intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

21
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp này trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------- CHU TRỌNG NGHĨA KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------- CHU TRỌNG NGHĨA KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ANH TUẤN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu Khoa học của riêng tôi và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu Khoa học của tác giả khác. Các dữ liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc, Bộ, ngành chủ quản, cơ sở đào tạo và Hội đồng đánh giá Khoa học của Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN về công trình và kết quả nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Chu Trọng Nghĩa
  4. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn đã khuyến khích và chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, đã hợp tác và chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tƣ liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Phòng kiểm tra cục Thuế Thành phồ Hà Nội đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhƣng Luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hà nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Chu Trọng Nghĩa
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP .. 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 4 1.2. Khái niệm, nguyên tắc, vai trò của công tác kiểm tra thuế ........................ 6 1.2.1. Khái niệm về thuế, kiểm tra thuế .................................................... 6 1.2.2. Mục đích của kiểm tra thuế ............................................................. 7 1.2.3. Nguyên tắc kiểm tra thuế ................................................................ 9 1.2.4. Vai trò kiểm tra thuế ..................................................................... 11 1.3. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp ................................................... 13 1.3.1. Khái niệm về doanh nghiệp .......................................................... 13 1.2.2 Đặc điểm về doanh nghiệp ............................................................ 13 1.4. Các hình thức, phƣơng pháp và nội dung kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp .......................................................................................................... 15 1.4.1. Các hình thức kiểm tra thuế .......................................................... 15 1.4.2. Nội dung kiểm tra thuế đối với Doanh nghiệp ............................. 17 1.4.3. Quy trình kiểm tra thuế ................................................................. 19 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ................................................................. 24 1.5.1. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến công tác kiểm tra ............... 24 1.5.2. Các yếu tố bên ngoàiảnh hưởngđến công tác kiểm tra ................ 25 1.6. Kinh nghiệm thực tiễn công tác kiểm tra thuế ......................................... 27 1.6.1. Kinh nghiệm kiểm tra thuế ở Trung Quốc .................................... 27 1.6.2. Kinh nghiệm kiểm tra thuế ở Hàn Quốc ....................................... 28 1.6.3. Kinh nghiệm kiểm tra thuế ở Australia ......................................... 28
  6. 1.6.4. Kinh nghiệm thực tiễn kiểm tra thuế tại Tp Hồ Chí Minh ............ 29 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 31 2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận: ......................................................................... 31 2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu: .................................................................. 31 2.3. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu: .................................................. 32 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 33 3.1 Khái quát về Cục Thuế TP Hà Nội ........................................................... 33 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cục Thuế TP Hà Nội ...... 33 3.1.2 Tổ chức bộ máy kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế TP Hà Nội .................................................. 34 3.2. Tình hình hoạt động và thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại TP Hà Nội ................................................................................................ 36 3.2.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP Hà Nội................................................................................. 36 3.2.2 Kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước của Cục Thuế TP Hà Nội qua các năm 2016- 2018 ............................................................ 37 3.3. Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài từ năm 2016 đến 2018 ................................................................... 39 3.3.1. Thực trạng lập kế hoạch kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ năm 2016 đến năm 2018................................. 39 3.3.2. Thực trạng nội dung kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ năm 2016 đến năm 2018 ............................... 44 3.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kiểm tra DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế TP Hà Nội .............................................................. 58 3.4. Đánh giá công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế TP Hà Nội ..................... 63 3.4.1. Thành tựu đạt được ....................................................................... 63 3.4.2. Những hạn chế .............................................................................. 66
  7. 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 71 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................................................................. 77 4.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu của Cục Thuế TP Hà .................... 77 4.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 77 4.1.2. Phương hướng ............................................................................... 77 4.1.3. Mục tiêu ......................................................................................... 78 4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện ................................................................ 79 4.2.1. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu Người nộp thuế phục vụ hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra ...................................................... 79 4.2.2. Hoàn thiện công tác đánh giá, phân loại DN trong khâu lập kế hoạch kiểm tra ......................................................................................... 81 4.2.3. Tăng cường kiểm tra tại trụ sở CQT và kiểm tra theo chuyên đề 83 4.2.4. Tăng cường phối hợp giữa các phòng ban trong nội bộ cơ quan thuế và và các cơ quan khác có liên quan đến NNT .............................. 85 4.2.5. Đào tạo đội ngũ kiểm tra chuyên sâu, chuyên nghiệp .................. 87 4.2.6. Tăng cường công tác giám sát quy trình thanh tra, kiểm tra ....... 90 4.2.7. Tăng cường công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế ......... 93 4.2.8. Thường xuyên tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm công tác kiểm tra 94 4.2.9. Đẩy mạnh tuyên truyền hỗ trợ cho DN có vốn đầu tư nước ngoài .... 95 4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 97 4.3.1.Kiến nghị về cơ chế chính sách với Bộ tài chính........................... 97 4.3.2. Kiến nghị với tổng cục Thuế. ........................................................ 99 4.3.3. Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức khác liên quan ...................... 99 KẾT LUẬN ................................................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 102
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung NSNN Ngân sách Nhà Nƣớc NNT Ngƣời nộp thuế CQT Cơ quan thuế ĐTNT Đối tƣợng nộp thuế GTGT Giá trị gia tăng SXKD` Sản xuất kinh doanh TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp KTTT Kinh tế thị trƣờng VPHC Vi phạm hành chính CBCC Cán bộ công chức BCTC Báo cáo tài chính XHCN Xã hội chủ nghĩa TTĐB Tiêu thị đặc biệt i
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy kiểm tra thuế tại văn phòng Cục thuế TP Hà Nội 35 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế tại văn phòng Cục thuế TP Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018 ................................................................. 35 Bảng 2.2. Số lƣợng các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục Thuế TP Hà Nội ......................................................................................................................... 36 Bảng 2.3. Kết quả thu NSNN ngành thuế TP Hà Nội .................................... 37 Bảng 2.4. Kết quả thu thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc .......... 38 Bảng 2.5 Kế hoạch kiểm tra thuế tại cơ quan thuế đối với các Doanh nghiệp có vốn ĐTNN .................................................................................................. 40 Bảng 2.6 Kế hoạch kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp ...................................... 42 Bảng 2.7. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế ......................................................................................................... 46 Bảng 2.8 Kết quả kiểm tra DN thực hiện giải trình, điều chỉnh tiền thuế khi nhận đƣợc thông báo yêu cầu giải trình, điều chỉnh của cơ quan Thuế... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.9. Kết quả kiểm tra doanh thu tại một số DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2018 ......................................................................................................... 50 Bảng 2.10. Kết quả kiểm tra chi phí hợp lý tại một số DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2018 ............................................................................................... 51 Bảng 2.11. Kết quả kiểm tra tại trụ sở DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2016-2018........................................................................................................ 57 Bảng 2.12 Kết quả truy thu thuế theo từng loại thuế ...................................... 58 Bảng 2.13 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực cho hoạt động kiểm tra thuế năm 2016-2018................................................................................................ 62 ii
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nguồn thu từ thuế chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc.Nền kinhtếnƣớctahiệnnayđãvàđanghộinhậpngày càngsâu rộng vớinền kinh tếkhuvực vàthế giới.Nguồnvốnđầutƣnƣớcngoàivào trong nƣớc nói chung và vào Thành phố Hà Nội nói riêng ngày càng tăng mạnh, theo đó thu thuế đối với các Doanh nghiệp có vốn Đầu tƣ nƣớc ngoài góp một phần không nhỏ cho Ngân sách nhà nƣớc. Thông qua hợp tác đầu tƣ nƣớc ngoài, Việt Nam đã tăng cƣờng mối quan hệ chính trị, đối ngoại, phát triển hữu nghị với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đối tác trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu mà nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mang lại cho nền kinh tế trong quá trình đầu tƣ tại Việt Nam nhƣ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… thì cũng xuất hiện một số vấn đề nổi cộm về thu thuế đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đó là tình trạng lợi dụng những kẽ hở của chính sách thuế, các chế độ ƣu đãi hoặc dựa vào tính phức tạp của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ kế toán và quản lý tinh vi, nhiều thủ đoạn dẫn đến khai man, trốn thuế, chây ỳ nộp thuế. Điều này đòi hỏi công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn Đầu tƣ nƣớc ngoài cần đƣợc hoàn thiện cả về chuyên môn và chiều sâu. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra thuế đối với các Doanh nghiệp có vốn Đầu tƣ nƣớc ngoài, trong thời gian qua, trƣớc thực tiễn đòi hỏi trên để hoàn thành tốt công việc hiện tại và với mong muốn đóng góp phần nào cho công tác thu thuế nói chung của ngành đặc biệt là đối với hoạt động thu thuế các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tôi nghiên cứu đề tài: ‘‘Kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại thành phố Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêuvà nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1
  11. Trên cơ sở phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp này trong những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về kiểm tra thuế . + Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý kiểm tra thuế đối với các Doanh nghiệp có vốn Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội trong những năm qua. (Từ năm 2016 đến năm 2018) + Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại thành phố Hà Nội. 3. Đối tƣợng, chủ thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là công tác kiểm tra thuế đối với các Doanh nghiệp có vốn Đầu tƣ nƣớc ngoài. 3.2. Chủ thể kiểm tra thuế Chủ thể kiểm tra thuế là Cục thuế Thành phố Hà Nội. 3.3. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về nội dung: đề tài nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế TP Hà Nội. + Phạm vi về không gian: luận văn nghiên cứu trong phạm vi Cục Thuế TP Hà Nội, hoạt động của cục trên địa bàn Thành phố Hà Nội. + Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu công tác kiểm tra tại Cục Thuế TP Hà Nộigiai đoạn 2016-2018; Nghiên cứu định hƣớng và giải pháp đến năm 2025. 2
  12. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng, biểu đồ, hình, phụ lục, tài liệu tham khảo, và kết luận. Kết cấu chính của luận văn bao gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Thành phố Hà Nội. Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công táckiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại TP Hà Nộiđến năm 2025. 3
  13. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những chức năng cơ bản của hoạt động quản lý thuế. Chính vì vậy trong thời gian qua ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thanh tra, kiểm tra thuế dƣới dạng giáo trình, luận ăn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ hoặc một số bài báo. Có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu sau: - Luận văn của tác giả Nguyễn Chí Dũng (2009) về Thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao tính tuân thủ của ngƣời nộp thuế trong điều kiệm Việt Nam đã tập trung vào việc phân tích NNT dƣới giác độ tuân thủ, đã nêu đƣợc vài trò của thanh tra, kiểm tra thuế đối với việc nâng cao tính tuân thủ của NNT. Tác giả đã đƣa ra các nhóm giải pháp xây dựng bộ tiêu chiếu đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra nhƣ: Tỷ lệ (%) số cuộc thanh tra/ kiểm tra/ số doanh nghiệp trong vòng 1 năm; tỷ lệ (%) độ chính xác trong việc phân tích hồ sơ so với kết quả thanh tra, kiểm tra - Luận văn của tác giản Lê Thị Phƣơng Thảo (2009) về Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế ở Việt Nam cũng đã phân thích thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế qua 3 nội dung: Đăng ký thuế, chấp hành chế độ kế toán sổ sách, chứng từ, hóa đơn; kê khai, tính thuế và nộp thuế. Xây dựng bộ tiêu chí, đánh giá, lựa chọn xếp loại donah nghiệp để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho phù hợp; phân cấp quản lý doanh nghiệp cho các cấp để chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ ngân sách. - Luận văn của tác giả Ngô Thị Thu Hƣơng (2011) về Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với ngƣời nộp thuế trong tiến trình hiện đại học công tác quản lý thuế ở Việt Nam đã tập trung nghiên cứu về hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế là đáng kể so với các công trình trƣớc đó. Tác giả đã kế thừa, đƣa ra những 4
  14. tiêu chí định lƣợng và định tính về hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế, nêu lên đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế nhƣ điều kiện kinh tế xã hội, trình độ dân trí, mô hình quản lý thuế, cơ chế quản lý thuế - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Ánh (2012), về Hoạt động kiểm tra, thanh tra tại Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng đã đi đến kết luận Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng xác định kiểm tra, thanh tra thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý thu thuế. Công tác kiểm tra, thanh tra thuế của tỉnh Lâm Đồng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, đã góp phần quan trọng vào kết quả chung của ngành thuế. Qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế đã phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về thuế, kiến nghị sữa đổi bổ sung cơ chế chính sách về thuế...góp phần tích cực trong việc chống thất thu ngân sách nhà nƣớc, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời nộp thuế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng vẫn còn nhiều bất cập, khiến cho công tác quản lý thuế chƣa thực sự hiệu quả. Trên cơ sở định hƣớng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, để công tác kiểm tra, thanh tra thuế hiệu quả, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng cần thực hiện các giải pháp nhƣ: kiện toàn đội ngũ kiểm tra, thanh tra đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tăng cƣờng kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý, đồng thời các kiến nghị với ngành thuế, UBND tỉnh Lâm đồng, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nƣớc và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và Quản lý thuế nhằm thực hiện tốt quá trình hoàn thiện kiểm tra, thanh tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng góp phần phát triển kinh tế, xã hội tỉnh - Luận văn của tác giả Lê Hữu Giang (2016) về Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa đã khẳng đinh doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có đóng góp nhất định cho phát triển kinh tế của huyên Quảng Xƣơng, tuye nhiên hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế với đối tƣơng này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Luận văn cho rằng qua thanh tra, kiểm tra thuế tại huyện Quảng Xƣơng tỉnh Thanh Hóa, trong 5
  15. nhiều năm qua đã không ít doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của các chính sách, chế độ, luật thuế hoặc dựa vào tính chất phức tạp trong hoạt động kinh doanh, khó kiểm soát để khai man, trốn lậu thuế, chây ì, chậm nộp thuế làm thất thoát và ảnh hƣởng đến công tác thu ngân sách Nhà nƣớc (NSNN). Mặc dù, Chi cục thuế huyện Quảng Xƣơng đã đƣa ra nhiều giải pháp để quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên đến nay chƣa có một đề tài nào nghiên cứu sâu về giải pháp để tăng cƣờng công tác kiểm tra thuế đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì vậy, sau nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp nhƣ tăng cƣờng hệ thống tin học, đào tạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, tăng cƣờng phối hợp giữa các ban ngành.... Qua tổng quan các công trình nghiên cứu về thuế và thanh tra, kiểm tra thuế cho thấy: việc nghiên cứu thƣờng tập trung chính vào nghiên cứu thực trạng cơ quan, địa bàn nghiên cứu để chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số giải pháp hoàn công tác kiểm tra thuế đối với phạm vi nghiên cứu đề ra. Với đặc thù. Xét phạm vi Hà Nội là thu đô với số lƣợng doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn, hoạt động nhiều lĩnh vực, do đó, công tác kiểm tra thuế đạt hiệu quả là rất quan trọng, do đó, nghiên cứu vấn đề này với đối tƣơng, pham vi nghiên cứu riêng biệt, nên đề tài là không trùng lắp với những công trình đã có. 1.2. Khái niệm, nguyên tắc, vai trò của công tác kiểm tra thuế 1.2.1. Khái niệm về thuế, kiểm tra thuế Thuế là hình thức huy động tài chính cho Nhà nƣớc. Khi Nhà nƣớc ra đời, thuế là công cụ để Nhà nƣớc có nguồn thu nhằm trang trải các chi tiêu của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình ban hành các Luật thuế để bắt buộc các đối tƣợng thuộc phạm vi điều chỉnh đóng góp cho NSNN. Thuế là khoản đóng góp theo luật định của ngƣời nộp thuế cho NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. 6
  16. Thuế là hình thức động viên mang tính chất bắt buộc trên nguyên tắc luật định. Đặc điểm này đƣợc thể chế hoá trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Nhà nƣớc dùng quyền lực và sức mạnh để ấn định thuế, bắt buộc các tổ chức kinh tế và công dân thực hiện các nghĩa vụ thuế để nhà nƣớc có nguồn thu ổn định, thƣờng xuyên đảm bảo trang trải các khoản chi trong hoạt động thƣờng xuyên của Nhà nƣớc mà vẫn ổn định đƣợc NSNN. Tổ chức hoặc cá nhân nào không thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình tức là họ đã vi phạm pháp luật của quốc gia đó. Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa các khoản thuế với các khoản đóng góp mang tính tự nguyện cho NSNN và thuế đối với các khoản vay mƣợn của Chính Phủ.Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Thuế vận động một chiều, trên cơ sở các số thuế thu đƣợc, Nhà nƣớc sẽ sử dụng cho những chi tiêu công cộng, phục vụ cho nhu cầu của Nhà nƣớc và mọi cá nhân trong xã hội. Số thuế mà các đối tƣợng phải nộp cho Nhà nƣớc đƣợc tính toán không dựa trên khối lƣợng lợi ích công cộng họ nhận đƣợc mà dựa trên những hoạt động cụ thể và thu nhập của họ. Đặc điểm này cũng phân biệt giữa thuế với phí và lệ phí. Các sắc thuế theo quy định hiện nay bao gồm: Phí Môn Bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhà thầu, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trƣờng, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trƣớc bạ, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, ngoài ra Cơ quan thuế còn quản lý thutiền sử dụng đất, tiền thuê đất, một số loại thuế, phí khác... Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế đối với đối tượng kiểm tra thuế (là các tổ chức, cá nhân kê khai thuế), từxđó đối chiếu vớichức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá, xử lý các sai phạm. 1.2.2. Mục đích của kiểm tra thuế 7
  17. Thanh tra, kiểm tra thuế là chức năng không thể thiếu trong công tác quản lý thuế. Tổ chức hoạt động thanh tra thuế, kiểm tra thuế nhằm các mục đích cụ thể sau: Thứ nhất, phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền biện pháp khắc phục. Cơ quan quản lý thuế kiểm tra việc tự khai tự nộp thuế của các chủ thể trong nền kinh tế, để phản hồi lại việc NNT có thực hiện đúng quy định của pháp luật không, chính sách pháp luật có phù hợp với thực tiễn hay không phải thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Qua việc xem xét, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật thuế của NNT, Cơ quan Thuế có thể nhận thấy những sơ hở về quy chế, những quy định không phù hợp với NNT để kiến nghị cấp trên sửa đổi và hoàn thiện. Thứ hai, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Việc kiểm tra, xem xét đánh giá tính tuân thủ pháp luật thuế giúp phòng ngừa vi phạm pháp luật của NNT và cũng có thể phát hiện những vi phạm về pháp luật thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra cung cấp đầy đủ các căn cứ của hành vi vi phạm pháp luật. Đối với những hành vi vi phạm pháp luật tuỳ theo thẩm quyền và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo luật định về xử phạt hành chính và vi phạm trong lĩnh vực thuế. Thứ ba, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật.Bằng việc xem xét và xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuế của NNT, công tác thanh tra, kiểm tra thuế giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý thuế. Thứ tư, phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế từ đó hƣớng NNT thực hiện đúng pháp luật, phát huy các nhân tố 8
  18. tích cực, hạn chế những hành vi chiếm đoạt tiền thuế của nhà nƣớc. Hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế thể hiện rõ nhất ở số thuế nộp vào NSNN và tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Nếu để NNT tự khai tự nộp thuế, không có công tác thanh tra, kiểm tra thì chắc chắn số thuế nộp vào ngân sách rất thấp vì NNT luôn tìm cách trốn thuế. Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra thuế cũng nhằm mục đích tăng thu cho ngân sách, tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc và công bằng giữa các chủ thể SXKD; bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 1.2.3. Nguyên tắc kiểm tra thuế Để đạt đƣợc mục đích đề ra, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc tuân thủ và chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc pháp luật. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong thanh tra, kiểm tra thuế. Nguyên tắc này đòi hỏi các đơn vị, cá nhân tham gia quá trình thanh tra, kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật cho phép. Mọi hành vi lạm quyền hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đều bị coi là hành vi không tuân thủ quy định của pháp luật và đều phải bị xử lý. Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, các chủ thể thanh tra (cơ quan, đoàn thanh tra và các thành viên) phải căn cứ vào các quy định của pháp luật thuế để kết luận, kiến nghị những vấn đề thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về kết luận, kiến nghị của mình. Đối tƣợng thanh tra, kiểm tra phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định của chủ thể thanh tra, kiểm tra, cung cấp đầy đủ hồ sơ và giải trình số liệu khi đƣợc yêu cầu. - Nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Tính chính xác đòi hỏi chủ thể thanh tra, kiểm tra phải nhận thức đúng đắn vấn đề, nội dung kiểm tra, thanh tra; xác định, đánh giá chính xác bản chất của sự việc để kết luận thanh tra, kiểm tra chính xác. Tính chính xác bảo đảm cho 9
  19. hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đạt hiệu quả cao. Muốn đảm bảo tính chính xác, không những đòi hỏi chủ thể kiểm tra, thanh tra thuế phải có quan điểm đúng đắn mà còn phải có kiến thức và năng lực mới đem lại kết quả chính xác. Tính khách quan yêu cầu chủ thể thanh tra, kiểm tra phải phản ánh đúng sự việc, hiện tƣợng nhƣ nó vốn có, không đƣợc lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự việc, hiện tƣợng. Tính khách quan và tính chính xác có mối quan hệ tác động qua lại. Tính khách quan tạo tiền đề cho việc kết luận chính xác và kết luận thanh tra, kiểm tra có chính xác mới thể hiện đƣợc tính khách quan của hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tính trung thực đòi hỏi chủ thể thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, phản ánh đúng thực tế sự việc, không thiên lệch, bóp méo sự việc dẫn đến kết luận không đúng thực tế. Tính công khai thể hiện ở chỗ chủ thể thanh tra, kiểm tra phải thông báo đầy đủ, công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định thanh tra, kiểm tra đến kết luận thanh tra, kiểm tra để các tổ chức, cá nhân liên quan biết, giám sát và phối hợp thực hiện. Nguyên tắc công khai nhằm nâng cao tính khách quan của hoạt động thanh tra, kiểm tra, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, tuỳ tính chất của cuộc thanh tra, kiểm tra cụ thể, cần có hình thức, mức độ công khai phù hợp để đảm bảo giữ gìn bí mật quốc gia, bí mật ngƣời tố cáo, đảm bảo lợi ích của Nhà nƣớc và công dân, đảm bảo hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tính dân chủ nhằm tạo cơ hội cho đối tƣợng kiểm tra, thanh tra đƣợc trình bày ý kiến, quan điểm về những nội dung thanh tra, kiểm tra cũng nhƣvề hoạt động của đoàn thanh tra, kiểm tra cụ thể, tránh tình trạng áp đặt của chủ thể thanh tra, kiểm tra. Nguyên tắc này đòi hỏi cán bộ thanh tra, kiểm tra phải coi trọng việc tiếp nhận, thu thập ý kiến của mọi đối tƣợng có liên quan, tạo điều kiện cho đối tƣợng thanh tra, kiểm tra đƣợc trình bày ý kiến của mình. 10
  20. Tính kịp thời: Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nhằm phục vụ các mục tiêu quản lý thuế trong những thời điểm nhất định. Vì vậy, thanh tra, kiểm tra kịp thời ngoài việc giúp cho đối tƣợng nhận rõ sai phạm, để sửa chữa, khắc phục ngay, tránh vi phạm kéo dài còn giúp Cơ quan Thuế chấn chỉnh và sửa đổi cơ chế, chính sách thuế phù hợp thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Mặt khác, tính kịp thời còn đảm bảo cuộc thanh tra, kiểm tra có biên bản, kết luận đúng thời hạn luật định, tránh tình trạng dây dƣa, kéo dài thời gian thực hiện thanh tra, kiểm tra. - Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của đối tƣợng thanh tra, kiểm tra. Việc Cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra đối tƣợng nộp thuế là cần thiết nhƣng ít nhiều cũng sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của đối tƣợng bị thanh tra, kiểm tra. Tình trạng thực hiện thanh tra, kiểm tra kéo dài, không công bố kết luận thanh tra, kiểm tra vẫn còn tồn tại. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đƣợc đánh giá là “vấn đề hết sức nhạy cảm”, vấn đề quyền và đảm bảo thực hiện quyền của NNT đƣợc đặc biệt quan tâm. Mặt khác, do việc phân cấp quản lý còn chồng chéo nên một đối tƣợng có thể đƣợc nhiều ngành quản lý dẫn đến có thể phát sinh nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra đối tƣợng cùng thời điểm hoặc trong một thời gian ngắn. Đảm bảo nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa những cuộc thanh tra, kiểm tra chồng chéo của các cơ quan quản lý, đảm bảo quyền hoạt động bình thƣờng của đối tƣợng thanh tra, kiểm tra; đảm bảo về cùng một nội dung, trong một năm đối tƣợng chỉ bị thanh tra, kiểm tra một lần. Cùng với việc thực hiện tốt nguyên tắc kịp thời trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của đối tƣợng thanh tra, kiểm tra. 1.2.4. Vai trò kiểm tra thuế - Kiểm tra thuế đã góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về thuế. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2