intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: Tomcangnuongphomai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

72
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý rừng của KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Đánh giá được vai trò của cộng đồng đối với công tác quản lý rừng tại của KBTTN Xuân Nha. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý rừng tại của KBTTN Xuân Nha.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ VIẾT CHUNG NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã ngành: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BẾ MINH CHÂU HÀ NỘI, 2019
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Các trích dẫn trong tài liệu đã đƣợc đầy đủ. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học./. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 Ngƣời cam đoan Lê Viết Chung
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Nhà trƣờng, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, chính quyền địa phƣơng nơi thực tập và bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Ban lãnh đạo, cán bộ của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha và bà con nhân dân các xã Xuân Nha, Chiềng Xuân, Tân Xuân huyện Vân Hồ, xã Chiềng Sơn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Bế Minh Châu ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn khoa học giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp đúng thời hạn. Do điều kiện có hạn về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 Học Viên Lê Viết Chung
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .....................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ viii ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................ 3 1.1 Khái niệm về cộng đồng, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng .......................................................................................................... 3 1.1.1 Cộng đồng ................................................................................................ 3 1.1.2. Cộng đồng tham gia quản lý rừng. .......................................................... 4 1.1.3. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng ............................................................ 4 1.1.4. Quản lý rừng cộng đồng.......................................................................... 5 1.1.5. Đồng quản lý ........................................................................................... 7 1.1.6. Quản lý hợp tác ....................................................................................... 7 1.1.7. Nhóm hộ tham gia quản lý rừng ............................................................. 7 1.1.8. Quy ƣớc BV&PTR của cộng đồng ......................................................... 8 1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới................................................. 8 1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam: ............................................. 12 1.4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở địa phƣơng ............................................ 16 CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..18 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 18 2.2. Phạm vi và giới hạn của đề tài ................................................................. 18 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
  5. iv 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 19 2.4.1. Phƣơng pháp luận.................................................................................. 19 2.4.2. Phƣơng pháp và công cụ thu thập số liệu ............................................. 23 CHƢƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............................................................................................................28 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 28 3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới ........................................................................ 28 3.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 28 3.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn .................................................................. 31 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................... 33 3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cƣ ....................................................... 33 3.2.2. Kinh tế và đời sống ............................................................................... 34 3.2.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 36 3.3. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội ........................................... 38 3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 38 3.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 38 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................40 4.1. Đặc điểm cơ bản về tài nguyên rừng và công tác QLBVR tại KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La .................................................................................... 40 4.1.1 Đặc điểm tài nguyên rừng tại KBTTN Xuân Nha ................................. 40 4.1.2. Thực trạng công tác QLBVR tại KBTTN Xuân Nha ........................... 47 4.2. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong công tác QLBVR tại KBTTN Xuân Nha .......................................................................................... 57 4.2.1. Các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng trong công tác QLBVR 57 4.2.2. Một số nhân tố ảnh hƣởng tới sự tham gia của ngƣời dân dịa phƣơng trong công tac quản lý bảo vệ rừng tại KBTTN Xuân Nha. ........................... 63
  6. v 4.3. Đánh giá vai trò của cộng đồng đối với công tác QLBVR tại Khu BTTN Xuân Nha......................................................................................................... 72 4.3.1. Các cộng đồng địa phƣơng liên quan tới QLBVR ở KBTTN .............. 72 4.3.2. Vai trò và ảnh hƣởng của các tổ chức bên trong cộng đồng địa phƣơng đến công tác QLBVR tại KBTTN Xuân Nha ................................................. 75 4.3.3. Vai trò và ảnh hƣởng của các tổ chức bên ngoài cộng đồng địa phƣơng liên quan đến công tác QLBVR tại KBTTN Xuân Nha ................................. 79 4.3.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu cơ hội thách thức của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu .................................... 81 4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong công tác QLBVR tại KBTTN Xuân Nha ................................. 83 4.4.1. Giải pháp xây dựng cơ chế hợp tác quản lý rừng cho KBTTN Xuân Nha .................................................................................................................. 83 4.4.2. Những giải pháp về kinh tế ................................................................... 86 4.4.3. Những giải pháp về xã hội .................................................................... 90 4.4.4. Những giải pháp về khoa học công nghệ .............................................. 93 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ.......................................................................98 1. Kết luận ....................................................................................................... 98 2. Tồn tại ......................................................................................................... 99 3. Khuyến nghị: ............................................................................................. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Viết đầy đủ BVR Bảo vệ rừng BTTN Bảo tồn thiên nhiên CBFM Quản lý rừng dựa vào cộng đồng HGĐ Hộ gia đình IUCN Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế FAO Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên LSNG Lâm sản ngoài gỗ LNCĐ Lâm nghiệp cộng đồng NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia QLBVR Quản lý bảo vệ rừng QLR Quản lý rừng QLRCĐ Quản lý rừng cộng đồng SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức UBND Ủy ban nhân dân
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình dân số các xã trong vùng Khu bảo tồn ............................ 33 Bảng 3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp 4 xã trong Khu bảo tồn ................ 34 Bảng 4.1 Diện tích rừng và đất rừng tại KBTTN Xuân Nha .......................... 42 Bảng 4.2 Diện tích vùng đệm của KBTTN Xuân Nha ................................... 44 Bảng 4.3 Thống kê tình hình vi phạm QLBVR tại các xã trong KBTTN Xuân Nha giai đoạn 2016-2018 ................................................................................ 55 Bảng 4.4. Các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng KBTTN Xuân Nha .... 57 Bảng 4.5. Mức độ tham gia của ngƣời dân trong công tác bảo vệ rừng ......... 62 Bảng 4.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (S.W.O.T) của cộng đồng trong công tác QLBVR KBTTN Xuân Nha .................................. 82 Bảng 4.7. Đề xuất quản lý và khai thác bền vững một số loài lâm sản .......... 85
  9. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các bản và các xã nghiên cứu .................................................24 Hình 4.1 Hình mô tả hiện trạng rừng KBTTN Xuân Nha .......................................40 Hình 4.2: Diện tích rừng và đất rừng của KBTTN Xuân Nha ................................43 Hình 4.3. Cơ cấu sử dụng đất vùng đệm KBTTN Xuân Nha..................................44 Hình 4.4 Sơ đồ bộ máy BQL KBTTN Xuân Nha ....................................................48 Hình 4.5. Hình ảnh chữa cháy rừng tại KBTTN Xuân Nha ....................................50 Hình 4.6. Kiểm lâm KBTTN Xuân Nha phối hợp tổ BVR bản tuần tra BVR ......52 Hình 4.7. Sơ đồ mô hình tổ chức công tác quản lý bảo vệ rừng các xã ..................53 Hình 4.8. Thống kê tình hình vi phạm QLBVR các xã trong KBTTN Xuân Nha từ năm 2016-2018.............................................................................................................55 Hình 4.9. Ngƣời dân trong KBTTN đƣợc hỗ trợ cây ăn quả theo chính sách đầu tƣ phát triển rừng đặc dụng ..............................................................................................64 Hình 4.10. Hình ảnh ngƣời dân đan lát mây tre ........................................................65 Hình 4.11 Lò sấy măng ở xã Tân Xuân .....................................................................66 Hình 4.12. Các bƣớc tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện mô hình hợp tác quản lý rừng tại KBTTN Xuân Nha...........................................................................84
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống các Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) của Việt Nam bắt đầu đƣợc hình thành từ khi thành lập Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng năm 1962. Cho đến nay, đƣợc sự quan tâm của Chính phủ và của các cấp, các ngành, hệ thống Khu bảo tồn (KBT) của Việt Nam không ngừng đƣợc mở rộng về diện tích và số lƣợng. Tính đến năm 2018, cả nƣớc đã có 164 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích 2.265.753,88 ha[21]. Các Khu bảo tồn này đã thực sự trở thành “kho báu” quốc gia, phát huy tốt vai trò bảo vệ thiên nhiên, phòng hộ môi trƣờng, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Trong phần lớn các Khu bảo tồn ở Việt Nam đều có ngƣời dân sinh sống. Nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào tài nguyên của các Khu khu bảo tồn này. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động của nhiều KBT chƣa thực sự quan tâm đến những cộng đồng dân tộc này. Điều này đã đặt ngƣời dân với vai trò là ngƣời ngoài cuộc trong công tác bảo vệ rừng và BTTN. Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa bảo tồn với những lợi ích của cộng đồng dân tộc vốn sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng ngày càng trở nên gay gắt. Nhiều nơi, thay vì tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên, ngƣời dân đã đối đầu với lực lƣợng quản lý bảo vệ rừng và chính quyền địa phƣơng. Do đó để quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả và bền vững, không thể bỏ qua việc phát huy vai trò của cộng đồng ngƣời dân sống gần rừng trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Phát huy vai trò tham gia của các cộng đồng trong việc quản lý tài nguyên rừng vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc vừa giúp công tác quản lý rừng có hiệu quả và bền vững hơn. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La thành lập theo Quyết định số 3440/2002/QĐ-UBND ngày
  11. 2 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La. Hiện nay, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha nằm trên địa giới hành chính 4 xã: Tân Xuân, Xuân Nha, Chiềng Xuân (huyện Vân Hồ), xã Chiềng Sơn (huyện Mộc Châu), cách thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu 30 km về phía Tây Nam. Diện tích quy hoạch rừng đặc dụng Xuân Nha giai đoạn 2017 - 2025 là 18.141 ha [25]. KBTTN Xuân Nha đang đứng trƣớc thách thức rất lớn về áp lực tác động trực tiếp của ngƣời dân lên tài nguyên rừng của KBTTN, hiện nay phần lớn diện tích rừng không còn nguyên vẹn, rừng nguyên sinh ít bị tác động chỉ tồn tại từng vùng nhỏ ở những nơi cao, xa xôi, hiểm trở hoặc theo dải, theo đám dọc theo các khe suối sâu, sƣờn núi đá. Việc ngƣời dân vẫn vào KBTTN khai thác gỗ, củi, săn bắt động vật hoang dã, đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sự suy giảm các hệ sinh thái/đa dạng sinh học và triển khai các hoạt động bảo tồn phát triển của KBTTN. Trong những năm gần đây, Ban quản lý đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học, tổ chức ngăn chặn tình trạng xâm hại KBTTN, thực hiện trồng rừng, giao khoán bảo vệ, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cộng đồng bản xung quanh KBTTN về quản lý bảo vệ, tuy nhiên hiệu quả chƣa đƣợc cao. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng KBTTN Xuân Nha, từ đó đề xuất các giải pháp thu hút cộng đồng địa phƣơng tham gia bảo vệ tài nguyên rừng góp phần giảm áp lực của cộng đồng dân cƣ sống trong KBTTN, tôi tiến hành luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La”.
  12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm về cộng đồng, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng 1.1.1 Cộng đồng Theo Darcy Davis Case (1990) [30]: “Cộng đồng là nhóm ngƣời sống trên cùng một khu vực và thƣờng cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ xã hội chung hoặc có quan hệ gia đình với nhau”. Thuật ngữ “cộng đồng” theo FAO (1996)[33]: “cộng đồng là những ngƣời sống tại một chỗ trong một tổng thể hoặc là một nhóm ngƣời sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung”. Ở Việt Nam, cụm từ “cộng đồng” là sự kết hợp của hai từ “cộng” và “đồng”. Từ “cộng” đƣợc hiểu là cộng vào, gộp vào, thêm vào, kết hợp vào, còn từ “đồng” có nghĩa là cùng nhau, giống nhau, chung nhau về một số đặc điểm: nhân chủng học, lãnh thổ, phong tục tập quán, sở thích,... Từ ý nghĩa trên “cộng đồng” đƣợc hiểu là “Toàn thể những ngƣời sống thành tập thể hay xã hội mà có nhũng đặc điểm giống nhau, gắn bó với nhau thành một khối và giữa họ có một sự liên hệ, hợp tác với nhau để cùng nhau hoạt động, cùng nhau thực hiện những lợi ích của mình và lợi ích chung của toàn xã hội” . Nguyễn Hồng Quân (2000)[14] đã phân biệt cộng đồng ra làm hai loại: cộng đồng dân tộc và cộng đồng làng bản. Theo thống kê và phân tích của tác giả thì khái niệm “cộng đồng” đƣợc sử dụng trong quản lý rừng cộng đồng ở nƣớc ta là “cộng đồng thôn bản”. Theo Phạm Xuân Phƣơng (2001)[12]:“cộng đồng bao gồm toàn thể những ngƣời sống thành một xã hội có những điểm tƣơng đồng về mặt văn hóa, truyền thống, có mối quan hệ sản xuất và đời sống gắn bó với nhau, thƣờng có ranh giới không gian trong một làng, bản”.
  13. 4 Điều 5, Luật đất đai (2013) [15], xác định rõ: “Cộng đồng dân cƣ gồm cộng đồng ngƣời Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cƣ tƣơng tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ” đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Tại Điều 2, Luật Lâm nghiệp (2017) [16] đã định nghĩa “Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán.”. Nhƣ vậy, cộng đồng có thể là cộng đồng dân cƣ thôn, làng bản, cộng đồng các dòng họ, các nhóm ngƣời có những đặc điểm và lợi ích chung,… trong phạm vi nghiên cứu này, cộng đồng đƣợc hiểu theo nghĩa cộng đồng địa phƣơng là thôn, xóm. 1.1.2. Cộng đồng tham gia quản lý rừng. Cộng đồng tham gia quản lý rừng cũng có thể thay thế bằng một từ chung nhất là lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ). Theo FAO [33], LNCĐ là thuật ngữ bao trùm diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn ngƣời dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này. Hiện nay, ở Việt Nam có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chƣa có một định nghĩa chính thức nào đƣợc công nhận. Tuy nhiên, qua các cuộc hội thảo dƣờng nhƣ mọi ngƣời đều thống nhất ở Việt Nam có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa của FAO bao gồm quản lý rừng cộng đồng và quản lý rừng dựa vào cộng đồng. 1.1.3. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng Theo Denr (1990) [29] , Quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM), dựa trên quan điểm: “con ngƣời trƣớc và lâm nghiệp bền vững sẽ theo sau đó”, nó trao cho các cộng đồng quyền và trách nhiệm trực tiếp quản lý và hƣởng lợi từ tài nguyên rừng. Quan điểm này cho thấy CBFM nhắc đến việc phân cấp
  14. 5 quản lý rừng một cách mạnh mẽ trong đó nhấn mạnh đến giao quyền quản lý các khu rừng và tạo cơ hội cho ngƣời dân trong cộng đồng có quyền đƣợc hƣởng lợi từ rừng. Ở Việt Nam, quản lý rừng dựa vào cộng đồng là quản lý rừng đƣợc thực hiện bởi cộng đồng. Cộng đồng có thể là chủ thể quản lý rừng hoặc cộng đồng tham gia quản lý rừng và đƣợc chia sẻ lợi ích từ rừng. Hay nói cách khác, “Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là việc bảo vệ, xây dựng, phát triển và sử dụng rừng có sự tham gia điều hành bởi cộng đồng, bất kể rừng đó thuộc quyền sở hữu của cộng đồng hay không”. Hình thức này có thể chia thành hai đối tƣợng: - Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp…). - Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nƣớc (các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trƣờng, công ty lâm nghiệp nhà nƣớc, các trạm trại…) và các tổ chức tƣ nhân khác. Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp nhƣ bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với tƣ cách là ngƣời làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hƣởng lợi theo các cam kết trong hợp đồng. 1.1.4. Quản lý rừng cộng đồng Một khái niệm cụ thể hơn là “Quản lý rừng cộng đồng” đã đƣợc đề xƣớng và thực thi ở nhiều nƣớc, nó là một phạm trù của quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, nó nhấn mạnh và làm rõ quyền sở hữu rừng của cộng đồng, trên cơ sở đó cộng đồng tự tổ chức quản lý sử dụng theo nhu cầu và đảm bảo tính bền vững [32].
  15. 6 Quản lý rừng cộng đồng là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hƣởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng. Ở Việt Nam, khái niệm Quản lý rừng cộng đồng đƣợc hiểu là cộng đồng quản lý rừng thuộc sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng. Rừng của cộng đồng là rừng của làng bản đƣợc quản lý theo truyền thống trƣớc đây, rừng trồng của hợp tác xã trƣớc đây mà sau khi chuyển đổi hay giải thể hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản lý. Quản lý rừng cộng đồng là một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng với tƣ cách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động giao rừng, lập kế hoạch quản lý rừng và thực hiện các kế hoạch đó, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi, giám sát, đánh giá rừng do Nhà nƣớc giao cho cộng đồng. Theo Quyết định số 106/2006-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 27/11/2006 về ban hành bản hƣớng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cƣ thôn[1]: “Quản lý rừng cộng đồng là một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng dân cƣ thôn với tƣ cách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động giao rừng, lập kế hoạch quản lý rừng và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi, giám sát và đánh giá rừng do Nhà nƣớc giao cho cộng đồng”. Rừng cộng đồng là rừng của thôn đã đƣợc quản lý theo truyền thống trƣớc đây (quản lý theo các luật tục truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã đƣợc giao cho các hợp tác xã trƣớc đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản lý. Những diện tích rừng này có thể Nhà nƣớc chƣa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng, song
  16. 7 trên thực tế, mặc nhiên cộng đồng đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hƣởng lợi từ những khu rừng đó. Nhƣ vậy, thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cƣ thôn quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, đƣợc hình thành chủ yếu thông qua chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cƣ thôn, bao gồm các đối tƣợng chính sau: Cộng đồng trực tiếp quản lý những diện tích rừng hoặc những đám cây gỗ của họ từ lâu đời; Cộng đồng trực tiếp quản lý những khu rừng đƣợc Nhà nƣớc giao; Các hoạt động mang tính chất lâm nghiệp khác do cộng đồng tổ chức phục vụ lợi ích trực tiếp cho cộng đồng. 1.1.5. Đồng quản lý Đồng quản lý là sự thỏa thuận trực tiếp và tự nguyện giữa chủ rừng, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân cƣ trú hợp pháp trên địa bàn nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung là quản lý tài nguyên rừng một cách tốt nhất và thỏa mãn mục tiêu riêng của từng đối tác trên cơ sở thỏa thuận về trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và chia sẻ lợi ích tƣơng xứng với sự đóng góp của các bên một cách hợp pháp. 1.1.6. Quản lý hợp tác Quản lý hợp tác tài nguyên là một hình thức quản trị chia sẻ với sự tham gia của nhiều bên liên quan. Đây là một mô hình trong đó quyền ra quyết định, trách nhiệm, chi phí và hƣởng lợi trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đƣợc chia sẻ giữa các cơ quan nhà nƣớc và các bên tham gia cụ thể là cộng đồng địa phƣơng, những ngƣời phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên về mặt văn hóa hay sinh kế. 1.1.7. Nhóm hộ tham gia quản lý rừng Một số hộ gia đình là thành viên trong cộng đồng tạo thành nhóm, hợp tác cùng nhau quản lý rừng của các hộ thành viên, hoặc cùng nhau nhận
  17. 8 khoán bảo vệ rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức, cá nhân khác. 1.1.8. Quy ước BV&PTR của cộng đồng Là quy ƣớc do cộng đồng dân cƣ thôn lập ra, nhằm mục đích bảo vệ và phát triển rừng bằng việc kết hợp giữa truyền thống và tập tục của cộng đồng với chính sách của Nhà nƣớc, trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới Trong giai đoạn hiện nay quản lý rừng cộng đồng đang đƣợc xem nhƣ là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, hỗ trợ giải quyết tình trạng suy thoái tài nguyên, đã có không ít những mô hình quản lý tài nguyên cộng đồng đƣợc hình thành ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippine... Đây là những bài học quý giá cho quá trình xây dựng những giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam Ở Canada, trong bài viết của Shelly, E.E. ,1999 [37] về quản lý rừng cộng đồng ở VQG Vutut vừa là một khu BTTN vừa là khu di sản văn hoá của ngƣời thổ dân ở vùng Bắc Cực. Ban quản lý VQG đã phối hợp với chính quyền và thổ dân huy động lực lƣợng đã làm thay đổi chiều hƣớng bảo tồn tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị của VQG. Sự tham gia quản lý rừng cộng đồng đã kết hợp đƣợc các mối quan tâm và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn. Ban quản lý VQG giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội, còn dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó. Quản lý rừng cộng đồng đã giải quyết hài hoà mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc truyền thống của ngƣời dân, đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hoá. Quản lý rừng cộng đồng tại VQG Vutut đƣợc đánh giá là rất thành công, theo tác giả thì nó đƣợc thiết kế để “kết hợp giữa sự tốt đẹp nhất của hai thế giới” Nhà nƣớc văn minh và cộng đồng thổ dân.
  18. 9 Ở Nam Phi, Moenieba Isaacs và Najma Mohamed, 2000 [31]. Trong báo cáo “Hợp tác quản lý với ngƣời dân ở Nam Phi” đã nghiên cứu các hoạt động hợp tác quản lý tại VQG Richtersveld là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên và mỏ kim cƣơng. Các cộng đồng dân cƣ ở đây là những ngƣời di cƣ từ tỉnh Cape tới chủ yếu làm nghề khai thác kim cƣơng. Tuy nhiên đời sống của ngƣời dân vẫn rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện làm việc trong các hầm mỏ nguy hiểm. Ngƣời dân nhận thức chƣa cao về BTTN, trong khi đó công việc của họ là ảnh hƣởng tới ĐDSH. Ban quản lý VQG đã phải nghiên cứu phƣơng thức bảo tồn trong nhiều năm và cho đến năm 1991 mới chính thức tìm ra đƣợc phƣơng thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cƣ. Phƣơng thức này chủ yếu dựa trên hƣơng ƣớc quản lý bảo vệ tài nguyên (Contractual Agreement). Trong đó ngƣời dân cam kết bảo vệ ĐDSH trên địa phận của mình, còn chính quyền và Ban quản lý hỗ trợ ngƣời dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác. Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad 1999 [35], tại khu bảo tồn Hoàng gia Chitwan ở Nepal, cộng đồng dân cƣ vùng đệm đƣợc tham gia hợp tác với một số các bên liên quan quản lý tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% lợi nhuận thu đƣợc từ du lịch hàng năm sẽ đầu tƣ trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức thu hút cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng để phục vụ cho du lịch ở vùng đệm. Thái Lan là một nƣớc châu Á đƣợc đánh giá đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong công tác xây dựng các chƣơng trình quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng. Các cộng đồng dân cƣ có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng thƣờng rất thành thạo khi đóng vai trò là ngƣời bảo vệ hoặc tham gia quản lý khu Bảo tồn. Poffenberger, M. và McGean, B. 1993 [36], trong báo cáo “Liên minh cộng đồng quản lý rừng ở Thái Lan” đã có nghiên cứu điểm tại VQG
  19. 10 Dong Yai nằm ở Đông Bắc và khu rừng phòng hộ Nam Sa ở phía Bắc Thái Lan. Đó là những vùng quan trọng đối với công tác bảo tồn ĐDSH, đồng thời cũng là những vùng có nhiều điểm độc đáo về kinh tế xã hội, về thể chế truyền thống của cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Tại Dong Yai, ngƣời dân đã chứng minh đƣợc khả năng của họ trong việc tự tổ chức các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp với Cục Lâm nghiệp Hoàng gia xây dựng quản lý hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trƣờng sinh thái cũng nhƣ phục vụ lợi ích của ngƣời dân trong khu vực. Tại Nam Sa, cộng đồng dân cƣ cũng rất thành công trong công tác quản lý rừng phòng hộ. Họ khẳng định rằng nếu Chính phủ có chính sách khuyến khích và chuyển giao quyền lực thì họ chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát các hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng, các hoạt động phá rừng và tác động tới môi trƣờng. Quản lý rừng cộng đồng ở Thái Lan có thể trở thành bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam, bởi Thái Lan cũng là một nƣớc vùng Đông Nam Á, có một số đặc điểm tƣơng đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên và văn hoá xã hội. Ở VQG Vutut tại Canada, vừa là một KBT vừa là khu di sản văn hóa của ngƣời bản địa ở vùng Bắc Cực, đời sống của thổ dân ở đây đã đƣợc cải thiện rõ rệt khi họ đƣợc tham gia vào việc quản lý KBT. Tại đây ban quản lý VQG giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội, còn dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó. Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc truyền thống của ngƣời dân, bảo đảm cho sự thành công của công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hóa, đồng thời mang lại cuộc sống ổn định cho thổ dân sống phụ thuộc vào khai thác tài nguyên ở vƣờn. (Sherry, E.E., 2013).
  20. 11 Shuchenmann (2014) đã đƣa ra một ví dụ ở VQG Andringitra, là VQG thứ 14 của nƣớc cộng hòa Madagascar. VQG là một vùng núi có mối liên hệ giữa các hệ sinh thái, sinh cảnh, đa dạng sinh học và cảnh quan cũng nhƣ di tích văn hóa. Việc xây dựng VQG đã làm giảm diện tích chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi, gây ảnh hƣởng lớn đến sinh kế của cộng đồng. Vì vậy mà việc quản lý và bảo vệ tại VQG này rất khó khăn và phức tạp. Một nghiên cứu của Oli Krishna Prasad (2015), tại KBT Chitwan ở Nepal đã cho thấy việc xây dựng KBT này đã thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch rất lớn, nhất là du lịch sinh thái ở các vùng đệm. Với việc thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch đến với VQG Chitwan, đã giúp ngƣời dân ở đây phát triển các hoạt động dịch vụ làm cho đời sống của họ ngày càng đƣợc nâng cao. Đồng thời để bảo vệ đƣợc KBT, chính phủ đã xây dựng quy chế quản lý trong đó đƣa ra nghị định đảm bảo các quyền của ngƣời dân nhƣ: quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác nhƣ có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng, đổi lại ngƣời dân phải tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% thu đƣợc từ du lịch hàng năm sau đầu tƣ trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng. Qua một số nghiên cứu điển hình trên đã cho chúng ta thấy rằng, việc thành lập các VQG và KBT mặc dù đã gây ra những tác động tiêu cực lên sinh kế của cộng đồng sống xung quanh nhƣng cũng đã giúp cải thiện sinh kế của ngƣời dân sống phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên ở các khu vực này. Việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào quản lý các KBT là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao, đồng thời việc chia sẻ lợi ích thu đƣợc từ các KBT đã giúp nâng cao đời sống cộng đồng và tạo ra sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2