intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu bảo tồn chuyển chỗ loài Tam thất gừng (Stahlianthus thorelii gagnep.) tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định được thành phần hỗn hợp ruột bầu, phương pháp nhân giống và độ che sáng phù hợp cho sự phát triển của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm, từ đó góp phần tối ưu hóa phương pháp nhân giống, tăng hệ số nhân giống, góp phần chủ động nguồn giống và giảm chi phí giống trồng cho người dân địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu bảo tồn chuyển chỗ loài Tam thất gừng (Stahlianthus thorelii gagnep.) tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG LIÊN SƠN NGHIÊN CỨU BẢO TỒN CHUYỂN CHỖ LOÀI TAM THẤT GỪNG (Stahlianthus thorelii Gagnep.) TẠI VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI Hà Nội, 2019
  2. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2019 Người cam đoan Hoàng Liên Sơn
  3. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hình thành theo chương trình đào tạo Thạc sĩ khóa K25B1.2 tại Trường Đại hoc Lâm nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo, đặc biệt là NGƯT.PGS.TS Trần Ngọc Hải người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, truyển đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và giành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sỹ Lê Văn Quang - chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu th t nh n gi ng à t ng th m nh y m th t g ng t h i nth tho ii gn p t i h yện Ba Vì, Hà Nội đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu và cho phép sử dụng một phần số liệu của đề tài vào kết quả của luận văn. Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn tới các đơn vị, ban ngành: Vườn Quốc gia Ba Vì,…. đã giúp đỡ tôi có được những thông tin, số liệu, hỗ trợ hiện trường trong quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn toàn thể đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Mặc dù đã làm việc vơi tất cả sự nỗ lực, nhưng do hạn chế về trình độ và thời gian nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2019 Tác giả Hoàng Liên Sơn
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ ii DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................................1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................3 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu . 3 1.1.1.Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................ 3 1.1.2. Luận giải về tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ...................................... 11 1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ........................................................................ 16 1.2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội xã Yên Bài ........................................... 16 1.2.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Ba Vì................................................. 19 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...23 2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 23 2.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 23 2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 24 2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài Tam thất gừng .............................. 24 2.4.2. Nghiên cứu xác định thành phần hỗn hợp ruột bầu phù hợp................... 25 2.4.3. Nghiên cứu xác định phương pháp nhân giống bằng củ phù hợp (bằng củ, cắt đoạn củ) .............................................................................................................. 27 2.4.4. Nghiên cứu xác định chế độ che sáng phù hợp cho cây con trong vườn ươm .................................................................................................................................. 29 2.4.5. Phương pháp nhập, xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả thực hiện nội dung thí nghiệm............................................................................................................. 30 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN........................................................... 32 3.1. Đặc điểm sinh vật học loài Tam thất rừng ..................................................... 32 3.1.1. Đặc điểm hình thái, giải phẫu .......................................................................... 32 3.1.2. Đặc điểm vật hậu ................................................................................................ 36 3.2. Giá trị sử dụng của Tam thất gừng ................................................................. 37 3.3. Thử nghiệm nhân giống Tam thất gừng ......................................................... 37 3.3.1. Kết quả nghiên cứu xác định thành phần hỗn hợp ruột bầu phù hợp.... 37
  5. iv 3.3.2. Kết quả nghiên cứu xác định phương pháp nhân giống bằng củ phù hợp (bằng củ, cắt đoạn củ) .................................................................................................. 43 3.3.3. Kết quả nghiên cứu xác định chế độ che sáng phù hợp cho cây con trong vườn ươm ....................................................................................................................... 49 3.4. Tổng hợp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Tam thất gừng (bằng củ và cắt đoạn củ) ................................................................................................................. 53 3.4.1. Thiết lập vườn ươm ........................................................................................... 53 3.4.2. Nguồn giống và thời vụ gieo ươm ................................................................... 54 3.4.3. Công tác gieo ươm .............................................................................................. 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 61 1. Kết luận.............................................................................................................. 61 2. Tồn tại ................................................................................................................ 62 3. Kiến nghị ........................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 63 PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 65
  6. v DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ WHO Tố chức Y tế thế giới LSNG Lâm sản ngoài gỗ CT Công thức TN Thí nghiệm
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả phân tích giải phẫu lá Tam thất gừng................................ 33 Bảng 3.2. Kết quả xác định hàm lượng diệp lục a, b của loài Tam thất gừng 35 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu với tỷ lệ sống của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm ............................................................... 38 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu tới sinh trưởng của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm (giai đoạn 2 tháng tuổi) .................. 40 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu tới chất lượng của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm (giai đoạn 2 tháng tuổi)......................... 42 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống với tỷ lệ sống của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm ...................................................................... 44 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống tới hệ số nhân giống và sinh trưởng của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm (giai đoạn 2 tháng tuổi) ................................................................................................................. 45 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống tới chất lượng của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm (giai đoạn 2 tháng tuổi) ............................... 48 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chế độ che sáng tới tỷ lệ sống của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm ..................................................................................... 49 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế độc he sáng tới sinh tưởng của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm (giai đoạn 2 tháng tuổi) ........................................ 51 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chế độ che sáng tới chất lượng của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm (giai đoạn 2 tháng tuổi) ........................................ 52
  8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thành phần hỗn hợp ruột bầu...... 26 Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bằng phương pháp nhân giống.................. 28 Hình 2.3. Hình ảnh đo đếm tại vườn ươm ...................................................... 29 Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm che sáng..................................................... 30 Hình 3.1. (1) Hình thái phiến lá Tam thất gừng; (2) Hình thái thân, rễ và củ Tam thất gừng 1 năm tuổi ............................................................................... 33 Hình 3.2. Cấu tạo giải phẫu lá ở Tam thất gừng ............................................. 34 Hình 3.3. Hoa của loài Tam thất gừng (Nguồn: Lê Văn Quang, 2019) ......... 36 Hình 3.4. Củ giống đủ điều kiện nhân giống .................................................. 39 Hình 3.5. Cấy củ giống vào bầu chuẩn bị hiện trường thí nghiệm ................. 39 Hình 3.6. Cây con sau 2 tháng nhân giống các công thức ruột bầu ................ 42 Hình 3.7. Cây con nhân giống sau 1 tháng tuổi .............................................. 47 Hình 3.8. Cây trong các công thức thí nghiệm che sáng giai đoạn 2 tháng tuổi ......................................................................................................................... 50
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nhu cầu khai thác và sử dụng các loại dược liệu có nguồn gốc từ thực vật ngày càng tăng cao. Do đó, vấn đề trồng và phát triển các loài cây dược liệu quý, bản địa được nước ta đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Tam thất gừng (tên khoa học là Stahlianthus thorelii Gagnep.) hay Khương tam thất, phân bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, phía Nam Trung Quốc và Ấn Độ (có độ cao từ 1200 - 1500m) là một loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) mang những đặc điểm chung của họ Gừng đồng thời, Tam thất gừng còn có những đặc điểm riêng biệt: Cây có nhiều củ nhỏ đường kính từ 1-1,5cm xếp thành chuỗi, có rễ con dạng sợi, lá mọc rời từ 3 - 5 cái, phiến lá thuôn dài, chóp nhọn, màu lục, pha nâu hay nâu tím. Ở trên thế giới, hiện có rất ít công trình nghiên cứu về loài Tam thất gừng. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái cũng như phân bố của loài. Việc nghiên cứu bảo tồn nhân giống, kỹ thuật trồng thâm canh là khoảng trống rất lớn chưa được thực hiện. Ở Việt Nam đã có một số tài liệu và công trình nghiên cứu về hình thái, sinh thái, phân bố cũng như kinh nghiệm nhân giống và gây trồng cây Tam thất gừng, bước đầu đánh giá thành phần dược liệu. Đây là những tiền đề quan trọng cho việc phát triển loài cây dược liệu quý này. Với ưu điểm có biên độ sinh thái rộng, dễ nhân giống và gây trồng, chăm sóc trên nhiều loại đất khác nhau có t nh chất ẩm, đất tốt. Thị trường dược liệu hiện nay rất rộng mở, giá thành tốt (hiện giao động 400 - 700 nghìn kg khô). Cây có thể được trồng tận dụng trong vườn hộ, đất nương rẫy, dưới tán cây ăn quả,… nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế cho người dân ở nông thôn, miền núi ở Việt Nam.
  10. 2 Ba Vì là một huyện miền núi thuộc thành phố Hà Nội. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Mặc dù quỹ đất lâm nghiệp là tương đối lớn nhưng cùng với sự phát triển của dân số cũng như sự chuyển đổi mục đ ch sử dụng đất đai nên quỹ đất sản xuất ngày bị thu hẹp. Việc tìm ra cơ cấu loài cây trồng phù hợp để phát triển sinh kế cho người dân đang là vấn đề nhức nhối đối với địa phương. Diện t ch đồi núi hiện nay vẫn chỉ sử dụng để phát triển một số loài cây trồng truyền thống như Sắn, cây ăn quả,… mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Các gia đình đều có diện t ch vườn hộ tương đối rộng chủ yếu là vườn tạp, ít mang lại giá trị kinh tế. Mặc dù người dân trên địa bàn huyện có nhiều kinh nghiệm truyền thống trong việc khai thác và sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền, đặc biệt là cộng đồng người dao ở xã Ba Vì nhưng tới nay vẫn chưa được phát triển tốt do thiếu nguồn nguyên liệu làm thuốc cũng như thiếu các hiểu biết về kỹ thuật bảo tồn và trồng thâm canh cây dược liệu theo quy mô hàng hóa. Cây Tam thất gừng được coi là một trong những loại dược liệu hay được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của người Dao nhưng hiện nay nguồn nguyên liệu chính vẫn được khai thác từ từ nhiên và mới chỉ có một số ít hộ gia đình trồng quy mô nhỏ ở vườn hộ để phục vụ sử dụng tại chỗ. Xuất phát từ những tồn tại trên, đề tài Ng i n c u ảo tồn chuyển chỗ o i am t t g ng Stahlianthus thorelii Gagnep. t i v ng đệm Vườn Quốc gia Ba Vì” được đặt ra là rất cần thiết.
  11. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các loại dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên càng tăng cao. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới WHO thì có khoảng 25% các loại thuốc được sử dụng hiện nay trên thế giới có nguồn gốc từ thực vật và có khoảng 121 hợp chất có hoạt t nh đang được sử dụng. Trong tổng số 252 loại thuốc thiết yếu mà WHO đã liệt kê thì có tới 11% có nguồn gốc từ thực vật. Gần như 80% dân số Châu Phi và Châu Á phụ thuộc vào các loại thuốc cổ truyền để chăm sóc sức khỏe (Viện dược liệu, 2016) [21]. Tam thất gừng có tên khoa học là Stahlianthus thorelii Gagnep. thuộc họ Gừng Zingiberaceae. Mặc dù thuộc họ hoàn toàn khác biệt trong hệ thống phân loại thực vật với các loài Tam thất bắc, Tam thất hoang thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae) nhưng loài Stahlianthus thorelii Gagnep. vẫn được mang tên gọi Tam thất gừng hay Tam thất nam là bởi nó có nhiều tác dụng dược liệu tương tự. Tên gọi Tam thất nam là để phân biệt về địa lý so với loài Tam thất bắc có xuất xứ từ Trung Quốc. Đây là một loài cây dược liệu quý sẵn có ở Việt Nam nhưng lại chưa được chú trọng phát triển đúng mức do thiếu các thông tin về kỹ thuật nhân giống và biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước có liên quan tới loài Tam thất gừng. 1.1.1.Đán giá tổng quan tìn ìn ng i n c u 1.1.1.1. ình hình nghiên ứ ngoài nướ Ở Trung Quốc, Tam thất gừng còn có tên gọi khác là Khương tam thất có tên khoa học là Stahlianthus thorelii Gagnep., thuộc họ Gừng
  12. 4 Zingiberaceae. Theo tác giả Ohwi Jisaburo (Nhật Bản) tổng kết họ Gừng có 47 chi với khoảng 1400 loài chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới và rải rác ở vùng ôn đới. Riêng Nhật Bản, chi Gừng chỉ có 2 loài, chi Riềng có 4 loài, ở Trung Quốc chi Riềng có 46 loài khác nhau (flora.huh.harvard.edu) [23]. Trong cuốn sách “Các loài họ Gừng ở Trung Quốc” tại Vườn thực vật ở Hoa Nam (Trung Quốc) đã mô tả về đặc điểm hình thái và có ảnh của 111 loài trong họ Gừng trong đó đã mô tả được loài Stahlianthus sp. có phân bố ở Quảng Đông, Quảng Tây, Ấn Độ, Mianma và Thái Lan và nêu rõ thân củ của loài này có thể sử dụng để là thuốc. [24] Tam thất gừng là cây thân thảo, thân giả kh sinh, có thân rễ dày bao bởi những vết của lá đã rụng thường phân nhánh mang nhiều củ nhỏ bằng quả trứng chim xếp thành chuỗi, có rễ con dạng sợi. Lá mọc rời, 3-5 cái, có cuống dài, xuất hiện sau khi cây ra hoa. Phiến lá thuôn dài, chóp nhọn, màu lục, lục pha nâu hay nâu t m, mép nguyên, lượn sóng. Cụm hoa ở gốc, nằm ở bên lá; cuống hoa dài 6-8cm, ở ph a cuối có một lá bắc hình ống, bao lấy hoa. Hoa 4-5 cái, có lá bắc và lá bắc con dạng màng. Tràng hoa màu trắng, họng vàng. Bầu nhẵn, chia 3 ô (Lamphay Inthakoun, Claudio O. Delang, 2008) [25]. Cây có phân bố chủ yếu ở 3 nước là Lào, Việt Nam và Trung Quốc. Thường thấy cây phân bố ở những nơi đất ẩm, tốt, phát triển trên đá Sa thạch. Cây thường ra hoa vào tháng 4 đến tháng 5 hàng năm nhưng t khi phát hiện thấy có quả và hạt (J.F. Maxwell, 2007). Theo các tài liệu Trung Quốc thì củ Tam thất gừng có vị cay, tính hàn, có tác dụng làm tan máu bầm, giảm sưng đau, dùng để chữa trị thổ huyết, kinh nguyệt không đều,… Thị trường dược liệu ở Trung Quốc rất sôi động, vị thuốc Tam thất gừng được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc của
  13. 5 Đông y. Mỗi năm ước t nh thị trường nội địa tiêu thụ hàng trăm tấn củ Tam thất gừng. Như vậy, có thể thấy rằng hiện có rất t các công trình nghiên cứu trên thế giới được thực hiện về loài Tam thất gừng. Một số nghiên cứu mới chỉ tập trung mô tả về phân loại thực vật, mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái cũng như công dụng của loài. Hầu như t có các nghiên cứu về kỹ thuật bảo tồn, chọn, tạo giống cũng như trồng thâm canh đối với loài cây này. Đây là một khoảng trống rất lớn cần được quan tâm nghiên cứu trong các công trình tiếp theo. 1.1.1.2. ình hình nghiên ứ t ong nướ - Tên gọi, phân loại: Tam thất gừng có tên khoa học là Stahlianthus thorelii Gagnep., thuộc họ Gừng Zingiberaceae. Cây còn có tên gọi khác là Khương tam thất hay Tam thất nam [5]. Họ Gừng có nhiều chi và nhiều loài khác nhau, số lượng các chi và loài còn chưa có sự thống nhất giữa các tác giả nghiên cứu, cụ thể: Theo tác giả Lê Khả Kế, Vũ Văn Chuyên cùng cộng sự (1969 - 1976) họ Gừng có 45 chi, trên 800 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới hai bán cầu. Riêng ở Việt Nam có 8 chi gồm 25 loài khác nhau, phân bố rải rác từ Bắc đến Nam [12]. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978) đã tổng kết họ Gừng có 45 chi gồm 1300 loài phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, chủ yếu ở Nam và Đông Nam Á. Ở nước ta hiện biết 12 chi và 61 loài [6]. Theo Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000) ở Việt Nam họ Gừng có 24 chi với hơn 115 loài khác nhau [10].
  14. 6 Chi Stahlianthus là một chi nhỏ, ở Việt Nam có 2 loài: đó là Stahlianthus campanulatus Okuntze (Tà liền chuông) và Stahlianthus thorelli Gagnep. (Tam thất gừng) hay còn gọi là Tà liền Thorel. - Mô tả đặc điểm hình thái: Theo các tác giả Võ Văn Chi (1997) [5], Lê Trần Đức (1997) [8] thì đặc điểm hình thái của loài Tam thất gừng được mô tả như sau: Tam thất gừng là cây thảo không có thân, thân rễ cao 15-20cm. Thân rễ to, nạc, nằm ngang, chứa nhiều chất dự trữ, có khi rất ngắn hoặc chỉ mang hoa. Thân được tạo thành do các bẹ lá ôm chặt lấy nhau thành thân giả không phân nhánh. Thân rễ mang nhiều củ nhỏ bằng quả trứng chim xếp thành chuỗi, có rễ con dạng sợi. Củ rễ hình tròn thuôn một đầu, mặt ngoài của củ có vằn ngang màu đen, trong có chất bột trắng ngà như màu củ tam thất. Lá cây Tam thất gừng là lá đơn, mọc cách từ 3 - 5 cái. Lá xếp thành 2 hàng thường hướng lên trên, đôi khi nằm ngang gần như song song với mặt đất. Bẹ lá mở đến gốc, phần dưới bẹ lá thường ôm chặt lấy nhau tạo thành thân giả. Cuống lá dài, có khi dài tới 25cm, hình lòng máng sâu. Phiến lá nguyên thân dài, hình mác. Thông thường mặt dưới lá có màu lục, lục pha nâu hay nâu t m; mặt trên lá có màu xanh đôi khi có đốm trắng loang lổ. Cụm hoa dạng bầu mọc trên thân sát mặt đất, tách biệt với thân có lá hoặc từ giữa bẹ lá, được bao bởi 1 lá bắc dạng hình chuông, thường không phân nhánh. Cuống hoa mọc từ thân rễ dài từ 6 - 8cm, ở ph a cuối được bao phủ bởi các bẹ lá có 1 lá bắc hình ngón tay dài từ 3 - 3,5cm, phân 2 thùy ở đầu, trong có 4 - 5 hoa không cuống, hình ống, cánh môi xẻ nông, màu trắng pha t m. Tràng hoa màu trắng, bầu nhẵn, chia 3 ô. - Đặc điểm phân bố, sinh thái:
  15. 7 Ở Việt Nam, Tam thất gừng có phổ phân bố khá rộng bao gồm các tỉnh ph a Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Tây (khu vực vùng núi Ba Vì),… và một số tỉnh ph a Nam như: Kom Tum, Đắk Lăk, Lâm Đồng,… (Võ Văn Chi, 2004; Đỗ Tất Lợi, 2004) [7], [13]. Tam thất gừng thường sống ở những nơi đất ẩm, dưới tán cây hay tán rừng nguyên sinh, rậm thường xanh, nhiệt đới, ven bờ suối, hốc khe, rải rác thành từng nhóm sinh trưởng trên đất ẩm giàu mùn (Võ Văn Chi, 1997; Lê Trần Đức, 1997) [5], [8]. Trong công trình nghiên cứu “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam - tập II” của các tác giả Đỗ Huy B ch và cộng sự (2010) đã mô tả Tam thất gừng thuộc loại cây ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng. Cây sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện trồng xen giữa vườn gia đình hay vườn thuốc nam của các trạm y tế xã. Hàng năm, phần trên mặt đất của cây tàn lụi vào mùa đông. Đến khoảng tháng 3 năm sau, hoa xuất hiện trước khi cây ra lá, quả t gặp. Tam thất nam có tốc độ đẻ nhánh khỏe. Từ một củ con trồng ban đầu, sau một năm có thể tạo thành khóm lớn gồm 10 nhánh [1]. Cộng đồng người Dao ở vùng núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội có kinh nghiệm rất lâu đời trong việc sử dụng các loại dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược để chữa bệnh. Trong ấn phẩm “Cây thuốc người Dao Ba Vì” do tổ chức Quỹ Châu Á - Trung tâm môi trường và phát triển cộng đồng tài trợ xuất bản năm 2012 đã liệt kê một danh sách gồm 507 loài cây thuốc thường xuyên được người Dao dùng để làm thuốc chữa bệnh, trong đó cây Tam thất gừng là một trong những loài cây quan trọng thường được sử dụng trong các bài thuốc gia truyền của người dân và được trồng ở một số hộ dân có kinh nghiệm làm thuốc [15]. Ngoài ra, còn có rất nhiều các tài liệu khác mô tả cây Tam thất gừng có phân bố và được trồng nhiều ở các tỉnh Hưng Yên, Ba Vì (Hà Nội),
  16. 8 Nghệ An,… điều này cho thấy Tam thất gừng là loài cây dược liệu rất gần gũi và cần thiết với người dân ở khắp các vùng miền trong cả nước. - Giá trị sử dụng, thành phần hóa học: Theo Đông y thì Tam thất gừng có vị đắng nhẹ, t nh bình, có tác dụng rất tốt đối với bệnh phụ nữ (caythuoc.org; Y học cổ truyền tuệ tĩnh; thaythuoccuaban.com,…) [19], [20], [21]. Một số tác dụng quý của vị thuốc này được mô tả như sau: + Điều trị trấn thương, phong thấp, đau nhức xương. + Điều trị thổ huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt quá nhiều. + Điều trị trùng độc cắn và rắn cắn. + Điều trị hành kinh chậm, máu xấu lởn vởn không tươi. + Điều trị ăn kém tiêu, nôn đầy,... Trong công trình nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây Tam thất gừng ở miền núi Nghệ An” tác giả Ngô Xuân Quỳnh (2007) thuộc trường Đại học Dược Hà Nội đã bước đầu nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Tam thất gừng, kết quả nghiên cứu cho thấy: Kết quả định t nh các nhóm chất bằng phản ứng hoá học cho thấy trong thân rễ Tam thất gừng có Coumarin, Polysaccharid và đặc biệt trong quá trình chiết xuất dược liệu thấy có Flavonoid vói màu t m đỏ đặc biệt; Xác định được hàm lượng tinh dầu Tam thất gừng là 0,11%; Dựa trên GC - MS đã phân t ch được thành phần của tinh dầu có chứa 24 chất bay hơi trong đó có các thành phần chủ yếu là Camphene (23,25%), 2- Beta - pinene (14,32%), Alpha - pinene (11,65%), Bomeol L (10,56%), Germacrene D (6,59%). Kết quả sắc ký lớp mỏng tinh dầu với các vết được tách rõ ràng có thể làm cơ sở khi kiểm nghiệm tinh dầu Tam thất gừng - Đã tách dịch chiết thành các phân đoạn dựa trên những dung môi có độ phân cực khác nhau. Tiến hành nghiên cứu thành phần của các phân đoạn bằng
  17. 9 phương pháp sắc ký lớp mỏng. Các hợp trong thành phần củ Tam thất gừng có tác dụng rất tốt đối với điều trị chống co thắt, làm giãn nở động mạch vành, chống đông máu, kháng khuẩn, chống viêm,… Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chưa tiến hành định lượng các hợp chất này cũng như có những nghiên cứu chuyên sâu về tách chiết dược liệu [16]. Mặc dù các nghiên cứu về công dụng cũng như thành phần hóa học của cây Tam thất gừng là chưa nhiều nhưng các kết quả nghiên cứu đều cho thấy giá trị dược liệu to lớn của loài cây này. Do vậy, nếu được đầu tư nghiên cứu một cách bài bản Tam thất gừng chắc chắn sẽ là nguồn dược liệu rất quan trọng trong cả đông và tây y, góp phần làm giảm áp lực nhập khẩu dược liệu cũng như tạo ra những sản phẩm thuốc tốt có nguồn gốc từ thiên nhiên. * Kỹ thuật nhân giống, trồng: Hiện nay trong nước có rất t tài liệu cũng như công trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống cũng như trồng cây Tam thất gừng bởi giá trị dược liệu của loài vẫn chưa được các nhà quản lý chú trọng đúng mức. Một số t công trình nghiên cứu đã tiến hành cũng như dựa trên kinh nghiệm dân gian thì việc nhân giống và trồng Tam thất gừng được mô tả như sau: Theo Võ Văn Chi (1997) [5] thì Tam thất gừng phổ biến được người dân trồng bằng củ. Lựa chọn các củ đã lên mầm để đem trồng. Nhằm nâng cao hệ số nhân giống cho Tam thất gừng, tác giả Hoàng Kim Thành (2014) [16] đã tiến hành thử nghiệm nhân giống Tam thất gừng bằng phương pháp nuôi cấy mô từ củ. Kết quả cho thấy: thời gian khử trùng bằng HgCl2 0,1% tốt nhất đến khả năng vô trùng mẫu củ Tam thất gừng là 10 phút với tỷ lệ mẫu vô trùng đạt 71,11%; phương pháp cắt mẫu củ Tam thất gừng thành 1 2 cho khả năng tái sinh chồi tốt với 1,22 lần, chồi thu được mập, màu xanh đậm; nồng độ BA ảnh hưởng đến khả năng cảm
  18. 10 ứng chồi tốt nhất là BA 5mg l; môi trường tốt nhất cho sự nhân nhanh chồi Tam thất gừng: MS + đường 30g l + agar 5,4g/l + BA 5mg/l + TDZ 0,5mg l + NAA 0,5mg l, kết quả hệ số nhân đạt 5,11 lần; nồng độ GA3 1,0mg l phù hợp cho việc kéo dài chồi Tam thất gừng, chiều dài chồi trung bình thu được là 10,29cm; giá thể th ch hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển cây Tam thất gừng: Đất + trấu (2:1), kết quả số cây sống 100%, chiều cao cây từ 13 - 15cm và có từ 5 - 7 lá cây. Sự thành công trong việc nhân giống Invitro cây Tam thất gừng mở ra triển vọng rất lớn trong việc chủ động về nguồn giống tốt phục vụ cho công tác phát triển nhân rộng mô hình. Theo kinh nghiệm về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Tam thất gừng của gia đình bà Nguyễn Thị Tình ở xóm Văn Sơn, xã Nghĩa Dũng huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An người đã trồng cây Tam thất gừng cách đây hàng chục năm thì Tam thất gừng có thể trồng tận dụng ở dưới tán cây ăn quả, vườn hộ. Sử dụng vật liệu giống là củ Tam thất gừng. Sau khi cuốc hố và bón lót phân 100 - 150g NPK và khoảng 1kg phân chuồng hoai thì cho củ vào và lấp lại nhưng tránh đặt trực tiếp củ lên vị tr đã bỏ phân. Biện pháp chăm sóc chủ yếu là làm cỏ và xới đất xung quanh. Có thể tiến hành trồng xen các loài cây dược liệu khác như Nghệ đen, Gừng,… nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Đối với những khu vực đất khô, nghèo xấu có thể tăng khả năng giữ ẩm cho đất bằng cách rắc vỏ trấu để giữ ẩm. Tam thất gừng trồng sau 1 năm đã có thể cho thu hoạch nhưng tốt nhất là để 3 năm. Gia đình bà Tình có khoảng hơn 700 m2 diện t ch vườn hộ trồng cây ăn quả được bà áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên để trồng Tam thất gừng. Mỗi lần khai thác cho thu hoạch khoảng 20 kg củ Tam thất khô, tương đương năng suất 285 kg củ khô ha giá bán cho các hiệu thuốc bắc dao động 400 - 700 nghìn đồng kg, mang lại một nguồn thu đáng kể cho gia đình (baonghean.vn;
  19. 11 khuyennongnghean.com.vn) [17], [18]. Theo kinh nghiệm của bà Tình thì củ Tam thất gừng sau khi thu hoạch cần được phơi khô để bảo quản. Có thể nghiền và đập thành bột sẽ bảo quản được lâu hơn. Mỗi kg bột củ Tam thất bà Tình bán với giá khoảng 1,5 triệu đồng kg, bình quân cứ 4 kg củ tươi thì đập được 1kg bột khô. Hiện nay đã có 1 công ty ở Hòa Bình vào đặt mua thường xuyên củ Tam thất của bà Tình với giá 300.000 đồng kg, trồng được tới đâu bán hết tới đó. Các năm tới bà đang có kế hoạch để giống và nhân rộng diện t ch mô hình bởi theo bà mỗi ha trồng Tam thất gừng nếu được chăm sóc tốt sau 3 năm có thể cho thu nhập trên 100 triệu đồng ha. 1.1.2. Luận giải về tín c p t iết của v n đề ng i n c u Từ năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) giai đoạn 2006 - 2020 với mục tiêu đưa giá trị sản xuất của cây LSNG chiếm trên 20% giá trị sản xuất lâm nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 giá trị từ LSNG đạt bình quân hàng năm về giá trị xuất khẩu từ 700 - 800 triệu USD. Đẩy mạnh hoạt động trồng và chiết xuất tinh dầu, hóa chất từ các loài cây dược liệu quý. Đến năm 2013, Ch nh phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 ban hành kèm theo quyết định số 1976 QĐ-TTg ngày 30/10/2013, trong đó mục tiêu của quy hoạch là: Phát triển dược liệu trở thành ngành sản xuất hàng hóa, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới; quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế, chú trọng bảo hộ, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý, có giá trị; giữ gìn, phát huy và tăng cường bảo hộ vốn tri
  20. 12 thức truyền thống về sử dụng cây thuốc truyền thống của cộng đồng các dân tộc. Mới đây nhất, tại thành phố Lào Cai ngày 12 4, Thủ tướng ch nh Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển cây dược liệu Việt Nam. Theo đó, thủ tướng khẳng định “Có thể nói kho tàng dược liệu Việt Nam là vô giá và tất cả 63 tỉnh, thành đều có thể phát triển được dược liệu. Dược liệu không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn giúp làm giàu nếu biết tổ chức và quản lý tốt”. Theo WHO, trên 80% dân số thế giới sử dụng y họ cổ truyền, đặc biệt là sử dụng các sản phẩm từ dược liệu, kể cả các nước phát triển. Ở Việt Nam, theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thuốc từ cây dược liệu trong nước chiếm t nhất 30%. Thủ tướng cũng đề ra nhiều vấn đề cấp bách đối với việc thúc đẩy phát triển cây dược liệu trong giai đoạn hiện nay, trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác chọn giống, trồng, khai thác và chế biến cây dược liệu theo quy mô công nghiệp, xây dựng cơ chế ch nh sách khuyến kh ch người dân và các doanh nghiệp tham gia phát triển cây dược liệu,… Trên cơ sở định hướng chung của ch nh phủ về phát triển cây dược liệu, 63 tỉnh thành trên cả nước cũng đã xây dựng quy hoạch, định hướng riêng về phát triển cây dược liệu cho địa phương mình, nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh hiện có. Việc phát triển cây dược liệu cũng được thành phố Hà Nội đưa ra trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của thành phố đến năm 2020. Tại hội nghị toàn quốc về phát triển cây dược liệu của Việt Nam tổ chức tại Lào Cai ngày 12 4, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, Thành ủy, UBND Thành phố đã ban hành Thông tri về lãnh đạo phát triển ngành Đông Y và Hội Đông Y thành phố Hà Nội trong tình hình mới; Kế hoạch về việc phát triển y dược cổ truyền thành phố Hà Nội đến năm 2020; Kế hoạch phát triển y dược cổ truyền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2