Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được thực trạng công tác gây nuôi ĐVHD tại tỉnh Quảng Bình. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động gây nuôi ĐVHD tại tỉnh Quảng Bình. Đánh giá nhanh được hiệu quả gây nuôi ĐVHD của một số mô hình tại tỉnh Quảng Bình thông qua các tiêu chí định lượng về kinh tế, xã hội, môi trường và các vấn đề liên quan khác. Đưa ra được định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả công tác gây nuôi ĐVHD tại tỉnh Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG CHÍ THANH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GÂY NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2019 Ngƣời cam đoan Hoàng Chí Thanh
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân, tập thể giúp tôi hoàn thành tốt bản luận văn này. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy giáo, cô giáo tại Trường Đại học Lâm nghiệp đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập của khóa Cao học 2017 - 2019; đặc biệt cảm ơn thầy giáo PGS.TS Vũ Tiến Thịnh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành bản Luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Minh Hóa và Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đã tạo điều kiện về thời gian, bố trí công việc đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện đề tài; chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ Hạt Kiểm lâm các huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu cũng như cung cấp tài liệu có liên quan để thực hiện đề tài. Xin được cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Trên hết tất cả, tôi xin chân thành cảm ơn những người dân đã vui lòng và kiên nhẫn trả lời những câu hỏi của tôi. Họ đã cung cấp cho tôi rất nhiều thông tin hữu ích trong quá trình nghiên cứu. Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực nghiên cứu, nhưng do điều kiện tác nghiệp thực hiện đề tài trên địa bàn tương đối rộng, thời gian ngắn nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến tham gia góp ý của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để bản Luận văn được hoàn thiện hơn. Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn tại chỗ, chuyển chỗ một số loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu ở
- iii Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu” thuộc Chương trình KHCN: Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, Quản lý Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2016 - 2020, mã số: BĐKH.38/16-20 đã hỗ trợ cho tôi thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2019 Học viên Hoàng Chí Thanh
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................... 3 1.1. Động vật hoang dã và các khái niệm liên quan ........................................... 3 1.2. Vai trò của ngành gây nuôi động vật hoang dã ........................................... 6 1.2.1. Động vật hoang dã cung cấp thực phẩm quý cho con người .......... 6 1.2.2. Động vật hoang dã cung cấp da lông làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ........................................................................................ 6 1.2.3. Động vật hoang dã cung cấp dược phẩm cho con người ................ 7 1.2.4. Gây nuôi động vật hoang dã là một trong những yếu tố để phát triển kinh tế .............................................................................................. 7 1.2.5. Động vật hoang dã dùng làm sinh vật cảnh .................................... 8 1.2.6. Động vật hoang dã được sử dụng trong nghiên cứu khoa học ........ 8 1.2.7. Động vật hoang dã giúp cân bằng sinh thái ................................... 9 1.3. Tác động đối với môi trường, kinh tế, xã hội của ngành gây nuôi động vật hoang dã .............................................................................................................. 9 1.3.1. Tác động đối với môi trường của ngành gây nuôi động vật hoang dã ............................................................................................................. 9 1.3.2. Tác động đối với kinh tế của ngành gây nuôi động vật hoang dã . 10 1.3.3. Tác động đối với xã hội của ngành gây nuôi động vật hoang dã .. 13 1.4. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế ....................................................... 14 1.4.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế ........................................................... 14 1.4.2. Nội dung hiệu quả kinh tế............................................................. 14
- v 1.4.3. Ý nghĩa và nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong gây nuôi động vật hoang dã.................................................................................. 15 1.5. Tình hình nghiên cứu gây nuôi động vật hoang dã ...................................15 1.5.1. Tình hình nghiên cứu gây nuôi động vật hoang dã trên Thế giới .. 15 1.5.2. Tình hình nghiên cứu gây nuôi động vật hoang dã tại Việt Nam .. 18 1.5.3. Tình hình gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình ......... 25 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 29 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................29 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................... 29 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 29 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................29 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................... 29 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 30 2.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................30 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................31 2.4.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ................................................ 31 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu................................................................ 32 2.4.3. Phương pháp xác định tên loài ..................................................... 32 2.4.4. Phương pháp thống kê loài, số lượng loài .................................... 32 2.4.5. Phương pháp phân tích SWOT ..................................................... 32 2.4.6. Phương pháp cho điểm ................................................................. 33 2.4.7. Phương pháp sử dụng sơ đồ cây vấn đề, sơ đồ cây mục tiêu ........ 35 2.4.8. Phương pháp chuyên gia .............................................................. 35 2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 36 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC . 37 NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 37 3.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................37
- vi 3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 37 3.1.2. Địa hình ....................................................................................... 38 3.1.3. Khí hậu ........................................................................................ 39 3.1.4. Thủy văn....................................................................................... 39 3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................. 40 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................44 D s v ộng ...................................................................... 44 3.2.2. Giao thông vận tải........................................................................ 45 3.2.3. Bưu chính - viễn thông ................................................................. 46 3.2.4. Y tế ............................................................................................... 46 3.2.5. Giáo dục....................................................................................... 47 3.2.6. Văn hóa và tiềm năng du lịch ....................................................... 48 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 49 4.1. Thực trạng công tác gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình .....49 4.1.1. Danh sách các loài động vật hoang dã đang được gây nuôi tại tỉnh Quảng Bình ............................................................................................ 49 4.1.2. Cơ cấu mô hình nuôi động vật hoang dã theo loài tại tỉnh Quảng Bình ....................................................................................................... 52 4.1.3. Phân bố hoạt động gây nuôi động vật hoang dã theo loài tại tỉnh Quảng Bình ............................................................................................ 56 4.1.4. Phân tích những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức trong công tác gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình ..................... 59 4.1.5. Kỹ thuật chăm sóc, khả năng sinh trưởng, phát triển của một số loài phổ biến và có số cơ sở gây nuôi nhiều tại tỉnh Quảng Bình ........... 65 4.1.6. Thực trạng công tác quản lý gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình ............................................................................................ 71 4.1.7. Thực trạng về kỹ thuật gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình ....................................................................................................... 81
- vii 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình .......................................................................................................85 4.2.1. Vốn đầu tư .................................................................................... 86 4.2.2. Nguồn giống vật nuôi ................................................................... 86 4.2.3. Chuồng trại .................................................................................. 87 4.2.4. Kỹ thuật gây nuôi ......................................................................... 88 4.2.5. Dịch bệnh ..................................................................................... 88 4.2.6. Thị trường tiêu thụ ....................................................................... 90 4.3. Đánh giá nhanh hiệu quả gây nuôi ĐVHD của một số mô hình tại tỉnh Quảng Bình thông qua các tiêu chí định lượng về kinh tế, xã hội, môi trường91 4.4. Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả công tác gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình ........................97 4.4.1. Đề xuất một số định hướng phát triển, nâng cao hiệu quả công tác gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình ................................... 97 4.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả công tác gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình ............................. 99 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 116 PHỤ LỤC .................................................................................................
- viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BQL Ban quản lý CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật CITES hoang dã, nguy cấp CT Công ty ĐVHD Động vật hoang dã ĐVR Động vật rừng KLCĐ Kiểm lâm cơ động PCCCR Phòng cháy, chữa cháy rừng PTNT Phát triển nông thôn PTSV Phát triển sinh vật Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). SWOT SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNXP Thanh niên xung phong UBND Uỷ ban nhân dân VQG PN - KB Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Danh sách các loài động vật hoang dã được gây nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ........................................................................................... 49 Bảng 4.2. Số lượng mô hình nuôi động vật hoang dã theo loài tại tỉnh Quảng Bình ............................................................................................................. 53 Bảng 4.3. Khung phân tích SWOT về thực trạng công tác gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình ....................................................................... 59 Bảng 4.4. Tổng hợp tình hình vi phạm pháp luật về khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã giai đoạn 2016 - 2018 ....................... 73 Bảng 4.5. Khung phân tích SWOT về thực trạng công tác quản lý gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình......................................................... 76 Bảng 4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động gây nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình ...................................................................................... 85 Bảng 4.7. Kết quả đánh giá nhanh hiệu quả gây nuôi động vật hoang dã của một số mô hình tại tỉnh Quảng Bình ............................................................. 91
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình ............................................. 37 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện số lượng các loài động vật hoang dã đang được gây nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ......................................................... 52 Hình 4.2. Mô hình gây nuôi Lợn rừng (Sus scrofa) và Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus) tại huyện Minh Hóa .................................... 52 Hình 4.3. Cơ cấu mô hình nuôi động vật hoang dã theo loài tại tỉnh Quảng Bình ............................................................................................................. 55 Hình 4.4. Cơ cấu phân bố số mô hình gây nuôi động vật hoang dã theo loài tính theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ........... 57 Hình 4.5. Cơ cấu phân bố số lượng của các loài động vật hoang dã được gây nuôi theo cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ....................................... 58 Hình 4.6. Sơ đồ tổ chức quản lý động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình ...... 75 Hình 4.7. Sơ đồ cây vấn đề: “Những tồn tại, khó khăn trong gây nuôi động vật hoang dã tự phát, kém hiệu quả” ................................................................ 100 Hình 4.8. Sơ đồ cây mục tiêu: “Gây nuôi động vật hoang dã hiệu quả và bền vững” ......................................................................................................... 102 Hình 4.9. Sơ đồ cây mục tiêu “Hướng quản lý gây nuôi động vật hoang dã hiệu quả” .................................................................................................... 108
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Quốc gia có tính đa dạng cao về tài nguyên sinh vật không thể không nhắc đến Việt Nam, đặc biệt là tài nguyên động vật hoang dã (ĐVHD). Tuy nhiên, trước tình trạng nhiều loài ĐVHD bị suy giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường sống bị thu hẹp, nạn săn bắt, buôn bán trái phép và nhu cầu về các sản phẩm từ ĐVHD không ngừng gia tăng thì việc gây nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài ĐVHD là một trong những giải pháp cần được quan tâm, khuyến khích, nhằm gắn mục tiêu phát triển kinh tế với chiến lược bảo tồn lâu dài các loài này. Theo nhiều nhận định, nếu như kết hợp tốt giữa gây nuôi gắn với bảo tồn thì không những không làm suy giảm số lượng các loài ĐVHD có giá trị kinh tế, mà còn tạo điều kiện cho chúng sinh trưởng, phát triển, sinh sôi để phục hồi số lượng của một số loài ngoài tự nhiên. Trước thực tế đó, gây nuôi ĐVHD đã trở thành một nghề không những góp phần phát triển kinh tế xã hội, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn thiên nhiên [14]. Theo Đỗ Kim Chung (2007), gây nuôi ĐVHD góp phần bảo tồn ngân hàng gen vô cùng quý hiếm mà thiên nhiên đã tích lũy trong hàng triệu năm và có vai trò không nhỏ trong việc điều chỉnh cân bằng sinh thái trong tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học [12]. Hoạt động gây nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài ĐVHD đã xuất phát từ lâu và đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động gây nuôi ĐVHD vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa được thực hiện đúng hướng dẫn, quy trình quy phạm gây nuôi chưa mang tính hệ thống, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của từng cơ sở nuôi. Nhu cầu và thị hiếu của thị trường đối với ĐVHD và các sản phẩm của chúng lớn, một mặt thúc đẩy phát triển gây nuôi, mặt khác gây xáo trộn và không bền vững cho việc gây nuôi một cách chân chính. Nhiều vấn đề phát sinh như: Lợi dụng Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi để đưa những cá thể ĐVHD được bẫy, bắt ngoài tự nhiên bổ sung vào số lượng vật nuôi; buôn bán, trao đổi các loài
- 2 không có nguồn gốc, xuất xứ hoặc nuôi tự phát, không đăng ký hoạt động gây nuôi với cơ quan chức năng… Hiện nay, nghề gây nuôi ĐVHD đã mang lại nguồn lợi kinh tế và giải quyết được một phần lao động nhàn rỗi ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, số lượng loài cũng như cơ sở gây nuôi chưa nhiều, còn manh mún, nhỏ lẻ, kỹ thuật gây nuôi còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng tăng về các loại lâm đặc sản này. Để phục vụ nhu cầu xã hội nói chung và góp phần bảo vệ các loài ĐVHD nói riêng thì yêu cầu thực tế đặt ra là cần phải quản lý chặt chẽ việc săn bắt, buôn bán nguồn ĐVHD, đồng thời cấp phép gây nuôi để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Gây nuôi các loài ĐVHD một mặt bảo tồn được loài trong tự nhiên, mặt khác đem lại hiệu quả kinh tế cho người gây nuôi. Nghề nuôi ĐVHD hiện nay còn khá mới mẻ ở nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Quảng Bình. Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, còn khá ít thông tin về thực trạng gây nuôi ĐVHD ở địa phương; chưa có nhiều công trình nghiên cứu nhằm đưa ra được các giải pháp thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy và phát triển hoạt động gây nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ thực trạng nêu trên và tính cấp thiết của vấn đề đặt ra, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác gây nuôi ộng vật hoang dã tại tỉnh Quảng Bình”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên ĐVHD ở tỉnh Quảng Bình, giảm áp lực săn bắt, khai thác từ rừng tự nhiên; tạo điều kiện đẩy mạnh gây nuôi có kiểm soát các loài ĐVHD quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao, các loài thế mạnh của tỉnh; đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả công tác gây nuôi ĐVHD ở các cơ sở nuôi và quản lý gây nuôi ĐVHD ở các cơ quan quản lý; góp phần mang lại kiến thức, kinh tế cho người nuôi, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và đảm bảo cung cấp đủ nguồn giống cả về số lượng và chất lượng, từ đó đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm từ ĐVR.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Động vật hoang dã và các khái niệm liên quan Theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, ĐVR nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì: - Cơ sở nuôi bao gồm cơ sở nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản loài ĐVR nguy cấp, quý, hiếm và/hoặc loài ĐVHD nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES và/hoặc loài ĐVR thông thường không vì mục đích thương mại hoặc vì mục đích thương mại. - Nuôi sinh trưởng là hình thức nuôi giữ con non, trứng của các loài ĐVHD khai thác từ tự nhiên để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể con trong môi trường có kiểm soát. - Nuôi sinh sản là hình thức nuôi giữ ĐVHD để sản sinh ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát. - Vì mục đích thương mại là bất kỳ hoạt động giao dịch nào đối với mẫu vật loài ĐVHD nhằm mục đích lợi nhuận. - Không vì mục đích thương mại là các hoạt động phục vụ ngoại giao; nghiên cứu khoa học; trao đổi giữa các vườn động vật, bảo tàng; triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm; biểu diễn xiếc; trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan quản lý CITES. - ĐVR thông thường là các loài ĐVR thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài ĐVR nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.
- 4 - Bộ phận của ĐVHD nguy cấp là bất kỳ thành phần nào ở dạng thô hay đã qua sơ chế (như bảo quản, làm bóng...) có khả năng nhận dạng được của loài đó. - Dẫn xuất của các loài động vật là toàn bộ các dạng vật chất được lấy ra từ động vật như: Máu, dịch mật của động vật; hoặc là các phần của động vật đã được chế biến như là thuốc, nước hoa, đồng hồ, túi xách... - Mẫu vật các loài ĐVHD nguy cấp bao gồm ĐVHD còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của các loài đó. - Môi trường có kiểm soát là môi trường có sự quản lý của con người nhằm tạo ra những loài thuần chủng. Môi trường có kiểm soát phải đảm bảo các điều kiện để ngăn ngừa sự xâm nhập hoặc phát tán của động vật, gen, dịch bệnh ra ngoài hoặc vào trong môi trường đó. - Thế hệ F1 gồm các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên. - Thế hệ F2 hoặc các thế hệ kế tiếp gồm các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát bởi cặp bố, mẹ thế hệ F1 trở đi [8]. Theo Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ ĐVHD và điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của bộ luật hình sự thì: - ĐVHD quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, ĐVR nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. - ĐVHD khác quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự là các loài ĐVR thông thường theo quy định của pháp luật và ĐVHD nguy cấp thuộc Phụ lục III Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- 5 - Động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, ĐVR nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. - Cá thể là một cơ thể động vật còn sống hoặc đã chết. Cũng được coi là cá thể đối với cơ thể động vật đã chết mà thiếu một hoặc một số bộ phận cơ thể (ví dụ: cá thể tắc kè đã chết thiếu nội tạng hoặc cá thể hổ đã chết thiếu chân). - Bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống là những bộ phận thực hiện các chức năng chuyên biệt của cơ thể động vật, ngay khi tách rời những bộ phận này khỏi cơ thể sống của động vật thì động vật đó chết (ví dụ: đầu, tim, bộ da, bộ xương...). - Sản phẩm của ĐVHD, động vật nguy cấp, quý, hiếm là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật (ví dụ: thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng...); động vật thủy sản đã qua sơ chế, chế biến ở dạng nguyên con; vật phẩm có thành phần từ các bộ phận của ĐVHD, động vật nguy cấp, quý, hiếm đã qua chế biến (ví dụ: cao nấu từ xương ĐVHD; túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da ĐVHD). - Động vật lớp khác quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự là động vật nguy cấp, quý, hiếm ngoài lớp thú, lớp chim, lớp bò sát nhưng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, ĐVR nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp [14]. Thuật ngữ mô hình gây nuôi được sử dụng trong Luận văn này nhằm thể hiện tương ứng với mỗi loài gây nuôi tại các cơ sở nuôi khác nhau sẽ là mỗi mô hình gây nuôi khác nhau. Ví dụ như cơ sở nuôi 01 loài là Lợn rừng
- 6 thì cơ sở nuôi đó có 01 mô hình gây nuôi (Lợn rừng); cơ sở nuôi 03 loài như Don, Cầy vòi hương, Cầy vòi mốc thì cơ sở nuôi đó có 03 mô hình gây nuôi (Don, Cầy vòi hương, Cầy vòi mốc); tổng cộng sẽ có 4 mô hình gây nuôi. 1.2. Vai trò của ngành gây nuôi động vật hoang dã Độ g vật h g dã cu g cấp thực phẩm quý ch c gười Trong điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu thực phẩm sạch tăng lên. Hơn nữa, ĐVHD là nguồn protein đa dạng, phong phú, có hàm lượng đạm cao, được sản sinh ra từ các hệ sinh thái xanh trong rừng nhiệt đới, là loại thực phẩm sạch đang được thịnh hành và được người tiêu dùng có thu nhập cao ưa chuộng; đặc biệt trong điều kiện dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, lợn tai xanh bùng phát như hiện nay. Chính vì vậy, nhu cầu gây nuôi ĐVHD phục vụ nhà hàng đặc sản là một vấn đề quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu về đặc sản ĐVHD, góp phần giảm áp lực săn bắt, buôn bán ĐVHD tự nhiên và các sản phẩm của chúng một cách bất hợp pháp [24]. Độ g vật h g dã cu g cấp d ô g m guyê iệu ch cô g ghiệp chế biế Nhiều sản phẩm của ĐVHD được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ rất được ưa thích trên thị trường. Nước ta có mùa đông không quá lạnh, đời sống nhân dân ta từ trước tới nay còn thấp nên việc sử dụng da lông động vật chưa phát triển và có truyền thống. Tuy nhiên, ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, về mùa đông vẫn có những đợt giá rét dưới 100C, ở những vùng cao, thung lũng núi đá nhiệt độ có thể xuống thấp hơn và có sương giá làm ảnh hưởng tới sản xuất, sức khỏe của con người. Vì vậy, khi đời sống được nâng cao, nền kỹ nghệ khai thác da lông được phát triển thì chắc chắn việc sử dụng da lông của ĐVHD để chống rét sẽ trở thành nhu cầu của nhân dân ta [24].
- 7 Mặt khác, mặt hàng da lông ĐVHD trên thế giới có giá trị cao, là nguồn thu ngoại tệ không nhỏ đối với các nước xuất khẩu da lông ĐVHD phát triển. Da lông ĐVHD thường được dùng may áo ấm, làm mũ, tất tay, giày. Chúng có khả năng giữ nhiệt tốt, hút ẩm cao và chống bụi, không có một loại vải nhân tạo nào có thể thay thế được những giá trị trên của da lông ĐVHD [24]. Độ g vật h g dã cu g cấp dược phẩm ch c gười Nhân dân ta có truyền thống lâu đời và rất ưa thích những vị thuốc khai thác từ động vật như nhung hươu, rượu tắc kè, rượu rắn, cao, mật… Tuy về mặt thành phần và cơ chế dược tính của nhiều vị thuốc động vật chưa được nghiên cứu kỹ nhưng về công dụng thì nhiều người biết đến. Trong bộ Nam thần dược, thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã liệt kê 213 loài động vật làm thuốc, 32 loài côn trùng, loài có vảy 8 loài, cá có 35 loài, loài có mai 6 loài, loài có vỏ 13 loài, chim có 39 loài, chim nước có 12 loài, gia súc có 26 loài, thú rừng có 36 loài và Hải Thượng Lãn Ông cũng ghi nhận trong Lĩnh nam bản thảo. Mặc dù giá trị dược phẩm của một số loài ĐVHD rất cao nhưng trữ lượng của chúng trong thiên nhiên hiện nay đã thuộc loại hiếm hoặc ít. Nhiều loài đã đưa vào danh sách những loài động vật cần được bảo vệ trong sách đỏ Việt Nam. Do đó, nếu biết tổ chức quản lý, khai thác và gây nuôi, chắc chắn đây là một nguồn dược liệu quan trọng, có giá trị kinh tế cao [24]. 4 G y uôi ộ g vật h g dã một tr g hữ g yếu t ể phát triể ki h tế Các mô hình gây nuôi ĐVHD đã làm tăng thu nhập, lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các hộ gia đình. Các nguồn thu nhập từ gây nuôi ĐVHD góp phần trang trải các nhu cầu hàng ngày hay dành dụm chi tiêu trong những lúc cần thiết của nông dân nghèo; đối với các gia đình khá giả thì có thể dùng tiền từ gây nuôi để kinh doanh hoặc mở rộng sản xuất, góp phần
- 8 vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số vùng nông thôn và miền núi. Các tài liệu nghiên cứu tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, thu nhập của các hộ gia đình gây nuôi ĐVHD cho hiệu quả kinh tế cao hơn các vật nuôi khác. Gây nuôi ĐVHD đều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, nuôi ba ba có thể cho thu nhập gấp vài chục lần so với trồng lúa, rau và gấp hàng trăm lần so với nuôi lợn, bò. Thu nhập từ nuôi rắn cao gấp 3 - 5 lần so với trồng lúa, rau màu và gấp vài chục lần so với nuôi bò, lợn. Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, nghề nuôi hươu, nai sinh sản và lấy lộc nhung cũng đem lại thu nhập cao hơn nhiều so với nuôi gà và gấp từ 5 - 10 lần so với nuôi lợn. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nuôi trăn và cá sấu cũng đem lại nguồn thu khá lớn, gấp hàng chục lần so với trồng lúa và hàng trăm lần so với nuôi lợn [24]. 5 Độ g vật h g dã dù g m si h vật cả h Nếu như trước đây, thú chơi chim thường dành cho các tầng lớp dân tộc nhà giàu để làm nguồn giải trí, vui chơi thì ngày nay loại hình này cũng khá phổ biến dành cho tất cả mọi người như: Họa mi, sơn ca, chích chòe, khướu, sáo, cu gáy, công, trĩ… Không những thế, các nguồn tài nguyên động vật như: Các loài chim, các loài thú còn thể hiện niềm văn hóa đậm đà bản sắc của một số dân tộc. Dân tộc Tây Nguyên – người H’Rê, Vân Kiều trong trường ca Đam San nổi tiếng là hình ảnh cánh chim được biểu tượng lòng dũng cảm, tính trung thực và khát khao tự do làm ăn, sum họp trong các nhà rông của những ngày lễ hội được mùa hoa trái [24]. 6 Độ g vật h g dã ược sử dụ g tr g ghiê cứu kh học Một số loài động vật có vai trò quan trọng trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, các cơ chế sinh học, sinh lý học nhằm phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cộng
- 9 đồng. Chẳng hạn, trong nghiên cứu thử nghiệm vacxin, người ta dùng chuột bạch để làm thí nghiệm hay nuôi khỉ vàng để sản xuất các loại vacxin phòng bệnh bại liệt ở trẻ em [24]. 7 Độ g vật h g dã giúp c bằ g si h thái Nhiều loài không những có giá trị to lớn về bảo tồn mà còn có chức năng sinh học quan trọng trong hệ sinh thái. Chúng là những loài ăn thịt có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng các hệ sinh thái; nhiều loài như thú ăn thịt, mèo rừng… là những loài thú có ích đối với sản xuất nông, lâm nghiệp. Mỗi năm, mỗi con giúp ta tiêu diệt từ 5000 - 6000 con chuột gây hại, chưa kể việc giúp chúng ta tiêu diệt một số côn trùng gây hại. Đồng thời, các hệ sinh thái này cũng là tiềm năng lớn trong phát triển chiến lược du lịch, góp phần vào sự nghiệp giáo dục, nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường [24]. 1.3. Tác động đối với môi trƣờng, kinh tế, xã hội của ngành gây nuôi động vật hoang dã 1.3.1. Tác động đối với môi trường của ngành gây nuôi động vật hoang dã a) Tác động tích cực Việt Nam đã thực thi hai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, giai đoạn 1991 - 2000 và 2001 - 2010. Thành tựu thực hiện hai chiến lược kinh tế - xã hội đó đã đưa đến sự tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt từ 7 - 8%, tỷ lệ các hộ đói nghèo giảm nhanh, kinh tế - xã hội ở các vùng miền núi đang phát triển ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Sự tăng trưởng tích cực của nền kinh tế cũng có tác động tích cực tới hoạt động bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Khuyến khích gây nuôi ĐVHD đã quy hoạch và đưa vào quản lý 128 rừng đặc dụng bao gồm nhiều hạng, có tác dụng dự trữ nguồn gen, các loài, các tập đoàn, nơi cư trú và các hệ sinh thái đặc thù và là nơi ngụ an toàn của nhiều loài ĐVHD, đặc biệt là các loài ĐVHD quý, hiếm và đặc hữu. Dần dần
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 248 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 241 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 76 | 24
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
105 p | 98 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
92 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 47 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn