intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Chia sẻ: Elysale25 Elysale25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

34
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng, và kết quả tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ NGỌC GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ KINH TẾ Hà Nội, 11.2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ NGỌC GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM CHUYÊN NGÀNH; QUẢN LÝ KINH TẾ MẪ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HẢI NINH Hà Nội, 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2017 Người cam đoan Nguyễn Thị Ngọc
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn “Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” đƣợc hoàn thành theo khung chƣơng trình đào tạo cao học Quản lý kinh tế Trƣờng Đại học Lâm nghiệp. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Hải Ninh đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô khoa Quản lý kinh tế đã tận tình trang bị kiến thức chuyên môn trong thời gian tác giả học tập tại trƣờng; các phòng ban chuyên môn cùng cộng đồng dân cƣ địa phƣơng tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thu thập số liệu hoàn thành luận văn này. Với tinh thần cầu thị, tác giả mong muốn nhận đƣợc ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc
  5. iii MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN .......................................... Error! Bookmark not defined.i LỜI CẢM ƠN ............................................... Error! Bookmark not defined.ii MỤC LỤC .................................................... Error! Bookmark not defined.iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............. Error! Bookmark not defined.vi DANH MỤC CÁC BẢNG.......................... Error! Bookmark not defined.vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................ Error! Bookmark not defined.viii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................... Error! Bookmark not defined.1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN .................................. Error! Bookmark not defined.4 1.1. Cơ sở lý luận .......................................... Error! Bookmark not defined.4 1.1.1 Một số khái niệm .................................. Error! Bookmark not defined.4 1.1.2. Đặc trƣng xây dựng nông thôn mới .... Error! Bookmark not defined.7 1.1.3. Ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới . Error! Bookmark not defined.8 1.1.4. Chủ thể xây dựng nông thôn mới ........ Error! Bookmark not defined.9 1.1.5. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới Error! Bookmark not defined.10 1.1.6. Nội dung xây dựng NTM ................. Error! Bookmark not defined.11 1.1.7. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện chƣơng trình XDNTM ...... Error! Bookmark not defined.14 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................... Error! Bookmark not defined.27 1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng Nông thôn mới trên Thế giớiError! Bookmark not defined.27
  6. iv 1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng Nông thôn mới ở Việt NamError! Bookmark not defined.30 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Duy TiênError! Bookmark not defined.34 1.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quanError! Bookmark not defined.35 Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... Error! Bookmark not defined.38 2.1. Ðặc diểm cơ bản huyện Duy Tiên, tỉnh Hà NamError! Bookmark not defined.38 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............. Error! Bookmark not defined.38 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Duy TiênError! Bookmark not defined.42 2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KT-XH có ảnh hƣởng tới thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM của huyện Duy TiênError! Bookmark not defined.47 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................... Error! Bookmark not defined.50 2.2.1 Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu .. Error! Bookmark not defined.50 2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu Error! Bookmark not defined.51 2.2.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệuError! Bookmark not defined.52 2.2.4. Phƣơng pháp chuyên gia ................... Error! Bookmark not defined.53 2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đánh giá đề tàiError! Bookmark not defined.53
  7. v Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬNError! Bookmark not defined.55 3.1. Thực trạng tiến độ thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM của huyện Duy Tiên.............................................................. Error! Bookmark not defined.55 3.1.1 Tổ chức thực hiện chƣơng trình xây dựng NTMError! Bookmark not defined.55 3.1.2. Kết quả tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện ..... Error! Bookmark not defined.64 3.1.3. Đánh giá của ngƣời dân về kết quả thực hiện chƣơng trình XDNTM tại huyện Duy Tiên ........................................... Error! Bookmark not defined.88 3.1.4. Đánh giá chung về tiến độ thực hiện chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới của huyện Duy Tiên ............................. Error! Bookmark not defined.90 3.2 Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới tại huyện Duy Tiên .............................. Error! Bookmark not defined.94 3.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM trong thời gian tới của huyện Duy Tiên ....................... Error! Bookmark not defined.94 3.3.2. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Duy Tiên ....................... Error! Bookmark not defined.96 KẾT LUẬN ............................................... Error! Bookmark not defined.103 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCĐ Ban chỉ đạo BHYT Bảo hiểm y tế CNH- HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CBCC Cán bộ, công chức GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc FDI Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp
  9. vii NTM Nông thôn mới XDNTM Xây dựng Nông thôn mới UBND Ủy ban nhân dân
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Cơ cấu đất đai của huyện Duy Tiên năm 2016 50 2.2 Dân số huyện Duy Tiên năm 2016 52 2.3 Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế 53 2.4 Giá trị sản xuất của huyện Duy Tiên giai đoạn 2014 - 2016 53 2.5 Số lƣợng mẫu điều tra 61 3.1 Nhận thức về Chƣơng trình XDNTM của cán bộ huyện, xã 69 3.2 Nguồn vốn huy động xây dựng NTM của huyện Duy Tiên 72 3.3 Kết quả huy động nguồn vốn XDNTM ở các xã điều tra năm 2016 73 3.4 Hiện trạng giao thông nông thôn tại 3 xã chọn điểm nghiên cứu 77 3.5 Thực trạng diện tích đƣợc tƣới tiêu trên địa bàn huyện 2016 78 3.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật điện lực huyện Duy Tiên 80 3.7 Trƣờng học tại địa bàn 3 xã nghiên cứu năm 2016 81 3.8 Cơ sở vật chất văn hóa tại 3 xã nghiên cứu năm 2016 83 3.9 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Duy Tiên 86 3.10 Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế tại địa bàn 3 xã nghiên cứu 87 năm 2016 3.11 Thu nhập bình quân đầu ngƣời phân theo xã năm năm 2011 và 88 2016 3.12 Tình hình giáo dục, Y tế năm 2016 phân theo xã nghiên cứu 92 3.13 Tình hình văn hóa, môi trƣờng năm 2016 phân theo xã nghiên cứu 94 3.14 Tình hình chính trị năm 2016 phân theo xã nghiên cứu 96 3.15 Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới huyện Duy Tiên năm 98 2016 3.16 Sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng đề án quy hoạch NTM 99 3.17 Các hộ dân tham gia vào một số hoạt động chủ yếu trong XDNTM 100 3.18 Cơ cấu kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội năm 2016 101
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ STT Tên bảng Trang 1.1 GDP Việt Nam từ năm 2011-2015 27 1.2 Cơ cấu huy động vốn trong xây dựng Nông thôn mới 33 3.1 Bộ máy ban chỉ đạo chƣơng trình XDNTM huyện Duy Tiên 66
  12. 10 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Duy Tiên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam, là cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội. Huyện có địa hình đặc trƣng của vùng đồng bằng thuộc khu vực châu thổ Sông Hồng, tiếp giáp với nhiều tuyến quốc lộ liên tỉnh, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp trên địa bàn huyện. Chính vì thế, Duy Tiên đƣợc xác định là huyện trọng điểm công nghiệp của tỉnh. Thực hiện quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về việc phê duyệt Chƣơng trình Mục tiêu Quốc Gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020, UBND tỉnh Hà Nam đã lập kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam khóa XVIII đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 21/4/2011 của Tỉnh ủy Hà Nam về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam đến năm 2020. Do đó, huyện Duy Tiên đã tiếp nhận và triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới một cách đồng bộ, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của ngƣời dân, giúp ngƣời dân nhận thức rõ nhiệm vụ và quyền lợi của mình trong xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới cho thấy: Hầu hết cán bộ cấp xã và đại bộ phận nhân dân đều lúng túng khi bắt đầu triển khai việc thực hiện xây dựng nông thôn mới; công tác tuyên truyền về Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế; nhiều địa phƣơng không chủ động trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới mà còn trông chờ, ỷ lại, nhất là ỷ lại vào nguồn ngân sách từ trên xuống.
  13. 11 Xuất phát từ vấn đề trên, đƣợc sự đồng ý của trƣờng Đại học Lâm nghiệp tôi quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng, và kết quả tiến độ thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM trên địa bàn nghiên cứu. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng xây dựng nông thôn mới - Đánh giá thực trạng, kết quả triển khai, tiến độ thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM tại huyện huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. - Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM trên địa bàn Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. - Đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM trên địa huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. 3. Ðối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Ðối tượng nghiên cứu của dề tài Qúa trình tiến độ thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
  14. 12 3.2. Phạm vi nghiên cứu của dề tài + Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quá trình triển khai, tiến độ thực hiện chƣơng trình XDNTM trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. + Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam + Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong giai đoạn 2014-2016, Số liệu sơ cấp đƣợc điều tra năm 2017. 4. Nội dung nghiên cứu - Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới - Thực trạng kết quả triển khai, tiến độ thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. - Những nhân tố ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM trên địa bàn Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. - Một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM trên địa huyện huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
  15. 13 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1. Nông thôn Ở Việt Nam, nông thôn bao gồm các địa bàn dân cƣ có số lƣợng dân tập trung dƣới 4000 ngƣời, mật độ dân cƣ ít hơn 6000 ngƣời/km2 và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt dƣới 60% tức là tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đạt từ 40% trở lên (Tổng cục thống kê) Nông thôn đƣợc coi nhƣ là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay trên thế giới vẫn chƣa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn nhiều quan điểm khác nhau: Khi khái niệm về nông thôn ngƣời ta thƣờng so sánh nông thôn với đô thị. Có ý kiến cho rằng khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lƣợng dân cƣ ở nông thôn thấp hơn thành thị. Có quan điểm lại cho rằng dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng thành thị. Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị của thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân. 1.1.1.2. Phát triển nông thôn Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng đƣợc nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo Ngân hàng thế giới (1975): “Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của
  16. 14 một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển” (Mai Thanh Cúc, 2005). Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều khác nhau. Đây là một quá trình thu hút mọi ngƣời dân tham gia vào các chƣơng trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lƣợng cuộc sống của các cƣ dân nông thôn, đồng thời phát triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn nhƣng vẫn bảo tồn đƣợc những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ. PTNT là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hóa, xã hội, thể chế và môi trƣờng. Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải đƣợc đặt trong khuôn khổ của một chiến lƣợc, chƣơng trình phát triển quốc gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của đất nƣớc (Mai Thanh Cúc, 2005) , (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung,1997) . 1.1.1.3 Tiến độ thực hiện Tiến độ thực hiện là mức độ tiến triển của công việc trong 1 khoảng thời gian nhất định nhằm giúp ta theo dõi lộ trình thƣc hiện chƣơng trình, kế hạch, từ đó giúp ta tổ chức,kiểm soát và kết thúc chƣơng trình, kế hoạch một cách có hiệu quả. 1.1.1.4. Xây dựng nông thôn mới Nông thôn mới: Đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là NTM. NTM trƣớc tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; đó là NTM chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa NTM và nông thôn truyền thống, thì NTM phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới. Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định
  17. 15 số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020. Tại quyết định này, mục tiêu chung của Chƣơng trình đƣợc xác định là: “XDNTM có kết cấu hạ tầng KT - XH từng bƣớc hiện đại; cơ cấu KT và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo QH; XH nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc VH dân tộc; MT sinh thái đƣợc bảo vệ; an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao; theo định hƣớng XH chủ nghĩa. Như vậy, NTM là nông thôn có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại, cơ cấu KT và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, XH dân chủ, ổn định, giàu bản sắc VH dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, MT sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững. Xây dựng nông thôn mới XDNTM là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc. Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về XDNTM là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại mà vẫn giữ đƣợc nét đặc trƣng, tinh hoa văn hóa của ngƣời Việt Nam. Nhìn chung: xây dựng làng NTM theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa. XDNTM đƣợc quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trƣờng), đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên
  18. 16 cả nƣớc. XDNTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cƣ ở nông thôn đồng lòng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp, sản xuất phát triển toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) và đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao; nếp sống văn hóa, môi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao. Có thể quan niệm: XDNTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn đƣợc xây dựng so với mô hình nông thôn cũ truyền thống, đã có ở tính tiên tiến về mọi mặt. Vì vậy trong điều kiện của Việt Nam, đƣợc tổng kết bằng các chiến lƣợc kinh tế xã hội của chính phủ, thuật ngữ này đƣợc hiểu: “Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trƣờng, nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của nhà nƣớc và các tổ chức khác” Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình phát triển nông thôn toàn diện và là chƣơng trình khung định hƣớng các nội dung cần thiết phải thực hiện để xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới. Chƣơng trình sẽ đƣợc triển khai trên địa bàn các xã trong toàn tỉnh, nhằm xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trƣờng, hệ thống chính trị ở cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn, căn cứ tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (ngày 5 tháng 8 năm 2008).
  19. 17 Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 4 tháng 6 năm 2010, với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự đƣợc giữ vững. 1.1.2. Đặc trưng xây dựng nông thôn mới Có thể nói, xây dựng nông thôn cũng đã có từ lâu ở Việt Nam. Trƣớc đây có thời điểm nƣớc ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn, nay nƣớc ta dựng nông thôn mới ở cấp xã. Mô hình NTM có nhiều đặc điểm ƣu việt tạo nên nét riêng biệt mới chƣa từng có trƣớc đó là: Thứ nhất, XDNTM là xây dựng nông thôn theo tiêu chí chung của cả nƣớc đƣợc định trƣớc. Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nƣớc không thí điểm nơi làm nơi không. Thứ ba, cộng đồng dân cƣ là chủ thể XDNTM, không phải ai làm hộ, ngƣời nông dân tự xây. Thứ tƣ, Đây là một chƣơng trình khung, bao gồm 11 chƣơng trình mục tiêu quốc gia và 13 tính chất chƣơng trình có mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn. 1.1.3. Ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới nhằm đạt đƣợc các điều kiện tổng thể về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Do đó, quá trình xây dựng NTM phải đƣợc thực hiện trong mối quan hệ tác động qua lại gắn kết nhau tạo nên một quan hệ hoàn chỉnh. Về kinh tế:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0