Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận văn "Quản lý vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu hiệu quả sử dụng VKD trong ba năm 2018 - 2020 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, phân tích và đánh giá những kết quả đã đạt được, các hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của các thực trạng đó và đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý VKD của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGОẠI THƯƠNG ………o0o………. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế LÊ NGỌC MINH Hà Nội - 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGОẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 820127 Họ và tên học viên: Lê Ngọc Minh Người hướng dẫn: PGS, TS. Vũ Sĩ Tuấn Hà Nội - 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan rằng: Các số liệu và thông tin sử dụng trong Luận văn này hoàn toàn có căn cứ, trung thực và chính xác. Lập luận, phân tích, đánh giá, kiến nghị được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân, kinh nghiệm và sự nghiên cứu của Tác giả Luận văn. Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Số liệu và thông tin nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Luận văn Lê Ngọc Minh
- ii LỜI CẢM ƠN Trong toàn bộ quá trình học tập và thực hiện Luận văn chương trình Thạc sỹ Quản lý kinh tế tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, tôi luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của các Giảng viên và sự giúp đỡ của bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi tới Thầy/Cô trường Đại học Ngoại Thương lời cảm ơn chân thành nhất. Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Giảng viên Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Sĩ Tuấn đã trực tiếp dẫn dắt và cố vấn tận tình, đóng góp ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu để hoàn chỉnh Luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Lãnh đạo và Đồng nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nơi tôi đang công tác đã hết sức tạo điều kiện và tận tâm hỗ trợ tôi trong quá trình học và hoàn thiện bài Luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận văn Lê Ngọc Minh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT .........................................................................................vi DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP .....................................................................................................................6 1.1. Tổng quan VKD của Doanh nghiệp .............................................................6 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của vốn kinh doanh .............................6 1.1.2. Phân loại về VKD .....................................................................................7 1.1.3. Nguồn vốn về VKD ...................................................................................9 1.2. Quản lý VKD của Doanh nghiệp ...............................................................10 1.2.1. Khái niệm về quản lý VKD ....................................................................10 1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá VKD ...........................................................10 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến VKD: .............................................................21 1.3.1. Nhân tố chủ quan ...................................................................................21 1.3.2. Nhân tố khách quan ...............................................................................24 1.4. Vai trò Quản lý của vốn kinh doanh đối với PVN ....................................26 1.5 Kinh nghiệm của quản lý VKD của đơn vị tiêu biểu trong ngành: Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGAS) .......................................................................27 1.5.1 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................27 1.5.2 Kết quả quản lý VKD tại PVGas.............................................................28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VKD TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ
- iv VIỆT NAM ..............................................................................................................32 2.1. Khái quát chung về Tập đoàn đoàn Dầu khí Việt Nam ...........................32 2.1.1. VKD của Tập đoàn đoàn Dầu khí Việt Nam ........................................32 2.1.2 Các lĩnh vực đầu tư, Các đơn vị trực thuộc, các Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết: ..........................................................................................33 2.1.3 Mô hình quản lý tài chính của PVN .....................................................35 2.1.4. Hoạt động kinh doanh của PVN ...........................................................45 2.1.5. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của PVN trong những năm gần đây ...........................................................................................................................46 2.2. Thực trạng quản lý VKD của tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ...............48 2.2.1. VKD của PVN giai đoạn 2018 – 2020 ...................................................48 2.2.2. Thực trạng quản lý vốn kinh doanh của PVN giai đoạn 2018 - 2020 .60 2.3. Nhiệm vụ Quản lý vốn Kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ...69 2.3.1 Đối với PVN .................................................................................................69 2.3.2 Đối với nền kinh tế của Việt Nam .............................................................70 2.4. Kết quả đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam .....................................70 2.4.1. Kết quả đạt được.....................................................................................70 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................80 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VKD TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM ..............................................................81 3.1. Định hướng phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong những năm tới ...............................................................................................................................81 3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................81 3.1.2. Mục tiêu, định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thời gian tới 87 3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng VKD tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam .........................................................................88
- v 3.2.1. Chủ động lập kế hoạch huy động và sử dụng nguồn VKD..................89 3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn lưu động .......92 3.2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn cố định ..........96 3.2.4. Các giải pháp chung nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng VKD tại PVN ...........................................................................................................................98 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................103 KẾT LUẬN ............................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105 PHỤ LỤC ....................................................................................................................i
- vi DANH MỤC VIẾT TẮT Tên chữ viết tắt Diễn giải Giải thích Các thuật ngữ bằng tiếng Việt BCN Bộ Công Nghiệp BCT Bộ Công Thương BXD Bộ Xây dựng UBQLV NN tại Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh Nghiệp Doanh nghiệp BCTC Báo cáo tài chính ĐTXD Đầu tư xây dựng HĐ Hợp đồng KSNB Kiểm soát nội bộ DTT Doanh thu thuần DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính GVHB Giá vốn hàng bán HĐTC Hoạt động tài chính HTK Hàng tồn kho KPT Khoản phải thu LN Lợi nhuận NWC Nguồn vốn lưu động thường xuyên SXKD Sản xuất kinh doanh TS LN VLĐ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động VLĐ Vốn lưu động VLĐ TX Vốn lưu động thường xuyên VCSH Vốn chủ sở hữu VNĐ Việt Nam Đồng TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định
- vii Các thuật ngữ bằng tiếng Anh ECAs Export Credit Agencies Tổ chức tín dụng xuất khẩu EPC Engineering, procurement, Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi and construction công xây dựng công trình E&P Exploration and Production Thăm dò và khai thác dầu khí GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm Quốc nội PVN Petro VietNam Tập đoàn Dầu khí Việt Nam WACC Weighted Average Cost of Chi phí sử dụng vốn bình quân Capital
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các chỉ tiêu tài chính của PVGas năm 2020........................................28 Bảng 1.2: Giá trị đầu tư của PVGAS tại các đơn vị năm 2020 ...........................29 Bảng 2.1: Thông tin tài chính của PVN giai đoạn 2018-2020..............................47 Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của PVN giai đoạn 2018 - 2020 .............................50 Bảng 2.3: Vốn lưu động của PVN giai đoạn 2018 - 2020 .....................................51 Bảng 2.4: Cơ cấu vốn cố định của PVN giai đoạn 2018 - 2020 ...........................57 Bảng 2.5: Kết quả sử dụng VKD của PVN giai đoạn 2018 - 2020 ......................61 Bảng 2.6: Nguồn vốn lưu động thường xuyên giai đoạn 2018 – 2020” ..............63 Bảng 2.7: Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính PVN giai đoạn 2018-2020 ................64 Bảng 2.8: Khả’ năng’ thanh’ toán ’của PVN giai đoạn 2018-2020 ......................65 Bảng 2.9: Hiệu suất sử dụng VKD của PVN giai đoạn 2018-2020 .....................67 Bảng 2.10: Các yếu tố tác động đến ROA, ROE” ................................................68
- ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mô hình quản lý tài chính của PVN .................................................35 Biểu đồ 2.2. Sơ đồ Tổ chức của PVN .....................................................................44 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu doanh thu năm 2018-2020 ....................................................48 Biểu đồ 2.4. Mô hình cơ cấu nguồn vốn, tài sản ...................................................49
- x TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong gần 35 năm qua, nền kinh tế Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh với tỷ lệ tăng trưởng GDP hơn 6%/năm, trong đó, ngành năng lượng đóng vai trò rất quan trọng, điển hình là vai trò của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Vốn là điều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình phát triển luôn đòi hỏi sự bổ sung vốn đáp ứng sự gia tăng của quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp., Các doanh nghiệp là những chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập với mục đích chủ yếu là tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần một lượng vốn nhất định. Do đó, sự thành công của một doanh nghiệp thì vốn là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh có tính chất quyết định. Cụ thể Luận văn đi vào phân tích trên các góc độ sau: Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quản lý VKD tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quản lý VKD tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020. Để việc đáp ứng mục tiêu, Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Thứ nhất, Hệ thống hóa lý luận về VKD và hiệu quả sử dụng VKD trong doanh nghiệp. Thứ hai, Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng VKD của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, phân tích và đánh giá những kết quả đã đạt được, các hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của các thực trạng đó. Thứ ba, Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng VKD tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện nguyên tắc tự chủ, hạch toán kinh tế với nội dung cơ bản là lấy thu bù chi và có lãi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động, linh hoạt trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng VKD sao cho có hiệu quả cao nhất. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, hiệu quả sử dụng vốn còn phụ” thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: Chính sách kinh tế, chế độ quản lý của Nhà nước, trình độ quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp,… Việc huy động vốn đầy đủ, kịp thời, bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn càng trở lên cấp thiết hơn, có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường cùng với sự tiến bộ không” ngừng của khoa học công nghệ. Qua công tác thanh tra, kiểm toán trong thời gian vừa qua cho thấy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhiều sai phạm trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh dẫn đến nhiều khoản đầu tư của PVN bị tổn thất, khó thu hồi vốn với số tiền lớn, điển hình kể đến các Dự án kém hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện nay đang thực hiện xử lý: Nhà máy Đóng tàu Dung Quất, Nhà máy sản xuất Xơ sợi Polyeste Đình Vũ, các Nhà máy Nhiên liệu sinh học, mất khoản góp vốn vào Ngân hàng Oceanbank... Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có hoạt động chủ yếu là đầu tư góp vốn vào các đơn vị thành viên. Việc góp vốn vào các đơn vị hoạt động kinh doanh không hiệu quả, không thu được lợi nhuận cổ tức dẫn đến ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của PVN. Việc thực hiện quản lý, đầu tư xây dựng các dự án chưa tuân thủ đúng quy định hiện hành, công tác giám sát thiếu thường xuyên dẫn đến quá trình thực hiện có nhiều sai phạm, vướng mắc khó giải quyết gây chậm tiến độ, phát sinh chi phí đầu tư làm tăng tổng mức đầu tư, ảnh hưởng đến hiệu quả của Dự án. Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng bị chiếm dụng vốn kéo dài chưa được xử lý, nợ xấu khó thu hồi, bảo lãnh cho đơn vị có hoạt động kinh doanh kém
- 2 hiệu quả tiềm ẩn nhiều rủi ro phải trả nợ thay cho đơn vị thành viên... Những khó khăn, tồn tại của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ càng bộc lộ rõ hơn trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh và kéo dài như hiện nay. Theo đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tình trạng sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả, nguy cơ không bảo toàn và phát triển được vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giảm sút là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay của bản thân doanh nghiệp cũng như của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, nghiên cứu quản lý VKD là thực sự cần thiết đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. “Từ yêu cầu thực tế và tầm quan trọng của VKD, tôi mong muốn nghiên cứu một cách toàn diện thực trạng quản lý VKD tại doanh nghiệp, phân tích tìm ra những hạn chế, nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị mang tính thực tiễn. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: "Quản lý Vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam", làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Tổng quan nghiên cứu Đề tài: "Quản lý Vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam" là một nghiên cứu hoàn toàn mới. Cho đến nay đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề đáng quan tâm này. Thực tế đó cho thấy, giải pháp nâng cao quản lý vốn kinh doanh của PVN cần được nhanh chóng triển khai, nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, nhằm tìm ra hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn Covid 19 làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung và PVN nói riêng. Một trong những chủ đề được rất nhiều doanh nghiệp, cơ quan quản lý và cá nhân quan tâm đó là “quản lý vốn kinh doanh”. Tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là vấn đề trăn trở của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo trong các doanh nghiệp. Cho đến nay đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu được thực hiện, luận văn và luận án đã bảo vệ thành công trong những năm gần đây như: Luận văn thạc sĩ “Nâng cao
- 3 hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Vũng Áng” của tác giả Lê Quang Nhật, Đại học Kinh tế Quốc dân (2019); Tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề về huy động và sử dụng”vốn, từ đó làm nền tảng cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn ở Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Vũng Áng giai đoạn 2016 - 2018. Từ việc đánh giá những thành công và hạn chế trong huy động và sử dụng vốn của đơn vị, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong thời gian tới. Luận văn thạc sĩ “Quản trị VKD tại Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam” của tác giả Tô Ngọc Hà, Đại học Tài chính kế toán (2020); Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của VKD, tác giả đã nghiên cứu một cách thực trạng quản trị VKD tại Công ty Mẹ”- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, phân tích tìm ra những hạn chế, nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị mang tính thực tiễn. Ngoài các công trình nêu trên còn có nhiều đề tài khác được thực hiện ở các đơn vị khác nhau và nghiên cứu bảo vệ ở các cơ sở đào tạo khác nhau. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu * Hệ thống hóa lý luận về Vốn kinh doanh (VKD) và hiệu quả sử dụng VKD trong doanh nghiệp. * Nghiên cứu hiệu quả sử dụng VKD trong ba năm 2018 - 2020 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, phân tích và đánh giá những kết quả đã đạt được, các hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của các thực trạng đó và đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý VKD của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: Thứ nhất, Lập kế hoạch và sử dụng nguồn vốn. Thứ hai, Luận văn đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
- 4 Thứ ba, đề xuất một số giải phám để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Thứ tư, các giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các vấn đề liên quan đến việc quản lý VKD tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: nghiên cứu của Luận văn tập trung vào việc phân tích tình trạng quản lý VKD tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Về thời gian: để đánh giá được tổng quan cũng như có đầy đủ dữ liệu để làm luận chứng cho việc phân tích việc quản lý vốn tại PVN thì Luận văn có đánh giá và tìm hiểu các Báo cáo tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập thông tin: Thực hiện phương pháp trực tiếp và gián tiếp để thu thập các thông tin cho việc nghiên cứu: Phỏng vấn sâu cán bộ các phòng ban có liên quan, trực tiếp làm việc và tham khảo ý kiến của họ để nhằm thu thập thêm thông tin, để từ đó đánh giá chính xác hơn về vấn đề quản trị vốn của PVN, nhằm chọn ra được những nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu. (Phiếu phỏng vấn) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là việc tiếp thu tri thức, kiến thức cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực cần nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện tại Chương 1. Để xem xét công tác quản lý và sử dụng VKD tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ngoài việc thu thập các số liệu thông qua Báo cáo tài chính của PVN qua các năm 2018-2020, còn thu thập các thông tin, tài liệu chi tiết liên quan đến công
- 5 tác quản lý sử dụng vốn. Trong đó, tập trung vào công tác quản lý vốn bằng tiền, công nợ, quản lý đầu tư XDCB, các khoản đầu tư tài chính: báo cáo giám sát tài chính của người đại diện vốn của Tập đoàn tại đơn vị thành viên, báo cáo tình hình quản lý giám sát đầu tư, các quy chế quản lý nội bộ, các báo cáo quản trị, báo cáo tình hình công nợ, bảo lãnh... b. Phương pháp phân tích đánh giá: Phương pháp lý luận của Luận văn là Chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển điện lực nói chung và nguồn điện nói riêng là định hướng xuyên suốt cho nghiên cứu của Luận văn. Tổng hợp các phương pháp thống kê phân tích, đối chiếu so sánh, diễn giải để xem xét, luận giải và đánh giá các vấn đề liên quan đặt ra trong đề tài nghiên cứu. Phương pháp đánh giá suy luận dựa trên các tài liệu sưu tập kết hợp với ý kiến của các Ban chuyên môn để làm sáng tỏ đề tài. 6. Những đóng góp của Luận văn Luận văn phân tích, đánh giá cụ thể thực trạng quản lý sử dụng VKD của PVN để tìm ra các hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD”của PVN hiện nay. Luận văn hệ thống hóa và tổng kết những vấn đề lý luận cơ bản về VKD và quản lý VKD của doanh nghiệp. 7. Kết cấu của Luận văn Luận văn gồm 03 chương, phần.mở.đầu, kết luận, tài liệu. tham khảo và phụ. lục: Chương 1: VKD và quản lý vốn của Doanh1nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
- 6 CHƯƠNG 1: VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan VKD của Doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của vốn kinh doanh a. Khái niệm VKD của doanh nghiệp Điều kiện đầu tiên để hình thành một doanh nghiệp đó là VKD, doanh nghiệp muốn đăng ký kinh doanh cũng như thực hiện các hoạt động kinh doanh đều cần phải có vốn. Để tiến hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: tư liệu lao động, sức lao động, đối tượng và lao động. Để có được ba yếu tố này, doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn tiền tệ nhất định gọi là VKD của doanh nghiệp. VKD luôn vận động, nó có thể tồn tại dưới các dạng như tiền hoặc tài sản như các máy móc, thiết bị,..và sau cùng thì nó lại trở về dưới dạng tiền tệ. Vốn có thể sẽ tăng hoặc giảm phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Vậy nên, VKD được thể hiện dưới dạng tiền tệ bao gồm cả số tài sản được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích thu lợi nhuận. Như vậy, ta có thể hiểu: VKD của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để hình thành nên các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b. Đặc trưng về VKD của doanh nghiệp Để quản lý và sử dụng VKD có hiệu quả, các doanh nghiệp phải nhận thức được một số đặc trưng của VKD: Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản nhất định, hay nói cách khác, Vốn được biểu hiện bằng giá trị của các loại tài sản trong doanh nghiệp. Do đó, không thể không có vốn mà có tài sản hoặc ngược lại. “Vốn phải vận động để sinh lời. Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chưa hẳn đã là vốn. Để trở thành vốn thì tiền phải được vận động để sinh lời. Trong quá
- 7 trình kinh doanh, vốn có thể chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau nhưng điểm khởi đầu và điểm kết thúc của vòng tuần hoàn đều phải là hình thái tiền tệ với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu, tức là kinh doanh có lãi. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý sử dụng VKD sao cho vốn không bị ứ đọng, luân chuyển tuần hoàn. Vốn phải tập trung, tích tụ đến một lượng cần thiết thì mới có tác dụng trong kinh doanh, điều này cho thấy để có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán chính xác lượng vốn cần sử dụng để tránh tình trạng thiếu vốn doanh nghiệp sẽ rơi vào thế bị động hoặc thừa vốn sẽ gây đọng vốn, làm tăng chi phí cơ hội trong quá trình sử dụng vốn, giảm hiệu quả sử dụng. Vì vậy, các doanh nghiệp ngoài việc dựa vào tiềm năng sẵn có của mình mà còn phải tìm cách thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Vốn có giá trị về mặt thời gian, tức là giá trị của cùng một lượng vốn tại các giai đoạn khá1 nhau sẽ không giống nhau. Đặc trưng này đòi hỏi doanh nghiệp trong khi sử dụng vốn phải làm cho vốn vận động không ngừng, không được để vốn “chết”. Vốn có thể có nhiều chủ sở hữu hoặc duy nhất. Đặc trưng này đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn nguồn huy động vốn để cân đối được giữa lợi nhuận và chi phí bỏ ra để huy động vốn. Tại một thời điểm, vốn có nhiều hình thái khác nhau, có thể không tồn tại dưới dạng vật chất như: quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa...hoặc dưới hình thái vật chất cụ thể như tiền mặt, hàng tồn kho, máy móc, phương tiện vận tải… Đặc trưng này giúp doanh nghiệp có sự nhìn nhận toàn diện về VKD, từ đó có các giải pháp phù hợp để phát huy sức mạnh của VKD. 1.1.2. Phân loại về VKD Để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả các doanh nghiệp cần tiến hành phân loại vốn. Dựa vào đặc điểm chu chuyển, VKD gồm có vốn lưu động và vốn cố định. Vốn lưu động của Doanh nghiệp Vốn1 lưu động: là1toàn1 bộ1số tiền1ứng1trước1mà1doanh1nghiệp1bỏ1ra1để1
- 8 đầu1tư1hình1thành1nên các tài1sản lưu1động (TSLĐ) thường1 xuyên cần thiết1 cho1hoạt1động1SXKD của doanh1nghiệp. Hay vốn1lưu động là biểu hiện bằng tiền của các TSLĐ trong DN. Trong hoạt động kinh doanh, VLĐ có đặc điểm: - VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện. - Sau một chu kỳ của hoạt động kinh doanh VLĐ sẽ hoàn thành một vòng tuần hoàn. VLĐ chuyển toàn bộ giá trị một lần đồng thời được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Quá trình tuần hoàn của vốn lưu động được lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ, tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động do quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lặp lại liên tục. Chính vì vậy, vốn lưu động tại một thời điểm luôn tồn tại dưới hình nhiều thái khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh như: vốn lưu động trong dự trữ, vốn lưu động trong sản xuất, vốn lưu động trong lưu thông. Vốn cố định của Doanh nghiệp Đầu1tư1trong nước: là việc các tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tham gia góp vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào khác để đầu tư theo của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đầu tư ra nước ngoài: là loại đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân của nước này tại nước khác. Vai trò về VKD Vốn chính tiền đề của hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với doanh nghiệp nó có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công và phát triển. - VKD là chỉ tiêu đánh giá kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ sở để triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 118 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 73 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 23 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 62 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn