Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản trị dự án công nghệ thông tin tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội
lượt xem 14
download
Mục tiêu của đề tài lầ đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy trình quản trị các dự án CNTT trong đó tập trung hoàn thiện quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án CNTT tại Sở Tư pháp Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản trị dự án công nghệ thông tin tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÃ HOÀNG HƢNG QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI SỞ TƢ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÃ HOÀNG HƢNG QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI SỞ TƢ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG MINH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI SỞ TƢ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi đƣợc đúc kết từ quá trình nghiên cứu, học tập, xuất phát từ yêu cầu công việc trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Lã Hoàng Hƣng
- LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “Quản trị dự án công nghệ thông tin tại Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội” đƣợc hoàn thành trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Viện Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Nguyễn Đăng Minh đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập và nghiên cứu bậc Cao học. Kiến thức tiếp thu đƣợc trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang quý báu để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác tại cơ quan. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, góp ý, cung cấp số liệu và các tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Chúc các Lãnh đạo và đồng nghiệp sức khỏe và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Lã Hoàng Hƣng
- TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Ngày nay, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các tổ chức. Các dự án công nghệ thông tin với quy mô khác nhau đã, đang và sẽ đƣợc triển khai tại các tổ chức. Làm thế nào để hoàn thiện quy trình Quản trị dự án công nghệ thông tin là thách thức cho các tổ chức. Nghiên cứu về quản trị dự án công nghệ thông tin, các giai đoạn của dự án, các nội dung quản trị, nghiên cứu thực trạng quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội qua đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản trị dự án Công nghệ thông tin, hoàn thiện quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội là mục tiêu chính của nghiên cứu này.
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ...............................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: ...............................................................4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc: .................................................................7 1.2. Cơ sở lý luận về quản trị dự án công nghệ thông tin .........................................11 1.2.1. Khái niệm quản trị dự án CNTT: ................................................................11 1.2.2. Các giai đoạn của dự án CNTT: ..................................................................15 1.2.3. Các nội dung của dự án CNTT: ...................................................................29 1.2.4. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị dự án CNTT: ................................33 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................35 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................36 2.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................36 2.2. Thu thập dữ liệu .................................................................................................36 2.3. Xử lý, phân tích dữ liệu .....................................................................................39 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................39 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI SỞ TƢ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................................40 3.1. Tổng quan về Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội ....................................................40 3.2. Thực trạng quản trị các dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội ............................41 3.2.1. Một số dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội: ..............................................41 3.2.2. Kết quả khảo sát quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội: .................49 3.2.3. Thực trạng quản trị giai đoạn và nội dung: .................................................52
- 3.2.4. Các văn bản pháp luật về quản trị dự án CNTT: .........................................60 3.3. Đánh giá chung về quản trị các dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội ...............62 3.3.1. Kết quả đạt đƣợc..........................................................................................62 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................67 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT TẠI SỞ TƢ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...........................................68 4.1. Mục tiêu và định hƣớng quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội .............68 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội .............................................................................................................................69 4.3. Một số kiến nghị, đề xuất: ..................................................................................74 4.3.1. Đối với các cơ quan Trung ƣơng và UBND thành phố Hà Nội ..................75 4.3.2. Đối với Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội .......................................................76 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..........................................................................................77 KẾT LUẬN ...............................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................79
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CPĐT Chính phủ điện tử 3 CSDL Cơ sở dữ liệu 4 DVC Dịch vụ công 5 KHCN Khoa học công nghệ 6 KT-XH Kinh tế - xã hội 7 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 8 TTTT Thông tin truyền thông 9 UBND Ủy ban nhân dân i
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa giai đoạn với nội dung quản 32 trị dự án 2 Bảng 3.1 Danh sách một số dự án CNTT tại Sở Tƣ 41 pháp thành phố Hà Nội 3 Bảng 3.2 Kết quả dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực hộ tịch (từ ngày 01/01/2019 đến ngày 47 30/9/2019) 4 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát quản trị các giai đoạn dự án 49 CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội 5 Bảng 3.4 Kết quả khảo sát quản trị các nội dung dự án 50 CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội ii
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Các yếu tố cấu thành quan trọng của một tổ chức 14 2 Hình 1.2 Mối quan hệ tƣơng tác giữa các giai đoạn của dự án 16 3 Hình 1.3 Khung quản trị các nội dung dự án 29 4 Hình 2.1 Quy trình tiến hành nghiên cứu 36 5 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Sở Tƣ pháp Hà Nội 40 6 Hình 3.2. Mô hình quản trị dự án CNTT của Sở Tƣ pháp Hà Nội 40 iii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản trị dự án đặc biệt là các dự án có vốn đầu tƣ công là công việc nhiều thách thức, khó khăn, vƣớng mắc. Nhiều dự án đầu tƣ công thất bại vì những lý do giống các dự án của khu vực tƣ nhân. Bên cạnh đó, dự án đầu tƣ công thất bại bởi những lý do đặc thù. Quản trị dự án đầu tƣ công đòi hỏi không chỉ các kiến thức của quản trị dự án nói chung mà cần sự sáng tạo, khả năng giao tiếp, khả năng tổ chức, quản trị xung đột, xử lý các mối quan hệ và nỗ lực hoàn thành công việc. Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng thực hiện các dự án CNTT, đặc biệt là dự án CNTT trong các cơ quan nhà nƣớc. Thành phố Hà Nội cũng xác định rõ triển khai các dự án CNTT là một nhiệm vụ quan trọng, đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của Thành phố và có kế hoạch, triển khai các dự án CNTT hàng năm và dài hạn. Hà Nội là địa phƣơng đi đầu trong cả nƣớc về đầu tƣ, triển khai dự án CNTT, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, giảm chi phí hoạt động; tăng tính minh bạch của cơ quan nhà nƣớc, tạo thuận tiện cho ngƣời dân, doanh nghiệp. Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội chủ trƣơng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhà nƣớc, cải cách hành chính, phục vụ ngƣời dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn thông qua việc triển khai các dự án CNTT, các dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Sở Tƣ pháp, của Thành phố. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội còn nhiều hạn chế, một số dự án đƣợc triển khai từ nhiều năm chƣa hoàn thành; Nguồn nhân lực thực hiện các dự án CNTT chƣa phát triển kịp thời cả về số lƣợng và chất lƣợng; đầu tƣ cho CNTT chƣa tƣơng xứng với tiềm năng; công tác quản lý đôi lúc còn hình thức. Một số dự án đã đƣợc thực hiện, tuy nhiên ngƣời dân và doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng do chất lƣợng còn hạn chế. Một số dự án không phù hợp với thực tế và nhu cầu, gây khó khăn cho việc triển khai phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp. Quy trình quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội chƣa khoa học, chƣa 1
- chuyên nghiệp. Đến nay, tuy đã có một số nghiên cứu, đề án có liên quan, tuy nhiên, mức độ nghiên cứu và các giải pháp đƣa ra còn chƣa đầy đủ và toàn diện. Vì vậy, Đề tài: “Quản trị dự án công nghệ thông tin tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội” đã đƣợc tác giả chọn làm luận văn thạc sỹ, nhằm góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, đề ra những giải pháp để hoàn thiện quy trình quản trị dự án CNTT trong đó tập trung hoàn thiện quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội. Để hoàn thành nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi thứ nhất: Thực trạng quy trình quản trị các dự án công nghệ thông tin tại Sở Tƣ pháp Hà Nội, thực trạng quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án CNTT hiện nay nhƣ thế nào ? Câu hỏi thứ hai: Giải pháp để hoàn thiện quy trình quản trị các dự án công nghệ thông tin trong đó tập trung hoàn thiện quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội là gì ? 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích: Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy trình quản trị các dự án CNTT trong đó tập trung hoàn thiện quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị dự án CNTT. - Đánh giá thực trạng và những yếu tố tác động đến quy trình quản trị các dự án CNTT trong đó tập trung hoàn thiện quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy trình quản trị các dự án CNTT trong đó tập trung hoàn thiện quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội. 2
- 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quy trình quản trị dự án CNTT tập trung vào 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu quy trình quản trị các dự án CNTT, 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội. + Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Sở Tƣ pháp Hà Nội. + Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ tháng 6/2019 đến tháng 11/2019. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn đã trình bày một cách cơ bản nhất các vấn đề lý luận về quản trị dự án tập trung vào 5 giai đoạn, 8 nội dung cũng nhƣ thực trạng quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội hiện nay. Qua đó đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 5. Cấu trúc Luận văn Luận văn gồm: Phần mở đầu, phần kết luận và các chƣơng. - Phần mở đầu. - Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận chung về quản trị các dự án công nghệ thông tin. - Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. - Chƣơng 3: Thực trạng quy trình quản trị các dự án công nghệ thông tin tại Sở Tƣ pháp Hà Nội. - Chƣơng 4: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản trị các dự án công nghệ thông tin tại Sở Tƣ pháp Hà Nội. - Kết luận. 3
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Có nhiều nghiên cứu về quản trị dự án. Về quản trị dự án công nghệ thông tin đặc biệt quản trị dự án CNTT tại một tổ chức cụ thể số lƣợng ít hơn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả chỉ nêu một số: (1) – Pankaj Jalote, 2002, Software Project Management in Practice. Tác giả đã nghiên cứu các quy trình đƣợc Công ty Infosys, một công ty phát triển phần mềm tầm cỡ thế giới quản trị hiệu quả các dự án phần mềm. Tác giả đã nghiên cứu các quy trình quản trị dự án tại Infosys từ lập kế hoạch, thực hiện đến kết thúc dự án. Tác giả đi sâu phân tích các nội dung: ƣớc lƣợng, dự toán, lập kế hoạch quản trị rủi ro, thu thập các số đo, thiết lập các mục tiêu chất lƣợng, sử dụng các phép đo để giám sát một dự án, … Công trình nghiên cứu này có tính ứng dụng cao, rất phù hợp cho các nhà quản trị dự án phần mềm bận rộn, cần một cuốn cẩm nang tiện dụng. (2) – David W.Wirick, Wiley, 2009, Public Sector Project Management. Tác giả tập trung nghiên cứu nền tảng của quản trị các dự án đầu tƣ công bao gồm: những vấn đề phát sinh của các dự án, tại sao các dự án đầu tƣ công thất bại, các chuẩn mực trong các dự án và quản trị các dự án, giá trị của quản trị các dự án đối với các tổ chức công, mặt trái của quản trị các dự án, những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các dự án công, các mô hình quản trị các dự án có chất lƣợng tốt trong khu vực công, những phƣơng pháp đo lƣờng quản trị các dự án, việc sử dụng phần mềm trong quản trị các dự án. Quyển sách là một tài liệu nghiên cứu quan trọng và có chất lƣợng trong quản trị các dự án đầu tƣ công, một số kiến thức về quản trị các dự án có thể đƣợc áp dụng. Tuy nhiên, hạn chế của công trình nghiên cứu này là nó chỉ tập trung vào quản trị các dự án đầu tƣ công, không đi sâu vào nghiên cứu quản trị các dự án đầu tƣ công công nghệ thông tin. 4
- (3) – Scott Coplan, David Masuda, 2011, Project Management for Healthcare Information Technology. Đây là một nghiên cứu chuyên sâu về quản trị dự án CNTT trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe lấy bối cảnh phân tích là nƣớc Mỹ. Cuốn sách tập trung vào giải quyết các thách thức về chi phí và chất lƣợng khám chữa bệnh tại nƣớc Mỹ. Cuốn sách mang đến các giải pháp cho các thách thức đó. Mặc dù cuốn sách tập trung vào quản trị dự án, CNTT, dƣợc, y, tuy nhiên bài học rút ra đƣợc từ quản trị dự án CNTT trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng sẽ có ích cho đồng nghiệp ở các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, cuốn sách không đi sâu phân tích về quản trị dự án, quản trị công nghệ hay quản trị sự thay đổi. Ngƣời đọc muốn tìm hiểu thêm về các lĩnh vực đó thì nên tìm đến các cuốn sách, nghiên cứu khác. (4) – Carol V.Brown, Daniel W.Dehayes, Jeffrey A.Hoffer, E.Wainright Martin, William C.Perkins, Prentice Hall, 2012, Managing Information Technology (7th Edition). Mục đích tổng thể của công trình nghiên cứu là cung cấp một nghiên cứu toàn diện về quản trị hệ thống thông tin và các xu hƣớng công nghệ cho học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà quản trị. Công trình khoa học này mang đến các nội dung mới cập nhật các thành tựu mới về công nghệ và nhiều tình huống nghiên cứu. Cuốn sách cung cấp một công cụ hữu hích cho các giảng viên để nghiên cứu và giảng dạy và cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh đang chuẩn bị cho công việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản trị hệ thống thông tin và chuyên gia hệ thống thông tin. Công trình nghiên cứu gồm 4 phần: Công nghệ thông tin, Ứng dụng Công nghệ thông tin, Xây dựng hệ thống thông tin và Hệ thống thông tin quản lý. Công trình nghiên cứu này có ƣu điểm là đã phân tích kỹ về công nghệ thông tin gồm: phần cứng và phần mềm, các hệ thống và dữ liệu. Tuy nhiên, phần nghiên cứu về quản trị dự án CNTT còn hạn chế. (5) – Joseph Heagney, 2014, Quản trị dự án - Những nguyên tắc căn bản. Những nội dung đƣợc tác giả nghiên cứu gồm: Phạm vi; lập kế hoạch; Quản trị rủi ro; Giám sát; Quản lý nhóm dự án; Xây dựng chiến lƣợc, tầm nhìn, mục tiêu; 5
- Hoạch định dự án; Sơ đồ phân rã công việc; Xây dựng lịch trình khả thi; Phân tích kết quả thu đƣợc; Kiểm soát và đánh giá tiến độ của mỗi giai đoạn và cách thức xây dựng, triển khai các quy trình quản trị dự án. (6) – Jack T. Marchewka, Wiley, 2016, Information Technology Project Management - Providing Measureable Organizational Value (5th Edition). Đây là công trình nghiên cứu khoa học có chất lƣợng cao về quản trị dự án công nghệ thông tin. Tác giả đã nghiên cứu một cách toàn diện về quản trị dự án CNTT bao gồm: Những đặc điểm của dự án CNTT, các phƣơng pháp và các quy trình của các dự án, đo lƣờng các giá trị cho tổ chức. Tác giả tập trung nghiên cứu sâu về giai đoạn lập kế hoạch dự án bao gồm: xây dựng hạ tầng dự án, xác định phạm vi và cấu trúc phân chia công việc, lên lịch biểu và ngân sách. Ngoài ra, tác giả cũng phân tích về quản trị rủi ro dự án, quản trị quan hệ với các các chủ đầu tƣ, các tổ chức, cá nhân liên quan và truyền thông, quản trị chất lƣợng dự án, lãnh đạo đội dự án, quản trị sự thay đổi, sự phản kháng và xung đột trong tổ chức và hoàn thành dự án. Có thể nhận thấy công trình nghiên cứu khoa học này có giá trị thực tiễn và ứng dụng hiệu quả cho việc đo lƣợng các giá trị mà việc quản trị các dự án CNTT đem lại cho tổ chức. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này thiếu cái nhìn tổng thể về quản trị dự án nói chung, một số quy trình, nội dung của quản trị các dự án CNTT chƣa đƣợc tập trung phân tích kỹ. Phần lập kế hoạch dự án đã đƣợc tập trung phân tích, nghiên cứu kỹ lƣỡng, tuy nhiên, phần thực hiện và kiểm soát dự án chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ. (7) – Kathy Schwalbe, Cengage, 2018, Information Technology Project Management (8th edition). Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ nhất về quản trị các dự án CNTT. Tác giả đã phân tích một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất về quản trị các dự án CNTT bao gồm: quản trị các quy trình của dự án: sự thống nhất, phạm vi, thời gian, chi phí, chất lƣợng, nguồn nhân lực, truyền thông, rủi ro, thuê ngoài, chủ đầu tƣ và ngƣời có quyền lợi liên quan, sử dụng phần mềm quản trị dự án Microsoft Project 2013. Tuy nhiên, do tính chuyên nghiệp khác cao nên một số nội dung và 6
- quy trình quản trị dự án CNTT trong tài liệu này khó có thể áp dụng đƣợc vào đặc thù của một tổ chức công nhƣ Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: Có nhiều sách, luận văn nghiên cứu về quản trị dự án. Về quản trị dự án công nghệ thông tin số lƣợng sách, luận văn, bài viết ít hơn. Về quản trị dự án công nghệ thông tin tại một số cơ quan, đơn vị cụ thể có một số nghiên cứu, tuy nhiên, số lƣợng không nhiều, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ nêu một số nghiên cứu có tính thực tiễn, ứng dụng cao: (1) – Trƣờng Đại học Công nghệ thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, Quản lý dự án công nghệ thông tin. Tác giả đã nghiên cứu, phân tích chi tiết về quản lý dự án CNTT từ khái niệm chung về dự án, dự án CNTT, đặc trƣng của một dự án, phân loại dự án, quản lý dự án, các bên liên quan đến dự án. Cuốn sách chia một cách chi tiết chu trình dự án và quản lý dự án theo giai đoạn: xác định, phân tích, thiết kế, thực hiện, kiểm thử, vận hành. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích một số kỹ năng quản lý dự án: ƣớc lƣợng, lập lịch, quản lý rủi ro, kiểm soát dự án, nhân sự, đánh giá tài chính và hiệu quả dự án, phần mềm hỗ trợ quản lý dự án. Mặc dù, các giai đoạn của dự án đƣợc liệt kê ra tƣơng đối nhiều, tuy nhiên, một số giai đoạn có thể nhập lại với nhau nhƣ: xác định, phân tích, thiết kế có thể nhập lại vào giai đoạn lập kế hoạch; thực hiện, kiểm thử hệ thống và kiểm thử chấp nhận, vận hành và khai thác hệ thống có thể nhập lại thành giai đoạn thực hiện. Ngoài ra, giai đoạn kiểm soát dự án và đánh giá tài chính và hiệu quả dự án lại đƣợc đƣa vào phần các kỹ năng quản lý dự án, trong khi, đó là giai đoạn kiểm soát và kết thúc dự án. (2) – Lê Văn Phùng, Trần Nguyên Hƣơng, Lê Hƣơng Giang, 2015, Quản lý dự án công nghệ thông tin. Với mong muốn phục vụ công tác quản lý dự án công nghệ thông tin có hiệu quả hơn, nhóm tác giả do TS. Lê Văn Phùng làm chủ biên, đã tiến hành biên soạn cuốn sách này trên cơ sở các tài liệu sƣu tập đƣợc và từ chính kinh nghiệm mà các tác giả đã trải qua trong quá trình thực hiện và quản lý dự án CNTT ở Việt Nam. 7
- Cuốn sách gồm 5 chƣơng: 1. Dự án và quản lý dự án; 2. Lập kế hoạch dự án CNTT; 3. Các phƣơng tiện phục vụ quản lý dự án; 4. Tổ chức triển khai, giám sát và điều chỉnh kế hoạch dự án; 5. Quản lý các hoạt động kết thúc dự án. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích. Tuy nhiên, cuốn sách có phần hạn chế do tập trung chủ yếu vào các dự án phần mềm nói riêng mà không có sự bao quát vào các dự án CNTT nói chung. (3) – Đào Thị Hải Yến, 2015, Quản lý các dự án công nghệ thông tin tại Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan. Luận văn đã nêu đƣợc một số khái niệm cơ bản về quản lý dự án công nghệ thông tin, các khái niệm, nội dung và kinh nghiệm quản lý các dự án CNTT. Luận văn cũng nêu đƣợc môt số quy định của pháp luật và đánh giá thực trạng về công tác quản lý dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT tại Cục CNTT và thống kê hải quan, kết quả đạt đƣợc, một số tồn tại và nguyên nhân. Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT tại Cục CNTT và thống kê hải quan trong đó có các giải pháp về mặt tổ chức, về môi trƣờng chính sách, về cơ sở hạ tầng, về mối quan hệ giữa các bên tham gia dự án. (4) – Hoàng Thành Sơn, 2015, Quản lý các dự án về công nghệ thông tin ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Luận văn đã nêu khái niệm, các thuộc tính của dự án, khái niệm quản lý dự án, các đặc điểm quản lý dự án CNTT trong lĩnh vực ngân hàng, mục tiêu, các giai đoạn, các bên tham gia trong dự án. Bên cạnh đó, luận văn cũng đƣa ra các tiêu chí đánh giá quản lý dự án CNTT tại các ngân hàng thƣơng mại nhƣ tuân thủ quy trình, hoàn thành mục tiêu, hiệu quả sử dụng nguồn lực, năng lực của cán bộ, chi phí thực hiện dự án, mức độ hài lòng của khách hàng, sự phối hợp giữa các bộ phận. Luận văn cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hƣởng và các kỹ năng cần có trong quản lý dự án nhƣ các nhân tố vĩ mô, vi mô, các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quản lý dự án; các lĩnh vực quản lý: phạm vi, thời gian, chi phí, chất lƣợng. Luận văn cũng nêu thực trạng Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam nhƣ lịch sử phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, thực trạng và đánh giá chung về công tác quản lý dự án CNTT. Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án CNTT tại 8
- Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam căn cứ vào định hƣớng về phát triển CNTT, định hƣớng về công tác quản lý các dự án CNTT, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án về phạm vi, thời gian, chi phí, chất lƣợng, kiểm tra, giám sát dự án, một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. (5) – Lƣu Đức Trung, 2016, Quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Luận văn tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2015, đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Luận văn có phân tích các giai đoạn của dự án bao gồm: lập dự án, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án. Tuy nhiên, giai đoạn kiểm soát dự án chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu, phân tích kỹ. Luận văn cũng có hạn chế là trích dẫn nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong khi ít trích dẫn các công trình nghiên cứu khoa học. Phần Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT còn hạn chế, các nội dung quản lý dự án chƣa đƣợc nghiên cứu, phân tích đầy đủ. (6) – Nguyễn Trung Thành, 2015, Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam. Tác giả tập trung vào nghiên cứu, phân tích, đề xuất chính sách chung để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc ở Việt Nam trong thời gian tới; Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của một số cơ quan nhà nƣớc; Đề xuất một số giải pháp cơ bản cần thực hiện để tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, luận văn thiếu những nghiên cứu, phân tích, đề xuất những hành động cụ thể để thực hiện các dự án CNTT. (7) – Tạ Ngọc Mạnh, 2016, Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành tại Ngân hàng Nhà nước. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, điều hành tại Ngân hàng Nhà nƣớc hiện nay nhƣ thế nào ? Giải pháp ứng dụng CNTT 9
- phù hợp cho các hoạt động quản lý, điều hành để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc tại Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam là gì ? Tác giả đi sâu vào các hoạt động quản lý, điều hành thông qua chƣơng trình quản lý văn bản hành chính, theo dõi hồ sơ công việc, trao đổi thông tin trên mạng giữa các cơ quan trong hệ thống, xây dựng chƣơng trình công nghệ thông tin thành công cụ quản lý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. (8) – Ngô Bá Đủ, 2015, Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang. Tác giả phân tích một số vấn đề lý luận chung về CNTT và ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý tài chính. Tác giả đã phân tích thực trạng và một số yếu tố tác động đến ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý tài chính ở địa bàn tỉnh Hà Giang. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang (9) – Phạm Thanh Tân, 2014, Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình. Tác giả đã phân tích thực trạng ứng dụng CNTT trong khối các cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Qua đó, đề xuất một số giải pháp để tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong khối các cơ quan nhà nƣớc ở tỉnh Quảng Bình bao gồm: Nâng cao trình độ và nhận thức CNTT, Hoàn thiện cơ chế chính sách và giải pháp tổ chức, Đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng CNTT, Tăng cƣờng ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành, Huy động tài chính, đầu tƣ phù hợp cho ứng dụng CNTT. Có thể thấy rằng công trình nghiên cứu này có tính ứng dụng cao trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc ở tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu này cũng có thể giúp cho các nghiên cứu khác với đối tƣợng là ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nƣớc tham khảo. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ phân tích một phần rất nhỏ trong quản trị các dự án CNTT đó là quản trị nguồn nhân lực và chi phí. Ngoài ra các nội dung khác của quản trị dự án chƣa đƣợc quan tâm đến. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng cũng chỉ trong các cơ quan nhà nƣớc của tỉnh Quảng Bình. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản trị dự án CNTT ở cả trong nƣớc và nƣớc ngoài, trong đó có một số công trình có chất lƣợng cao, tuy 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 258 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 125 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn