intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắctrong thời gian tới

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN DUY ĐỨC HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠITRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN DUY ĐỨC HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu đã nêu trong Luận văn là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Bắc Kạn, ngày … tháng năm 2020 Tác giả Nguyễn Duy Đức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồng Yến đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Bắc Kạn, ngày … tháng…. năm 2020 Tác giả Nguyễn Duy Đức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụngtại ngân hàng thương mại ................................................................................................ 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 5 1.1.2.Kiểm soát nội bộ ...................................................................................... 8 1.1.3. Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại ......................................................................................................................... 15 1.1.4. Nội dung kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại....................................................................................................... 21 1.1.5. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng ................................................................................................................. 27 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại ................................................................................ 32 1.2. Cơ sở thực tiễn về kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv ngân hàng thương mại ..................................................................................... 35 1.2.1. Kinh nghiệm của một số chi nhánh ngân hàng thương mại trong nước35 1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................... 40 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 42 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 42 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 42 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 42 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 48 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 48 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 49 2.3.1. Các chỉ tiêu hoạt động tín dụng ............................................................ 49 2.3.2. Chỉ tiêu quản lý hoạt động tín dụng ...................................................... 50 2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá kiểm soát nội bộ tín dụng ......................................... 50 2.3.4. Tiêu chí quản lý công tác kiểm soát nội bộ tín dụng ............................ 51 2.3.5. Các chỉ tiêu kiểm soát hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại ......................................................................................................................... 52 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN .................................................................................. 55 3.1. Khái quát về hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................................. 55 3.1.1.Khái quát về ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Kạn ....................... 55 3.1.2.Khái quát về ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Kạn ............................... 57 3.1.3.Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt chi nhánh Bắc Kạn .................................................................................................................. 57 3.1.4.Khái quát về hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................................... 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ............................................................ 65 3.2.1. Kiểm soát về quá trình xét duyệt tín dụng............................................. 65 3.2.2. Kiểm soát về quy trình tín dụng ............................................................ 72 3.2.3. Kiểm soát nội bộ tín dụng sau khi giải ngân ......................................... 78 3.2.4. Kiểm soát trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ........................................ 80 3.2.5.Thực trạng các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ...................... 86 3.2.6. Thực trạng các tồn tại, sai sót trong hoạt động tín dụng tại NHTMtrên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ..................................................................................... 102 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụngtại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .................................. 108 3.3.1. Các yếu tố khách quan ........................................................................ 108 3.3.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................ 110 3.4. Đánh giá chung kiểm soát đối với nghiệp vụ tín dụngtại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .......................................................... 113 3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................. 113 3.4.2. Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế ..................................................... 114 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ................................ 117 4.1. Định hướng, mục tiêu kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn ..................................... 117 4.1.1. Định hướng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn ................................................ 117 4.1.2. Mục tiêu kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn ................................................ 118 4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng đối với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .................................. 119 4.2.1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thương mạitrên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................................ 119 4.2.2.Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát trong quy trình cấp tín dụng ........... 120 4.2.3. Nâng cao kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng, hoàn thiện công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện KSNB hoạt động tín dụng .. 122 4.2.4. Xây dựng đội ngũ kiểm tra viên nội bộ có năng lực, kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức và gắn bó với ngân hàng ................................................ 124 4.2.5. Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa, kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng ....................................................... 127 4.2.6. Tăng cường tổ chức, quản lý và hạn chế sự gian lận, thiếu trung thực và các sai phạm nghiệp vụ của cán bộ trong hoạt động tín dụng ...................... 129 4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 131 4.3.1. Đối với chính phủ ................................................................................ 131 4.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước .............................................................. 131 4.3.3. Đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ........... 132 KẾT LUẬN .................................................................................................. 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 136 PHỤ LỤC 01 ................................................................................................ 138 PHỤ LỤC 02 ................................................................................................ 143 PHỤ LỤC 3 .................................................................................................. 144 PHỤ LỤC 4 .................................................................................................. 148 PHỤ LỤC 5 .................................................................................................. 151 PHỤ LỤC 6 .................................................................................................. 152 PHỤ LỤC 7 .................................................................................................. 154 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BGĐ : Ban giám đốc BCTC : Báo cáo tài chính CBTD : Cán bộ tín dụng DN : Doanh nghiệp HĐQT : Hội đồng quản trị KH : Khách hang KSNB : Kiểm soát nội bộ NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TCTD : Tổ chức tín dụng TSBĐ : Tài sản bảo đảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thang đo Likert .............................................................................. 43 Bảng 2.2. Bảng phân tích nhân khẩu học đối tượng điều tra .......................... 44 Bảng 2.3: Chi tiết mục hỏi các tiêu chí trong phiếu điều tra .......................... 45 Bảng 3.1 Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .............................. 55 Bảng 3.2. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ năm2017 - 2019 .................................................... 59 Bảng 3.3. Cơ cấu kỳ hạn cho vay của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ năm 2017 - 2019 ................................................................. 62 Bảng 3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ năm 2017 - 2019 ............................... 64 Bảng 3.5. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn................................................................ 66 Bảng 3.6. Kết quả xếp hạng tín dụng của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ....................................................................... 68 Bảng 3.7. Đánh giá về công tác kiểm soát chính sách tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .................................. 70 Bảng 3.8. Thủ tục kiểm soát về quy trình tín dụng của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ............................................................................. 72 Bảng 3.9. Đánh giá về công tác kiểm soát quy trình tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .................................. 76 Bảng 3.10. Đánh giá về công tác kiểm soát nội bộ tín dụng sau khi giải ngân tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ........ 79 Bảng 3.11 Thang điểm phân tích thông tin khách hàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ............................................ 81 Bảng 3.12. Số liệu phân loại các nhóm nợ tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn................................................................ 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. ix Bảng 3.13 Tình hình trích lập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .......................... 85 Bảng 3.14. Đánh giá về môi trường kiểm soát tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ....................................................... 89 Bảng 3.15. Đánh giá về rủi ro trong hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ........................................... 92 Bảng 3.16. Đánh giá về hoạt động kiểm soát tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ........................................... 95 Bảng 3.17. Đánh giá về hệ thống thông tin tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn................................................................ 98 Bảng 3.18. Đánh giá về hoạt động giám sát tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.............................................................. 101 Bảng 3.19. Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .......................................... 111 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường phát triển hiện nay, Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng và góp mặt trong hầu hết các lĩnh vực. Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán, liên quan đến toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, hoạt động tín dụng đóng vai trò then chốt và là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động cho vay hiện nay tại các Ngân hàng ở Việt Nam đang chiếm tỷ lệ khá cao, lợi nhuận kinh doanh và rủi ro lại là hai phạm trù song hành nhau thực trạng này có liên quan chặt chẽ đến hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Việt Nam đã gia các hiệp định với các nước phát triển thể giới, việc mở cửa nền kinh tế đã thúc đẩy tự do hóa tài chính, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước là điều không tránh khỏi. Chính vì điều này là mục tiêu để các Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động hàng loạt. Tuy nhiên, thời điểm gần đây Ngân hàng Nhà Nước đã có những động thái quyết liệt nhằm giải quyết những tồn đọng, góp phần làm sạch hệ thống Ngân hàng Việt Nam mà trong đó việc kiểm soát và xử lý các rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn là ưu tiên hàng đầu. Kiểm soát nội bộ là các chính sách, các bước kiểm soát được thiết lập nhằm điều hành hoạt động của đơn vị, giúp phát hiện kịp thời nguyên nhân sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng của công tác nội bộ để có biện pháp khắc phục kịp thời. Vai trò của kiểm soát nội bộ ngày càng quan trọng, các nhà đầu tư, cổ đông, Ngân hàng và xã hội đòi hỏi trách nhiệm nhiều hơn đối với các nhà quan lý trong việc kiểm soát, quản trị rủi ro và báo cáo.Đặc biệt với ngân hàng thương mại ở Việt Nam lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng thường chiếm khoảng 70% toàn bộ lợi nhuận của ngân hàng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 2 Theo quy chuẩn thông lệ quốc tế, cơ chế kiểm soát nội bộ tín dụng cho hệ thống ngân hàng đang dần hoàn thiện và được đánh giá khá chặt chẽ. Tuy nhiên, giải pháp hữu hiệu nhất chính là nâng cao năng lực tự quản lý của các ngân hàng thương mại, việc kiểm soát nội bộ tín dụng luôn trở thành vấn đề mang tính cấp thiết là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ ngân hàng nào trong đó có Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nhất là trong môi trường kinh doanh khó khăn này đòi hỏi các ngân hàng phải thực sự nỗ lự. Để thực hiện tốt mục tiêu ngày trong những năm qua các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã quán triệt công tác kiểm soát nội bộ tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thực hiện chưa thực sự tốt tỷ lệ nợ quá hạn cao, quy trình kiểm soát tín dụng còn nhiều kẽ hở, năng lực quản trị rủi ro kém, hệ thống kiểm soát nội bộ vẫn yếu kém trong việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắctrong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến kiểm soát nội bộ tín dụng tại ngân hàng thương mại. - Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 3 - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đói với kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Luận văn nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn bao gồm các ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank); Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng thương mai cổ phần Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank). - Thời gian: số liệu nghiên cứu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019.Số liêu nghiên cứu sơ cấp được thu thập trong tháng 1 năm 2020. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Về mặt lý luận, sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến kiểm soát nội bộ tín dụng đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại (khái niệm, nội hàm của các thuật ngữ liên quan; đặc điểm nhận dạng và các lý thuyết liên quan đến kiểm soát tín dụng…). Về mặt thực tiễn, luận văn tiến hành phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ tín dụng đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 -2019, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 4 nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Chương 4: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1.Khái niệm về ngân hàng thương mại Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng thương mại: Giáo sư Peter S.Rose định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” Định nghĩa của Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED: “Bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gởi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (nhu bằng cách viết Sec hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay hay cho vay thương mại, cho vay cá nhân - Hộ gia đình sẽ được xem là một ngân hàng”. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Theo Pháp lệnh NHNN 1990: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên nhận tiền gởi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Theo quy định tại luật các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng được định nghĩa như sau: “ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 6 động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.” Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu NHTM là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh các hoạt động tín dụng với mục đich là thu lợi nhuận. 1.1.1.2.Khái niệm về tín dụng Mặc dù tín dụng ngân hàng ra đời rất lâu nhưng đến nay, định nghĩa về tín dụng vẫn chưa được thống nhất. Theo trang Investopedia của Mỹ được định nghĩa: “Là một thỏa thuận trong đó người đi vay nhận được một thứ/vật gì đó có giá trị hiện tại và cam kết hoàn trả lại vào một ngày trong tương lai, bao gồm cả tiền lãi” Theo Các Mác thì: “Tín dụng dưới hình thái biểu hiện của nó là sự tín nhiệm ít nhiều có căn cứ đã khiến cho người này giao cho người khác một số tư bản nào đó dưới hình thái hàng hoá hoặc được đánh giá thành một số tiền nhất định. Số tiền này bao giờ cũng phải được trả lại trong một thời gian đã được ấn định”. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay. Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Đến kỳ hạn trả nợ người đi vay có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền hoặc hàng hoá đã vay, có kèm hoặc không kèm một khoản lãi”. Từ các quan niệm và khái niệm về tín dụng, ta suy ra đặc điểm của tín dụng ngân hàng là: Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân. Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 7 phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại. 1.1.1.3. Rủi ro tín dụng Rủi ro lớn nhất trong hoạt động tín dụng là rủi ro tín dụng: Là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu khi người vay không trả nợ đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ gốc và lãi. Rủi ro lớn nhất trong hoạt động tín dụng là rủi ro tín dụng. Theo Uỷ ban Basel: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã cam kết. Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi”. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Đối với ngân hàng, rủi ro tín dụng vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Sự khách quan trong rủi ro tín dụng làm cho nó trở nên không thể loại trừ. Mặt khác, bởi lợi nhuận phần nào cũng là một phần thưởng của rủi ro nên người ta chỉ tìm cách hạn chế rủi ro tới mức có thể chấp nhận được mà thôi. Do đó, cần phải có biện pháp giải quyết và phương án dự phòng hữu hiệu, trong đó có thể kể đến như: Xây dựng các chính sách tín dụng, xây dựng quy trình phân tích và thu thập thông tin tín dụng, hệ thống phân loại xếp hạng khách hàng, đào tạo và luân chuyển cán bộ tín dụng,...gọi chung là xây dựng một hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 8 1.1.2.Kiểm soát nội bộ 1.1.2.1.Khái niệm kiểm soát nội bộ Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), kiểm soát nội bộ là “tất cả các chính sách, thủ tục do nhà quản lý của tổ chức lựa chọn áp dụng để đảm bảo đạt được các mục tiêu quản trị, quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh, bao gồm cả việc tham gia vào các chính sách quản trị, bảo vệ tài sản, ngăn ngừa và phát hiện các gian lận và sai sót, đảm bảo sự phù hợp và toàn vẹn của các sổ sách kế toán, báo cáo một cách đáng tin cậy về các thông tin tài chính”. Uỷ ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng cho rằng “kiểm soát nội bộ là một cơ chế để giảm thiểu gian lận, sai sót, biển thủ tài sản…, và nhằm vào tất cả các rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt”. Nó không đơn thuần chỉ là một thủ tục hay chính sách được thực hiện ở một thời điểm nào đó mà là một hoạt động liên tục diễn ra tại mọi cấp trong ngân hàng. Theo Khoản 404 Luật Sarbanes-Oxley (Mỹ, 2002), kiểm soát nội bộ là “một quá trình, do ban giám đốc, ban quản trị và các nhân sự khác của một tổ chức xây dựng và thực hiện, được thiết kế để đảm bảo một cách hợp lý rằng tổ chức có thể đạt được các mục tiêu theo các khía cạnh: - Tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động. - Sự đáng tin cậy của các thông tin tài chính. - Sự tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành. Khái niệm này chỉ ra kiểm soát nội bộ là phương tiện để nhà quản lý kiểm soát các hoạt động của tổ chức, bao gồm tập hợp các hoạt động gắn liền với hoạt động thường ngày của tổ chức. Đây còn là một quá trình quản lý hoạt động kinh doanh của đơn vị; do người của tổ chức thực hiện; đảm bảo một cách hợp lý rằng tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu của mình. Nhà quản lý luôn theo đuổi việc giám sát và giảm bớt rủi ro không đạt được mục tiêu của tổ chức do các thế lực, nhân tố và sức ép bên ngoài. Kiểm soát nội bộ phụ thuộc vào những rủi ro mà nhà quản lý nhận định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 9 Tóm lại, có thể hiểu “kiểm soát nội bộ là một quá trình giám sát xuyên suốt và liên tục gắn liền với các hoạt động hàng ngày của một tổ chức, để đảm bảo tính hiệu quả cho các hoạt động, duy trì sự tuân thủ các quy định, quy chế và đảm bảo độ tin cậy của các thông tin tài chính trong tổ chức”. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ Theo định nghĩa của Viện kiểm toán quốc tế: “Hệ thống kiểm soát nội của Ngân hàng là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra”. Theo Điều 2 Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết số 36/2006/QĐ- NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của của tổ chức tín dụng được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà tổ chức tín dụng đã đặt ra”. 1.1.2.2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống KSNB trong các Ngân hàng Thương mại Các nguyên tắc của hệ thống kiểm soát ngân hàng: Ủy ban Basel đưa ra 13 nguyên tắc chia thành 5 nhóm yếu tố làm khuôn khổ giúp các tổ chức tín dụng xây dựng, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Tùy quy mô, bản chất, vị trí địa lý, khuôn khổ pháp lý, quy định nội bộ mà ngân hàng có thể áp dụng một phần hay toàn bộ các nguyên tắc. + Giám sát quản lý và văn hóa kiểm soát: - Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ kiểm tra toàn bộ chiến lược kinh doanh và những chính sách chủ đạo của ngân hàng; hiểu rõ những rủi ro chính của ngân hàng, thiết lập mức độ có thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2