intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

41
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiến về quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó, tìm ra những nguyên nhân của các khó khăn, vướng mắc để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên trong thời gian tới, giúp các nhà quản lý, cơ quan công quyền thực thi quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện Mường Ảng đi vào nề nếp, bài bản và hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN PHÙNG THÔNG QUẢN LÝ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN PHÙNG THÔNG QUẢN LÝ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG THANH HÀ THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc, trung thực và mọi số liệu trong luận văn được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Người cam đoan Nguyễn Phùng Thông
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía tập thể và cá nhân: Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. DƯƠNG THANH HÀ, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo của HĐND-UBND, cũng như người dân huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả Nguyễn Phùng Thông
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ....................................................................... vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài .............................................3 5. Bố cục của luận văn ................................................................................................4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ...........................................................................................5 1.1. Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất .....................................................................................................................................5 1.1.1. Khái quát về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất ................................................................................................................................5 1.1.2. Nội dung quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư..........................................11 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất ...................................................................................................41 1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ...........................................43 1.2.1. Kinh nghiệm tại thành phố Bắc Giang ............................................................43 1.2.2. Kinh nghiệm tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội .....................................44 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với huyện Mường Ảng ..................................45 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................47 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................47 2.2. Các phương pháp nghiên cứu .............................................................................47 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................47 2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................49 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................50 2.3.1. Chỉ tiêu xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi thường về đất 50
  6. iv 2.3.2. Chỉ tiêu xác định đối tượng được hỗ trợ giải phóng mặt bằng .......................50 2.3.3. Các chỉ tiêu xác định mức bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các hộ dân .............................................................................................................................50 2.3.4. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất và tổ chức thực hiện văn bản đó. ..............51 Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN .......................................................52 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ..................................................................................................52 3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ................53 3.1.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh của huyện Mường Ảng ...................................................54 3.2. Thực trạng công tác quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên .....................................................................................55 3.2.1. Tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên .....................................................................................55 3.2.2. Một số văn bản về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ........................58 3.2.3. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ..................................................................................................59 3.2.4. Về tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ..............................................67 3.2.5. Xác định vị trí, quy mô khu Tái định cư .........................................................76 3.2.6. Lập và thực hiện các dự án tái định cư ...........................................................77 3.2.7. Kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .......................................................................................................................79 3.2.8. Tổng kết, đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ...........................83 3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ...................................................................................................................................84 3.4. Đánh giá chung ..................................................................................................87 3.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................87
  7. v 3.4.2. Những khó khăn, hạn chế cần khắc phục........................................................88 3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế ........................................................90 Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN .......................................................93 4. 1. Quan điểm, định hướng công tác quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ..............................................................93 4.1.1. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội huyện Mường Ảng ....................93 4.1.2. Quan điểm, định hướng ...................................................................................93 4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ...................................................................................................................................94 4.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ......................................................................94 4.2.2. Giải pháp về công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động ............................95 4.2.3. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch ..................................................................96 4.2.4. Giải pháp về quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện ..........................................96 4.2.5. Giải pháp về công tác cán bộ, bộ máy quản lý ...............................................97 4.2.6. Giải pháp khác.................................................................................................98 4.3. Một số kiến nghị.................................................................................................99 KẾT LUẬN ............................................................................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................103 PHỤ LỤC ...............................................................................................................105
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng biểu Bảng 3.1. Tổng hợp phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giai đoạn 2017 - 2019....................................................................................................... 60 Bảng 3.2. Tổng hợp phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Mường Ảng năm 2017 ....................................................................................... 60 Bảng 3.3. Tổng hợp phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Mường Ảng năm 2018 ....................................................................................... 62 Bảng 3.4. Tổng hợp phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Mường Ảng năm 2019 ....................................................................................... 62 Bảng 3.5: Tổng dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Viện Kiểm soát nhân dân huyện Mường Ảng ......................................................... 63 Bảng 3.6: Tổng dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Đường tránh lũ Chiềng lao, Pha Hún, xã Xuân Lao .................................................. 64 Bảng 3.7: Tổng dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Đường nội thị trục 27 và khu tái định cư ................................................................ 66 Bảng 3.8. Tình hình phê duyệt phương án Đường nội thị trục 27 và khu tái định cư ............................................................................................................... 67 Bảng 3.9: Bảng giá bồi thường khi bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng giai đoạn 2017 - 2019 ........................................................................... 70 Bảng 3.10: Tổng hợp ý kiến đánh giá về xác định điều kiện được bồi thường, hỗ trợ .......................................................................................................... 74 Bảng 3.11: Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về xác định mức bồi thường, hỗ trợ ..................................................................................................... 74 Bảng 3.12: Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ về xác định mức bồi thường, hỗ trợ .......................................................................................................... 76 Bảng 3.13: Tổng hợp ý kiến đánh giá về xác định vị trí, quy mô khu tái định cư........................................................................................................... 77 Bảng 3.14: Tổng hợp ý kiến đánh giá về việc lập và thực hiện các dự án tái định cư........................................................................................................... 78
  9. vii Bảng 3.15: Công tác kiểm tra, giám sát việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giai đoạn 2017 – 2019 tại UBND huyện Mường Ảng ................................. 80 Bảng 3.16: Tổng hợp ý kiến đánh giá về về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ................................................... 81 Bảng 3.17: Tổng hợp đơn thư giai đoạn 2017 – 2019 tại UBND huyện Mường Ảng ............................................................................................................... 82 Bảng 3.18: Tổng hợp ý kiến đánh giá về về công tác giải quyết đơn thư về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ................................................................. 82 Bảng 3.19: Tổng hợp ý kiến đánh giá về về công tác tổng kết, đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .......................................................... 84 Sơ đồ Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ...................... 12
  10. viii
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta chú trọng quan tâm. Việc quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả sẽ đem lại những thành tựu to lớn, góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, là yếu tố quan trọng cho nền tảng một xã hội phát triển ổn định. Kể từ khi Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới, với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là từ khi có luật đất đai ra đời, đất đai đã thật sự là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Từ đó vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai của nhà nước không chỉ thể hiện ở việc quản lý, khai thác, sử dụng như một tư liệu sản xuất mà còn được xác định là một tài sản, một nguồn lực tài chính vô cùng đặc biệt, không thể thay thế, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở Việt Nam, việc phát triển cơ sở hạ tầng, triển khai các dự án đầu tư là một việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên, Việt Nam chúng ta cần sử dụng diện tích đất lớn mới có thể thực hiện được việc này, vì thế việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng là khâu tất yếu. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, thì công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các đối tượng bị thu hồi đất luôn là vấn đề bức thiết, có thể làm rào cản trong quá trình thực hiện dự án. Đối với huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, trong những năm qua việc quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất được thực hiện khá tốt, đã đem lại những hiệu quả rõ nét góp phần quan trọng vào sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, cùng với tình trạng chung của cả nước, quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện cũng đang có những vấn đề phức tạp mà hiện nay cơ quan quản lý nhà nước đang phải đối mặt, đang từng bước nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phù hợp để thực hiện nhiệm vụ quản
  12. 2 lý. Đó là, việc xác định giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ về đất trong trường hợp giá đất đã ban hành chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường gặp khó khăn, một số công trình triển khai giải phóng mặt bằng nhưng chưa có đất để lập phương án bố trí đất tái định cư nên việc triển khai thực hiện chưa nhận được sự đồng thuận của nhân dân, công tác quản lý đất đai qua các thời kỳ còn lỏng lẻo…. Xuất phát từ những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất của địa phương, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiến về quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó, tìm ra những nguyên nhân của các khó khăn, vướng mắc để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên trong thời gian tới, giúp các nhà quản lý, cơ quan công quyền thực thi quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện Mường Ảng đi vào nề nếp, bài bản và hiệu quả hơn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017 - 2019. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên; - Định hướng và những giải pháp nhằm tăng cường quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh
  13. 3 Điện Biên nhằm mục tiêu sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả đất đai theo hướng phát triển bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích, đánh giá công tác quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất theo hướng phát triển bền vững. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận văn được nghiên cứu trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu trong giai đoạn 2017-2019. - Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên trong giai đoạn tới. 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Với sự phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, làm rõ những kết quả, hạn chế, bất cập và nguyên nhân gây nên những hạn chế, bất cập, trên cơ sở đó Luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất tại địa phương nghiên cứu định hướng đến năm 2025. - Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ cung cấp các luận cứ khoa học, làm tài liệu để các huyện, thành phố trong tỉnh Điện Biên có điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội tương đồng với huyện Mường Ảng tham khảo, áp dụng vào thực tiễn
  14. 4 quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất ở địa phương mình. 4.2. Những đóng góp mới của đề tài 4.2.1. Về lý luận - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 4.2.2. Về thực tiễn - Nghiên cứu là công trình đầu tiên nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan thực trạng quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Do đó, nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa thiết thực cho lãnh đạo huyện Mường Ảng nhằm làm cho đất đai thực sự thành nguồn lực quan trọng, tạo tiền đề cho những đột phá phát triển của địa phương trong những năm tiếp theo. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn gồm có 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất. - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Thực trạng công tác quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
  15. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 1.1. Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất 1.1.1. Khái quát về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất 1.1.1.1. Thu hồi đất của Nhà nước * Khái niệm thu hồi đất: Hội nghị quốc tế về môi trường tại Rio de Janerio, Brazil, 1993: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại’’ Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”. Như vậy, có thể hiểu thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất đã giao cho các chủ thể sử dụng đất theo quy hoạch của pháp luật đất đai. * Các trường hợp bị thu hồi đất: Căn cứ Điều 61, Điều 62, Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013, các trường hợp bị thu hồi đất gồm: - Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; - Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; - Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; - Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
  16. 6 1.1.1.2. Khái niệm bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư * Bồi thường về đất Theo từ điển tiếng Việt, bồi thường là sự đền đáp lại tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra một cách tương xứng. Thiệt hại có thể bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Trong lĩnh vực pháp luật, trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho chủ thể khác trong xã hội. Khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hay vì mục đích phát triển kinh tế xã hội thì việc thu hồi đất này gây thiệt hại cho một số chủ thể nhưng không do lỗi của người sử dụng đất mà vì mục đích chung phát triển kinh tế - xã hội. Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất” * Hỗ trợ, tái định cư Hỗ trợ là chính sách của Nhà nước nhằm khắc phục “khoảng trống” mà các quy định về bồi thường còn khiếm khuyết. Khi Nhà nước thu hồi đất, ngoài việc bồi thường về đất và tài sản trên đất, tùy từng trường hợp mà Nhà nước còn có những chính sách hỗ trợ nhằm giúp cho người sử dụng đất sớm ổn định cuộc sống và sản xuất. Hỗ trợ thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với sự hy sinh, mất mát của người bị thu hồi đất cho những lợi ích chung của đất nước, của cộng đồng. Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển”. Theo Luật Đất đai năm 2013, tái định cư là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuẩn bị nơi ở mới đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định cho người bị nhà nước thu hồi đất ở để giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Đối tượng tái định cư khi bị thu hồi đất là các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi đất ở hoặc phần diện tích còn lại sau thu hồi ít hơn hạn mức giao đất ở mới tại địa phương, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư.
  17. 7 * Khái niệm quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất: Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ các khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ta có thể hiểu: Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là hệ thống, quan điểm, chủ trương, biện pháp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của hoạt động bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật, giúp cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống, sản * Đặc điểm quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất: Trong điều kiện kinh tế thị trường, quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt. Do đó, khi Nhà nước thu hồi đất ở của người sử dụng đất để sử dụng vào bất kể mục đích gì mà làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì Nhà nước phải có bổn phận và nghĩa vụ bồi thường. Hoạt động quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất sẽ có những đặc điểm sau: - Tính đa dạng: Đối với khu vực đô thị, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn dẫn đến quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng có những đặc trưng nhất định. Đối với khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng, có thể bao gồm các công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ….nên quá trình giải phóng mặt bằng và giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũng có đặc trưng riêng của nó. Đối với khu vực nông thôn, đối tượng chịu ảnh hưởng chính
  18. 8 là người nông dân, hoạt động kinh tế chủ yếu của họ là sản xuất nông nghiệp, và khu vực đất cần giải phóng để lấy mặt bằng phần nhiều là đất nông nghiệp. Do đó, việc giải phóng mặt bằng và giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt. - Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân đặc biệt là khu vực nông thôn. Do trình độ học vấn của người nông dân thấp và điều kiện kinh tế còn hạn chế nên họ thường gặp khó khăn và có ít cơ hội việc chuyển đổi nghề nghiệp. Người dân vì thế có xu hướng muốn duy trì có đất để sản xuất, ngay cả khi có thể cho thuê đất với lợi nhuận cao ho ưn là sản xuất nhưng họ vẫn không muốn cho thuê. Tình hình đó dẫn đến công tác truyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và phức tạp nên cần thực hiện kết hợp với các biện pháp khác như là hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. Sự đa dạng về loại hình cây trồng, vật nuôi trên vùng đất cần được giải phóng cũng làm tăng thêm gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường. Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: + Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở. + Do yếu tố lịch sử để lại nên nguồn gốc sử dụng đất phức tạp và do cơ chế chính sách chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa giải quyết được các vướng mắc và tồn tại cũ. + Việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép nhưng lại không được chính quyền địa phương xử lý dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và giá phương án bồi thường gặp rất nhiều khó khăn. + Việc áp dụng giá đất ở để tính bồi thường giữa thực tế và quy định của nhà nước có những khoảng cách khá xa cho nên việc triển khai thực hiện cũng không được sự đồng thuận của người dân. Từ các đặc điểm trên cho thấy mỗi dự án khác nhau đều có những tính đặc thù riêng biệt do đó công tác tổ chức thực hiện cũng khác nhau.
  19. 9 1.1.1.3. Nguyên tắc quản lý bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư Trong trường hợp bị thu hồi đất ở, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trực tiếp bị xâm hại. Họ không chỉ mất quyền sử dụng đất ở mà còn buộc phải di chuyển chỗ ở. Đời sống của họ bị ảnh hưởng rất lớn. Do đó, quản lý bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư phải đảm bảo những nguyên tắc sau: - Nguyên tắc dân chủ: Trong quá trình tính toán, xem xét mức bồi thường phải có ý kiến của nhân dân, đặc biệt từ phía những người bị thu hồi đất. Quan điểm, lý lẽ, nguyện vọng của những đối tượng này phải được coi trọng bởi đây chính là những người chịu hậu quả trực tiếp từ hành vi thu hồi đất. - Nguyên tắc khách quan được hiểu là việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được xem xét dựa trên các yếu tố khách quan. Điều này sẽ quyết định sự hợp tình, hợp lý của mức bồi thường trong thu hồi đất, hạn chế sự tùy nghi, chủ quan dẫn đến bất hợp lý của người tiến hành công tác bồi thường. - Nguyên tắc công bằng: được hiểu là đối với những trường hợp thu hồi đất giống nhau về hoàn cảnh địa lý, về loại đất, về tính chất và căn cứ thu hồi thì các chủ thể bị thu hồi đất sẽ được nhận mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tương đương nhau. Không để xảy ra việc trên cùng một diện tích đất bị thu hồi như nhau mà người này nhận mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cao hơn người khác. - Nguyên tắc công khai, minh bạch: việc quản lý bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư cũng như mọi hành vi quản lý nhà nước khác, phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch trong từng khâu và đúng quy trình. Yếu tố này sẽ giúp ngăn ngừa các biểu hiện tùy tiện, tiêu cực từ phía người thực hiện nhiệm vụ cũng như người bị thu hồi đất. Điều này thực sự cần thiết đối với một vấn đề nhạy cảm và phức tạp như thu hồi đất. - Nguyên tắc kịp thời: là yêu cầu và có tính chất then chốt trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đối tượng bị thu hồi đất. Nguyên tắc này giúp người dân sớm nhận được bồi thường để quyền lợi của họ được đảm bảo. Từ đó giúp họ sớm ổn định cuộc sống và sản xuất sau khi đất bị thu hồi. Tóm lại, thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ giúp cho người dân được tham gia trực tiếp bàn bạc những vấn đề
  20. 10 liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình khi Nhà nước thu hồi đất. Bởi mặc dù đất đai thuộc sở hữu toàn dân, tuy nhiên Nhà nước đã giao quyền, sử dụng đất cho người dân, Việc Nhà nước thu hồi đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những lợi ích hợp pháp mà người sử dụng đất tạo ra trong quá trình sử dụng đất, vì vậy họ cần phải được tham gia bàn bạc, đưa ra ý kiến, nguyện vọng thông qua đó bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Mặt khác, việc thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ là một trong những giải pháp quan trọng để phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai nói chung và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng. Thông qua việc công khai, minh bạch các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, người dân có thể tham gia tích cực, phát huy tính dân chủ, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước và tố cáo các hành vi tiêu cực, trái với quy định của pháp luật của những cán bộ, công chức trong quá trình thực thi quyền hạn của mình. Từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 1.1.1.4. Vai trò của quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Xuất phát từ vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định kinh tế là điều mà mọi nhà nước đều mong muốn vì nó có lợi cho tất cả mọi người. Do vậy, nhà nước phải duy trì sự ổn định đó. Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết nền kinh tế, sử dụng ngân sách để tiến hành đầu tư công cho các công trình; xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng. Yếu tố cần thiết để phục vụ cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội là phải có “đất sạch”. Vì vậy, nhà nước phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thu hồi đất. Xuất phát từ nhu cầu thu hồi đất trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, để phát triển đất nước, không có con đường nào khác phải thực hiện quá trình CNH- ĐTH, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ, muốn vậy phải quy hoạch chuyển đổi một phần quỹ đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2