Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Đề xuất một số biện pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Bà Rịa Vũng Tàu
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu: Phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây ra và mức độ tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối do Công ty Điện lực Bà Rịa Vũng Tàu quản lý để đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng trong quá trình phân phối điện năng trên hệ thống điện này. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Đề xuất một số biện pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Bà Rịa Vũng Tàu
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học I. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay, ở nước ta điện năng được sản xuất từ các nguồn: thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện năng lượng tái tạo (phong điện, điện mặt trời, điện địa nhiệt,…) và điện hạt nhân đang trong quá trình chuẩn bị để đưa vào vận hành trong vài năm tới. Mỗi nguồn năng lượng khác nhau có đặc điểm khác nhau. Thủy điện được khai thác mạnh những năm gần đây, bây giờ gần như cạn kiệt, sản lượng điện phụ thuộc theo thời tiết nên không ổn định và có những tác động về mặt môi trường lớn như: phá hủy rừng, thay đổi môi trường sinh thái trong lòng hồ và trên dòng sông, … Nhiệt điện than và khí sử dụng năng lượng không tái tạo sẽ hết trong vài chục năm tới và cũng có những tác động lớn về môi trường: khí thải từ nhà máy nhiệt điện gây hiệu ứng lồng kính và gây bệnh hô hấp cho người lao động và khu vực dân cư ở gần nhà máy, … Điện năng sử dụng năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch nhưng lại có giá thành sản xuất điện cao trong khi nền kinh tế nước ta là nước đang phát triển, giá điện thấp rất khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Với nhu cầu điện ngày càng tăng, nguồn điện cung cấp ngày càng khó kiếm, đây là một bài toán khó cho ngành điện nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Điện năng từ nơi sản xuất phải qua hệ thống điện truyền tải và phân phối mới đến hộ tiêu thụ. Quá trình này luôn có tổn thất điện năng trên hệ thống điện. Như vậy, thay vì đầu tư thêm nguồn có thể tìm các giải pháp giảm tổn thất điện năng để bù trừ có thể giải quyết được một phần bài toán thiếu điện cho nền kinh tế, thiếu vốn đầu tư nguồn và bài toán phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Đối với Công ty Điện lực Bà Rịa Vũng Tàu,với nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh phân phối điện thì việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Với đầu vào, đầu ra giá và sản lượng cố định, giảm tổn thất điện năng sẽ giảm được chi phí sản xuất biến đổi quan trọng, tăng lợi nhuận cho công ty và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Từ những ý nghĩa đó và sự giúp đỡ của TS. Trƣơng Huy Hoàng, tôi chọn đề tài: “Đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điệ t i t Điệ Rịa Vũ T u”. Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 1
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây ra và mức độ tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối do Công ty Điện lực Bà Rịa Vũng Tàu quản lý để đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng trong quá trình phân phối điện năng trên hệ thống điện này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về mặt lý thuyết, tổng hợp các nguyên nhân gây ra và các biện pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối. Từ đó phân tích đánh giá thực trạng, các biện pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và nghiên cứu một số giải pháp để giảm tổn thất điện năng cho lưới điện phân phối Công ty Điện lực Bà Rịa Vũng Tàu quản lý vận hành. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công ty Điện lực BÀ RỊA VŨNG TÀU. - Phạm vi nghiên cứu: Tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối của Công ty Điện lực BÀ RỊA VŨNG TÀU. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tra cứu, hồi cứu tổng hợp tài liệu, số liệu nhằm kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu đã được triển khai, phục vụ nghiên cứu tổng quan, đánh giá tình hình tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực BÀ RỊA VŨNG TÀU. - Phương pháp chuyên gia: nghiên cứu, phân tích, đánh giá để thực hiện một số giải pháp giảm tổn thất điện năng nâng cao hiệu quả kinh tế. - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: phân tích đánh giá thực trạng. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật và quản lý kinh doanh thông qua khảo sát, đo kiểm, ý kiến đóng góp của chuyên gia, người hướng dẫn khoa học. 6. Dự kiến những đóng góp mới - Hệ thống hóa, hoàn thiện một số vấn đề có liên quan đến tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực BÀ RỊA VŨNG TÀU. Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 2
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học - Đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng và các Công ty Điện lực nói chung khi tham gia thị trường phân phối điện. Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 3
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm tổn thất điện năng 1.1.1. Định nghĩa tổn thất điện năng Theo Ban Kỹ thuật – Sản xuất EVN, tổn thất điện năng (TTĐN) trên lưới điện được định nghĩa là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới giao nhận với các nhà máy phát điện qua lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. TTĐN còn được gọi là điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện. Trong hệ thống điện, TTĐN phụ thuộc vào đặc tính của lưới điện, lượng điện truyền tải, khả năng của hệ thống và vai trò của công tác quản lý. Tổn thất điện năng bao gồm TTĐN kỹ thuật và TTĐN phi kỹ thuật. 1.1.2. Các nguyên nhân gây ra tổn thất trên lƣới phân phối 1.1.2.1 Tổn thất kỹ thuật Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng là lượng điện năng bị mất mát, hao hụt trên đường dây trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ nguồn đến nơi tiêu thụ, bao gồm tổn thất trên đường dây, trong máy biến áp, trong các công tơ điện. Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện đến các hộ tiêu thụ điện, đã diễn ra một quá trình vật lý là dòng điện khi đi qua máy biến áp, dây dẫn và các thiết bị trên hệ thống lưới điện đã làm nóng máy biến áp, đường dây và các thiết bị điện dẫn đến làm tiêu hao điện năng. Đường dây dẫn điện cao áp từ 110kV trở lên có tổn thất vầng quang. Dòng điện qua cáp ngầm, tụ điện còn có tổn thất do điện môi, đường dây dẫn điện đi song song với đường dây khác như dây chống sét, dây thông tin,… có tổn thất điện năng do hỗ cảm. Tổn thất nhiều hay ít phụ thuộc vào công nghệ sản xuất truyền tải điện. Thực tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những cơ sở sản xuất kinh doanh nếu có trình độ quản lý tốt sẽ tránh được tình trạng hao phí thất thoát. Nhưng trong lĩnh vực quản lý kinh doanh điện năng thì đây là một phần tổn thất tất yếu phải có, không thể tránh khỏi vì phải có một lượng điện năng phục vụ cho việc truyền tải điện. Chúng Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 4
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học ta có thể giảm lượng tổn thất này bằng cách đầu tư công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hơn, cao hơn nhưng không thể giảm xuống tới mức không. Ở mỗi trình độ kỹ thuật nhất định, lượng tổn thất có thể giảm tới một lượng tối thiểu để đảm bảo công nghệ truyền tải. Tổn thất xảy ra trên các đường dây, trong máy biến áp, phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của đường dây và máy biến áp. 1.1.2.2 Tổn thất thƣơng mại Tổn thất điện năng phi kỹ thuật (còn gọi là TTĐN thương mại) xảy ra do tình trạng vi phạm trong sử dụng điện như: Lấy cắp điện dưới nhiều hình thức, do chủ quan của người quản lý khi mất pha, công tơ đứng, cháy không xử lý, thay thế kịp thời,đấu nối sai sơ đồ đấu dây mạch đo đếm, bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số của công tơ điện… dẫn đến điện năng bán cho khách hàng đo được qua hệ thống đo đếm thấp hơn so với điện năng khách hàng sử dụng. 1.2. Phƣơng pháp xác định tổn thất điện năng 1.2.1 Xác định tổn thất điện năng thực hiên qua hệ thống công tơ đo đếm của EVN. [2] Căn cứ theo Quy trình kinh doanh điện năng của Tập đoàn Điện lực Việt nam và Quy định “Phương pháp xác định tổn thất điện năng trong Tổng công ty Điện lực miền Nam”, việc tính toán tổn thất điện năng được xác định qua việc ghi chỉ số công tơ điện. Ghi chỉ số công tơ nhằm mục đích làm cơ sở để tính toán điện năng giao nhận, mua bán được xác định thông qua chỉ số công tơ điện năng tác dụng(kWh), công tơ điện năng phản kháng(kVArh) , công tơ điện tử đa chức năng. Căn cứ kết quả ghi chỉ số để : a_ lập hóa đơn tiền điện. b_ Tổng hợp sản lượng điện giao nhận; sản lượng điện thương phẩm và sản lượng điện của các thành phần phụ tải; sản lượng điện dùng để truyền tải và phân phối (sản lượng điện tổn thất). c_ Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và toàn ngành; tính toán tỷ lệ tổn thất điện năng trong truyền tải, phân phối điện; quản lý và dự báo nhu cầu phụ tải. Việc ghi chỉ số công tơ được tiến hành như sau : Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 5
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học _ Đối với công tơ đầu nguồn, ranh giới : Công tơ ranh giới của Tổng công ty Điện lực với các đơn vị khác ( Công ty phát điện trong EVN và các nguồn điện mua ngoài , Tổng công ty truyền tải, các Tổng công ty Điện lực khác); công tơ ranh giới giữa các Công ty Điện lực trong Tổng công ty Điện lực ( đầu nguồn của các Công ty Điện lực) : ghi chỉ số vào 0h00 ngày 1 hàng tháng. Trường hợp điểm đo đếm ranh giới không có người trực hoặc không có công tơ tự ghi cho phép ghi vào 0h00 ± 12h ngày 1 hàng tháng. _ Việc ghi chỉ số của công tơ tổng tại các trạm biến áp phân phối hạ thế được thực hiện cùng với việc ghi chỉ số tất cả các công tơ khách hàng dùng điện sau trạm biến áp đó. _ Lịch ghi chỉ số toàn bộ số lượng công tơ khách hàng mua điện được xếp theo nhiều phiên trong cùng một tháng. Mỗi phiên ghi một ngày. Phiên cuối cùng ghi chỉ số vào ngày 25 để tính ngược về đầu tháng. Khuyến khích các đơn vị ghi chỉ số phiên cuối cùng gần sát ngày ghi chỉ số công tơ đầu nguồn, ranh giới của đơn vị. _ Với khách hàng lớn ghi chỉ số nhiếu phân kỳ : + Khách hàng có sản lượng trung bình từ 50.000 đến 100.000kWh/tháng ghi chỉ số công tơ 2 lần trong một tháng vào ngày 11 và 25 hàng tháng. + Khách hàng có sản lượng trung bình trên 100.000kWh/tháng ghi chỉ số công tơ 3 lần trong một thángvào các ngày 6,15,25 hàng tháng. Các Công ty Điện lực , Điện lực chỉ được thay đổi , điều chỉnh lịch ghi chỉ số trong những trường hợp đặc biệt và phải trình Tổng công ty Điện lực phê duyệt trước khi thực hiện. Căn cứ theo quy trình ghi chỉ số của Tập đoàn , phương pháp tình tổn thất điện năng qua hệ thống công tơ đo đếm của Công ty Điện lực và Điện lực do Tổng công ty miền Nam ban hành như sau : Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 6
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học 1.2.1.1 Tổn thất điện năng của Công ty Điện lực: Tổng Công ty Khách hàng sử Các nhà máy điện của EVN Điện lực khác dụng điện và các Nhà máy điện độc lập x ATCTkhác_CTĐL x AIPP_CTĐL x ACTĐL_KH ACTĐL_IPP ACTĐL_TCTkhác Lưới điện ACTTTĐ_CTĐL của Công ty Điện lực ACTĐL_Diesel Các Nhà máy điện Các Công ty Truyền tải điện x x hoặc cụm Diesel thuộc NPT ACTĐL_CTTTĐ ADiesel_CTĐL do CTĐL quản lý ACTĐL_CTĐLkhác ACTĐL_CT x x ACTĐLkhác_CTĐL ACT_CTĐL Công ty lưới điện Các CTĐL cao thế Miền Nam a.Điện năng nhận : Điện năng nhận của Công ty Điện lực (gồm cả sản lượng điện nhận sau đó giao ngay), bao gồm: Tổng điện năng nhận từ các Nhà máy điện của EVN và Nhà máy điện độc lập: AIPP_CTĐL Tổng điện năng nhận từ các Nhà máy điện hoặc cụm Diesel của CTĐL: ADiesel_CTĐL Tổng điện năng nhận từ các Tổng Công ty Điện lực khác: ATCTkhác_CTĐL Tổng điện năng nhận từ các CTTTĐ: ACTTTĐ_CTĐL Tổng điện năng nhận từ các Công ty Lưới điện Cao thế Miền Nam: ACT_CTĐL Tổng điện năng nhận từ các CTĐL khác: ACTĐLkhác_CTĐL Tổng điện năng nhận của CTĐL: Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 7
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học ACTĐLnhận = AIPP_CTĐL + Adiesel_CTĐL + ATCTkhác_CTĐL + ACTTTĐ_CTĐL + ACT_CTĐL + ACTĐLkhác_CTĐL b. Điện năng giao (gồm cả sản lượng điện nhận sau đó giao ngay), bao gồm: Tổng điện năng giao các Nhà máy điện của EVN, các Nhà máy điện độc lập: ACTĐL_IPP Tổng điện năng giao cho hệ thống điện tự dùng của các Nhà máy điện hoặc cụm Diesel do CTĐL quản lý: ACTĐL_Diesel Tổng điện năng giao cho các Công ty Truyền tải điện: ACTĐL_CTTTĐ Tổng điện năng giao các Tổng Công ty Điện lực khác: ACTĐL_TCTkhác Tổng điện năng giao cho Công ty Lưới điện Cao thế Miền Nam: ACTĐL_CT Tổng điện năng giao cho các Công ty Điện lực khác: ACTĐL_CTĐLkhác Tổng điện bán cho khách hàng sử dụng điện: ACTĐL_KH Tổng điện năng giao của Công ty Điện lực: AĐLigiao = ACTĐL_IPP + ACTĐL_Diesel + ACTĐL_CTTTĐ + ACTĐL_TCTkhác + ACTĐL_CT + ACTĐL_CTĐLkhác + ACTĐL_KH c. Tổng điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN không được tính vào điện năng để xác định tỷ lệ TTĐN trên lưới điện: Điện năng này được xác định bằng tổng các sản lượng điện năng đơn vị nhận rồi giao ngay cho khách hàng hoặc các đơn vị khác trên cùng một cấp điện áp tại cùng một trạm biến áp giao nhận điện năng: ACTĐL-khongTT d. Tổn thất điện năng của Công ty Điện lực: ΔACTĐL = ACTĐLnhận – ACTĐLgiao ΔACTĐL (%) = ΔACTĐL x 100% / (ACTĐLnhận – ACTĐL-khongTT) Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 8
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học 1.2.1.2. Tổn thất điện năng của Điện lực: Tổng Công ty Khách hàng sử Các nhà máy điện của EVN Điện lực khác dụng điện và các Nhà máy điện độc lập x ATCTkhác_ĐL x AIPP_ĐL x AĐL_KH AĐL_IPP ACTĐL_TCTkhác ACTTTĐ_ĐL Lưới điện AĐL_Diesel Các Nhà máy điện Các Công ty Truyền tải điện x của Công ty Điện lực x hoặc cụm Diesel thuộc NPT AĐL_CTTTĐ ADiesel_ĐL do CTĐL quản lý AĐL_CTĐLkhác x AĐL_CT x AĐLkhác_ĐL AĐL_ĐLkhác x ACTĐLkhác_ĐL ACT_ĐL Điện lực khác cùng Công ty lưới điện Các CTĐL Công ty Điện lực cao thế Miền Nam a. Điện năng nhận của Điện lực (kể cả sản lượng điện nhận sau đó giao ngay) bao gồm: - Tổng điện năng nhận từ các Nhà máy điện của EVN và Nhà máy điện độc lập: AIPP_ĐL - Tổng điện năng nhận từ các Nhà máy điện hoặc cụm Diesel của CTĐL: ADiesel_ĐL - Tổng điện năng nhận từ các Tổng Công ty Điện lực khác: ATCTkhác_ĐL - Tổng điện năng nhận từ các CTTTĐ: ACTTTĐ_ĐL - Tổng điện năng nhận từ các Công ty Lưới điện cao thế Miền Nam: ACT_ĐL - Tổng điện năng nhận từ các CTĐL khác: ACTĐLkhác_ĐL - Tổng điện năng nhận từ các Điện lực khác cùng Công ty Điện lực: Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 9
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học AĐLkhác_ĐL - Tổng điện năng nhận của các Điện lực: ACTĐLnhận = AIPP_ĐL + ADiesel_ĐL + ATCTkhác_ĐL + ACTTTĐ_ĐL + ACT_ĐL + ACTĐLkhác_ĐL + AĐLkhác_ĐL b. Điện năng giao (gồm cả sản lượng điện nhận sau đó giao ngay), bao gồm: - Tổng điện năng giao các Nhà máy điện của EVN, các Nhà máy điện độc lập: AĐL_IPP - Tổng điện năng giao cho hệ thống điện tự dùng của các Nhà máy điện hoặc cụm Diesel do CTĐL quản lý: AĐL_Diesel - Tổng điện năng giao cho các Công ty truyền tải điện: AĐL_CTTTĐ - Tổng điện năng giao cho các Tổng Công ty Điện lực khác: AĐL_TCTkhác - Tổng điện năng giao cho Công ty Lưới điện cao thế Miền Nam: AĐL_CT - Tổng điện năng giao cho các Công ty Điện lực khác: AĐL_CTĐLkhác - Tổng điện năng giao cho các Điện lực khác cùng Công ty Điện lực: AĐL_ĐLkhác - Tổng điện năng bán cho khách hàng: AĐL_KH - Tổng điện năng giao của Điện lực: ACTĐLgiao = AĐL_IPP + AĐL_Diesel + AĐL_CTTTĐ + AĐL_TCTkhác + AĐL_CT + AĐL_CTĐLkhác + AĐL_ĐLkhác + AĐL_KH c. Tổng sản lượng điện năng nhận và giao ngay không gây TTĐN không được tính vào sản lượng điện năng để xác định tỷ lệ TTĐN trên lưới điện: Điện năng này được xác định bằng tổng các sản lượng điện năng đơn vị nhận rồi giao ngay cho khách hàng hoặc các đơn vị khác trên cùng một cấp điện áp tại cùng một trạm biến áp giao nhận điện năng: Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 10
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học AĐL-khongTT d. Tổn thất điện năng của Điện lực: ΔAĐL = AĐLnhận – AĐLgiao ΔAĐL (%) = ΔAĐL x 100% / (AĐLnhận – AĐL-khongTT) 1.2.2 Xác định TTĐN của lƣới điện qua tính toán TTĐN kỹ thuật [3] Lượng tổn thất được xác định theo công tơ đo đếm: ∆A = AN – AG Tỷ lệ tổn thất điện năng ∆A(%): ∆A(%) = Trong đó: - (kWh): Tổn thất điện năng trên lưới điện đang xét - (kWh): Tổng điện nhận vào lưới điện - (kWh): Tổng điện giao từ lưới điện Mức tổn thất điện năng về mặt giá trị được tính bằng lượng điện tổn thất về mặt hiện vật nhân với giá bán điện bình quân của 1 kWh điện trong thời kỳ đang xét. . Trong đó: - (VNĐ): Giá trị điện năng bị tổn thất - (VNĐ): Giá điện bình quân của 1 kWh điện - (kWh): Lượng điện năng tổn thất. 1.2.2.1 Tổn thất trong máy biến áp Tổn thất điện năng trong máy biến áp được tính như sau : Trong đó: Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 11
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học - ∆AMBA (kWh): Tổn thất điện năng trong máy biến áp - ∆P0 (kW): Tổn hao công suất không tải của máy biến áp - ∆PK (kW): Tổn hao công suất ngắn mạch của máy biến áp - Spt (kVA): Công suất phụ tải - Sđm (kVA): Công suất định mức của máy biến áp - (h): Thời gian làm việc của máy biến áp - (h): Thời gian hao tổn cực đạiđược xác định bằng công thức Trong trường hợp có máy biến áp giống nhau thì: 1.2.2.2 Tổn thất điện năng trên đƣờng dây Tổn thất điện năng trên đường dây: Trong đó: - (kWh): Điện năng tổn thất tính toán trên đường dây - (kW): Công suất hao tổn trên đường dây = - (kVA): Công suất tiêu thụ của phụ tải - U(V) : Hiệu điện thế của đường dây - R (Ω): Điện trở của dây dẫn - (h): Thời gian tổn hao cực đại - (h): Thời gian vận hành cực đại Lượng điện năng tổn thất kỹ thuật được tính bằng tổng của tổn thất trong máy biến áp và trên đường dây: 1.2.3. Xác định bằng phần mềm PSS/ADEPT : 1.2.3.1Giới thiệu sơ lƣợc về phần mềm PSS/Adept: Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 12
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học Chương trình PSS/Adept (The Power System Simulator/Advanced Distribution Engineering Productivity Tool) là sản phẩm của Công ty phần mềm Shaw Power Technologies International (PTI) thuộc Siemens Power Transmission & Distribution Inc. PSS/ADEPT là một module trong hệ thống phần mềm PSSTM được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho kỹ sư và nhân viên kỹ thuật trong ngành điện. Các tính năng chính của chương trình PSS/ADEPT như : Tính toán chế độ xác lập của hệ thống lưới điện 3 pha 3 dây và 3 pha 4 dây Tính toán các loại ngắn mạch trong hệ thống Tính toán xác định vị trí tụ bù Tính toán tìm điểm mở tối ưu Tính toán khởi động động cơ Tính toán mô phỏng hoạ tần sóng hài tại các nút Tính toán phối hợp lắp đặt bảo vệ Tính toán độ tin cậy trong hệ thống Giao diện chính của phần mềm PSS/ADEPT. Lựa chọn hiển thị kết quả tính toán trên từng pha hay 3 pha Thanh công cụ Thanh công cụ các chứ chứ view Thanh công cụ các phần tử ưới điện mô phỏng của của PSS/ADEPT của PSS/ADEPT PSS/ADEPT Các bƣớc để vẽ 1 đối tƣợng trên sơ đồ - Rê chuột vào các đối tượng trên thanh VÙNG BẢN VẼ công cụ sẽ có hướng dẫn ý nghĩa của các đối tượng. THANH CÔNG CỤ [NETWORK] - Click chọn đối tượng cần vẽ. GỒM 3 TAB - Đưa chuột đến vị trí cần vẽ đối tượng Tab [Results]: Menu tùy chọn hiển thị các trong VÙNG BẢN VẼ. kết quả tính toán mô phỏng trên sơ đồ (U, - Click chuột để vẽ đối tượng (các đối I, P, Q, cos ...). tượng lưới điện phải thuộc 1 hoặc 2 Tab [Network]: Menu các phần tử lưới nút nào đó). điện có trong sơ đồ mô phỏng. Tab [DRA]: Menu của chức năng phân tính độ tin cậy lưới điện. VÙNG COMMAND HIỂN THỊ CÁC THÔNG BÁO CỦA CHƢƠNG TRÌNH Mô phỏng các đối lƣợng lƣới điện bằng chƣơng trình PSS/Adept: Các đối tượng để mô phỏng lưới điện trên PSS/ADEPT bao gồm: Nút, Nguồn, MBA, Đường dây (Dây dẫn), Phụ tải, Tụ bù, Động cơ, Thiết bị đóng cắt bảo vệ. Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 13
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học Mỗi đối tượng có các thuộc tính khác nhau. Để mở hộp thoại thuộc tính douple click vào đối tượng, hoặc click chuột phải chọn [properties…]. 1. Đƣờng dây: Yêu cầu dữ liệu: Tên đường dây, số pha (1 pha, 3 pha); Chiều dài đường dây; Tổng trở thứ tự thuận, tổng trở thứ tự không của đường dây. 2. Máy biến áp: Yêu cầu dữ liệu: Tên MBA Pha (1pha, 3 pha), tổ đấu dây; Công suất định mức ( ưu ý: nhập công suất trên mỗi pha); Tổng trở tương đương của MBA. Tổng trở tương đương của MBA tính theo công thức sau: Pn U % Rn ( pu) và Z n n ( pu) khi đó X n Z n2 Rn2 ( pu) S dm 100 Trong đó giá trị Pn và Un% lấy từ kết quả thí nghiệm ngắn mạch gần nhất hoặc lấy theo TCVN 1984-1994. 3. Nguồn: Yêu cầu dữ liệu: Tên nguồn; Loại, điện áp định mức; Công suất định mức; Tổng trở thứ tự thuận và thứ tự nghịch của nguồn. Trong đó Tổng trở thứ tự thuận và thứ tự nghịch của nguồn được tính toán từ giá trị Công suất định mức, dòng ngắn mạch 1 pha và 3 pha tại nút nguồn theo công thức sau (trang A1-31 - Electrical Distribution System Protection - Cooper Power Systems, 1990). V U dm LL 3V 3 U dm LL Z1 ( ) ; Z 0 2Z1 2 Z 1 ( ) . I f 3 3 I f 3 I f 1 3 I f 1 Z1 Z0 Vcb U cb U cb2 U dmLL 2 ta có: Z 1 pu ; Z 0 pu ; Z cb . Z cb Z cb I cb Icb 3 S cb S cb S Base _ rating Từ đó có: Z1 pu ( pu) 3 U dm I f 3 Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 14
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học 3 S Base _ rating và Z 0 pu 2Z1 ( pu) 3 U dm I f 1 Hay S Base _ rating 3 S Base _ rating Z1 ( pu) và Z 0 ( pu) 2Z1 ( pu) . S f 3 S f 1 Trong đó: UđmLL: Điện áp dây định mức tính bằng (kV). If3: Dòng ngắn mạch 3 pha tại TC 22kV tính bằng (kA). If1: Dòng ngắn mạch 1 pha tại TC 22kV tính bằng (kA). Sbase_rating: 100 (MVA). Sf3: Công suất ngắn mạch 3 pha tính bằng (MVA) Sf1: Công suất ngắn mạch 1 pha tính bằng (MVA) Thông thường do ta chỉ có được giá trị biên độ của dòng ngắn mạch 1 pha và 3 pha tại nút nguồn và R1
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học 7.Tụ bù Yêu cầu dữ liệu: Tên tụ bù; Điện áp; Dung lượng; Loại (ứng động hay cố định). 8.Report dòng công suất: Cho kết quả sau: Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 16
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học 9.Report tổn thất công suất: Nhận xét Như vậy sử dụng phần mềm PSS/Adept cho ta cái nhìn tổng quát hơn trên sơ đồ lưới điện phân phối, từ đó ta có thể vận dụng tính toán cho các sơ đồ phức tạp hơn, chiều dài đường dây lớn hơn, nhiều phát tuyến hơn và số nút nhiều hơn. 1.3 Các yếu tố tác động đến tổn thất điện năng : Tổn thất kỹ thuật trên lưới điện phân phối chủ yếu trên dây dẫn và các máy biến áp phân phối. Tổn thất kỹ thuật bao gồm tổn thất công suất tác dụng và tổn thất công suất phản kháng. Tổn thất công suất phản kháng do từ thông rò và gây từ trong các máy biến áp và cảm kháng trên đường dây. Tổn thất công suất phản kháng chỉ làm lệch góc và ít ảnh hưởng đến tổn thất điện năng. Tổn thất công suất tác dụng có ảnh hưởng đáng kể đến tổn thất điện năng. Thành phần tổn thất điện năng do tổn thất công suất tác dụng được tính toán như sau: ∫ ∆ A = ∆ P( t). dt (1) Trong đó, ∆P(t) là tổn thất công suất tác dụng trên đường dây và máy biến áp tại thời điểm t. Việc tính toán tổn thất điện năng theo công thức (1) thông thường thực hiện theo phương pháp dòng điện đẳng trị phụ thuộc vào đồ thị phụ tải hoặc Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 17
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học theo thời gian sử dụng công suất lớn nhất. Tổn thất công suất tác dụng bao gồm tổn thất sắt, do dòng điện Foucault trong lõi thép và tổn thất đồng do hiệu ứng Joule trong máy biến áp. Các loại tổn thất này có các nguyên nhân chủ yếu như sau: •Đường dây phân phối quá dài, bán kính cấp điện lớn : thường xảy ra ở nhưng khu vực tải phân bố thưa như các vùng nông thôn , tưới tiêu nông nghiệp. •Tiết diện dây dẫn quá nhỏ, đường dây bị xuống cấp, không được cải tạo nâng cấp. •Máy biến áp phân phối thường xuyên mang tải nặng hoặc quá tải do khâu kiểm tra theo dõi không tốt, không nâng công suất máy biến áp kịp thời nhu cầu phục tải hoặc quá tải theo thời điểm , mùa vụ. •Máy biến áp là loại có tỷ lệ tổn thất cao hoặc vật liệu lõi từ không tốt do công nghệ cũ , máy hư hỏng đã qua sửa chữa nhiều lần dẫn đến sau một thời gian tổn thất tăng lên. •Vận hành không đối xứng liên tục dẫn đến tăng tổn thất trên máy biến áp •Nhiều thành phần sóng hài của các phụ tải công nghiệp tác động vào các cuộn dây máy biến áp làm tăng tổn thất. •Vận hành với hệ số cosφ thấp do thiếu công suất phản kháng Đối với tổn thất thương mại bị ảnh hưởng do : •Trộm điện (câu, móc trộm). • Do công tơ,TU,TI bị hỏng thay thế không kịp thời .Do sai số của thiết bị đo. •Sai sót thống kê phân loại và tính hóa đơn khách hàng. 1.4. Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng : Tổn thất điện năng là phần điện năng thất thoát trong quá trình sản xuất kinh doanh điện do đó việc giảm tổn thất sẽ mang lại hiệu quả : _ giá thành sản xuất điện phản ánh đúng thực chất , người sử dụng trả đúng giá điện do đó giá thành sản xuất của nền kinh tế giảm. _ Hoạt đông kinh doanh của ngành điện hiệu quả, lợi nhuận cao. _ Hệ thống vận hành tối ưu , chất lượng điện năng ổn định cao. Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 18
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học 1.5. Các giải pháp giảm tổn thất điện năng trên lƣới phân phối 1.5.1 Giải pháp về kỹ thuật : Về kỹ thuật có các giải pháp : _ Không để quá tải đường dây, máy biến áp, thường xuyên theo dõi các thông số vận hành lưới điện, tình hình tăng trưởng phụ tải để có kế hoạch vận hành, cải tạo lưới điện, hoán chuyển máy biến áp đầy, non tải một cách hợp lý, không để quá tải đường dây, quá tải máy biến áp trên lưới điện. _Không để các MBA phụ tải vận hành tải lệch pha. Thực hiện kiểm tra định kỳ đo dòng tải từng pha , tình trạng dầu biến áp…Thực hiện cân pha khi dòng điện dây trung tính lớn hơn 15% trung bình cộng dòng điện các pha. _Đảm bảo vận hành phương thức tối ưu: Thường xuyên tính toán kiểm tra đảm bảo phương thức vận hành tối ưu trên lưới điện. Đảm bảo duy trì điện áp trong giới hạn cao cho phép theo quy định hiện hành và khả năng chịu đựng của thiết bị. Ngăn chặn sự cố kịp thời để hạn chế viêc vận hành mạch vòng gây tổn thất đường dây cao. _Theo dõi thường xuyên cosφ các nút trên lưới điện, tính toán vị trí và dung lượng lắp đặt tụ bù tối ưu để quyết định lắp đặt, hoán chuyển và vận hành hợp lý các bộ tụ trên lưới nhằm giảm tổn thất điện năng. Tuy nhiên , trong quá trình lắp đặt tụ bù phải tránh tình trạng bù dư của khách hàng có thể làm hệ thống đo đếm sai. _Kiểm tra, bảo dưỡng lưới điện ở tình trạng vận hành tốt. Thực hiện kiểm tra bảo dưỡng lưới điện đảm bảo các tiêu chuẩt kỹ thuật vận hành. Hành lang lưới điện, tiếp địa, mối tiếp xúc, cách điện của đường dây, thiết bị… Không để các mối nối, tiếp xúc (trên dây dẫn, cáp, đầu cực thiết bị v.v...) tiếp xúc không tốt gây phát nóng dẫn đến tăng TTĐN. _Thực hiện vận hành kinh tế máy biến áp:Đối với các khách hàng có TBA chuyên dùng mà tính chất của phụ tải hoạt động theo mùa vụ, đơn vị kinh doanh bán điện phải vận động, thuyết phục khách hàng lắp đặt thêm MBA có công suất nhỏ riêng phù hợp phục vụ cho nhu cầu này hoặc cấp bằng nguồn điện hạ thế khu vực nếu có điều kiện để tách MBA chính ra khỏi vận hành. Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 19
- Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học _Hạn chế các thành phần không cân bằng và sóng hài bậc cao: Thực hiện kiểm tra đối với khách hàng gây méo điện áp trên lưới điện. Trong điều kiện gây ảnh hưởng lớn đến méo điện áp, yêu cầu khách hàng phải có giải pháp khắc phục. _Từng bước loại dần các thiết bị không tin cậy, hiệu suất kém, tổn thất cao bằng các thiết bị mới có hiệu suất cao, tổn thất thấp (đặc biệt là đối với MBA). _Tính toán và quản lý TTĐN kỹ thuật từng trạm biến áp, từng đường dây, từng khu vực để quản lý, đánh giá và đề ra các biện pháp giảm TTĐN phù hợp. 1.5.2 Giải pháp quản lý kinh doanh : _Đối với kiểm định ban đầu công tơ: Phải đảm bảo chất lượng kiểm định ban đầu công tơ để công tơ đo đếm chính xác trong cả chu kỳ làm việc (5 năm đối với công tơ 1 pha, 2 năm đối với công tơ 3 pha). Thực hiện kiểm định, thay thế định kỳ công tơ đúng thời hạn theo quy định (5 năm đối với công tơ 1 pha, 02 năm đối với công tơ 3 pha). Thay thế hệ thống đo đếm đúng hạn kiểm định nhằm đảm bảo đo đếm chính xác. _Đối với hệ thống đo đếm lắp đặt mới: Phải đảm bảo thiết kế lắp đặt hệ thống đo đếm bao gồm công tơ, TU, TI và các thiết bị giám sát từ xa (nếu có) đảm bảo cấp chính xác, được niêm phong kẹp chì và có các giá trị định mức (dòng điện, điện áp, tỉ số biến…) phù hợp với phụ tải. Xây dựng và thực hiện nghiêm quy định về lắp đặt, kiểm tra và nghiệm thu công tơ để đảm bảo sự giám sát chéo giữa các khâu nhằm đảm bảo không có sai sót trong quá trình lắp đặt, nghiệm thu hệ thống đo đếm. _Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đo đếm: Thực hiện quy định về kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đo đếm (công tơ, TU, TI…) để đảm bảo các thiết bị đo đếm trên lưới được niêm phong quản lý tốt, có cấp chính xác phù hợp đảm bảo đo đếm đúng. Thực hiện chế độ quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện và thay thế ngay thiết bị đo đếm bị sự cố (công tơ kẹt cháy, TU, TI cháy hỏng…), hư hỏng hoặc bị can thiệp trái phép trên lưới điện. Không được để công tơ kẹt cháy quá một chu kỳ ghi chỉ số. _Củng cố nâng cấp hệ thống đo đếm: Từng bước áp dụng công nghệ mới, lắp đặt thay thế các thiết bị đo đếm có cấp chính xác cao cho phụ tải lớn. Thay thế công Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn