intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần vào công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; đồng thời bổ sung cơ sở lý luận trong thực thi chính sách QLR dựa vào CĐ ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM KHẮC HIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG TỈNH THANH HÓA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐẮC MẠNH Hà Nội, 2019
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2019 Tác giả Phạm Khắc Hiếu
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành các môn học trong chương trình đào tạo Thạc sĩ - chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng. Để đánh giá tổng kết khóa học, tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa”. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn trực tiếp từ thầy Nguyễn Đắc Mạnh và các thầy/cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; Ủy ban nhân dân xã Thanh Xuân và người dân bản Tân Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song vì hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu cũng như năng lực bản thân, nên kết quả không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự bổ sung đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2019 Tác giả Phạm Khắc Hiếu
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3 1.1. Phương thức quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng .......................... 3 1.2. Thế nào là mô hình tốt về quản lý rừng dựa vào cộng đồng? ..................... 4 1.3. Bài học thực tiễn trong quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ......... 5 1.4. Đặc điểm cơ bản của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông ............................ 8 1.4.1. Đặc điểm địa hình, địa chất .................................................... 9 1.4.2. Đặc điểm khí hậu- thủy văn .................................................. 10 1.4.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng ............................................... 11 1.4.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật ............................................ 13 1.4.5. Đặc điểm kinh tế- xã hội ....................................................... 13 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 15 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 15 2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................... 15 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................... 15 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 15 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................... 15 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................. 15 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 16 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 16 2.4.1. Các phương pháp điều tra thu thập số liệu .......................... 16 2.4.2. Các phương pháp xử lý số liệu ............................................. 21
  5. iv Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 24 3.1. Một số đặc điểm cơ bản của cộng đồng bản Tân Sơn; .............................. 24 3.1.1. Lịch sử hình thành, dân sinh, kinh tế, văn hóa của bản Tân Sơn ...... 24 3.1.2. Kiến thức bản địa trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng của cộng đồng người Thái ở bản Tân Sơn...................................... 29 3.2. Thực trạng mô hình QLR dựa vào CĐ tại bản Tân Sơn ........................... 34 3.2.1. Đánh giá quy trình vận hành mô hình QLR dựa vào CĐ ..... 34 3.2.2. Đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình QLR dựa vào CĐ .................................................................... 36 3.2.3. Đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đối với mô hình QLR dựa vào CĐ ............................................................................ 38 3.3. Thảo luận ................................................................................................... 42 3.3.1. Ảnh hưởng của thực thi chính sách QLR dựa vào CĐ đến văn hóa ứng xử của cộng đồng đối với môi trường .............................. 42 3.3.2. Định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLR dựa vào CĐ tại khu vực nghiên cứu....................................................... 44 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 49 PHỤ LỤC
  6. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích và dân số của các xã thuộc KBTTN Pù Luông............... 14 Bảng 2.1. Những câu hỏi nhằm đánh giá mô hình QLR dựa vào CĐ ............ 22 Bảng 2.2. Cách phân tích SWOT về thực trạng QLTNR dựa vào CĐ ........... 23 Bảng 3.1. Ma trận lịch sử bản Tân Sơn ........................................................... 24 Bảng 3.2. Nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở bản Tân Sơn ...................... 27 Bảng 3.3. Đánh giá tính hợp lý trong quy trình vận hành mô hình QLR dựa vào CĐ ở bản Tân Sơn .................................................................................... 35 Bảng 3.4. Đánh giá tính hiệu quả của mô hình QLR dựa vào CĐ ở bản Tân Sơn .....38 Bảng 3.5. Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mô hình QLR dựa vào CĐ tại bản Tân Sơn................................................................................................ 39 Bảng 3.6. Đánh giá tính bền vững của mô hình QLR dựa vào CĐ tại bản Tân Sơn..40 Bảng 3.7. Đề xuất của các bên liên quan cho công tác QLR dựa vào CĐ tại bản Tân Sơn41
  7. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Vị trí của KBTTN Pù Luông và các khu bảo vệ khác trong tỉnh Thanh Hóa9 Hình 2.1. Sơ đồ đường hướng đánh giá và ứng dụng kiến thức bản địa vào công tác quản lý tài nguyên rừng .................................................................... 21 Hình 3.1. Sơ đồ lịch thời vụ bản Tân Sơn ....................................................... 26 Hình 3.2. Sơ đồ lát cắt bản Tân Sơn ............................................................... 29 Hình 3.3. Cách làm nương không phát đốt trên đỉnh ở bản Tân Sơn ............. 32
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (KBTTN Pù Luông) được thành lập theo Quyết định số 495/QĐ-UB, ngày 27/03/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các loài động, thực vật đặc trưng cho vùng đất thấp trên núi đá. Có 18.572 nhân khẩu, 4.201 hộ dân sống trong vùng lõi và vùng đệm KBTTN Pù Luông nằm trên địa giới hành chính của 9 xã thuộc 2 huyện. Cả một quá trình lịch sử; cuộc sống của người dân đều dựa vào canh tác nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên; phần lớn các hộ gia đình bị thiếu ăn nhiều tháng trong năm. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng khi khu bảo tồn được thành lập; người dân bị cấm khai thác các nguồn tài nguyên mà họ vẫn sử dụng trước đây; cấm mở mang thêm diện tích canh tác nông - lâm nghiệp trong khi dân số đã gia tăng (Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, 2013). Việc thực thi chính sách quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng (QLTNR dựa vào CĐ) tại KBTTN Pù Luông được triển khai từ cuối năm 2012 khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg) và ban quản lý KBTTN Pù Luông khai thông được nguồn kinh phí đầu tư từ Ngân hàng thế giới. Phương thức quản lý rừng này lại tiếp tục được duy trì khi Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 (Nghị định số 75/2015/NĐ-CP) và Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông-lâm nghiệp Nhà nước (Nghị định số 168/2016/NĐ-CP). Theo bối cảnh dân sinh - kinh tế - văn hóa của mỗi cộng đồng dân cư, cách triển khai phù hợp sẽ quyết
  9. 2 định sự thành công của chính sách QLTNR dựa vào CĐ. Mặt khác, chỉ khi cộng đồng dân địa phương thực sự tham gia vào các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học rừng và các hoạt động bảo tồn này thực sự mang lại những lợi ích kinh tế xã hội cho họ thì lúc đó việc thực thi chính sách QLTNR dựa vào CĐ mới có được hiệu quả cao. Xuất phát từ bối cảnh trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa”, với mong muốn góp phần đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn nghiên cứu.
  10. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Phƣơng thức quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng Cộng đồng được hiểu là những nhóm xã hội cùng chia sẻ một môi trường, trong một phạm vi địa lý nơi họ cùng nhau nỗ lực, chung niềm tin, chung nguồn tài nguyên, cùng có nhu cầu và chịu cùng rủi ro cũng như những điều kiện chung khác tác động đến cuộc sống của họ (Hoàng Thị Thanh Nhàn và Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2015). Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng (QLTNR dựa vào CĐ) là một cách tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng tại địa phương (Vandergeest, 2006). Trên thực tế việc quản lý tài nguyên rừng luôn song hành với quản lý đất rừng và được thể hiện bằng thuật ngữ “rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp”. Ở Việt Nam, cộng đồng tham gia vào quản lý rừng và đất rừng dưới ba hình thức (theo Nguyễn Bá Ngãi, 2009) như sau: (1). Cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống từ nhiều đời nay- đây chính là mô hình quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ); (2). Chính quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài; (3). Cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức nhà nước như: lâm trường, ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ… Tại mỗi quốc gia, địa phương cụ thể; cho dù được tổ chức dưới hình thức nào thì việc quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng vẫn là phương thức đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc hiểu không đúng về “tài sản công cộng” theo thuyết của Garrett Hardin (Hardin, 1968) có thể ảnh hưởng xấu tới các nỗ lực tăng cường quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng. Hardin cho rằng, khi tài nguyên là của cả cộng đồng, không phải của riêng ai; từng cá nhân sẽ tranh thủ khai thác tài nguyên thật nhiều trước khi
  11. 4 chúng bị người khác khai thác, dẫn đến tài nguyên bị cạn kiệt nhanh. Thực ra các mối quan hệ xã hội và thể chế cộng đồng là những yếu tố quan trọng hạn chế chủ nghĩa cá nhân và hậu quả của nó đối với việc sử dụng quá mức gây cạn kiệt tài nguyên. Do đó, tốt hơn là tìm hiểu hiện trạng và vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên công cộng hơn là việc xây dựng chính sách dựa trên lý thuyết của Hardin về: “thảm họa công cộng” - nghĩa tiếng Việt là: “cha chung không ai khóc”. Quyền sử dụng rừng và đất rừng là yếu tố quan trọng trong QLTNR dựa vào CĐ. Khi quyền của cộng đồng bị suy giảm và quyền của từng cá nhân riêng rẽ được tăng cường thì việc quản lý tài nguyên theo truyền thống bị ảnh hưởng tiêu cực (Colchester, 1995). Lynch và Alcorn (1994) tranh luận rằng; người dân địa phương có thể quyết định về quản lý sử dụng tài nguyên trên thực tế ngay cả trong trường hợp nhà nước đã công bố quyền sở hữu; mặc dù quyết định của chính phủ có thể làm mất đi động lực quản lý tài nguyên bền vững của cộng đồng. Vì thế cần bảo vệ thể chế, quyền lực chung của cộng đồng, đặc biệt là quyền luật tục; đồng thời cải cách quyền sở hữu đất lâm nghiệp nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng. 1.2. Thế nào là mô hình tốt về quản lý rừng dựa vào cộng đồng? Vì sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng về cả hình thức và mức độ, nên rất khó để nói mô hình nào về quản lý rừng dựa vào cộng đồng (QLR dựa vào CĐ) ở Việt Nam hay ở quốc gia khác là tốt nhất; vì mỗi mô hình thích ứng cho một cộng đồng cụ thể với những đặc trưng riêng về dân cư, địa lý, thể chế và văn hóa. Để xem xét mức độ thành công của một mô hình QLR dựa vào CĐ, cần phải có các tiêu chí và chỉ số đánh giá cụ thể. Về lý thuyết, những tiêu chí cơ bản để đánh giá một mô hình QLR dựa vào CĐ (theo Apel và cộng sự, 2002) có thể bao gồm: tính hợp lý trong thực hiện, tính hiệu quả (lợi ích thu được) và tính bền vững (duy trì lâu dài). Mỗi
  12. 5 tiêu chí lại có các chỉ số cụ thể; các khía cạnh của tính hợp lý trong thực hiện sẽ có: chỉ số vận hành (phối hợp tham gia của cộng đồng), chỉ số tài chính (đóng góp của cộng đồng, chi phí vận hành), và các chỉ số về thể chế (điều lệ và quy định vận hành). Về tính hiệu quả, cần đánh giá các tác động của mô hình về kinh tế (lợi ích tài chính của cộng đồng), xã hội (tạo việc làm, nâng cao năng lực) và môi trường (tăng diện tích và chất lượng rừng). Về tính bền vững, cần chú ý rằng; mô hình tổ chức cùng những hiệu quả mang lại từ mô hình đã quan trọng, nhưng quan trọng hơn chính là “luật chơi” - hay cơ chế chia sẻ lợi ích đang áp dụng có làm hài lòng các bên liên quan không? Đặc biệt “luật chơi” đó có phù hợp với bối cảnh trong tương lai? 1.3. Bài học thực tiễn trong quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng đã và đang được định hướng áp dụng bởi nhiều quốc gia trên thế giới với những đặc trưng khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu, so sánh, đánh giá thành công hay thất bại phải dựa trên các điều kiện đặc trưng cụ thể của từng địa phương. Kết quả phân tích của Roberts và Gautam (2003) khi nghiên cứu về những kinh nghiệm của nhiều nước trên các châu lục khác nhau đã chỉ ra rằng, sự thành công của lâm nghiệp cộng đồng phụ thuộc vào việc có hay không: Rừng cộng đồng mang lại những giá trị cho cộng đồng; Hướng đến mục tiêu của cộng đồng; Mang lại lợi ích cho cộng đồng. Trong đó, cải cách hợp pháp, nhận thức, quan niệm của cộng đồng, công bằng, minh bạch và giải trình là những vấn đề cốt lõi cần được quan tâm. Ở Việt Nam, thực tiễn cũng cho thấy, do tính đa dạng của các cộng đồng nên không thể có một mô hình lâm nghiệp cộng đồng chung mà cần có loại hình lâm nghiệp cộng đồng khác nhau, phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Theo những tổng kết và đánh giá của Nguyễn Bá Ngãi (2009), mặc dù các loại hình rừng cộng đồng hình thành từ các nguồn gốc khác nhau nhưng đều
  13. 6 được 3 chủ thể chính quản lý là cộng đồng dân cư thôn, dòng tộc và nhóm hộ hoặc nhóm sở thích. Trong đó hình thức cộng đồng dân cư thôn và dòng tộc thường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, còn hình thức nhóm hộ hoặc nhóm sở thích thường ở những vùng có sản xuất và thị trường phát triển, trình độ sản xuất của nông hộ cao và khả năng đầu tư lớn. Chính điều này đã tạo nên 2 xu hướng trong quản lý rừng cộng đồng, đó là đáp ứng nhu cầu sinh kế và sản xuất hàng hóa. Đứng về góc độ vĩ mô, quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam đã và đang gặp phải những trở ngại nhất định, làm hạn chế sự phát triển và tính hiệu quả trong thực tiễn. Cụ thể gồm: Thứ nhất là địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn bản chưa rõ ràng, chưa được thừa nhận theo những tiêu chí được đề cập trong bộ Luật dân sự năm 2005. Thứ hai là những điểm thiếu trong cơ chế chính sách. Mặc dù khung pháp lý về thực thi mô hình quản lý rừng cộng đồng đã được thể chế hóa, tuy nhiên những chính sách liên quan đến quyền hưởng lợi, nhất là hưởng lợi từ sản phẩm gỗ và khai thác gỗ thương mại vẫn còn thiếu sót. Thêm vào đó, những thủ tục hành chính và tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, làm hạn chế sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng. Thứ ba là những vấn đề liên quan đến quy phạm kỹ thuật lâm sinh và kế hoạch quản lý. Những kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng cộng đồng có sự khác biệt với kỹ thuật lâm sinh truyền thống, thể hiện ở việc quy mô, cường độ khai thác nhỏ, luân kỳ kinh doanh ngắn. Các quy định về đường kính khai thác chỉ phù hợp với kinh doanh gỗ, chưa đề cập đến các nhu cầu đa dạng sản phẩm từ rừng của cộng đồng và việc hướng dẫn thiên về kỹ thuật, chưa đề cập đến việc kết hợp kiến thức bản địa, tiêu chuẩn xác định đối tượng khai thác rừng cao… Đặc biệt là kế hoạch quản lý chưa được thừa nhận và thể chế hóa
  14. 7 như một phương án kinh doanh rừng hay phương án điều chế rừng cộng đồng. Từ những hạn chế đã đề cập, Nguyễn Bá Ngãi đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng hiệu quả như: Nên phân nhóm cộng đồng để lựa chọn loại hình áp dụng phù hợp; Cấp quyết định giao rừng được ký bởi UBND huyện, tạo điều kiện pháp lý cho cộng đồng; Nhà nước cần đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện làm việc cho cộng đồng trên các diện tích rừng non, rừng phục hồi và rừng nghèo kiệt và trong hoạt động quản lý rừng (Nguyễn Bá Ngãi, 2009). Bên cạnh những điểm thành công và hạn chế ở tầm vĩ mô liên quan đến chính sách và thể chế, việc thực hiện và thích ứng chính sách trong thực tiễn QLRCĐ cũng đã được thể hiện, nhiều mô hình về QLRCĐ thành công đã xuất hiện với diện mạo và đặc thù khác nhau. Những yếu tố quyết định đến sự thành công được thể hiện cụ thể thông qua một số trường hợp áp dụng cũng như kinh nghiệm xây dựng và triển khai dự án cụ thể. Trong Báo cáo của Nguyễn Quang Tân và cộng sự (2009) liên quan đến địa vị pháp lý của cộng đồng, vấn đề giảm nghèo và những hỗ trợ cần thiết cho QLRCĐ đã nêu bật được một số nội dung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất quan trọng khi có mâu thuẫn phát sinh và người dân được bảo vệ quyền của họ; Những hỗ trợ về thể chế, pháp lý, kỹ thuật, tài chính là rất cần thiết, trong đó, việc hỗ trợ hướng đến nâng cao năng lực là quan trọng nhất, những hỗ trợ bên ngoài đóng vai trò huy động nội lực trong cộng đồng và hỗ trợ sử dụng hiệu quả nội lực để QLRCĐ. Báo cáo của Bảo Huy (2009) khi nghiên cứu về xây dựng cơ chế hưởng lợi cho các mô hình QLRCĐ ở Tây Nguyên khẳng định, việc xây dựng và áp dụng cơ chế hưởng lợi dựa trên phương thức mô hình rừng ổn định đã mang lại hiệu quả thu nhập cho người nghèo nhận rừng. Cơ chế hưởng lợi này vừa đảm bảo cơ sở khoa học trong xác định quyền hưởng lợi công bằng, xác định lượng tăng
  15. 8 trưởng đơn giản cũng như việc ứng dụng là phù hợp. Để đảm bảo ổn định thu nhập từ rừng qua khai thác gỗ, bình quân diện tích rừng được giao cho cộng đồng nên là 10 ha/hộ, với cường độ khai thác là 5% và luân kỳ là 10 năm. Mô hình đồng quản lý rừng ngặp mặn ở xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cũng là mô hình thành công khi trao quyền tự chủ quản lý tài nguyên cho cộng đồng. Qua phân tích của Lý Hòa Khương (2010), bên cạnh những nguyên lý cơ bản khi xây dựng thể chế quản lý tài nguyên dùng chung, việc áp dụng quy hoạch phân khu sử dụng tài nguyên, sử dụng thẻ khi tiếp cận và khai thác tài nguyên để kiểm soát, giới hạn việc khai thác quá mức hoặc bất hợp pháp của cộng đồng. Trong phương án quy hoạch, những quy định về chủng loại, số lượng và thời điểm được khai thác tài nguyên được đề cập chi tiết và được sự thống nhất của toàn cộng đồng. Mô hình QLRCĐ của người Thái tại bản Nhộp đã thể hiện tính sự hiệu quả trong việc hạn chế khai thác gỗ trái phép, khai thác củi bừa bãi, đốt nương làm rẫy,... Theo Báo cáo phân tích của Đào Hữu Bính và cộng sự (2010), việc phân công trách nhiệm cho 1 nhóm nhỏ, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho cộng đồng là yếu tố mang đến sự thành công cho mô hình. Báo cáo và phân tích của tác giả Ngô Trí Dũng và Bùi Phước Chương (2010) cũng cho thấy, trong quá trình thực hiện các dự án liên quan đến cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên rừng, việc quan tâm đến giải pháp sinh kế, xây dựng, nâng cấp năng lực tổ chức, thể chế cộng đồng, cung cấp thông tin chi tiết về tài nguyên rừng, nâng cao ý thức của cộng đồng về giá trị tài nguyên là những vấn đề then chốt để đạt được hiệu quả trong thực hiện mô hình QLRCĐ. 1.4. Đặc điểm cơ bản của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc tỉnh Thanh Hoá; cách thành phố Thanh Hoá 125km về phía Tây Bắc, cách đường Hồ Chí Minh theo
  16. 9 đường 15A đi vào từ huyện Cẩm Thuỷ khoảng 25 km. Khu bảo tồn trải dài từ 200 21' đến 200 34’ vĩ độ Bắc và từ 1050 02’ đến 1050 20’ kinh độ Đông. Phía Bắc, Đông Bắc của khu bảo tồn giáp với các huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh Hoà Bình. Phía Tây ngăn cách với KBTTN Pù Hu bởi sông Mã và đường 15A (Hình 1-1). Hình 1.1. Vị trí của KBTTN Pù Luông và các khu bảo vệ khác trong tỉnh Thanh Hóa 1.4.1. Đặc điểm địa hình, địa chất Khu bảo tồn là một phần của dãy núi đá vôi Pù Luông- Cúc Phương, bao gồm hai dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc- Đông Nam và ngăn cách với nhau bởi thung lũng ở giữa (đường 15C đi qua thung lũng).
  17. 10 Hai dãy núi có kiểu địa mạo tương phản một cách rõ ràng do khác nhau về nền địa chất. Dãy nhỏ hơn ở phía Tây Nam được hình thành chủ yếu từ đá lửa và đá biến chất, dãy này bao gồm các đồi bát úp có rừng che phủ và các thung lũng nông. Dãy lớn hơn ở phía Đông Bắc lại hình thành bởi những vùng đá vôi bị chia cắt mạnh, đây là một phần của dãy núi đá vôi liên tục chạy từ Vườn Quốc gia Cúc Phương đến tỉnh Sơn La. Độ cao của khu vực biến động từ 60m đến 1667 m, đỉnh cao nhất là núi Pù Luông. 1.4.2. Đặc điểm khí hậu- thủy văn KBTTN Pù Luông có khí hậu nhiệt đới gió mùa, và có gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 3 đến tháng 10. Gió Lào khô nóng thổi từ hướng Tây xuất hiện vào giữa tháng 4 và tháng 5 (Anon, 1998). Nhiệt độ trung bình hàng năm biến động trong khoảng từ 20-250C. Nhiệt độ tối đa đạt xấp xỉ 370C đến 390C, trong khi nhiệt độ tối thiểu trong khoảng từ 5-100C. Nhiệt độ trên các vùng cao như khu vực Son- Bá- Mười có thể xuống tới điểm đóng băng. Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, từ 1.500-1.600 mm. Lượng mưa tối đa ước đạt 2.540 mm, tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 (chiếm 65-70%). Mưa phùn tập trung vào mùa Xuân (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau). Lượng mưa tối thiểu khoảng 1.000 mm (Anon, 1998). Chế độ thủy văn ở dãy núi đá vôi tương đối phức tạp, ở đây có rất ít hay gần như không có mặt nước thường xuyên. Dãy núi phía Tây Nam, các mạch nước nổi phổ biến hơn và các khe suối có mực nước ít thay đổi theo mùa hơn. Tuy nhiên, đặc trưng chính của hệ thống thuỷ văn trong khu vực nằm ở vùng thung lũng. Thung lũng này không liên tục nhưng vùng yên ngựa ở điểm giữa của thung lũng lại là nơi xuất phát của hai sông nhỏ, một chảy về hướng Tây Bắc dọc theo thung lũng rồi đổ vào sông Mã ở khu vực xã Phú Lệ, con sông còn lại cũng chạy dọc theo thung lũng nhưng theo hướng Đông Nam và đổ
  18. 11 vào sông Mã ở vùng hạ lưu. 1.4.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng Thảm thực vật rừng tại KBTTN Pù Luông được xác định là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Dựa vào độ cao, chất đất nền và tác động của con người được chia ra làm 5 kiểu chính và 3 kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Cụ thể như sau: + Rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi: Phân bố ở độ cao dưới 700m trên các sườn và đỉnh núi đá vôi bị bào mòn mạnh, tập trung ở khu vực xã Cổ Lũng và xã Phú Lệ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng tán, cây lá rộng. Aglaia sp., Anogeissus acuminata, Heritiera macrophylla là những loài cây điển hình tại những nơi ẩm ướt; trong khi Burretiodendron hsienmu và Millettia ichthyochtona là những loài phổ biến tại những sườn khô và dốc. Đôi khi, một số cây thuộc loài Anogeissus acuminata, Heritiera macrophylla và một vài loài thuộc chi Ficus đạt tới độ cao 50-55m với đường kính ngang ngực tới 2m và những rễ chống cao tới 3m (Averyanov L.V và cộng sự, 2003). + Rừng lá rộng đất thấp trên đá phiến và đá cát: Phân bố từ độ cao 400- 700m. Kiểu rừng này trước đây phân bố rộng khắp trong khu bảo tồn, nhưng hiện nay chỉ còn sót lại ở chân các ngọn núi phía Bắc, tại khu vực xã Cổ Lũng. Những cây gỗ to lớn như Heritiera macrophylla và 2 loài thuộc chi Ficus cao tới 45-50 m là những cây điển hình, ưu thế. Các loài thực vật phụ sinh nhìn chung là phổ biến nhưng không đa dạng (Averyanov L.V và cộng sự, 2003). + Rừng lá rộng núi thấp trên đá vôi: Phân bố rộng rãi ở khu vực xã Cổ Lũng và xã Phú Lệ từ độ cao 700- 950m. Kiểu rừng này mọc phần lớn ở các sườn núi cao và đường đỉnh núi đá vôi trong khu vực, chúng ít bị tàn phá hơn nhiều so với các kiểu rừng khác. Tầng cây gỗ có các loài như Eriobotrya bengalensis, Pistacia weinmanifolia, Platycarya strobilacea, Schefflera pes-avis và Sinosideroxylon wightianum, đặc biệt loài Thông nàng (Dacrycarpus
  19. 12 imbricatus) khá phổ biến trên các sườn núi hướng Nam tại khu vực xã Cổ Lũng. Tầng cây bụi và cỏ phát triển rất mạnh (Averyanov L.V và cộng sự, 2003). + Rừng thông núi thấp trên đá vôi: Phân bố ở một vài đỉnh núi thuộc khu vực xã Cổ Lũng. Pinus kwangtungensis là loài ưu thế, đặc trưng trong tầng tán của kiểu rừng này. Ngoài ra; ở một vài địa điểm Taxus chinensis là loài đồng ưu thế trong tầng tán. Thực vật sống bám rất phát triển, chúng nhiều vô số và thường phủ kín 100% bề mặt các thân cây và các hòn đá. Các loài lan như: Coelogyne fimbriata, Dendrobium dentatum, Epigeneium chapaense và Eria thao xuất hiện khá phổ biến (Averyanov L.V và cộng sự, 2003). Kiểu rừng này có tính nhạy cảm cao và rất dễ bị đe doạ tuyệt chủng. + Rừng lá rộng núi thấp trên đá bazan tại các sườn núi và đường đỉnh: Trong KBT, đá bazan chỉ có tại dãy núi Pù Luông, ở độ cao trên 900 m. Trước đây khu vực này được che phủ hoàn toàn bởi các khu rừng nguyên sinh. Hiện nay rừng nguyên sinh chỉ còn ở độ cao trên 1.200m, những sườn núi thấp hơn thì được che phủ bởi rừng thứ sinh có chất lượng khác nhau. Kiểu rừng này có rất nhiều loài thực vật cổ xưa có từ thời kỳ phấn trắng muộn. Đó là các loài thuộc các họ: Actinidiaceae, Annonaceae, Chloranthaceae, agaceae, Hamamelidaceae, Lardizabalaceae, Lauraceae, Magnoliaceae, Menispermaceae và Theaceae cũng như một số chi hiếm thuộc ngành hạt trần như: Amentotaxus (Cephalotaxaceae), Cephalotaxus (Cephalotaxaceae), odocarpus và Nageia (Podocarpaceae). Kiểu rừng này có tính đa dạng thực vật rất cao và có cả yếu tố đặc hữu (Averyanov L.V và cộng sự, 2003). + Rừng phục hồi sau khai thác: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Kiểu phụ này phân bố rải rác trong khu bảo tồn và là sản phẩm của hình thức khai thác chọn. Bao gồm các trạng thái rừng: IIIA1, IIIA2. + Rừng phục hồi sau nương rẫy: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Kiểu phụ
  20. 13 này phân bố gần các khu dân cư, trước đây là nương rẫy nhưng đã được khoanh nuôi bảo vệ. Bao gồm các trạng thái rừng: IIA, IIB + Rừng tre nứa: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Trước đây là kiểu phụ rừng phục hồi sau khai thác hoặc sau nương rẫy nhưng tầng cây gỗ không tái sinh, phát triển được do bị các loài tre nứa xâm lấn. Đến nay các loài tre nứa đã chiếm ưu thế. 1.4.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật KBTTN Pù Luông có hệ thực vật rất phong phú và có tính đa dạng cao. Đến nay đã ghi nhận được 1.579 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 680 chi, 200 họ, 76 bộ, 12 lớp và 6 ngành (Đinh Văn Lâm và cộng sự, 2013). Ngành có số loài nhiều nhất là Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 1.396 loài được ghi nhận. Về khu hệ động vật: đến nay đã ghi nhận được 84 loài thú (gồm cả 24 loài Dơi), 162 loài chim, 40 loài bò sát và 26 loài lưỡng cư, 67 loài cá, 347 loài côn trùng, 177 loài động vật đáy và 55 loài động vật nổi (Lê Trọng Trải và Đỗ Tước, 1998; BirdLife International and FIPI, 2001; Mai Dinh Yen et al, 2003; Vu Dinh Thong, 2003; Đặng Ngọc Cần, 2003, Trịnh Văn Hạnh và cộng sự, 2013) 1.4.5. Đặc điểm kinh tế- xã hội Vùng lõi và vùng đệm KBTTN Pù Luông nằm trên địa giới hành chính của 9 xã thuộc 2 huyện. Có 18.572 nhân khẩu, 4.201 hộ dân sống trong vùng lõi và vùng đệm của KBTTN Pù Luông. Mật độ dân số trung bình là: 69,33 người/km2, mật độ cao nhất tại xã Thành Lâm (120 người/km2) và thấp nhất tại xã Thanh Xuân (42 người/km2). Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên toàn khu vực là 0,98 % (Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, 2013).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0