Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 6
download
Mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu hiện trạng rừng trồng cây gỗ tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá. Đánh giá hiệu quả tổng hợp của một số mô hình rừng trồng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu. Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các mô hình rừng trồng cho địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hóa
- BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP MAI VĂN ĐẢM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỔNG HỢP MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HOÁ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI XUÂN DŨNG Hà Nội, 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan bản luận văn này do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Xuân Dũng. Các số liệu, kết quả phân tích nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào để bảo vệ luận văn Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Những số liệu kế thừa đã được chỉ rõ nguồn và được sự cho phép sử dụng của các tác giả. Các hình và ảnh sử dụng trong công trình là của tác giả. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nộ n 01 t n 10 n m 2018 Tác giả luận văn Mai Văn Đảm
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Sau đại học khóa học 2016 - 2018 tại trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học và giảng viên hướng dẫn. Tôi tiến hành nghiên cứu luận văn : “Đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hóa”. Sau một thời gian từ hình thành ý tưởng nghiên cứu, lập đề cương, triển khai đề tài, xử lý nội nghiệp và viết báo cáo đến nay luận văn đã hoàn thành. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS.TS. Bùi Xuân Dũng người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin được gửi tới các quý thầy cô trong trường Đại học Lâm Nghiệp, những người đã bồi dưỡng kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu lời cảm ơn chân thành nhất. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên xã Ngọc Trạo và xã Thành Long thuộc huyện Thạch Thành - Thanh hóa, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu làm luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ của bản thân còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi có những khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến phê bình, đóng góp của các bạn bè đồng khóa để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nộ n 01 t n 10 n m 2018 Tác giả Mai Văn Đảm
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii DANH MỤC CÁC BIỂU ............................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................ ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3 1.1. Trên thế giới................................................................................................... 3 1.1.1. Quan đ ểm về đ n ệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng . 3 1.1.2. Các nghiên cứu về hiệu quả rừng trồng ......................................... 5 1.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 7 1.2.1. Quan đ ểm về đ n ệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng........................................................................................................... 7 1.2.2. Các nghiên cứu về hiệu quả rừng trồng ......................................... 9 1.2.3. Các nghiên cứu về hiệu quả rừng trồng tại khu vực nghiên cứu.. 11 Chƣơng 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 13 2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 13 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 13 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 13 2.2.1. Đố tượng nghiên cứu ................................................................... 13 2.2.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 13
- iv 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 14 2.3.1. Đ n t ực trạng các mô hình rừng trồng tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá ............................................................................ 14 2.3.2. Đ n ệu quả của các mô hình rừng trồng tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá ............................................................................ 14 2.3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá ............................ 14 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 14 2.4.1. Đ n t ực trạng các mô hình rừng trồng tại tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá ............................................................................ 14 2.4.2. Đ n ệu quả của các mô hình rừng trồng tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa ............................................................................ 18 2.4.3. Để đ ều tra và tính toán ................................................................ 23 2.4.4. Đ n ệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa ................................................................. 25 2.4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm t n iệu quả của các mô hình một các khách quan và hiệu quả nhất ..................................................... 26 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SINH - KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA.............................. 27 3.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 27 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 27 3.1.2. Địa ìn địa mạo.......................................................................... 28 3.1.3. Đ ều kiện về khí hậu ...................................................................... 28 3.1.4. Đ ều kiện thủ v n......................................................................... 28 3.1.5. Các nguồn tài nguyên ................................................................... 29 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 30 3.2.1. Kinh tế ........................................................................................... 30
- v 3.2.2. Thực trạng phát triển c c n n lĩn vực ................................... 31 3.3. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng ........................................................ 32 3.4. Dân số và lao động ...................................................................................... 32 3.4.1. Dân số và phân bố dân cư ............................................................ 32 3.4.2. Lao động........................................................................................ 32 3.5. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................ 32 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 33 4.1. Thực trạng các mô hình rừng trồng tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa....................................................................................................................... 33 4.2. Hiệu quả của các mô hình rừng trồng tại huyện Thạch Thành ................ 36 4.2.1. Hiệu quả kinh tế ............................................................................ 36 4.2.2. Hiệu quả xã hội ............................................................................. 43 4.2.3. Hiệu quả s n t mô trường và khả n n ấp thụ Carbon ...... 46 4.2.4. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh hóa ............................................................................. 53 4.3. Một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả của các mô hình rừng trồng trên địa bàn huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa.......................................................... 57 4.3.1. Nhữn quan đ ểm v địn ướng chung ....................................... 58 4.3.2. Các giải pháp về kỹ thuật .............................................................. 58 4.3.3. Các giải pháp về cơ c ế chính sách .............................................. 60 4.3.4. Các giải pháp kinh tế - xã hội ....................................................... 62 4.3.5. Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập ................... 63 KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................66 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ AGB Sinh khối trên mặt đất BCR Tỷ lệ thu nhập trên chi phí BGB Sinh khối dưới mặt đất B Tổng sinh khối (B=AGB+BGB) Ccb Sinh khối cây bụi Ctt Sinh khối thảm tươi CVR-LR Sinh khối vật rơi lá rụng CP Độ che phủ CPTM Che phủ thảm mục D1,3 Đường kính tại vị trí 1,3m DT Đường kính tán DW Gỗ chết Ect Chỉ số canh tác FAO Tổ chức nông nghiệp và liên hiệp quốc GDP Tổng sản phẩm quốc nội HDC Chiều cao dưới cành Hvn Chiều cao vút ngọn IPCC Ủy ban liên mình chính phủ về biến đổi khí hậu IRR Tỷ lệ thu hồi nội bộ
- vii Viết tắt Viết đầy đủ Lmm Lượng đất mất đi qua thời gian NĐ-CP Nghị định chính phủ NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NPV Giá trị hiện tại thuần túy NXB Nhà xuất bản ODB Ô dạng bản OTC Ô tiêu chuẩn Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự PRA tham gia của người dân TC Độ tàn che TK,TM Thảm khô, thảm mục X% Độ xốp của đất
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phương trình tính toán sinh khối của các loại cây.......................... 23 Bảng 2.2. Tương quan sinh khối trên và dưới mặt đất tầng cây cao .............. 24 Bảng 2.3. Tương quan sinh khối tươi và khô của cây bụi, thảm tươi ............. 24 Bảng 2.4. Tỷ lệ hàm lượng Carbon trong thực vật ......................................... 24 Biểu 2.5. Tính toán các chỉ tiêu tham gia đánh giá ......................................... 26 Bảng 4.1. Thực trạng diện tích rừng trồng của huyện Thạch Thành .............. 33 Bảng 4.2. Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm của các mô hình ............. 35 Bảng 4.3. Thu nhập và chi phí cho từng mô hình rừng trồng Keo lai trồng ở huyện Thạch Thành. ........................................................................................ 36 Bảng 4.4. Các chỉ tiêu về kinh tế các OTC của mô hình trồng Keo lai .......... 37 Bảng 4.5. Thu nhập và chi phí mô hình Keo tai tượng tại huyện ................... 38 Thạch Thành .................................................................................................... 38 Bảng 4.6. Tính toán các chỉ tiêu về kinh tế các OTC của mô hình trồng Keo tai tượng........................................................................................................... 39 Bảng 4.7. Thu nhập và chi phí mô hình Thông mã vĩ tại huyện Thạch Thành .. 39 Bảng 4.8. Tính toán các chỉ tiêu về kinh tế các OTC của mô hình trồng Thông mã vĩ ................................................................................................................ 40 Bảng 4.9. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng tại địa bàn huyện Thạch Thành ....................................................................... 41 Bảng 4.10. Hiệu quả xã hội thông qua phương pháp phỏng vấn nhanh các chủ rừng người dân ................................................................................................ 44 Bảng 4.11. Cường độ xói m n của đất tại khu vực nghiên cứu ..................... 46 Bảng 4.12. Khả năng hấp thụ Carbon của các mô hình tại huyện .................. 49 Thạch Thành .................................................................................................... 49 Bảng 4.13. Sinh khối của cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng .......................... 50 Bảng 4.14. Tổng khả năng hấp thụ Cacbon của các mô hình rừng trồng ....... 51 Bảng 4.15. Chỉ tiêu canh tác của các mô hình rừng trồng .............................. 55
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 2.1. Biểu điều tra tầng cây cao ............................................................... 15 Biểu 2.2. Biểu điều tra độ tàn che ................................................................... 16 Biểu 2.3. Biểu điều tra cây bụi thảm tươi ....................................................... 17 Biểu 2.4. Biểu điều tra thảm khô .................................................................... 17 Biểu 2.5. Điều tra tàn che (TC), thảm mục (TM), che phủ thảm tươi và cây bụi (CP), lượng đất bị xói mòn L(mm) ........................................................... 21 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1. Bản đồ hành chính Huyện Thạch Thành......................................... 27 Hình 4.1. Bản đồ phân bố các loại rừng tại huyện Thạch Thành ................... 34
- x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Tổng diện tích rừng trồng của huyện Thạch Thành năm 2017...33 Biểu đồ 4.2. Tổng thu và tổng chi cho mô hình rừng trồng Keo lai ............... 37 Biểu đồ 4.3. Tổng thu và tổng chi cho mô hình rừng trồng Keo tai tượng……..38 Biểu đồ 4.4. Tổng thu và tổng chi cho mô hình rừng trồng Thông mã vĩ ...... 40 Biểu đồ 4.5. Tổng lợi nhuận (NPV) của các mô hình rừng trồng…………...…41 Biểu đồ 4.6. Nâng cao hiểu biết và ý thức xã hội thông qua phỏng vấn ........ 45 Biểu đồ 4.7. Cường độ xói m n của 3 mô hình .............................................. 47 Biểu đồ 4.8. Tổng sinh khối hấp thụ Cacbon của các mô hình rừng trồng tại huyện Thạch Thành………………………………………………………….52 Biểu đồ 4.9. Chỉ số canh tác Ect của 3 mô hình rừng trồng tại Thạch Thành.54
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của đồng bào trung du, miền núi, phải nói là một ngành sản xuất đặc biệt, vừa sản xuất ra hàng hoá phục vụ cho chế biến và tiêu dùng, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, trong những năm qua ngành Lâm nghiệp đã có những chuyển biến rõ nét như diện tích rừng hàng năm đều tăng, hàng hoá thuộc lĩnh vực lâm nghiệp cũng tăng đáng kể trong tổng số hàng xuất khẩu của cả nước. Nhận thức của người dân đã thay đổi rõ rệt từ chỗ chỉ biết vào rừng chặt lâm sản từ rừng tự nhiên thì nay người dân đã tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng giảm bớt áp lực vào rừng tự nhiên. Trong những năm qua Nhà nước đầu tư trồng rừng theo các chương trình của các dự án như DA 327, 661, 147, [1]. Đặc biệt là dự án trồng rừng sản xuất theo QĐ 147/2007/ QĐ – TTG [1] đã làm thay đổi nhận thức của nhân dân về rừng. Sau một chu kỳ trồng rừng họ đã có thu nhập từ rừng, nhiều hộ đã thoát nghèo và giàu lên từ trồng rừng. Tuy vậy, năng xuất và hiệu quả trên đơn vị diện tích chưa cao, vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này trong sản xuất lâm nghiệp cần đưa ra được những phương thức canh tác thích hợp nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững. Đặc biệt là trong trồng rừng, hiện nay việc lựa chọn loài cây trồng, lựa chọn mô hình rừng trồng không những thu được hiệu quả kinh tế - xã hội cao mà còn cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái tốt, đang là giải pháp có ý nghĩa chiến lược và mang tính khả thi nhất. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các phương thức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Song việc đánh giá hiệu quả của mô hình rừng trồng là một vấn đề khá phức tạp, vì giữa ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái có mối quan hệ khăng khít và ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu như ta quá coi hiệu quả mặt này sẽ
- 2 dẫn đến xem nhẹ mặt khác, cho nên việc tìm ra điểm gặp gỡ và hài hòa cho cả ba mặt trên là điều cần thiết, có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc phát triển bền vững. Thạch Thành là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Là huyện có diện tích đất nông nghiệp ít, thường xuyên bị lụt bão do vậy thu nhập từ nông nghiệp không đủ đảm bảo cuộc sống người dân. Vì vậy, cuộc sống người dân còn dựa vào rừng là chính. Cùng với nhu cầu gỗ củi và các lâm sản khác từ rừng ngày càng tăng, kiểu canh tác lạc hậu của đồng bào miền núi đã làm giảm nhanh diện tích và chất lượng rừng, đồng thời ảnh hưởng xấu tới nguồn nước, tăng lượng xói mòn, giảm độ phì làm suy thoái tài nguyên rừng. Diện tích rừng trồng nhiều nhưng năng xuất và sản lượng còn thấp. Mặt khác từ trước tới nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về đánh giá hiệu quả tổng hợp cho các mô hình rừng trồng tại địa phương. Chính vì những lý do trên mà tôi tiến hành nghiên cứu luận văn: “Đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng cây gỗ lớn tại huyệnThạch Thành, tỉnh Thanh Hoá”. Nhằm đưa ra được mô hình mang lại hiệu quả cao nhất cả về kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Quan điểm về đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng Từ những năm 50 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các mô hình rừng trồng đã bắt đầu được tiến hành và ngày càng được hoàn thiện, thống nhất trong phạm vi toàn thế giới. Vào những năm 1970 - 1980 ở những nước đang phát triển như Thái lan, Singapore, Philippines và nhiều tổ chức quốc tế khác cũng dành những quan tâm thích đáng đến đánh giá tác động môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.[18] Năm 1974, Giáo sư John E. Gunter trường đại học tổng hợp thuộc bang Michigan - Mỹ đã xuất bản giáo trình: “Những vấn đề cơ bản trong đánh giá đầu tư lâm nghiệp”. Trong đó, chủ yếu tác giả đưa ra các cơ sở để đánh giá hiệu quả rừng trồng như các công thức tính lãi, giá trị thu nhập trên chi phí, tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ… Đây là một giáo trình tương đối hoàn chỉnh để giới thiệu hệ thống chi tiêu và cơ sở để đánh giá hiệu quả từ đơn giản đến phức tạp, các chỉ tiêu cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng trồng về mặt kinh tế - xã hội và môi trường, một số chỉ tiêu đơn giản đã và đang được vận dụng trong đánh giá hiệu quả kinh doanh.[4] Giai đoạn nghiên cứu hiệu quả tổng hợp của rừng có thể chia ra làm 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Từ khi loài người xuất hiện đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX, đây là giai đoạn con người nhận thức và tiến hành các nghiên cứu riêng rẽ hiệu quả kinh tế, môi trường của rừng. Công trình nghiên cứu đầu tiên về hiệu quả sinh thái là công trình nghiên cứu xói m n đất đã được nhà khoa học người Đức Volni tiến hành (1877 - 1895). Ông đã tiến hành nghiên cứu ảnh
- 4 hưởng của thực vật, độ dốc, loại đất đến cường độ xói m n đất. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ là định tính những nhân tố ảnh hưởng, mà chưa tìm ra nguyên nhân đầu tiên gây xói m n đất [5]. Đến năm 1944, nhà khoa học Ellinson đã phát hiện ra vai trò quan trọng của hạt mưa trong hoạt động xói mòn. Thí nghiệm của Ellinson đã chứng minh rằng, việc giảm tốc độ hạt mưa bằng các dàn che nhân tạo hoặc tán lá của thảm thực vật sẽ giảm cường độ xói m n hàng trăm lần. Phát hiện trên của Ellinson đã làm thay đổi quan điểm nghiên cứu xói mòn và khả năng bảo vệ đất của lớp phủ thực vật. Các nghiên cứu xói mòn chuyển sang thời kỳ định lượng, áp dụng phưong pháp thực nghiệm hiện trường và phương pháp nhân tạo trong phòng thí nghiệm . Kết quả nghiên cứu quan trọng nhất về xói mòn và bảo vệ đất là xây dựng phương trình mất đất tại trường đại học Phadun (Mỹ) và được Wischmeier W.H hoàn chỉnh (1957). Phương trình có dạng: A = S.K.L.R.C.P Trong đó: A là lượng đất mất đi; K là chỉ số xói mòn của đất; L là hệ số chiều dài sườn dốc; s là hệ số độ dốc; c là hệ số cây trồng, p là hệ số bảo vệ đất.[5] Phương trình trên đã làm sáng tỏ vai trò của từng nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn. Nó có tác dụng định hướng cho các nghiên cứu nhằm xác định quy luật xói mòn ở các khu vực có điều kiện địa lý khác nhau. Tuy nhiên, sử dụng phương trình trên gặp phải khá nhiều khó khăn do sự khác biệt về điều kiện địa lý, địa chất, tự nhiên, kinh tế, xã hội và việc canh tác nông lâm nghiệp so với điều kiện nơi xây dựng phương trình.
- 5 Ngoài các nghiên cứu về xói m n đất, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả nuôi dưỡng nguồn nước của rừng. Năm 1937, Vư-sôp-xki đã nghiên cứu khả năng thấm nước của lớp phủ thực vật thông qua lượng thoát hoi nước của thực vật và dòng chảy bề mặt. Giai đoạn 2: từ thập kỷ 70 cho đến nay, các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, xã hội và sinh thái hay hiệu quả tổng hợp của rừng. Năm 1974, trường đại học tổng họp thuộc bang Michigan (Mỹ) đã xuất bản giáo trình “Những vấn đề trong đánh giá đầu tư lâm nghiệp”[36]. Nội dung chủ yếu của giáo trình đưa ra cơ sở đánh giá hiệu quả của rừng trồng. Đây là giáo trình tương đối hoàn chỉnh về cơ sở và các chỉ tiêu đánh giá từ đơn giản đến phức tạp hiệu quả tổng họp của rừng trồng. Năm 1979, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO) đã xuất bản giáo trình “Phân tích dự án lâm nghiệp” do Hans M-Gregersen và Amoldo H.Contresal biên soạn. Cuốn sách đã đề cập đến các nội dụng: tiếp cận phân tích dự án, phương pháp phân chi phí đầu vào và ra, phương pháp phân tích hiệu quả của dự án. Hiệu quả kinh tế của dự án trồng rừng bao hàm cả hiệu quả về mặt xã hội và sinh thái. Trong nhiều năm, FAO đã nghiên cứu vấn đề canh tác trên đất dốc và đưa ra các mô hình canh tác có hiệu quả như: SALT 1, SALT 2 và SALT 3. (Dẫn theo Phạm Mạnh Hà, năm 2004).[42] Đến thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sự phát triển của kinh tế thế giới đã gây ra suy thoái tài nguyên và ô nhiễm nặng nề trên toàn thế giới (thủng tầng ô zôn, hiệu ứng nhà kính, hạn hán, lũ lụt...). Để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và bảo vệ môi trường cần có quan điểm phát triển bền vững nhằm thoả mãn nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng tới tương lai. 1.1.2. Các nghiên cứu về hiệu quả rừng trồng Ngày nay, quan điểm phát triển bền vững kinh tế, xã hội đã trở thành một quan điểm chính thống và bắt buộc mọi người không thể bỏ qua. Tại hội nghị
- 6 quốc tế về môi trường năm 1992 ở Riodejaneiro đã đi tới tiếng nói chung là phải kết hợp hài hoà giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới sự phát triển bền vững trong từng nước và trên toàn thế giới. Trồng rừng ở Braxin: Trồng rừng ở Braxin là một thành công hết sức khích lệ. Năm 1991, Campinhos đã thông báo kết quả thực tiễn năng suất rừng trồng trong suốt 30 năm. Có thể thấy do nhờ chọn giống, nhân giống hom và thâm canh mà năng suất rừng trồng tăng 5% mỗi năm. [12] Trồng rừng ở Công Gô: Diện tích rừng trồng bằng cây hom ở Công Gô từ năm 1978 đến năm 1986 là 23407 ha. Tăng trưởng bình quân năm ở tuổi 6 của các d ng vô tính được chọn là 35 m3/ha/năm so với 12 m3/ha/năm ở các lô hạt chưa được tuyển chọn và 25 m3/ha/năm của các xuất xứ đã được tuyển chọn. Như vậy, tăng 40% lên 192 % tức là gần 5 lần so với rừng trồng chua được cải thiện.[14] Trồng rừng ở Nam Phi: Quaile (1989) thông báo kết quả rừng trồng bằng cây con từ hạt đạt tăng trưởng bình quân 21,9 m3/ha/năm, trong khi đó các d ng vô tính đại trà đạt trên 30 m3/ha/năm . Các d ng vô tính tứ vật liệu giống thế hệ cho năng suất cao hơn và đồng đều hơn cây con từ hạt. Kết quả trên Quaile là đ n bẩy khích lệ công tác trồng rừng vô tính phục vụ nguyên liệu công nghiệp ở Nam Phi.[14] Tháng 10/1997, Đại hội Lâm nghiệp thế giới đã tổ chức tại Antdya (Turkey) với chủ đề chính “Lâm nghiệp phục cụ cho sự phát triển bền vững”. Qua việc tổng hợp sơ bộ một số công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác cho thấy hầu hết các công trình chủ yếu tập trung vào đánh giá hiệu quả kinh tế, c n ít quan tâm đến hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Tại Malaysia, năm 1999 [41]. Trong dự án xây dựng rừng nhiều tầng đã giới thiệu cách thiết lập mô hình rừng trồng hỗn loài trên 3 đối tượng: Rừng, Keo tai tượng (Acasia Magium), rừng trồng Keo lai, rừng tự nhiên 10-15 tuổi
- 7 và 2-3 tuổi. Dự án sử dụng 23 loài cây bản địa có giá trị trồng theo 30m trong rừng tự nhiên. Trên băng trồng 6 hàng cây bản địa. Trồng 14 loài cây bản địa dưới tán rừng Keo tai tượng theo 3 khối thí nghiệm A, B, C. Kết quả cho thấy, trong 14 loài cây có 3 loài: Shorea roxburrghii; S. lepprosula; S. ovalis. Sinh trưởng chiều cao và đường kính tốt nhất. Tỷ lệ sống không khác biệt, sinh trưởng chiều cao cây trồng tốt, ở băng 10m và băng 40m. Băng 20m không thỏa mãn điều kiện sinh trưởng chiều cao. Khối B có tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao tốt khi trồng một hàng, sinh trưởng đường kính tốt cho công thức trồng 6 hàng và 16 hàng. (Dẫn theo Vũ Quang Vinh (2010). Khi nghiên cứu về hiệu quả rừng trồng hỗn loài tác giả Bernar Dupy (1995), cho thấy kết cấu tầng tán của rừng trồng hỗn loài phụ thuộc vào đặc tính sinh trưởng và tính hợp phần của loài cây trong lâm phần [41]. (Dẫn theo Vũ Quang Vinh (2010). Như vậy, trên thế giới việc đánh giá hiệu quả các mô hình rừng trồng đã được chú ý rất nhiều và phổ cập rộng rãi, được nhiều quốc gia vận dụng. 1.2. Nghiên cứu trong nƣớc 1.2.1. Quan điểm về đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng Năm 1970, Bùi Ngạnh nghiên cứu tác động chống xói mòn của các kiểu rừng, trường đại học Lâm nghiệp tiến hành nghiên cứu khả năng xói m n ở các trạng thái thực bì khác nhau tại Cầu Hai - Phú Thọ . Tuy nhiên, phần lớn các công trình đánh giá hiệu quả của rừng trong giai đoạn này chủ yếu nghiên cứu về các mặt chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước, c n tác động kinh tế, xã hội của rừng chưa được đề cập tới và đối tượng nghiên cứu chính là rừng tự nhiên.[21] Đến năm 1989, trong chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thuỵ Điển, cố vấn Heine Krekula đã soạn thảo chương trình đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rừng nguyên liệu giấy . Tác giả đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế gồm giá trị lợi nhuận dòng (NPV), tỷ suất lọi nhuận nội bộ
- 8 (IRR)... và có tính đến lạm phát. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập tói các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội, môi trường.[22] Năm 1990, P. H. Stahl một chuyên gia về lâm sinh cùng với nhà kinh tế học Heine Kerekula đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh rừng trồng Bạch đàn làm nguyên liệu giấy tại khu công nghiệp giấy Bãi Bằng, trong công trình này, các tác giả đề cập đến các chỉ tiêu kinh tế như: NPV, IRR. Ngoài các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, bước đầu tác giả đã gián tiếp đề cập đến các chỉ tiêu xã hội và môi trường nhưng chỉ là những dự đoán chung c n ảnh hưởng của Bạch đàn đối với đất chưa được tính toán cụ thế (Trần Công Quân, 1995).[40] Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tại Việt Nam bắt đầu có những nghiên cứu, xây dựng các mô hình sản xuất lâm nghiệp bền vững. Công trình đầu tiên thuộc loại này do TS. Hoàng Sỹ Động nghiên cứu rừng lá rộng rụng lá ở miền Nam Việt Nam [5]. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu tổng thể về rừng Khộp từ cấu trúc rừng, lập địa, sinh trưởng, kết cấu lâm sản và môi trường sinh thái, sử dụng công cụ máy tính và các phần mềm chuyên dụng xây dựng mô hình toán học để tính giá trị tổng thể thu được từ các mô hình rừng Khộp. Phương trình có dạng như sau: Y = a + b.Xi + c.x2 + d.x3 Trong đó: Y là tổng giá trị thu được từ mô hình; x1; x2, x3 là giá trị kinh tế, môi trường, đa dạng sinh học của mô hình; a, b, c, d là các tham số; Các giá trị: Y, x1; x2, x3 được trị số hoá trên cơ sở đặc điểm cấu trúc rừng, khả năng cho sản phẩm, bảo vệ đất, nước và đặc trưng đa dạng sinh học của rừng Khộp.
- 9 Tuy nhiên, việc trị số hoá các giá trị trên đ i hỏi cán bộ có nhiều kinh nghiệm và có thang điểm chi tiết, phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời, phải có trang bị máy tính, đặc biệt là các phần mềm chuyên dụng. Năm 1991, Việt Nam đã soạn thảo và phát triển chiến lược bảo vệ môi trường như “Việt Nam - kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền 1991 - 1992”. Kế hoạch đã dẫn đến việc xây dựng và thông qua luật bảo vệ môi trường năm 1994. Hiện nay, công tác đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường sinh tháu trong các hoạt động kinh doanh nói chung và trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp nói riêng đã được chú ý đầu tư một các đáng kể. Các kết quả nghiên cứu đã xác định được hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh một các tổng hợp. Tuy nhiên, do công tác đánh giá hiệu quả môi trường trong sản xuất kinh doanh còn khá mới mẻ lại hết sức phức tạp và khó khăn mặt khác kèm theo đó là sự thiết hụt thông tin, phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn cũng như sự khác nhau về đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Điều đó làm cho các kết quả nghiên cứu c n chưa đồng bộ, chưa thống nhất và phù hợp 1.2.2. Các nghiên cứu về hiệu quả rừng trồng Trong lĩnh vực lâm nghiệp, những năm gần đây một số lớp đào tạo về phương pháp và kĩ thuật đánh giá do nước ngoài tài trợ cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức nhằm tạo điều kiện cho chúng ta có phương pháp đánh giá phù hợp cho các mô hình kinh doanh rừng trồng. Năm 1995, Trần Hữu Đào đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh doanh trên cả 3 mặt: hiệu quả kinh tê, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường sinh thái của mô hình rừng trồng Quế thâm canh thuần loài quy mô hộ gia đình Văn Chấn - Yên Bái. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ thiên về đánh giá hiệu quả kinh tế, chưa chú trọng và đề cập sâu đến hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.[4]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn