intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Rào cản kỹ thuật của EU và tác động đối với hàng xuất khẩu của Viêt Nam sang EU

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

63
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng rào cản kỹ thuật của EU và tác động đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, kết quả đạt được và những điểm còn tồn tại để từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm vượt rào cản kỹ thuật thương mại của các nước EU trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Rào cản kỹ thuật của EU và tác động đối với hàng xuất khẩu của Viêt Nam sang EU

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM TRUNG PHƯƠNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM TRUNG PHƯƠNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 60310106 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Hội Hà Nội - 2020
  3. CAM KẾT Bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả nghiên cứu độc lập riêng biệt, tôi cam kết không sao chép từ các tài liệu có sẵn nào và nội dung luận văn chưa được công bố bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn đã được tôi chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam kết của tôi. Hà Nội,03 tháng 05 năm 2020 Tác giả Phạm Trung Phương
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới PGS.TS Hà Văn Hội, Thầy đã rất tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện để tôi hoàn thiện Luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho học viên chúng tôi hoàn thành tốt khóa học Tôi rất cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi đi học hoàn thành chương trình học. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội,03 tháng 05 năm 2020 Tác giả Phạm Trung Phương
  5. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG................................................................................... i DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................. ii MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3 4. Kết cấu luận văn ................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ....................................................................... 5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................... 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ................................................................. 5 1.1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu và khoảng trống khoa học của đề tài luận văn .............................................................................. 9 1.2 Cơ sở lý luận về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế................. 9 1.2.1. Khái niệm cơ bản về rào cản kỹ thuật ......................................... 9 1.2.2. Phân loại rào cản kỹ thuật ....................................................... 10 1.2.3. Đặc điểm rào cản kỹ thuật........................................................ 11 1.2.4. Tác động của rào cản kỹ thuật: ................................................ 12 1.3. Quy định cơ bản của EU về rào cản kỹ thuật thương mại ................. 12 1.3.1. TBT - Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại. ... 13 1.3.2. SPS - Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ....................... 15 1.4. Hệ thống quản lý chung .................................................................. 17 1.4.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 .......................................................... 17 1.4.2. GMP - chứng nhận thực hành sản xuất tốt ................................ 23
  6. 1.4.3. HACCP - điểm kiểm soát tới hạn và phân tích mối nguy hại về vệ sinh. ................................................................................................. 24 1.4.4. Hệ thống quản lý môi trường .................................................... 26 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN ........................................................................................................ 30 2.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 30 2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 30 2.2.1. Phương pháp luận ................................................................... 30 2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu, tài liệu .......................... 30 2.3. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu ................... 32 2.3.1. Phương pháp thống kê, so sánh:............................................... 32 2.3.2. Phương pháp phân tích thực chứng: ......................................... 33 2.3.3. Phương pháp đánh giá tác động rào cản kỹ thuật EU: .............. 33 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU ........................................................................................................... 34 3.1. Khái quát chung về rào cản kỹ thuật của EU .................................... 34 3.1.1. Tiêu chuẩn chất lượng ............................................................. 34 3.1.2. Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng ..... 37 3.1.3. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường .................................................. 48 3.1.4 Quản lý đồ phế thải bao bì ........................................................ 49 3.2. Nhãn sinh thái ................................................................................ 52 3.2.1. Nhãn hiệu sinh thái EU ............................................................ 53 3.2.2. Nhãn hiệu sinh thái quốc gia .................................................... 54 3.2.3. Nhãn hiệu cụ thể của sản phẩm ................................................ 54 3.3. Các quy định khác .......................................................................... 56 3.4. Tiêu chuẩn lao động và trách nhiệm xã hội ...................................... 56
  7. 3.4.1. Tiêu chuẩn SA 8000 ................................................................. 56 3.4.2. Nhãn mác về thương mại bình đẳng.......................................... 59 3.5. Thực trạng thương mại Việt Nam và EU ......................................... 59 3.6. Tác động của hàng rào kỹ thuật EU đối với một số hàng xuất khẩu của Việt Nam. ............................................................................................. 66 3.6.1. Hàng dệt may .......................................................................... 67 3.6.2. Hàng thủy sản ......................................................................... 72 3.6.7. Nguyên nhân tác động.............................................................. 81 3.6.8. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam ...................................... 83 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI KHI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG EU.............................................................. 88 4.1. Triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU...... 88 4.1.1. Cơ hội và thách thức ................................................................ 88 4.1.2. Định hướng và triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ...... 89 4.2. Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại khi xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU.................................................................... 90 4.2.1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước ............................................ 91 4.2.2. Nhóm giải pháp từ phía các hiệp hội doanh nghiệp ................... 93 4.3. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp ............................................. 94 KẾT LUẬN ............................................................................................. 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 101
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 FTA Hiệp định thương mại tự do 2 EVFTA Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu_ Việt Nam 3 TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại 4 SPS Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ 5 GMP chứng nhận thực hành sản xuất tốt 6 HACCP Điểm kiểm soát tới hạn và phân tích mối nguy hại về vệ sinh 7 ATTP An toàn thực phẩm 8 DN Doanh nghiệp
  9. DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trаng 1 Bảng 1.1 Mô hình đảm bảo chất lượng 19 Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – 2 Bảng 3.1 61 EU (đvt: triệuUSD) 3 Bảng 3.2 Kim ngạch xuất khẩu của VN sang EU giai đoạn 64 2016-2018 Xuất khẩu các sản phẩm của ngành dệt may năm 4 Bảng 3.3 68 2018 5 Bảng 3.4 Kim ngạch xuất khẩu dệt may qua các năm 70 6 Bảng 3.5 Thị trường xuất khẩu thủy sản 73 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang 7 Bảng 3.6 73 EU những năm gần đây i
  10. DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình, STT Nội dung Trаng Biểu đồ Error! Bookmark 1 Hình 1.1 Câu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 not defined. Error! Bookmark 2 Hình 3.1 Các giai đoạn hình thành tiêu chuẩn châu Âu not defined. Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân 3 63 3.1 thương mại Việt Nam-EU Biểu đồ Trị giá xuất khẩu vào EU 8 tháng đầu năm 4 65 3.2 2018 Biểu đồ Sản lượng vải (triệu m2) và sản lượng quần áo 5 67 3.3 người lớn (triệu cái) Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt 6 69 3.4 Nam (triệu USD) Biểu đồ 7 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu hải sản của VN 81 3.5 ii
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) được chính thức thiết lập từ năm 1990. Trải qua gần 3 thập kỷ, phạm vi hợp tác song phương đã được trải rộng khắp các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, khoa học công nghệ… trong đó phải kể đến quan hệ thương mại hàng hóa ngày càng phát triển giữa Việt Nam và EU. Về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa: theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU28) trong năm 2017 đạt 50,46 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm trước 2016 và chiếm 11,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. EU là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Trong năm 2017, Việt Nam chủ yếu xuất sang EU các nhóm hàng chủ lực như: điện thoại các loại & linh kiện: 11,95 tỷ USD, tăng 6,4%; giày dép: 4,65 tỷ USD, tăng 10,1%; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: 4,61 tỷ USD, tăng 20,5%; hàng dệt may: 3,78 tỷ USD, tăng 6,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: 1,86 tỷ USD, tăng 44,6%; thủy sản: 1,46 tỷ USD, tăng 22%; cà phê: 1,41 tỷ USD, giảm nhẹ 0,3%... Chỉ tính riêng 7 nhóm hàng này chiếm 77,7% tổng trị giá xuất khẩu sang thị trường EU năm 2017. Năm 2018, theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt mức 64, 11 tỷ USD tăng 10,5% so với năm 2017. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, Việt Nam cũng không ngừng gia tăng hợp tác phát triển kinh tế với các thị nước trên thế giới, trong đó thị trường EU là đối tác lớn nhiều tiềm năng. Để ngày càng đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU, Viêt Nam cần phải nắm rõ những quy định thương mại cũng như những rào cản kỹ thuật của thị trường EU. 1
  12. Trong những ngày vừa qua, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) là tiêu điểm quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và công chúng trong nước kể từ sự kiện ký kết hiệp định ngày 30/06/2019 và được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn ngày 12/02/2020 và Hội đồng Châu Âu phê duyệt ngày 30/03/2020, và tới đây Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét việc phê chuẩn Hiệp định tại kỳ họp cuối tháng 5. Trong trường hợp Quốc Hội chính thức phê chuẩn hiệp định theo kế hoạch thì EVFTA sẽ dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 năm 2020. Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc thực thi Hiệp định sau này, không đợi đến khi Hiệp định có hiệu lực, ngày 20 tháng 3 năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định triển khai một số hoạt động chuẩn bị cho việc phê chuẩn và thực thi Hiệp định EVFTA giai đoạn từ tháng 3 năm 2020 đến khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Bộ công thương sẽ triển khai một loạt các hoạt động để chuẩn bị cho công tác thực thi Hiệp định EVFTA sau này, cụ thể như tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định dưới nhiều hình thức; rà soát và xây dựng sớm các văn bản pháp luật để bảo đảm có đầy đủ và kịp thời cơ sở pháp lý khi Hiệp định chính thức có hiệu lực; nghiên cứu, xây dựng các kịch bản khai thác, phát triển thị trường theo các nhóm ngành hàng mà Việt Nam có lợi thế để thúc đẩy xuất khẩu sang EU…Đây được coi như là bước đệm để việc thực thi đạt hiệu quả tối đa. EU là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, nhưng cũng là thị trường có đòi hỏi khắt khe đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt là rào cản kỹ thuật. Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa hàng hóa vào EU phải tìm hiểu các quy định của EU và phải thực hiện tốt các biện pháp để đáp ứng đối với hàng hóa xuất khẩu. Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, việc nghiên cứu về “ Rào cản kỹ thuật của EU và tác động đối với hàng xuất khẩu của Viêt Nam sang EU” là hết sức cần thiết tại thời điểm hiện tại khi mà nền kinh tế Việt Nam đang căng sức sẵn sàng cho hội nhập và khai thác thị 2
  13. trường EU, một trong những thị trường lớn nhất thế giới với rất nhiều tiềm năng phát triển. Câu hỏi nghiên cứu của tác giả đối với vấn đề nghiên cứu Thứ nhất, rào cản kỹ thuật của EU và tác động đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU như thế nào? Thứ hai, những giải pháp nào để vượt rào cản kỹ thuật thương mại của các nước EU? 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng rào cản kỹ thuật của EU và tác động đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, kết quả đạt được và những điểm còn tồn tại để từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm vượt rào cản kỹ thuật thương mại của các nước EU trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất: Hệ thống hóa những lý luận chung về rào cản kỹ thuật - Thứ hai: Đánh giá thực trạng và những tác động của các rào cản kỹ thuật của EU đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. - Thứ ba: Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các rào cản kỹ thuật của EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu rào cản kỹ thuật của EU từ khi thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU ( EVFTA) – Dự báo đánh giá tác động của rào cản kỹ thuật đối với một số ngành hàng như dệt may, thủy sản trong giai đoạn từ 2016 đến 2018. 3
  14. 4. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, một số vấn đề lý luận cơ bản về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn Chương 3: Thực trạng rào cản kỹ thuật của EU và tác động đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU Chương 4: Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU. 4
  15. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu Các quốc gia và nền kinh tế trên thế giới đang tiến hành thực hiện quá trình thương mại quốc tế toàn cầu, các hoạt động thương mại vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Một “ thế giới phẳng” ”The World is Flat” (Thomas Friedman,2005) đang được hoàn thiện từng ngày.Toàn cầu hóa kinh tế tạo nên nhiều cơ hội và cũng xuất hiện nhiều thách thức cho các quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế. Các hàng rào thuế quan là phương tiện bảo hộ hữu hiệu cho hàng hóa trong nước khi được gỡ bỏ sẽ gây ra các nguy cơ cho nước nhập khẩu khi mà hàng hóa từ các nước khác chưa đảm bảo chất lượng hoặc kém chất lượng được nhập với mức giá thấp nếu không có các rào cản kỹ thuật kiểm soát. Chính vì vậy, rào cản kỹ thuật phi thuế quan luôn được coi trọng và trở thành tiêu điểm nghiên cứu tại nhiều quốc gia, thu hút sự chú ý của chính phủ, nhiều nhà khoa học, các hiệp hội ngành nghề trên toàn thế giới và tại Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, hội nghị, hội thảo, bài báo khoa học, tài liệu khoa học được thực hiện xoay quanh vấn đề này với những mục đích, hướng tiếp cận và phạm vi khác nhau. 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên góc độ lý luận về rào cản phi thuế quan Rất nhiều các công trình nghiên cứu về rào cản phi thuế quan của các nhà khoa học, kinh tế học tại Việt Nam đã được thực hiện trong thời gian qua đã đưa đến những cái nhìn tổng quát cho người đọc về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này. Một số tài liệu được công bố như “Nghiên cứu rào cản 5
  16. trong TMQT và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam” (Đinh Văn Thành 2005); “Cạnh tranh trong thương mại quốc tế” (Nhà xuất bản chính trị quốc gia). Một số nghiên cứu đi sâu hơn về các vấn đề thực tại của các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường khác trên thế giới như “Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong TMQT” (Đinh Thị Mỹ Loan,2006) Đối với nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Bạch Tuyết – Học viện tài chính (2010) về xu hướng bảo hộ thương mại quốc tế, đã đưa ra một số ví dụ về việc các quốc gia phát triển áp dụng biện pháp bảo hộ với các doanh nghiệp nội địa, qua việc áp mức thuế rất cao đối với hàng nhập khẩu từ quốc gia khác. Việc này được WTO chấp nhận với những quy tắc ngoại lệ nhưng lại lại là biện pháp bị cấm trong thương mại quốc tế. Ví dụ Với lý do doanh nghiệp sản xuất cá tra, cá basa và tôm của Việt Nam bán phá giá các mặt hàng này vào thị trường Mỹ, Chính quyền Mỹ đã áp dụng mức thuế suất cao đối với các mặt hàng của các doanh nghiệp này nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Trong một ví dụ khác, nhằm bảo vệ ngành dệt may của mình trước sự lấn lướt một cách “lộng hành” (Vũ Thị Bạch Tuyết, Học viện tài chính 2010) của hàng dệt may Trung Quốc, EU đã phải thực hiện các biện pháp tự vệ thương mại giúp cho các doanh nghiệp trong khối có thể đứng vững. Các ví dụ được phân tích cụ thể trong bài “ Thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan - xu hướng bảo hộ mới trong thương mại quốc tế” (Vũ Thị Bạch Tuyết, Học viện tài chính, 2010). Bằng việc đưa ra các ví dụ nêu trên và phân tích chúng, tác giả đã giúp cho người đọc hiểu được nguyên nhân của việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại của chính phủ các nước, đưa ra những đánh giá nhận xét về tầm quan trọng của việc tìm hiểu luật chơi khi các doanh nghiệp Việt Nam bước chân vào thị trường thương mại tự do quốc tế. Thông qua đó các doanh nghiệp có thể chủ động đề phòng hoặc tự bảo vệ mình khi xảy ra các sự cố bất ngờ trong giao dịch quốc tế. 6
  17. Trong một nghiên cứu khác về rào cản phi thuế quan, “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế” (Nguyễn Hữu Khải, 2005) đưa ra những khái niệm về rào cản phi thuế quan của WTO bằng cách tổng hợp những vấn đề lý thuyết liên quan tới hàng rào phi thuế quan và biện pháp phi thuế quan. Đưa ra những kinh nghiệm của một số quốc gia lớn trong việc sử dụng hàng rào phi thuế quan, qua đó có những ý kiến đóng góp trong việc áp dụng vào Việt Nam nhằm bảo hộ ngành sản xuất còn non kém trong nước. Cũng với đề tài hàng rào phi thuế quan,tác giả Nguyễn Thị Thu Phương lại nêu bật đánh giá về tác động tiêu cực tới xu hướng tự do hóa thương mại, gây ra cạnh tranh không lành mạnh giữa các nền kinh tế khi sử dụng các biện pháp phi thuế quan như rào cản đối với hàng hóa nhập khẩu trong bài “Hàng rào phi thuế quan - Các rào cản đối với thương mại quốc tế” (Nguyễn Thị Thu Phương, 2000). Bài viết đã tập trung phân tích sâu hơn về tác động của hàng rào phi thuế quan đối với thương mại nói chung. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về rào cản phi thuế quan của các quốc gia và các FTA Luận án Tiến sĩ: “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: tác động đối với thương mại hàng hoá giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam” (Vũ Thanh Hương,2017) của tác giả Vũ Thanh Hương ( 2017) có những đóng góp mới cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Về phương diện lý luận, luận án đã xây dựng được khung chẩn đoán tác động tiềm tàng của EVFTA dựa trên cơ sở các lý thuyết hội nhập kinh tế quốc tế, lý luận về FTA và các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FTA, có thể áp dụng thử nghiệm để đánh giá tác động tiềm tàng của các hiệp định FTA khác mà Việt Nam đang đàm phán hoặc Việt Nam đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực. Về phương diện thực tiễn, luận án đã phân tích được những thay đổi trong thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU về kim ngạch, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu, từ 7
  18. đó phân nhóm hàng hoá và thị trường để giúp Việt Nam có những định hướng phát triển hàng hoá và thị trường với EU trong tương lai. Luận án đã kết hợp các phương pháp định tính, định lượng (mô hình SMART và mô hình trọng lực), các công cụ nghiên cứu khác nhau để chẩn đoán và đánh giá tác động tĩnh cũng như tác động động tiềm tàng của EVFTA đến tổng thương mại, thương mại trong 18 nhóm ngành và 2 nhóm hàng hoá (dệt may và dược phẩm) giữa Việt Nam và EU. Từ đó, luận án đã chỉ ra các các lợi ích, cơ hội và khó khăn, thách thức của EVFTA đến Việt Nam, trong đó nhấn mạnh vào cơ hội và thách thức theo thị trường, theo ngành, chi tiết đến sản phẩm trong hai nhóm hàng gồm dược phẩm và may mặc và đưa ra các hàm ý hữu ích, thực tiễn cho cả Chính phủ cũng như doanh nghiệp Việt Nam. Hay luận văn thạc sỹ : “Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam” (Nguyễn Phương Thảo ,năm 2015), luận văn: “ Rào cản thương mại của Mỹ và gợi ý cho Việt Nam” ( Phạm Hồng Tú, 2007) đã Hệ thống hoá những lý luận chung về rào cản thương mại quốc tế. Nêu lên thực tế và những tác động của rào cản thương mại Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, qua đó đưa ra những ý kiến về một số giải pháp thúc đẩy mạnh hàng hóa Việt Nam xuất khẩu được vào thị trường Mỹ. 1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về rào cản phi thuế quan của EU đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam Hiện nay có khá ít các công trình nghiên cứu về rào cản phi thuế quan của EU đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Có thể thấy luận văn của tác giả Trần Quỳnh Chi với đề tài: “ Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU” (Trần Quỳnh Chi, 2004) đã làm rõ các hàng rào kỹ thuật mà EU hiện đang áp dụng đối với hàng hóa Việt Nam và đề ra các giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt rào thành công. 8
  19. 1.1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu và khoảng trống khoa học của đề tài luận văn Các công trình nghiên cứu nêu trên đều được thực hiện rất công phu và mang đến cho người đọc rất nhiều kiến thức quan trọng liên quan đến rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại quốc tế, các hiệp định thương mại quốc tế giữa các quốc gia đã, đang và sắp thực hiện trong tương lai gần. Đặc biệt là những công trình nghiên cứu của các tác giả được thực hiện gần đây đã có cái nhìn tổng quan và tương đối rõ nét đối với thực tế diễn ra của các hiệp định thương mại cũng như các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, … giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Mặc dù vậy trong một thế giới vận động và phát triển liên tục từng ngày thì luôn luôn có những sự việc mới, những khoảng trống khoa học mới để ta có thể nghiên cứu và đánh giá. Trên cơ sở đó đề tài nghiên cứu này sẽ thực hiện đánh giá một số khía cạnh mới của các vấn đề liên quan đến rào cản kỹ thuật EU và tác động đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đi EU. 1.2 Cơ sở lý luận về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 1.2.1. Khái niệm cơ bản về rào cản kỹ thuật Rào cản thương mại trong Thương mại quốc tế được thực hiện với hai hình thức chủ yếu là: Hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan Hàng rào thuế quan là công cụ bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước. Trong thời đại hội nhập toàn cầu thương mại quốc tế với rất nhiều các hiệp định thương mại được ký kết thì mức thuế quan giữa các quốc gia, các khối kinh tế được giảm ngày càng thấp thông qua các chính sách cụ thể của từng quốc gia, khối khối kinh tế, hoặc các quy tắc chung trên toàn thế giới. Ví dụ: Quy chế tối huệ quốc (MFN), Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT), Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP). Chính vì vậy, các 9
  20. quốc gia nền kinh tế đang sử dụng hàng rào phi thuế quan như một công cụ bảo hộ kinh tế trong nước ngày một nhiều hơn. Các biện pháp phi thuế quan hiện nay gồm có: Hạn ngạch, xuất xứ hàng hóa, cấm xuất nhập khẩu, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, yêu cầu kỹ thuật,... trong đó hiệu quả và quan trọng nhất là các hàng rào kỹ thuật trong thương mại có tính chất cản trở thương mại nhập khẩu Rào cản thương mại là gì và nó có những đặc điểm gì để trở thành một biện pháp hiệu quả để bảo vệ nền kinh tế trong nước? Có thể định nghĩa rào cản kỹ thuật chính là các tiêu chuẩn và quy tắc khác nhau nhằm chi phối doanh số bán một hay nhiều sản phẩm tại một quốc gia với mục tiêu điều chỉnh sự không hiệu quả của thị trường do những nguyên có yếu tố nước ngoài trong quá trình sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng các sản phẩm này. Ngoài các lý do để áp dụng rào cản kỹ thuật như bảo vệ sức khỏe an toàn của con người, động thực vật, bảo vệ môi trường sinh thái hay bảo vệ an ninh quốc gia, ngăn chặn hành vi lừa đảo thì rào cản kỹ thuật còn được sử dụng như một công cụ bảo hộ mậu dịch qua việc yêu cầu các tiêu chuẩn quy tắc đối với hàng hóa của các nước xuất khẩu hết sức khắt khe: mẫu mã chất lượng, nguồn gốc, an toàn, mức độ gây ô nhiễm môi trường, quy cách đóng gói,... Nếu hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia khác không đáp ứng các tiêu chuẩn này thì đều không được nhập khẩu tiêu thụ trong lãnh thổ của nước nhập khẩu. 1.2.2. Phân loại rào cản kỹ thuật Các rào cản kỹ thuật thường được áp dụng tại các quốc gia, khối kinh tế, có tính bảo hộ cao như: - Các quy định về kỹ thuật: yêu cầu về kỹ thuật đối với sản phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người và động thực vật (quy định về vệ sinh), bảo vệ môi trường và động vật hoang dã, đảm bảo an toàn cho con 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2