intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

31
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng việc tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn, từ đó đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN KHẮC MIỄN PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN KHẮC MIỄN PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH HỒNG LINH THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng Luận văn thạc sĩ theo định hướng ứng dụng “Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” là quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tôi dưới sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn là TS. Đinh Hồng Linh. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2020 Tác giả Nguyễn Khắc Miễn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Bộ phận quản lý đào tạo Sau Đại học, các thầy cô giáo trường Đại học KT & QTKD - Đại học Thái Nguyên những người đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy TS. Đinh Hồng Linh - Người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các bộ phận thuộc cơ quan BHXH thị xã Phổ Yên đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong học tập, tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2020 Học viên thực hiện Nguyễn Khắc Miễn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ............................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 4. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 2 5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BHXH VÀ BHXH TỰ NGUYỆN .......................................................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về BHXH và BHXH tự nguyện.................................................. 4 1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................... 4 1.1.2. Bảo hiểm xã hội ................................................................................................ 4 1.1.3. Bảo hiểm xã hội tự nguyên ............................................................................... 9 1.1.4. Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện.............................................................. 12 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển BHXH tự nguyện ....................... 14 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển BHXH tự nguyện ............................................. 16 1.2.1. Phát triển BHXH tự nguyện tại Vĩnh Phúc ..................................................... 16 1.2.2. Phát triển BHXH tự nguyện tại Bắc Ninh....................................................... 17 1.2.3. Phát triển BHXH tự nguyện tại Hải Dương .................................................... 19 1.2.4. Bài học kinh nghiệm ....................................................................................... 20 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 22 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 22 2.2. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 22 2.2.1. Cách thức tiếp cận ........................................................................................... 22 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 23
  6. iv 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá ....................................................................................... 25 Chương 3 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN BẢO HIỆM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ... 27 3.1. Khái quát chung về BHXH thị xã Phổ Yên .................................................... 27 3.1.1. Vị trí, chức năng của BHXH thị xã Phổ Yên .................................................. 27 3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thị xã Phổ Yên ........................... 27 3.1.3. Cơ cấu tổ chức BHXT thị xã Phổ Yên ............................................................ 29 3.2. Thực trạng về phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên ........ 30 3.2.1. Phát triển các loại hình BHXH trên địa bàn thị xã Phổ Yên ........................... 30 3.2.2. Số lượng tham gia bảo hiểm xã hội TN trên địa bàn thị xã Phổ Yên theo ngành nghề ................................................................................................................ 32 3.2.3. Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên theo nhóm tuổi................................................................................................................... 33 3.2.4. Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên theo mức thu nhập ............................................................................................................. 35 3.2.5. Thực trạng về việc phát triển số năm tham gia đóng BHXHTN trên địa bàn thị xã Phổ Yên ........................................................................................................... 36 3.2.6. Thực trạng phát triển phương thức đóng BHXHTN trên địa bàn thị xã Phổ Yên ............................................................................................................................ 37 3.2.7. Thực trạng về hoạt động thu BHXHTN trên địa bàn thị xã Phổ Yên ............. 39 3.2.8. Thực trạng về hoạt động chi trả BHXHTN trên địa bàn thị xã Phổ Yên ........ 40 3.2.9. Thực trạng hoạt động tuyên truyền chính sách BHXHTN trên địa bàn thị xã Phổ Yên ..................................................................................................................... 41 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên ................................................................................................................ 43 3.3.1. Các nhân tố từ phía bản thân người lao động ................................................. 43 3.3.2. Ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài thuộc đơn vị quản lý BHXHTN ................. 59 3.4. Những thuận lợi và khó khăn thu hút người dân trong độ tuổi lao động tham gia BHXHTN trên địa bàn thị xã Phổ Yên ............................................................ 65 3.4.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 65
  7. v 3.4.2. Khó khăn ......................................................................................................... 67 Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................................................................................ 69 4.1. Quan điểm và định hướng nhằm phát triển BHXH tự nguyện ....................... 69 4.1.1. Quan điểm về việc phát triển BHXH tự nguyện ............................................. 69 4.1.2. Định hướng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người trong độ tuổi lao động tại thị xã Phổ Yên ....................................................................................... 70 4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................... 70 4.2.1. Nâng cao nhận thức của người lao động tham gia chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................................................................................................... 70 4.2.2. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách, tổ chức dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện ............................................................................................................. 71 4.2.3. Tổ chức dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................................... 72 4.2.4. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện ........................................................................................................ 72 4.2.5. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ............................................................................................................. 73 4.2.6. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện ....................................................................................................................... 78 4.2.7. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an sinh xã hội thị xã Phổ Yên . 79 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 84 PHIẾU KHẢO SÁT CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ...................................................... 86
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh & Xã hội BHXHTN Bảo hiểm xã hội tự nguyện NLĐ Người lao động BHXH BB Bảo hiểm xã hội bắt buộc ASXH An sinh xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa BH Bảo hiểm LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội UBND Ủy ban nhân dân LĐ Lao động THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở KHKT Khoa học kỹ thuật CNH Công nghiệp hóa BHYT Bảo hiểm y tế CNTT Công nghệ thông tin SDLĐ Sử dụng lao động PT BQ Phát triển bình quân CN-XD Công nghiệp - xây dựng TNLĐ-BNN Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng Bảng 3.1: Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong tổng số người tham gia Bảo hiểm xã hội ................................................................. 31 Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện phân theo ngành nghề ................................................................................................. 32 Bảng 3.3: Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo độ tuổi 33 Bảng 3.4: Số lượng người tham gia BHXHTN theo mức thu nhập của đối tượng tham gia năm 2019 ........................................................................... 35 Bảng 3.5: Phát triển về số năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ........ 36 Bảng 3.6: Phát triển về phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện .............. 38 Bảng 3.7: Thực trạng về hoạt động thu BHXH trên địa bàn thị xã Phổ Yên ...... 40 Bảng 3.8: Thực trạng về hoạt động chi trả BHXHTN trên địa bàn thị xã Phổ Yên40 Bảng 3.9. Các hoạt động tuyên truyền của bảo hiểm xã hội Thị xã Phổ Yên trong năm 2019 ......................................................................................... 42 Bảng 3.10: Kết quả phân tích nhân khẩu học về người trong độ tuổi lao động được điều tra tại Phổ Yên ................................................................. 44 Bảng 3.11: So sánh thu nhập bình quân giữa nhóm người có ý định tham gia BHXH và người chưa có ý định tham gia BHXH ............................. 47 Bảng 3.12: So sánh trình độ học vấn giữa nhóm người có ý định tham gia BHXH và người chưa có ý định tham gia BHXH ......................................... 49 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của ngành nghề tới ý định tham gia BHXHTN ............. 50 Bảng 3.14: Tổng hợp ý kiến của người dân về sự hiểu biết về BHXHTN ......... 52 Bảng 3.15: Tổng hợp ý kiến của người dân về thái độ của bản thân đối với BHXHTN ......................................................................................... 54 Bảng 3.16: Tổng hợp ý kiến của người dân về trách nhiệm với gia đình khi tham gia BHXHTN ................................................................................... 56 Bảng 3.17: Tổng hợp ý kiến của người dân về tính an sinh xã hội đối với BHXHTN ......................................................................................... 58 Bảng 3.18: Ý kiến của người dân về chính sách BHXHTN ............................... 60
  10. viii Bảng 3.19: Tổng hợp ý kiến của người dân công tác truyền thông của đối với hoạt động BHXHTN ........................................................................ 61 Bảng 3.20: Tổng hợp ý kiến của người dân về thủ tục khi tham gia BHXHTN . 64 Sơ đồ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của BHXH thị xã Phổ Yên ...................................... 29 Biểu đồ Biểu đồ 1: Ý kiến của người lao động về các phương thức truyền thông........... 63
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH) của mỗi quốc gia. Lịch sử hình thành và phát triển BHXH cho thấy ở những quốc gia mới phát triển kinh tế thị trường, loại hình BHXH đầu tiên thường là BHXH tự nguyện ở mức độ thấp. Cho đến khi các quan hệ trong thị trường lao động phát triển ổn định để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đồng thời đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp, Nhà nước quy định BHXH bắt buộc đối với người lao động và khuyến khích tham gia BHXH tự nguyện. Mục đích của BHXH tự nguyện là một chính sách lớn của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho những người lao động không có hoặc chưa có cơ hội tham gia BHXH bắt buộc được tiếp cận với hệ thống BHXH. Thực tế hiện nay, có nhiều đối tượng lao động không được tham gia BHXH bắt buộc vì họ là những lao động tự do, tự hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nông dân, lao động tự tạo việc làm, kinh doanh bán buôn nhỏ lẻ, thợ nghề…. Đối với tỉnh Thái Nguyên, đến nay BHXH tự nguyện đã được triển khai sâu rộng trên toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan về số người tham gia, số thu và số lượng người được thụ hưởng. Tính đến hết năm 2018 số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh còn rất khiêm tốn mới chỉ đạt khoảng 4000 chiếm tỷ lệ thấp (0,2%) so với (0,79%) trung bình trung của cả nước. Trong khi đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đã đề ra kế hoạch số 137 KH/UBND phấn đấu đến năm 2021 đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Xuất phát từ thực tế đó tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển bảo hiểm xã hội tự
  12. 2 nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng việc tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn, từ đó đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến BHXH và BHXH tự nguyện. - Đánh giá thực trạng tình hình tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn Thị xã Phổ Yên. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người trong độ tuổi lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn được nghiên cứu trên địa bàn thị xã Phổ Yên - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu trong giai đoạn 2017-2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã. 4. Đóng góp mới của luận văn Đề tài nghiên cứu được thực hiện, dự kiến sẽ có những đóng góp sau:
  13. 3 - Về cơ sở khoa học: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút BHXH tự nguyện. - Về cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên. Từ đó, đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thu hút người dân trong độ tuổi lao động tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian tới. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương, cụ thể như sau: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về BHXH và BHXH tự nguyện. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng về việc thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Một số giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
  14. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BHXH VÀ BHXH TỰ NGUYỆN 1.1. Cơ sở lý luận về BHXH và BHXH tự nguyện 1.1.1. Một số khái niệm - Bảo hiểm xã hội: Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người trong độ tuổi lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật nhằm ổn định đời sống cho người trong độ tuổi lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội bao gồm hai loại là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. - BHXH bắt buộc: Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người trong độ tuổi lao động và sử dụng lao động phải tham gia. - BHXH tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. 1.1.2. Bảo hiểm xã hội 1.1.2.1. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội - Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. - Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. - Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. - Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh
  15. 5 bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. - Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. 1.1.2.2. Một số chế độ liên quan đến BHXH bắt buộc  Chế độ ốm đau: Khi bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc (có xác nhận của cơ sở y tế) hoặc có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con cái (có xác nhận của sở y tế) thì người trong độ tuổi lao động được chế độ đau ốm như sau: - Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm, 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. - Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc việc xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm, 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 đến dưới 30 năm, 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. - Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi, tối đa 15 ngày làm việc nếu con đủ từ 3 đến 7 tuổi. Người trong độ tuổi lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại 2 trường hợp đầu mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.  Chế độ thai sản Người trong độ tuổi lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây. Lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con, người trong độ tuổi lao động nhận nuôi con dưới 4 tháng tuổi, người trong độ tuổi lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. Người trong độ tuổi lao động thuộc hai trường hợp cuối phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  16. 6 - Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày, trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần cộng 6 tháng, ngoài thời gian nghỉ việc quy định thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày. - Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, lao động nữ sinh con hoặc người trong độ tuổi lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. - Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn sinh con, lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi có đủ các điều kiện sau đây: sau khi sinh con đủ từ 60 ngày trở lên, có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người trong độ tuổi lao động, phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định.  Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người trong độ tuổi lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn. - Trợ cấp một lần, người trong độ tuổi lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung. Ngoài mức trợ cấp quy định, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ trên mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
  17. 7 - Trợ cấp hàng tháng: Người trong độ tuổi lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng, mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung. Ngoài trợ cấp quy định, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi tháng đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.  Chế độ hưu trí Ngươi lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây. Nam đủ 60 tuổi, nữ 55 tuổi; nam đủ từ 55 đến đủ 60 tuổi, nữ đủ từ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ- TB&XH và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 làm việc nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định. - Mức lương hưu hàng tháng của người trong độ tuổi lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH quy định tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%. Sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. - Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: người trong độ tuổi lao động đã đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và 26 đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.
  18. 8  Chế độ tử tuất Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: Người trong độ tuổi lao động đóng BHXH, người trong độ tuổi lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc. Trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung, các đối tượng thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng: - Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng khi chưa hưởng BHXH một lần, đang hưởng lương hưu, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. - Thân nhân của các đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, bao gồm: Con chưa đủ 15 tuổi, con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học, con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên hoặc vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi trở lên đối với nam, dưới 55 tuổi trở lên đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Ngoài trường hợp đầu, 3 trường hợp sau phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung. Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. Mức trợ cấp tuất lần 1 đối với thân nhân của người trong độ tuổi lao động đang làm việc hoặc người trong độ tuổi lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng. Mức trợ cấp tuất lần 1 đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu
  19. 9 hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng. 1.1.3. Bảo hiểm xã hội tự nguyên 1.1.3.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội tự nguyện Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình BHXH do nhà nước ban hành mà người dân trong độ tuổi lao động tự nguyện tham gia; được lựa chọn mức đóng, phù hợp với thu nhập của mình hưởng BHXH. Như vậy, loại hình BHXH tự nguyện đối với người dân trong độ tuổi lao động chỉ có thể được hình thành và thực hiện trên cơ sở: - Có nhu cầu thực sự về BHXHTN. - Có khả năng tài chính để đóng phí BHXH tự nguyện. - Có sự thống nhất về mức đóng, hưởng... - Có tổ chức, cơ quan đứng ra thực hiện BHXH tự nguyện. - Được Nhà nước bảo hộ và hỗ trợ khi cần thiết. 1.3.1.2 Bản chất của bảo hiểm xã hội tự nguyện Bản chất BHXH tự nguyện cho người dân trong độ tuổi lao động: - Mang bản chất kinh tế: Sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH tự nguyện nhằm góp phần ổn định cuộc sống của người tham gia và gia đình họ khi gặp rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng thu nhập từ lao động. - Mang bản chất xã hội: không vì mục tiêu lợi nhuận, mà hoạt động vì mục tiêu xã hội thông qua việc chi trả các chế độ BHXHTN khi người tham gia bị tổn thất do rủi ro, tuổi già, đảm bảo cuộc sống và an sinh xã hội. 1.3.1.3. Vai trò Bảo hiểm xã hội tự nguyện - BHXH tự nguyện góp phần ổn định đời sống của người dân tham gia BHXHTN, đảm bảo an sinh xã hội. - BHXH tự nguyện cho người dân trong độ tuổi lao động góp phần phòng tránh và hạn chế rủi ro khi bị suy giảm và mất khả năng lao động. - BHXH tự nguyện cho người dân trong độ tuổi lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  20. 10 1.3.1.4. Nguyên tắc hoạt động của Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Nguyên tắc tự nguyện tham gia và hưởng các chế độ BHXH tự nguyện. - Nguyên tắc Nhà nước phải có trách nhiệm đối với quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện. - Nguyên tắc lấy số đông bù số ít và kết hợp hài hòa lợi ích nhu cầu BHXH tự nguyện. - Nguyên tắc mức hưởng tiền lương hưu tỷ lệ thuận với mức đóng góp BHXH. - BHXH tự nguyện cho người dân trong độ tuổi lao động phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. 1.3.1.5. Chế độ đối với BHXH tự nguyện  Chế độ hưu trí cho người đóng BHXH tự nguyện Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/12/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện có quy định cụ thể về chế độ hưu trí cho người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, mức lương hưu hằng tháng của người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau: Người nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Nam nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2