn hợp (nhà nước và tư nhân) và các doanh nghiệp tư nhân ở Ấn Độ từ năm 1973-1974 đến 1988-1989. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hiệu quả hoạt động vượt trội của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp so với của khu vực doanh nghiệp nhà nước, trong khi đó doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp hoạt động kém hiệu quả hơn so với doanh nghiệp tư nhân. -Một nghiên cứu khác đối với dữ liệu năm 1986 của 500 doanh nghiệp phi tài chính tại Canada, trong đó có 12 doanh nghiệp nhà nước và 93 doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp của Boardman và cộng sự (2002) cho thấy các doanh nghiệp sở hữu nhà nước và hỗn hợp ít lợi nhuận và kém hiệu quả hơn là các doanh nghiệp tư nhân, nhưng
- 4 các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp cũng có nhiều lợi nhuận hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, với cách tiếp cận so sánh quan hệ hoạt động của doanh nghiệp với các loại hình sở hữu: nhà nước, tư nhân và hỗn hợp trong các nghiên cứu trên, kết quả chung là quan hệ hoạt động của doanh nghiệp từ thấp đến cao của doanh nghiệp nhà nước. sở hữu hỗn hợp và sở hữu riêng (Ehrlich và cộng sự, 1994; Majumdar, 1998; Boardman và cộng sự, 2002). Sự khác biệt trong mối quan hệ hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến quyền sở hữu tài sản giữa sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân hoặc sở hữu hỗn hợp (công và tư) từ các nghiên cứu trên là rõ ràng. Theo một cách tiếp cận khác, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng cách so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi cổ phần hóa: - Megginson và cộng sự (1994) khi nghiên cứu, so sánh việc hiệu quả hoạt động trước và sau tư nhân hóa của 61 công ty từ 18 quốc gia và 32 ngành đã tư nhân hóa toàn bộ hoặc một phần trong thời gian từ năm 1961 đến năm 1990 đã cho thấy kết quả sau khi được tư nhân hóa, doanh nghiệp sẽ tăng doanh số bán hàng thực tế, mang lại lợi nhuận nhiều hơn, tăng chi đầu tư vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động, và tăng lực lượng lao động của họ; đồng thời các công ty này làm giảm đáng kể mức độ nợ của họ và tăng chi trả cổ tức. Đây là nghiên cứu đầu tiên được công bố theo hướng tiếp cận trên với kiểm định phi tham số Wilcoxon (áp dụng khi một mẫu ngẫu nhiên gồm các quan sát từng cặp và phân phối tổng thể của chênh lệch (di) trong các cặp này thì đối xứng), được Megginson và Netter (2001) đề cập đến là phương pháp MNR. -Theo phương pháp MNR, Boubakri và Cosset (1998), D'Souza và Megginson (1999) đều cho các kết quả tương tự. Boubakri và Cosset (1998) nghiên cứu về sự thay đổi trong hiệu quả hoạt động của 79 công ty đã tư nhân hóa toàn bộ hoặc một phần từ 21 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992 cho thấy sự gia tăng đáng kể trong lợi nhuận, hiệu quả hoạt động, chi đầu tư vốn, đầu ra, mức độ việc làm, và cổ tức. D'Souza và Megginson (1999) so sánh hiệu quả hoạt
- 5 động trước và sau tư nhân hóa của 85 công ty từ 28 quốc gia công nghiệp đã được tư nhân hóa thông qua cổ phần chào bán công khai trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1996 cũng đã ghi nhận kết quả tăng đáng kể lợi nhuận, sản lượng, hiệu quả hoạt động, cổ tức và giảm đáng kể tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Các nghiên cứu trên đều cho thấy tác động tích cực của sở hữu tư nhân tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với sở hữu nhà nước; song cũng có những nghiên cứu ngoại lệ của Aussenegg và Jelic (2002), Harper (2002), và Alipour (2013). Aussenegg và Jelic (2002) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của 154 doanh nghiệp Ba Lan, Hungary, Czech đã được tư nhân hóa hoàn toàn hoặc một phần trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1998; cho thấy kết quả khác với các kết quả của các nghiên cứu tương tự của Boubakri và Cosset (1998), D'Souza và Megginson (1999), các doanh nghiệp tư nhân trong mẫu không tăng lợi nhuận và giảm đáng kể hiệu quả và đầu ra trong thời kỳ hậu tư nhân hóa. Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Harper (2002) đối với 453 doanh nghiệp qua 2 đợt tư nhân hóa tại Czech. Đặc biệt, Alipour (2013) nghiên cứu dữ liệu của các doanh nghiệp tại Iran trong giai đoạn 1998-2006, sử dụng mô hình hồi quy tổng hợp để kiểm định việc tư nhân hoá có thực sự cải thiện hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy tư nhân hoá không có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tehran, thậm chí có tác động tiêu cực khi nợ và rủi ro của các doanh nghiệp này tăng lên. Nghiên cứu này cũng cho thấy nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được tư nhân hóa không thể chỉ đơn thuần bằng cách thay đổi quyền sở hữu; mà phải đi kèm với các điều chỉnh kinh tế khác như điều chỉnh thị trường vốn và hệ thống ngân hàng quốc gia ... Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu các doanh nghiệp Trung Quốc của Li và cộng sự (2009a) khi quyền sở hữu nhà nước có liên quan đến đến đòn bẩy tài chính và khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp dễ dàng hơn so với các khu vực doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nợ thấp hơn so với DNNN trong khi sở hữu nước ngoài lại có ý nghĩa tiêu cực.
- 6 Tuy nhiên các hướng tiếp cận theo phương pháp so sánh trên chưa cho thấy được mối quan hệ tác động gắn với mức độ tập trung của các loại hình sở hữu với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Wei và cộng sự (2005) về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và giá trị doanh nghiệp, kết quả thực nghiệm sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực tới TobinsQ, và có mối quan hệ hình chữ U với điểm phản ánh 35,7%. Mối quan hệ này được lý giải khi tư nhân hóa DNNN, chính phủ giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước từ 100% xuống, và khi tỷ lệ sở hữu chưa giảm tới mức điểm phản ánh thì các nhà đầu tư có thể không bị thuyết phục bởi cam kết của chính phủ về tư nhân hóa hoàn toàn, dẫn đến tác động tiêu cực tới TobinsQ; tuy nhiên khi tư nhân hóa vượt qua điểm phản ánh sẽ mang lại niềm tin về cam kết tư nhân hóa của chính phủ, do đó TobinsQ tăng khi sở hữu nhà nước giảm. Wei (2007) sử dụng một mẫu của 276 doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết giai đoạn năm 1999-2002, nghiên cứu này cho thấy rằng mối quan hệ giữa cổ phần nhà nước và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp không phải là hình chữ U, hoặc hình chữ U đảo ngược nhưng là phi tuyến tính; khi tỷ lệ cổ phần nhà nước là tương đối nhỏ, không có mối tương quan nghịch. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này là trên 50%, cổ phần nhà nước có tác động tiêu cực đáng kể về hiệu suất công ty. Yu (2013) thực hiện hồi quy dữ liệu bảng 10.639 quan sát của các doanh nghiệp phi tài chính Trung Quốc niêm yết trong giai đoạn 2003-2010. Tác giả thấy rằng sở hữu nhà nước ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dưới dạng hình chữ U, quyền sở hữu nhà nước ban đầu làm giảm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhưng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khi mức độ sở hữu tập trung. Tác động này có thể được giải thích bằng thực tế là mức độ tập trung sở hữu nhà nước giúp các doanh nghiệp nhận được lợi ích từ sự hỗ trợ của chính phủ và kết nối chính trị (Yu, 2013). Đáng lưu ý nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách của chính phủ Trung Quốc năm 2006 cho phép các cổ phiếu không thể chuyển nhượng trước đó có thể được giao dịch đã góp phần cải thiện quản trị doanh nghiệp, giảm tác động tiêu cực của cổ phiếu nhà nước không thể giao dịch.
- 7 Kết quả kiểm định thực chứng về mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động là rất đa dạng, trái chiều, thậm chí trong một quốc gia; điều này có thể thấy được qua tổng hợp của Yu (2013) về một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về trường hợp Trung Quốc, được NCS chỉnh lý lại thông tin. -Sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động: Qi và cộng sự (2000) nghiên cứu giai đoạn 1991-1996; Sun và Tong (2003) nghiên cứu giai đoạn 1994-1998; Wei và cộng sự (2005) nghiên cứu giai đoạn 1991-2001; Lin và cộng sự (2009) nghiên cứu giai đoạn 1999-2002. Trong khi Wei (2007) nghiên cứu giai đoạn 1999-2002 cho thấy mối quan hệ giữa cổ phần nhà nước và hiệu quả hoạt động là phi tuyến tính; khi tỷ lệ cổ phần nhà nước tương đối nhỏ, không có mối quan hệ tiêu cực; khi tỷ lệ trên 50%, cổ phần nhà nước có tác động tiêu cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Sở hữu nhà nước có mối quan hệ hình chữ U ngược với hiệu quả hoạt động: Sun và cộng sự (2002) nghiên cứu giai đoạn 1994-1997; Wei và Varela (2003) nghiên cứu giai đoạn 1994-1996. - Sở hữu nhà nước có mối quan hệ hình chữ U với hiệu quả hoạt động: Tian và Estrin (2008) nghiên cứu giai đoạn 1994-2004; Wei và cộng sự (2005) nghiên cứu giai đoạn 1991-2001; Gunasekarage và cộng sự (2007), Hess và cộng sự (2010) nghiên cứu giai đoạn 2000-2004. - Ng và cộng sự (2009) nghiên cứu dữ liệu bảng 4315 quan sát của các doanh nghiệp tư nhân hóa tại Trung Quốc giai đoạn 1996-2003 lại cho thấy kết quả tồn tại mối quan hệ lồi giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động; sự tập trung quyền sở hữu và cân bằng quyền lực cùng tác động tới hiệu quả; doanh nghiệp có sự kiểm soát hỗn hợp kém hiệu quả hơn doanh nghiệp do nhà nước hoặc tư nhân kiểm soát. Nghiên cứu riêng dữ liệu năm 2004, Jiang và cộng sự (2008) lại kết luận sở hữu nhà nước có quan hệ tuyến tính và tích cực tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu giai đoạn 2000-2004 của Hess và cộng sự (2010) ngoài mối quan hệ hình chữ U giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động còn cho thấy bằng chứng về việc sở hữu tư nhân lớn có thể tác động tiêu cực tới giá trị doanh nghiệp.
- 8 Trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, một đặc tính cổ đông khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu là sở hữu nước ngoài. Trong kết quả nghiên cứu của Claessens và Djankov (1999) về các doanh nghiệp Czech giai đoạn 1992-1997, ngoài kết luận về mối quan hệ cùng chiều (song không phải là tuyến tính) giữa mức độ tập trung quyền sở hữu với hiệu quả hoạt động, đã chỉ ra tác động tích cực của sở hữu nước ngoài đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nghiên cứu của Wei và cộng sự (2005) về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và giá trị doanh nghiệp trên một mẫu 5284 quan sát trong giai đoạn 1991- 2001 của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã CPH một phần, được niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến hoặc Thượng Hải, thấy rằng sở hữu nước ngoài tác động tích cực đến hệ số TobinsQ. Gurbuz và Aybars (2010) sử dụng phân tích dữ liệu bảng trên một mẫu của 205 công ty niêm yết phi tài chính tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2005- 2007, kết quả tổng thể của nghiên cứu này chỉ ra rằng quyền sở hữu nước ngoài cải thiện hiệu suất tài chính lên đến một mức độ nhất định, song vượt qua mức độ đó sẽ không có tác động. Greenaway và cộng sự (2014) khi xem xét mối quan hệ giữa mức độ sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thông qua nghiên cứu dữ liệu bảng 21.582 doanh nghiệp Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2005, lại nhận thấy các liên doanh có hiệu quả hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu nước ngoài hay hoàn toàn thuộc trong nước; và mặc dù năng suất cũng như lợi nhuận ban đầu tăng với sở hữu nước ngoài, song bắt đầu suy giảm khi quyền sở hữu nước ngoài đạt hơn 64%. Trước các nghiên cứu trên, tổng hợp các nghiên cứu thực chứng về CPH, Megginson và Netter (2001) rút ra kết luận rằng sở hữu nước ngoài có tác động đến doanh nghiệp tốt hơn các loại hình sở hữu khác. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam đang niêm yết trên sàn Chứng khoán VN từ năm 2010 đến năm 2020, ngoại trừ: các
- 9 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Nguyên nhân là do đây là các doanh nghiệp được kiểm soát đặc biệt từ phía nhà nước, các chính sách đối với các doanh nghiệp này tác động lớn đến tình hình kinh tế xã hội của đất nước, do đó tác giả không đưa vào mẫu nghiên cứu. Commented [LsiH3]: 5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 5 chương Chương 1: Tổng quan về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Một số khuyến nghị về hàm ý chính sách tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư
- 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Cấu trúc sở hữu 1.1.1. Cấu trúc sở hữu theo mức độ tập trung Cấu trúc sở hữu được phân loại thành: (i) sở hữu phân tán và (ii) sở hữu tập trung, cụ thể: Sở hữu tập trung là “Cấu trúc sở hữu mà phần lớn vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp được tập trung về số ít các cổ đông, hay đơn giản được hiểu là một hoặc một số ít các cổ đông nắm giữ đa số cổ phiếu (cổ đông lớn) so với phần còn lại”. Mức độ tập trung sở hữu của các cổ đông lớn có tác động cùng chiều tới rủi ro và chi phí giám sát. Điều này được giải thích bởi lý thuyết đại diện với vấn đề chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu. Jensen và Meckling (1976) đã đưa ra khái niệm về chi phí đại diện là “tổng các chi phí giám sát của người ủy quyền, chi phí của việc ràng buộc người tác nghiệp nhằm thực hiện các nhiệm vụ tương thích với các mục tiêu hoạt động của người ủy quyền hay thực thể kinh tế, và của các tổn thất còn lại mà có thể quy cho sự chệch hướng trong các quyết yếu tối ưu được thực hiện bởi người tác nghiệp ngược lại với các quyết định mà lẽ ra đã được người ủy quyền thực hiện nếu như họ có liên quan trực tiếp đến các quyết định”. Jensen và Meckling (1976) chứng minh sự tài trợ vốn chủ sở hữu và tài trợ bằng vay nợ bên ngoài có chi phí đại diện từ các vấn đề về thông tin cũng như tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát doanh nghiệp. Vấn đề chi phí đại diện có thể phân tích như sau: -Thứ nhất, mâu thuẫn giữa chủ sở hữu (người ủy quyền) và nhà quản trị (người tác nghiệp): Nhà quản trị có thể vì lợi ích riêng của mình mà không đưa ra các quyết định vì lợi ích của chủ sở hữu, thậm chí làm ảnh hưởng xấu đến giá trị doanh nghiệp, đi ngược với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để hạn chế tổn thất về lợi ích của mình, chủ sở hữu phải chi phí để kiểm soát, điều chỉnh hành vi nhà quản trị thông qua lương, thưởng, giám sát ... Đây chính là chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu.
- 11 -Thứ hai, mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và chủ nợ: Do vấn đề thông tin bất cân xứng, chủ nợ không thể có được hiểu biết về doanh nghiệp như chủ sở hữu cũng như nhà quản trị; trong khi chủ sở hữu và nhà quản trị vì lợi ích, mục tiêu của mình có thể tìm cách tăng sử dụng nợ đầu tư vào các quyết định đầu tư rủi ro song kỳ vọng lợi ích cao. Vì vậy để hạn chế rủi ro đòi hỏi chủ nợ phải tìm cách kiểm soát (ví dụ thẩm định dự án, giám sát dự án, ...) và do đó phát sinh và gia tăng chi phí. Đây chính là chi phí đại diện của nợ. Do đó, cấu trúc sở hữu tập trung có tác động đến cấu trúc quản trị doanh nghiệp, các cổ đông lớn thường có xu hướng kiểm soát doanh nghiệp trực tiếp bằng cách tham gia hội đồng quản trị hoặc ban điều hành. Với số lượng cổ phần đáng kể mà các cổ đông lớn sở hữu, họ có quyền biểu quyết tương ứng nên đóng vai trò chi phối trong kiểm soát doanh nghiệp. Do đó, hệ thống sở hữu tập trung còn được xem là hệ thống nội bộ. Sở hữu phân tán là cấu trúc sở hữu mà trong đó không có một hoặc một số cổ đông thiểu số nào sở hữu đa số cổ phiếu của doanh nghiệp và có quyền chi phối doanh nghiệp. Với hình thức sở hữu phân tán, quyền kiểm soát doanh nghiệp do ban giám đốc nắm giữ. Các cổ đông nhỏ ít có động lực để kiểm tra, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và không tham gia vào ban điều hành doanh nghiệp. Điều này cũng được giải thích bởi lý thuyết đại diện với vấn đề chi phí đại diện của chủ sở hữu, ngoài ra còn là vấn đề chi phí cơ hội của việc tham gia kiểm soát doanh nghiệp. Hệ thống sở hữu phân tán còn được xem là hệ thống bên ngoài. 1.1.2. Cấu trúc sở hữu theo đặc tính cổ đông Cấu trúc sở hữu bao gồm các tỷ lệ sở hữu khác nhau liên quan đến các đặc tính của cổ đông như: sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, và sở hữu nước ngoài; sở hữu tổ chức, sở hữu cá nhân, sở hữu gia đình ... Tùy thuộc vào các yếu tố như lịch sử, chế độ chính trị, pháp luật, sự phát triển của nền kinh tế, của thị trường vốn, ... mà loại hình cấu trúc sở hữu ở mỗi quốc gia, khu vực sẽ phát triển với mức độ, vai trò, vị trí khác nhau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 246 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản trị Văn phòng của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
110 p | 172 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 137 | 21
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 258 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 146 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 125 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 111 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn