Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019. Từ đó, đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔNG QUỐC HÙNG QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔNG QUỐC HÙNG QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BẮC KẠN Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ QUỲNH NAM THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Cô giáo hướng dẫn khoa học TS Vũ Quỳnh Nam và không trùng lặp với bất kỳ luận văn hoặc công trình nào khác. Các tư liệu và số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ các nguồn gốc đáng tin cậy. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2020 Tác giả luận văn Mông Quốc Hùng
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS Vũ Quỳnh Nam, người đã tận tình hướng dẫn và định hướng cho tôi trong việc hoàn thành công trình luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng đào tạo, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã có những góp ý quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp cơ quan nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi được đi học nâng cao trình độ trong thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Xin trân trọng cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn Mông Quốc Hùng
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................. x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 4 5. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG........................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng ......................... 6 1.2. Nội dung của quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng ............................ 14 1.2.1. Xây dựng kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng ............................ 14 1.2.2. Tổ chức quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng ................ 15 1.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng .............................................................................................. 16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng ...................................................................................................... 17 1.3.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 17 1.3.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 20 1.4. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng của một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................... 22
- iv 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Lào Cai .............................................................................................. 22 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Kon Tum............................................................................................ 23 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn ................................................ 25 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 26 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 26 2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 26 2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 26 2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp .......................................................................... 27 2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ............................................. 29 2.3.1. Phương pháp tổng hợp số liệu ............................................................... 29 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 29 2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 29 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 30 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về quản lý nhà nước đối với hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng ......................................................................................... 30 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng ...................................................................... 31 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BẮC KẠN ........................................................... 33 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn.................................... 33 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Kạn ........................................... 33 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn ......................................... 37 3.2. Thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Bắc Kạn ................. 40 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn .................................................................. 40
- v 3.2.2. Kết quả hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng từ Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn...................................... 44 3.3. Thực trạng Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn ............ 48 3.3.1. Xây dựng kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng ............................ 48 3.3.2. Tổ chức quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng ................ 51 3.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng..... 58 3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn ............................................................................... 61 3.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 61 3.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 67 3.5. Đánh giá thực trạng Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................................... 72 3.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 72 3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 74 Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BẮC KẠN ............................... 76 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Bắc Kạn .................................................. 76 4.1.1. Quan điểm, định hướng ......................................................................... 76 4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 77 4.2. Giải pháp tăng cường quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................... 78 4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng ................................................................................. 78 4.2.2. Giải pháp tăng cường công tác tổ chức thực hiện việc quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng ............................................................. 79 4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng ...................................................................... 80
- vi 4.3. Kiến nghị đề xuất ..................................................................................... 81 4.3.1. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn................................. 81 4.3.2. Đối với Quỹ Trung ương....................................................................... 82 4.3.3. Đối với UBND tỉnh Bắc Kạn ................................................................ 82 4.3.4. Đối với UBND cấp huyện, xã ............................................................... 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQLR : Ban Quản lý rừng BV&PTR : Bảo vệ và Phát triển rừng CTCP : Công ty Cổ phần DVMTR : Dịch vụ môi trường rừng PTNT : Phát triển Nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra ............................................................. 28 Bảng 2.2. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý ....................... 30 Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn ....................... 36 Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 ................................................................................... 38 Bảng 3.3. Số tiền thu được từ dịch vụ MTR giai đoạn 2017-2019 ............. 44 Bảng 3.4. Mức chi trả dịch vụ MTR tỉnh Bắc Kạn phân theo huyện giai đoạn 2017-2019 ................................................................... 46 Bảng 3.5. Mức chi trả dịch vụ MTR tỉnh Bắc Kạn phân theo đối tượng giai đoạn 2017-2019 ......................................................... 47 Bảng 3.6. Kế hoạch ủy thác tiền DVMTR của các đơn vị sử dụng ............ 48 Bảng 3.7. Kế hoạch sử dụng tiền chi trả dịch vụ MTR ............................... 49 Bảng 3.8. Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác xây dựng kế hoạch chi trả DVMTR ................................................................ 51 Bảng 3.9. Diện tích rừng cung ứng dịch vụ MTR tỉnh Bắc Kạn ................ 52 Bảng 3.10. Các hình thức tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR ............ 53 Bảng 3.11. Số hộ, người dân, tổ đội tham gia bảo vệ rừng ........................... 54 Bảng 3.12. Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác tổ chức quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng ................................. 55 Bảng 3.13. Đánh giá của các đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng về công tác tổ chức quản lý hoạt động chi trả DVMTR ......... 56 Bảng 3.14. Công tác kiểm tra giám sát, đánh giá hoạt động chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn ................................................................ 58 Bảng 3.15. Tổng hợp các vụ xử lý vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng ........... 59 Bảng 3.16. Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng ................................. 60
- ix Bảng 3.17. Đánh giá của cán bộ quản lý về yếu tố chính sách tới quản lý chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn................................................. 62 Bảng 3.18. Đánh giá của chủ rừng về yếu tố chính sách tới chi trả DVMTR ...................................................................................... 63 Bảng 3.19. Đánh giá của cán bộ quản lý về sự phối hợp giữa các bên trong việc quản lý hoạt động chi trả DVMTR ............................ 64 Bảng 3.20. Đánh giá của cán bộ quản lý về nhận thức của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung cấp DVMTR ........................... 66 Bảng 3.21. Số lượng cán bộ quảnlý hoạt động chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn .............................................................................. 67 Bảng 3.22. Giá trị tài sản, thiết bị của đơn vị phục vụ quản lý chi trả dịch vụ MTR năm 2019 .............................................................. 70
- x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1: Trình độ của cán bộ quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 ..................... 68 Biểu đồ 3.2: Đánh giá của cán bộ quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quản lý hoạt động chi trả DVMTR ................ 71
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ môi trường ở vùng đầu nguồn các lưu vực sông, vùng đất ngập nước ven biển và các tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria (FAO. 2005) [1]. Nguyên nhân mất rừng do sự yếu kém và tham nhũng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, các hình thức phá rừng ngày càng tinh vi và trắng trợn như chuyển đổi rừng, phê duyệt các dự án đầu tư đã gây bất bình trong dư luận nhưng lại bị chính quyền cố tình bỏ lơ…. Nhờ các nỗ lực bảo vệ và trồng mới rừng của chính phủ Việt Nam, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam không ngừng tăng lên từ năm 2005 đến nay. Năm 2005 có khoảng 12.931.000 ha đã được trồng mới. Đến năm 2019, diện tích đất có rừng ở Việt Nam là 14.730.447 ha. Trong đó, có 10.255.525 ha rừng tự nhiên; 4.474.922 ha rừng trồng, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 41,85% [2]. Để đạt được kết quả này là sự nỗ lực của Chính phủ trong việc huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ rừng: nguồn ngân sách nhà nước, vốn tài trợ và đóng góp tự nguyện, vốn ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng… Nghị định số 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng được ban hành (Nay được thay thế bởi Nghị định 156/2018/NĐ- CP) với mục đích tạo cơ sở pháp lý để thu hút các ngồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, đã góp phần hỗ trợ rất lớn cho bảo vệ và phát triển rừng khi nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ rừng từ ngân sách nhà nước rất hạn chế. Từ năm 2011 khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP có hiệu lực (nay được thay thế bởi Nghị định 156/2018/NĐ-CP) một phần diện tích rừng đã được bảo vệ bằng nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng.
- 2 Bắc Kạn là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất khu vực Đông bắc Việt Nam, toàn tỉnh có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 417.538,67 ha (chiếm 86% tổng diện tích tự nhiên). Trong đó: Diện tích đất có rừng là 369.784,67 ha gồm rừng tự nhiên 279.013,23 ha và rừng trồng 90.771,44 ha, diện tích đất chưa có rừng 47.754,0 ha, độ che phủ rừng đạt 72,6%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ che phủ rừng của cả nước (41,65%). Để có được kết quả trên, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm từng bước phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phần lớn diện tích rừng và đất lâm nghiệp đều có chủ quản lý, công tác quản lý bảo vệ rừng từng bước được ổn định và đi vào nề nếp, cơ chế chính sách của nhà nước giúp cho người dân được hưởng lợi từ rừng và Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn đã có vai trò nhất định, góp phần không nhỏ trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, việc quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh do Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường quản lý. Theo số liệu báo cáo của Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn, tổng số tiền đã thu lũy kế từ năm 2013 đến hết năm 2019 cho bảo vệ diện tích rừng là 69,3 tỷ đồng. Trong đó: Trung ương điều phối: 66,6 tỷ đồng, thu nội tỉnh: 2,7 tỷ đồng. Tổng số tiền đã giải ngân cho các chủ rừng lũy kế từ năm 2015 đến hết năm 2019 đạt 42,8 tỷ đồng. Để tiến hành đánh giá hiệu quả của hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn đã thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường của các chủ rừng trên địa bàn các huyện được chi trả. Tuy nhiên, việc phối hợp với cơ quan kiểm lâm các cấp xác định diện tích và xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng còn gặp khó khăn; công tác giải ngân cho các chủ rừng còn chậm trễ; công tác giám sát việc sử dụng kinh phí của chủ rừng là tổ chức, UBND cấp xã chưa được triệt để; các chủ đầu tư thực hiện kê khai và nộp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng còn chậm.... Để giúp giải quyết vấn đề này, việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu
- 3 cả lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng là rất cần thiết. Với lý do đó, đề tài: “Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn” được tác giả chọn làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019. Từ đó, đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ môi trường rừng, quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng. - Phân tích được thực trạng quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019, từ đó đánh giá được quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh và chỉ ra những điểm mạnh, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu một số nội dung cơ bản của việc quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Bắc Kạn, bao gồm: Xây dựng kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiến hành tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát đối với hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Bắc Kạn. - Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Bắc Kạn.
- 4 - Về thời gian: Nghiên cứu các dữ liệu về thực trạng quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019, dữ liệu điều tra thực tế năm 2020; giải pháp có ý nghĩa cho giai đoạn 2021-2025. 4. Đóng góp của luận văn - Về lý luận: Luận văn góp phần tổng hợp lại những vấn đề lý luận chung về quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng. - Về thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá được thực trạng công tác Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Bắc Kạn. Đánh giá được quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, từ đó chỉ ra những điểm mạnh, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Đánh giá được mô hình tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh trong thực thi nhiệm vụ huy động nguồn lực cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Luận văn phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua. Từ đó, chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới. - Tính ứng dụng: Đề tài là nghiên cứu đầu tiên thực hiện về Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn. Do đó, nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị với tỉnh Bắc Kạn nói chung cho Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các tỉnh bạn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động chi trả DVMTR. Bên cạnh đó, đây cũng là tài liệu nghiên cứu quan trọng giúp cho Tổng Cục Lâm nghiệp Việt Nam, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan có thể tham khảo khi xây dựng những cơ chế, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- 5 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của đề tài bao gồm 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng. - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Thực trạng Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn. - Chương 4: Giải pháp tăng cường Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn.
- 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng 1.1.1. Lý luận chung về quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của chi trả dịch vụ môi trường rừng - Môi trường rừng: Bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác. - Dịch vụ môi trường rừng: Là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân, bao gồm các loại dịch vụ. - Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng. - Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng: Chi trả dịch vụ môi trường (payments for environmental services - PES) còn được đề cập dưới các dạng khác nhau như chi trả dịch vụ sinh thái (payments for ecological services) và chi trả dịch vụ hệ sinh thái (payments for ecosystem services) được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ sinh thái bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người
- 7 sử dụng dịch vụ hệ sinh thái. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được đưa ra năm 2005. Chi trả dịch vụ môi trường là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó dịch vụ môi trường được xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm bảo có được dịch vụ này) đang được người mua (tối thiểu một người mua) mua của người bán (tối thiểu một người bán) khi và chỉ khi người cung cấp dịch vụ môi trường đảm bảo được việc cung cấp dịch vụ môi trường này (Wunder, 2005). [28] Theo Scherr, S.J. and Bennett, M.T. Buyer. (2011), chi trả dịch vụ môi trường là cam kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện có giàng buộc về mặt pháp lý và với hợp đồng này thì một hay nhiều người mua chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái xác định nhiều người bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất nhất định cho một giai đoạn xác định để tạo ra các dịch vụ hệ sinh thái thoả thuận. [24] Theo Điều 58 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP, chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng [8]. Cụ thể, việc chi trả được thực hiện theo hai hình thức đó là: Chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp. Chi trả trực tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng, chi trả trực tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có khả năng và điều kiện thực hiện việc trả tiền thẳng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không cần thông qua tổ chức trung gian; Chi trả trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện giữa bên sử dụng và cung ứng dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy định của Nghị định, trong đó mức chi trả không thấp hơn mức do Nhà nước quy định đối với cùng một loại dịch vụ môi trường rừng. Chi trả gián tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền
- 8 cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Chi trả gián tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng không có khả năng và điều kiện trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng mà thông qua tổ chức trung gian theo quy định tại Khoản 2 Điều 58, Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Chi trả gián tiếp có sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước, giá dịch vụ môi trường rừng do Nhà nước quy định. Theo Khoản 23, Điều 2, Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14, Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của MTR để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của con người. Các loại DVMTR bao gồm [18]: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản. Như vậy, chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là cơ chế tài chính trong đó các bên được hưởng lợi dịch vụ rừng có trách nhiệm chi trả cho các bên cung cấp DVMTR. Mục tiêu của việc chi trả dịch vụ môi trường rừng là giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, đồng thời tạo ra nguồn tài chính ổn định nhằm bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả hơn. Các loại DVMTR bao gồm: bảo vệ nguồn nước; bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 146 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 27 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn