intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Tổng công ty Vận tải Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

31
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tổng hợp những luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả hoạt động trong VTHKCC bằng xe buýt của doanh nghiệp vận tải nói chung và Tổng Công ty Vận tải Hà Nội nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Tổng công ty Vận tải Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN CÔNG NHẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN CÔNG NHẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHAN HUY ĐƯỜNG Hà Nội – 2014
  3. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. i Danh mục bảng biểu................................................................................................... ii Danh mục hình .......................................................................................................... iii LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..........7 1.1. Hoạt động vận tải hành khách và hoạt động VTHKCC bằng xe buýt: ................7 1.1.1. Hoạt động vận tải hành khách: .................................................................7 1.1.2. Hoạt động VTHKCC bằng xe buýt: ........................................................10 1.2. Hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt: ................................................13 1.2.1. Hiệu quả: .................................................................................................14 1.2.2. Hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt:...........................................................18 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt: .......28 1.3.1. Nhóm các yếu tố khách quan ..................................................................28 1.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan: .....................................................................31 1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại một số đô thị trên thế giới và bài học rút ra cho Tổng Công ty Vận tải Hà Nội...............38 1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại một số đô thị trên thế giới .................................................................................38 1.4.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt từ các đô thị lớn trên thế giới ...................................................................43 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝTTẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI ............................................................................................................................46 2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Vận tải Hà Nội: ................................................46 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: ........................................................46 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ: .....................................................48
  4. 2.1.3. Các nguồn lực của Tổng Công ty: ..........................................................49 2.2. Hiện trạng hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Tổng công ty Vận tải Hà Nội ..............................................................................................................51 2.2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội...............................................................................................51 2.2.2. Hiện trạng hiệu quả trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt: .................71 2.2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội: .................................................................................................80 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠITỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI .............................................................................................................85 3.1. Định hướng mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội ..........................................................................85 3.1.1.Bối cảnh phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội giai đoạn 2015- 2020:……………………………………………………………………………………88 3.1.2. Định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội:....................85 3.1.3.Định hướng mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội: ............................................................87 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội ...............................................................................90 3.2.1. Đối với công tác quản lý Nhà nước ........................................................90 3.2.2. Đổi với Tổng Công ty Vận tải Hà Nội ....................................................92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................111
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BDSC Bảo dưỡng sửa chữa 2 CBCNV Cán bộ công nhân viên 3 GTĐB Giao thông đường bộ 4 GTVT Giao thông vận tải 5 KT-XH Kinh tế xã hội 6 SXKD Sản xuất kinh doanh 7 VTHKCC Vận tải hành khách công cộng i
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Bảng Nội dung Trang Hệ thống các công thức xác định chỉ tiêu hiệu quả 1 Bảng 1.1 25 VTHKCC bằng xe buýt. 2 Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn Tổng Công ty Vận tải Hà Nội 50 3 Bảng 2.2 Mật độ mạng lưới tuyến xe buýt tại Hà Nội. 52 Một số chỉ tiêu đánh giá cơ sở hậu cần các doanh 4 Bảng 2.3 57 nghiệp VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội. Hiện trạng Depot, bãi đỗ xe của các đơn vị 5 Bảng 2.4 VTHKCC bằng xe buýt thuộc Tổng Công ty Vận 58 tải Hà Nội. Hiện trạng đoàn phương tiện hoạt động VTHKCC 6 Bảng 2.5 60 Tổng Công ty Vận tải Hà Nội. Một số chỉ tiêu đánh giá về công tác đào tạo, 7 Bảng 2.6 tuyển dụng của các đơn vị hoạt động VTHKCC 65 bằng xe buýt tại Hà Nội. 8 Bảng 2.7 Giá vé tháng xe buýt. 72 9 Bảng 2.8 Trợ giá hoạt động VTHKCC bằng xe buýt 73 10 Bảng 2.9 Nhiên liệu tiêu thụ của các loại phương tiện 75 11 Bảng 2.10 Bảng tổng hợp lợi ích tiết kiệm chi phí khai thác. 77 12 Bảng 2.11 Chênh lệch chi phí đi lại bằng xe buýt và xe máy. 80 Định hướng phát triển của vận tải xe buýt tại Hà 13 Bảng 3.1 86 Nội. Các lỗi vi phạm không được thưởng chất lượng 14 Bảng 3.2 105 dịch vụ. ii
  7. DANH MỤC HÌNH TT Hình Nội dung Trang Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Vận tải Hà 1 Hình 2.1 48 Nội Tỷ lệ giữa lưu lượng xe buýt/số xe buýt có 2 Hình 2.2 thể thông hành theo tiêu chuẩn trên 23 54 Tuyến đường phố có số xe buýt vượt chuẩn 3 Hình 2.3 Mô hình điều hành tại Tổng Công ty 61 4 Hình 2.4 Mô hình điều hành tại các đơn vị 63 5 Hình 3.1 Quy trình hoạt động của phương tiện 92 6 Hình 3.2 Sơ đồ quy trình BDSC 94 Quy trình tuyển dụng tại Tổng Công ty 7 Hình 3.3 95 Vận tải Hà Nội 8 Hình 3.4 Quy trình điều hành và vận hành xe buýt 97 Định vị GPS và thông tin được truyền về 9 Hình 3.5 100 trung tâm Quy trình kiểm tra giám sát VTHKCC 10 Hình 3.6 101 bằng xe buýt Quy trình xử lý thông tin phản ánh của 11 Hình 3.6 103 khách hàng iii
  8. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sau nhiều năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì hệ thống giao thông đô thị của Hà Nội đang hàng ngày phải đối mặt với sự bùng nổ nhu cầu đi lại cũng như sức ép của quá trình cơ giới hoá phương tiện đi lại của người dân. Quá trình đô thị hóa kéo theo gia tăng dân số cơ học do nguyên nhân di dân từ khu vực ngoại thành, nông thôn các tỉnh khác về Hà Nội. Tốc độ gia tăng dân số nhanh trong điều kiện cơ sở hạ tầng đô thị không phát triển kịp một cách tương xứng dẫn đến sức ép quá tải ngày càng lớn cả về hệ thống đường giao thông và hệ thống giao thông tĩnh, gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như sự phát triển của Thủ đô. Để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, những năm vừa qua Thành phố Hà Nội đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị, trong đó trọng tâm ưu tiên phát triển hệ thống VTHKCC, trước mắt là xe buýt và sau đó là các phương thức VTHKCC nhanh khối lớn. Tính từ năm 2002 đến nay, VTHKCC của Thủ đô đã có bước phát triển nhanh và bền vững. Sản lượng VTHKCC năm 2012 đạt trên 400 triệu lượt hành khách, tăng gần 25 lần so với năm 2001 trong khi đoàn phương tiện chỉ tăng gấp hơn 5 lần, từ 197 xe năm 2001 lên hơn 1.200 xe năm 2012. Đặc biệt độ tin cậy và chất lượng dịch vụ VTHKCC đã được cải thiện rõ rệt, tạo được niềm tin của nhân dân Thủ đô. Cùng với việc gia tăng lượng khách sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt thì kinh phí của Thành phố dành cho trợ giá xe buýt cũng ngày càng tăng, năm 2014 dự kiến lên tới trên 1.000 tỷ đồng. Đây thực sự là một gánh 1
  9. nặng đối với ngân sách của Thành phố trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, cơ chế quản lý tài chính của Thành phố Hà Nội đối với hoạt động VTHKCC theo phương thức trợ giá đối với hoạt động công ích (bù đắp các khoản chênh lệch thiếu hụt giữa doanh thu và chi phí). Thành phố quản lý hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thông qua phương thức đặt hàng, có nghĩa là trên cơ sở quy hoạch mạng lưới tuyến và các chỉ tiêu khai thác, thành phố giao kế hoạch chi phí tương ứng với kế hoạch chuyến lượt, km hành trình, sản lượng hành khách và doanh thu mà các doanh nghiệp phải đạt được. Như vậy để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp VTHKCC bằng xe buýt luôn phải quan tâm đến việc tăng cường kiểm soát nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu; đồng thời sử dụng các giải pháp tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Tổng Công ty Vận tải Hà Nội là doanh nghiệp chủ đạo của Thành phố Hà Nội trong hoạt động VTHKCC bằng xe buýt. Trong số 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực VTHKCC của Thủ đô thì Tổng Công ty Vận tải Hà Nội chiếm quy mô và thị phần lớn nhất: số lượng tuyến chiếm 85%, sản lượng khách vận chuyển chiếm trên 90% tổng sản lượng toàn mạng. Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình phát triển thì hoạt động VTHKCC bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội cũng bộc lộ một số bất cập cần được xem xét, giải quyết nhằm đáp ứng được vai trò là doanh nghiệp chủ đạo trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt ở Thủ đô. Qua những vấn đề trên đây, có thể thấy việc nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội nói chung và Tổng Công ty Vận tải Hà Nội nói riêng, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là hết sức cần thiết, bởi các lý do chính sau: Một là: Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, sự gia tăng của phương tiện cá 2
  10. nhân dẫn đến ùn tắc giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và sự phát triển kinh tế- xã hội của Thủ Đô. Hai là: Chủ trương xã hội hóa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động VTHKCC (không chỉ riêng doanh nghiệp Nhà nước mà các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân cũng tham gia) Ba là: Cơ chế đặt hàng của Thành phố đối với dịch vụ công ích (VTHKCC) đòi hỏi Tổng Công ty Vận tải Hà Nội phải không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động để tăng năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và giữa vai trò là doanh nghiệp chủ đạo trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt của Thủ Đô. 2. Tình hình nghiên cứu: Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội nói chung và các doanh nghiệp vận tải xe buýt nói riêng đã được các cấp, các ngành và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như: «Dự án đầu tư và phát triển VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội giai đoạn 2001 – 2002 », các giải pháp trong dự án tập trung chủ yếu vào đầu tư phương tiện và các điều kiện về hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng VTHKCC để thu hút người dân đi lại bằng xe buýt ở Hà Nội (Năm thực hiện 2002). « Dự án đầu tư phát triển VTHKCC bằng xe buýt ở TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 – 2005 » (thời gian thực hiện năm 2003). « Đề án phát triển VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020 » do Trung tâm Tư vấn phát triển giao thông vận tải, trường Đại học GTVT. Nội dung chủ yếu là điều chỉnh mạng lưới tuyến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của xe buýt, góp phần nâng cao chất lượng của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội (thực hiện năm 2011) « Đề án phát triển VTHKCC ở Việt Nam » của Bộ Giao thông vận tải. 3
  11. Nội dung nghiên cứu có tính chất định hướng cho các đô thị ở Việt Nam phát triển VTHKCC bằng xe buýt, có tính chất hướng dẫn và định hướng để thực hiện (năm 2010). « Đề tài Nghiên cứu các giải pháp xã hội hóa hoạt động xe buýt công cộng ở các thành phố lớn Việt Nam »- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Chương (2005). Nội dung nghiên cứu ý nghĩa và tác động của xã hội hóa lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt trong việc đa dạng hóa hình thức đầu tư và huy động được các thành phần kinh tế cùng tham gia, giảm đầu tư trực tiếp của Nhà nước chi lĩnh vực công ích này ; đồng thời tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cũng như gia tăng lợi ích cho người dân sử dụng dịch vụ VTHKCC. « Các chính sách trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe bus và biện pháp trợ giá » - Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hằng NXB Giao thông Vận tải (2010). Nội dung nghiên cứu đề cập đến nguyên nhân của trợ giá đối với hoạt động VTHKCC bằng xe buýt, các chính sách và giải pháp để quản lý trợ giá một cách có hiệu quả. Ngoài ra còn có đề tài khoa học khác liên quan đến vấn đề này được nêu ở danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn đã kế thừa có chọn lọc các kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học về hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội và tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội. Trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn những vấn đề cơ bản về VTHKCC bằng xe buýt như: khái niệm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, cùng với việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hiệu quả và chất lượng dịch vụ VTHKCC. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là tổng hợp những luận giải cơ sở lý 4
  12. luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả hoạt động trong VTHKCC bằng xe buýt của doanh nghiệp vận tải nói chung và Tổng Công ty Vận tải Hà Nội nói riêng. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của VTHKCC bằng xe buýt trên phương diện đối với quản lý Nhà nước, doanh nghiệp (Tổng Công ty Vận tải Hà Nội) và người thụ hưởng (hành khách đi xe). Tập trung đánh giá thực trạng hiệu quả và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt của Tổng Công ty trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Luận văn nghiên cứu hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội. Về thời gian: Các số liệu phân tích, đánh giá hoạt động của Tổng Công ty dựa trên kết quả thực hiện giai đoạn 2004- 2014; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho giai đoạn 2015- 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở những tài liệu về ngành giao thông vận tải nói chung, VTHKCC bằng xe buýt nói riêng, thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau (từ các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội và từ đơn vị là Tổng Công ty Vận tải Hà Nội), kết hợp với việc tham khảo các nguồn dữ liệu từ khảo sát thực tế của các cơ quan liên quan, quá trình nghiên cứu đề tài được sử dụng kết hợp các phương pháp sau đây: thống kê (số liệu thực hiện), dự báo (xu hướng vận động, đánh giá khả năng trong tương lai) 5
  13. phân tích đánh giá, so sánh, tổng hợp, phân tích chính sách…để đưa ra những đánh giá, nhận định, kết luận, đề xuất…nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. 6. Kết cấu nội dung luận văn: Ngoài phần lời nói đầu, phần kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương Chương 1: Hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt- một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội Kết luận và kiến nghị 6
  14. CHƯƠNG 1 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Hoạt động vận tải hành khách và hoạt động VTHKCC bằng xe buýt: 1.1.1. Hoạt động vận tải hành khách: Quá trình một sản phẩm từ nơi sản xuất tới tiêu dùng phải trải qua một khâu trung gian gọi là lưu thông, chính từ khâu này vận tải đã ra đời và từng bước phát triển, ngày càng trở nên phong phú đa dạng và không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của xã hội mà còn phục vụ cả nhu cầu đi lại của con người. Ta có thể hiểu vận tải theo hai cách: - Hiểu theo nghĩa rộng: Vận tải là một qui trình kỹ thuật của bất kỳ một sự di chuyển vị trí nào của con người và vật phẩm có ý nghĩa kinh tế. - Hiểu theo nghĩa hẹp: Vận tải là sự di chuyển về không gian và thời gian của công cụ sản xuất, sản phẩm lao động và bản thân con người. Trong thực tế sự di chuyển vị trí vật phẩm và con người rất phong phú đa dạng nhưng không phải mọi sự di chuyển đều có thể là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những sự di chuyển do con người tạo ra để đáp ứng nhu cầu về sự di chuyển đó là nhằm mục đích kinh tế. Hiểu một cách đơn giản nhất: vận tải là một ngành tổ chức hoạt động chuyên chở hàng hoá hoặc con người từ một địa điểm này đến một địa điểm khác. Như vậy vận tải không chỉ đơn thuần chỉ sự thay đổi về không gian và thời gian mà hơn nữa là một ngành tổ chức vận tải, nghĩa là được coi là một quá trình tổ chức, một sự kết hợp giữa vận tải và các hoạt động dịch vụ khác có liên quan. 7
  15. Từ cách hiểu vận tải như trên, nếu ta chia hoạt động vận tải theo đối tượng chuyên chở ta sẽ có: hoạt động vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, vận tải hàng hoá - hành khách. Như vậy hoạt động vận tải hành khách là ngành vận tải có đối tượng phục vụ là con người, thực hiện việc chuyên chở con người từ một địa điểm này tới địa điểm khác. Hoạt động vận tải hành khách có những đặc điểm riêng như: - Sản phẩm của vận tải hành khách là sự di chuyển của hành khách trong không gian nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. - Đối tượng vận chuyển của vận tải hành khách là con người, đây là một đặc điểm hết sức quan trọng, là cơ sở cho việc xây dựng phương án kinh doanh phù hợp của doanh nghiệp (đầu tư chủng loại phương tiện, kỹ năng và thái độ phục vụ của lái xe/bán vé, chất lượng dịch vụ trong quá trình vận chuyển). - Sản phẩm của vận hành khách không thể dự trữ, mà chỉ có năng lực vận tải được dự trữ nhằm đáp ứng thay đổi nhu cầu theo mùa vụ. - Vận tải hành khách mang tính phân luồng phân tuyến khá rõ rệt, đặc điểm này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại cho hành khách và hiệu quả chung của xã hội. Tuỳ theo các tiêu thức phân loại khác nhau ta có thể phân chia vận tải hành khách thành các loại khác nhau: * Căn cứ theo phạm vi sử dụng ta có: - Vận tải hành khách công cộng: VTHKCC là một bộ phận cấu thành trong hệ thống vận tải đô thị, nó là loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và theo tuyến ổn định trong từng thời kỳ nhất định. Hành khách chấp nhận 8
  16. chi trả mức giá theo qui định, đối với hoạt động xe buýt thường mức giá này không đảm bảo yếu tố kinh doanh mà phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Ở Việt Nam theo qui định về vận chuyển hành khách công cộng trong các đô thị của Bộ GTVT thì VTHKCC là tập hợp các phương thức, phương tiện vận tải vận chuyển hành khách đi lại trong đô thị ở cự ly nhỏ hơn 50 km và có sức chứa lớn hơn 8 hành khách. - Vận tải hành khách kinh doanh: Là các phương thức vận tải khách khác ngoài vận tải hành khách công cộng, với mục đích kinh doanh. * Căn cứ theo phương tiện vận tải, môi trường vận tải ta có: - Vận tải hành khách đường thủy: gồm đường biển, đường sông - Vận tải hành khách hàng không - Vận tải hành khách đường bộ: ôtô, đường sắt * Căn cứ theo nghị định 92/2001/NĐ- CP ngày 11/12/2001 của Chính phủ, ta có thể chia hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô ra thành: - Hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định: Là việc kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến có xác định bến đi bến đến, xe chạy theo lịch trình và hành trình quy định. - Hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt: Là việc kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trong nội, ngoại thành phố, thị xã, có các điểm dừng đón trả khách cố định và xe chạy theo biểu đồ vận hành. - Hoạt động vận tải hành khách bằng taxi: Là việc kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô không theo tuyến; thời gian và hành trình chuyến đi theo yêu cầu của khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền. - Hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng: Là việc kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng được ký kết giữa người thuê vận tải và người vận tải. 9
  17. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ xem xét đề cập tới hoạt động VTHKCC bằng xe buýt. 1.1.2. Hoạt động VTHKCC bằng xe buýt: Xe buýt là phương tiện VTHKCC phổ biến hiện nay tại các quốc gia đang phát triển. Xe buýt được đưa vào khai thác đầu tiên ở Lôn Đôn (Anh) vào năm 1890. Tại Việt Nam, xe buýt là loại hình VTHKCC được áp dụng phổ biến tại các thành phố lớn, điển hình là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 1.1.2.1. Đặc điểm xe buýt: - Có tính cơ động cao, dễ hòa nhập với các loại hình giao thông thành phố, dễ hình thành mạng lưới tuyến trên cơ sở hạ tầng hiện có. - Khai thác, điều hành đơn giản, ngay cả khi phát sinh sự cố có thể điều chỉnh chuyến lượt, thay đổi xe trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến. - Có chi phí đầu tư thấp nhất, khả năng thu hồi vốn nhanh so với các loại phương thức VTHKCC khác: cho phép tận dụng mạng lưới đường của thành phố, khi xây dựng tuyến buýt hầu như không cần xây dựng tuyến đường mới mà chỉ cần xây dựng bến đầu cuối và điểm dừng đỗ dọc đường. - Hoạt động VTHKCC bằng xe buýt có các loại hình sau: buýt thường, buýt nhanh, buýt nhanh khối lớn (BRT), buýt có trợ giá, buýt không có trợ giá, buýt chuyên trách. 1.1.2.2. Vai trò hoạt động VTHKCC bằng xe buýt. - Vận tải xe buýt là một trong những loại hình quan trọng, chiếm đa số trong hoạt động VTHKCC của các thành phố lớn. Ngoài chức năng vận chuyển độc lập nhờ tính năng cơ động, xe buýt còn được sử dụng như là một phương tiện tiếp chuyển và vận chuyển kết hợp với các phương thức vận tải khác trong hệ thống VTHKCC của đô thị. 10
  18. - Sử dụng xe buýt góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội (chi phí đầu tư hạ tầng giao thông, chi phí đầu tư phương tiện, chi phí thời gian lãng phí do tắc nghẽn đường, chi phí nhiên liệu ...) Ngoài ra xe buýt còn có vai trò giảm ô nhiễm môi trường, giảm khối lượng khí thải, bảo vệ sức khoẻ cho người dân. - VTHKCC bằng xe buýt còn là nhân tố đảm bảo trật tự an toàn và ổn định xã hội. Một người dân thành phố bình quân đi lại từ 2-3 chuyển đi mỗi ngày, thậm chí cao hơn. Vì vậy, nếu xảy ra ách tắc, thì ngoài tác hại về kinh tế, còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý chính trị, trật tự an toàn và ổn định xã hội. Hiệu quả của VTHKCC bằng xe buýt trong lĩnh vực xã hội cũng rất quan trọng và khó lượng hóa. 1.1.2.3. Đặc điểm VTHKCC bằng xe buýt: - Về phạm vi hoạt động: + Không gian hoạt động: Các tuyến VTHKCC bằng xe buýt thường có cự ly trung bình và ngắn trong phạm vi thành phố, cần bố trí nhiều điểm dừng dọc tuyến để phù hợp nhu cầu hành khách lên xuống thường xuyên. + Thời gian hoạt động: Các tuyến VTHKCC bằng xe buýt chủ yếu hoạt động vào ban ngày để phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên như đi học, đi làm là chính. Tuy nhiên khó khăn ở đây là nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố lại biến động theo giờ trong ngày. - Về phương tiện: + Để phù hợp với điều kiện giao thông trong thành phố, phương tiện VTHKCC thường có kích thước nhỏ hơn so với cùng loại dùng trong vận tải đường dài nhưng không đòi hỏi tính năng việt dã cao như phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh. 11
  19. + Do phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt có mật độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều lần nên đòi hỏi phải có tính năng động lực và tính năng gia tốc cao. + Do lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoảng cách ngắn cho nên phương tiện thường bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng. Thông thường, số chỗ ngồi không quá 40% sức chứa phương tiện, chỗ ngồi phải thuận tiện cho việc đi lại trên phương tiện. + Do hoạt động trong đô thị và thường xuyên phục vụ một khối lượng lớn hành khách cho nên phương tiện thường đòi hỏi cao về việc đảm bảo vệ sinh môi trường (thông gió, tiếng ồn, độ ô nhiễm của khí xả…). - Về tổ chức vận hành: Để quản lý và điều hành hệ thống VTHKCC đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại do yêu cầu hoạt động cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn nhằm đảm bảo độ chính xác về thời gian và không gian, một mặt đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách, mặt khác nhằm giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đô thị. - Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành: + Vốn đầu tư ban đầu lớn bởi vì ngoài tiền mua sắm phương tiện đòi hỏi phải có chi phí đầu tư các công trình và trang thiết bị phục vụ VTHKCC khá lớn (nhà chờ, điểm đỗ, hệ thống thông tin, bến bãi…). + Chi phí vận hành lớn, đặc biệt là về chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định khác. Điều đó là do xe phải chạy với tốc độ thấp lại phải qua nhiều điểm giao cắt, phải dừng liên tục đón trả khách với thời gian dừng ngắn, do đó tiêu hao nhiều nhiên liệu. Mặt khác do đặc điểm luồng hành khách biến động theo thời gian trong ngày nên tỷ trọng thời gian phương tiện phải ngừng hoạt động vào giờ thấp điểm khá cao, từ đó dẫn tới giá thành vận chuyển thường cao hơn vận chuyển hành khách liên tỉnh. 12
  20. - Về hiệu quả tài chính: + Do yếu tố biến động luồng hành khách theo thời gian cao điểm, thấp điểm trong ngày cùng với yêu cầu về dịch vụ đều đặn nên năng suất của VTHKCC bằng xe buýt thường thấp, chỉ bằng khoảng 30-35% so với năng suất của xe vận tải liên tỉnh. + Do cự ly tuyến ngắn, chi phí vận hành lớn nên giá thành vận chuyển cao. + Để thực hiện mục tiêu giảm phương tiện cá nhân và giảm ùn tắc giao thông, Nhà nước quy định giá vé VTHKCC ở mức thấp để thu hút người dân sử dụng dịch vụ này. Điều này dẫn đến hiệu quả tài chính trực tiếp của các nhà đầu tư vào VTHKCC thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Bởi vậy Nhà nước thường có chính sách ưu đãi đầu tư và trợ giá cho VTHKCC ở các thành phố lớn. 1.1.2.4. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động VTHKCC bằng xe buýt: Nhà nước quản lý hoạt động VTHKCC bằng xe buýt thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng; ban hành các cơ chế, chính sách và kiểm tra thực hiện của doanh nghiệp. Cụ thể: - Đầu tư cơ sở hạ tầng: Hệ thống các điểm đầu cuối, điểm dừng đỗ, nhà chờ trên tuyến; làn đường dành riêng cho xe buýt; hệ thống thông tin hướng dẫn cho hành khách .... - Cơ chế chính sách: + Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và các Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài Chính, Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội. + Thông tư số 18/2013 ngày 06/8/2013 của Bộ GTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng ôt và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2