Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
lượt xem 7
download
Nội dung luận văn này trình bày về việc lạm dụng thuốc BVTV dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gây ngộ độc cho con người, gia súc, để lại lưu lượng trong cây Quế làm giảm chất lượng của vỏ quế cũng như gây tác hại lâu dài cho người sử dụng, làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, tăng tính chống thuốc của các loài sinh vật gây hại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN ĐỨC CẢNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ ĐÀO THỊNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. NGUYỄN THẾ NHÃ Hà Nội , 2019
- i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đôc lâp - Tƣ do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019 Ngƣời cam đoan Trần Đức Cảnh
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường – trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, các bác, các cô chú, các anh chị ở nơi thực tập cùng bố mẹ và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành và sâu sắc nhất đến GS.TS Nguyễn Thế Nhã đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Đào Thịnh, Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ PTNT huyện Trấn Yên, Trạm bảo vệ thực vật huyện Trấn Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên và quan tâm trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện về thời gian, tài chính và trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn này được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Trần Đức Cảnh
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Hiện nay, tình hình sâu bệnh hại các giống cây sản xuất lâm nghiệp ngày càng gia tăng, việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ cây trồng ngày càng được chú ý và quan tâm hơn. Việc sử dụng TBVTV để bảo vệ cây trồng đã hạn chế được nhiều thiệt hại cho người dân. Nhưng việc sử dụng hóa chất, thuốc BVTV chưa được quản lý chặt chẽ, các biện pháp quản lý chất thải từ việc sử dụng thuốc BVTV còn chưa cao nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường và hệ sinh thái, đặc biệt là môi trường đất và nước. Mục tiêu của luận văn tập trung nghiên cứu các loài sâu bệnh hại lên cây Quế và và hiện trạng sử dụng thuốc BVTV để diệt trừ sâu bệnh hại tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Từ đó, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thuốc BVTV góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. - Xác định được những loài sâu hại Quế tại khu vực nghiên cứu - Xác định các loại thuốc BVTV mà người dân thường xuyên sử dụng mỗi khi phát hiện sâu bệnh. - Đánh giá được hiện trạng sử dụng thuôc BVTV tại khu vực nghiên cứu; + Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn tại trong đất; + Đánh giá việc sử dụng các loại thuốc BVTV trên địa bàn; + Hiện trạng phân phối trên khu vực thực hiện đề tài các loại thuốc BVTV; - Đánh giá được thực trạng quản lý thuốc BVTV xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái + Thực trạng quản lý việc cung cấp thuốc BVTV trên khu vực nghiên cứu; - Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu; + Các giải pháp về quản lý: Bao gồm các quy định áp dụng cho các cơ
- iv sở phân phối, các chính sách nông nghiệp, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp cho người sử dụng thuốc BVTV trong khu vực thực hiện đề tài; + Công cụ kinh tế và công cụ giáo dục cộng đồng, tuyên tuyền cũng được đề xuất nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong việc sử dụng thuốc BVTV tại địa phương; + Ngoài ra, các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu, kiểm soát việc sử dụng các loại thuốc BVTV.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ x ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3 1.1. Khái niệm về thuốc BVTV .................................................................. 3 1.2. Thành phần cấu tạo và mức độ độc hại của thuốc BVTV .................... 4 1.3. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật ......................................................... 11 1.3.1. Phân loại theo dạng thương phẩm ....................................................11 1.3.2. Phân loại theo đối tượng gậy hại ......................................................11 1.3.3. Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ....................13 trong ngành trồng Chè) ..............................................................................14 1.3.4. Phân loại theo thời gian hủy..............................................................14 1.4. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường .................................... 15 1.4.1. Ô nhiễm môi trường đất ....................................................................17 1.4.2. Ô nhiễm môi trường nước .................................................................20 1.4.3. Ảnh hưởng của dư lượng Thuốc BVTV lên con người và động vật ..20 1.5. Đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người và hệ sinh thái từ thuốc BVTV22 1.5.1. Đánh giá rủi ro sức khỏe con người từ thuốc BVTV .........................22 1.5.2. Đánh giá độc tính ..............................................................................23 1.5.3. Đánh giá phơi nhiễm .........................................................................24
- vi 1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................ 28 1.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................28 1.6.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................28 Chƣơng 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 31 2.1.Mục tiêu nghiêncứu ............................................................................ 31 2.2. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................... 31 2.3. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................... 31 2.4. Nội dung nghiênc ứu ......................................................................... 31 2.4.1. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng thuốc BVTVtại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái; ........................................................................................31 2.4.2. Đánh giá công tác quản lý thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu; .....32 2.4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTV tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. ..........................................................32 2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 32 2.5.1. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. .........................................................................................................32 2.5.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTV tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ...................................................................35 Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 36 3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 36 3.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................36 3.1.2. Địa hình .............................................................................................36 3.1.3. Khí hậu thời tiết .................................................................................36 3.2. Các nguồn tài nguyên khác ................................................................ 37 3.2.1. Tài nguyên đất đai. ............................................................................37 3.2.2. Dân số. ...............................................................................................37
- vii 3.3.Kinh tế - xã hội. .................................................................................. 37 3.3.1. Sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.......................................................37 3.3.2.Công tác chăn nuôi - thú ý, thủy sản: .................................................39 3.4. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường:............................... 39 3.4.1. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên: ...............................................39 3.4.2. Công tác môi trường: ........................................................................40 3.4.3. Tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ: ..................................40 4.1. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ................................................................................................. 41 4.1.1. Các loại sinh vật gây hại Quế tại khu vực nghiên cứu ......................41 4.1.2. Hiện trạng phân phối và cung cấp thuốc BVTV tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái...............................................................................42 4.1.3. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV .......................................................44 4.1.4. Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường đất.................48 4.2. Đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp chất thải thuốc BVTV tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên ................................................................................ 58 4.2.1. Biện pháp quản lý ..............................................................................58 4.2.2. Biện pháp về kinh tế ...........................................................................67 4.2.3. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục cộng đồng ....................................68 4.2.4. Biện pháp về kỹ thuật .........................................................................69 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 79 TÀI LIỆU INTERNET .............................................................................. 80 PHỤ LỤC........................................................................................................
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BXD Bộ Xây dựng CNMT Công nghệ môi trường COD Nhu cầu oxi hóa học CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn EMP Kế hoạch quản lý môi trường ES Cán bộ giám sát môi trường KT-XH Kinh tế - xã hội NĐ Nghị định NTSH Nước thải sinh hoạt QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định QLMT Quản lý môi trường XDCT Xây dựng công trình XLNT Xử lý nước thải. TN&MT Tài nguyên và Môi trường TCKT Tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TP Thành phố TSS Tổng làm lượng chất rắn lơ lửng TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân WHO Tổ chức y tế thế giới
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1: Phân loại thuốc BVTV theo công dụng ...................................... 12 Bảng 1. 2: Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (LD50mg/kg chuột) ........................................................................................................... 14 Bảng 1. 3: Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy ......................... 14 Bảng 1. 4: Thời gian tồn lưu của thuốc BVTV trong đất .............................. 19 Bảng 1. 5: Thời gian bán phân hủy của các loại thuốc trừ sâu thuộc POPs ... 19 Bảng 4.1: Các loài sâu hại quế tại khu vực nghiên cứu ................................. 41 Bảng 4. 2: Danh mục thuốc BVTV thông thường sử dụng tại khu vực ......... 42 Bảng 4. 3: Số lượng cửa hàng vật tư đã bán trên địa bàn huyện Trấn Yên .... 43 Bảng 4. 4:Số lượng cửa hàng và vật tư tại xã Đào Thịnh năm 2017 ............. 44 Bảng 4.5: Thống kê lượng TBVTV sử dụng tại 3 thôn có diện tích trồng Quế nhiều nhất của xã ......................................................................................... 45 Bảng 4.6: Tình hình sử dụng đồ bảo hộ khi dùng thuốc BVTV của các hộ dân.46 Bảng 4.7: Tình hỉnh sử dụng và thải bỏ chất thải thuốc BVTV của các hộ dân47 Bảng 4. 8 :Khảo sát nguồn tiếp nhận nước thải sau khi phun thuốc BVTV (rửa bình xịt) ........................................................................................................ 47 Bảng 4. 9: Phương án thải bỏ và xử lý chất thải rắn từ thuốc BVTV của các hộ dân .......................................................................................................... 48 Bảng 4. 10. Kết quả phân tích hàm lượng (PO43-) trong đất .......................... 50 Bảng 4. 11. Hàm lượng Ni tơ dễ tiêu N (NH4+) trong đất khu vực thực hiện đề tài ................................................................................................................. 52 Bảng 4.12. Nồng độ pH trong đất khu vực thực hiện đề tài .......................... 53 Bảng 4.13. Hàm lượng cacbon hữu cơ tổng sổ trong đất khu vực thực hiện đề tài …………………………………………………………………………...55 Bảng 4. 14: Quy định pháp chế liên quan đến thuốc BVTV................. ..……56
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1: Thuốc BVTV trong hệ thống nông nghiệp ................................... 15 Hình 1. 2: Chu trình Thuốc BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp ............... 17 Hình 1. 3: Tác hại của TBVTV đối với con người ........................................ 21 Hình 4. 1: Hình ảnh về việc mang đồ bảo bộ trong sử dụng thuốc BVTV của người dân ..................................................................................................... 46 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện hàm lượng (PO43-) trong đất ............................... 51 Hình 4. 3. Biểu đồ thể hiện hàm lượng N (NH4+) trong đất........................... 52 Hình 4. 4. Sơ đồ thể hiện nồng độ pH trong đất ............................................ 53 Hình 4. 5. Biểu đồ thể hiện hàm lượng cacbon hữu cơ tổng sổ trong đất ...... 55
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, các loài cây cỏ dại gây hại và làm giảm năng suất cũng như chất lượng các loại cây trồng. Do vậy việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu bệnh hại, dịch bệnh bảo vệ cây trồng, tăng năng suất là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Từ xưa nhân dân các dân tộc nước ta đã nhận biết được lợi ích của cây quế và sử dụng quế vào nhiều mục đích. Trước hết quế được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, vỏ quế được mài ra trong nước đun sôi để nguội để uống, hoặc trong các bài thuốc có quế để chữa một số bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông huyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên. Chống lại giá lạnh và có tính chất sát trùng. Quế được nhân dân coi như một trong bốn vị thuốc rất có giá trị: Sâm, nhung, quế, phụ. Quế Giao chỉ (quế Việt Nam) trước đây được coi là sản vật quý giá, có giá trị như ngà voi, chim công… sử dụng để làm quà ngoại giao, biếu tặng trong và ngoài nước. Quế được sử dụng một khối lượng lớn để làm gia vị vì quế có vị thơm, cay và ngọt có thể khử bớt được mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho các món ăn hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hoá. Quế còn được sử dụng trong các loại bánh kẹo, rượu: như bánh quế, kẹo quế, rượu quế được sản xuất và bán rất rộng rãi. Hiện nay, tình hình sâu bệnh hại các giống cây sản xuất lâm nghiệp ngày càng gia tăng, việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ cây trồng ngày càng được chú ý và quan tâm hơn. Việc sử dụng TBVTV để bảo vệ cây trồng đã hạn chế được nhiều thiệt hại cho người dân. Nhưng việc sử dụng hóa chất, thuốc BVTV chưa được quản lý chặt chẽ, các biện pháp quản lý chất thải từ
- 2 việc sử dụng thuốc BVTV còn chưa cao nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường và hệ sinh thái, đặc biệt là môi trường đất và nước. Bên cạnh đó, việc sử dụng tùy tiện, lạm dụng thuốc BVTV dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gây ngộ độc cho con người, gia súc, để lại lưu lượng trong cây Quế làm giảm chất lượng của vỏ quế cũng như gây tác hại lâu dài cho người sử dụng, làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường,tăng tính chống thuốc của các loài sinh vật gây hại. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm về thuốc BVTV Trong nông nghiệp, có rất nhiều mối nguy cơ có thể ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng của nông sản như sâu bệnh, cỏ dại, chuột, mối, mọt, thiên tai, bão, lũ, nấm,.. Các nguồn thực phẩm như rau, quả, dược liệu,..là những sản phẩm nông nghiệp đặc biệt, cũng có nguy cơ mắc phải các dịch bệnh. Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng...), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng, nông sản, chống lại sự phá hoại của những loài sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, rong rêu, cỏ dại...)(Nguyễn thị Hồng Hạnh, 2006). Thuốc BVTV là những loại hóa chất bảo vệ cây trồng hoặc những sản phẩm bảo vệ mùa màng, là những chất được tạo ra để chống lại và tiêu diệt loài gây hại hoặc các vật mang mầm bệnh. Chúng cũng gồm các chất để đấu tranh với các loại sống cạnh tranh với cây trồng cũng như nấm bệnh cây. Ngoài ra, các loại thuốc kích thích sinh trưởng, giúp cây trồng đạt năng suất cao cũng là một dạng của thuốc BVTV. Thuốc BVTV là những hóa chất độc, có khả năng phá hủy tế bào, tác động đến cơ chế sinh trưởng, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại và cả cây trồng, vì thế khi các hợp chất này đi vào môi trường, chúng cũng có những tác động nguy hiểm đến môi trường, đến những đối tượng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Và đây cũng là lý do mà thuốc BVTV nằm trong số những hóa chất đầu tiên được kiểm tra triệt để về bản chất, về tác dụng cũng như tác hại.
- 4 Những sinh vật gây hại cây trồng và nông sản được gọi chung là dịch hại, do vậy những thuốc dùng để diệt trừ dịch hại được gọi là thuốc trừ dịch hại hoặc thuốc BVTV. Ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, khô cây giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện; những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt. Theo từ điển bách khoa bảo vệ thực vật (NXB Nông nghiệp – 1996, Đường Hồng Dật chủ biên) “Thuốc bảo vệ thực vật hay còn gọi là thuốc trừ dịch hại là tất cả các chất hay hỗn hợp các chất dùng để ngăn ngừa, tiêu diệt các loại dịch bệnh gây hại của cây trồng, nông lâm sản,… hoặc các loài dịch bệnh cản trở quá trình chế biến, bảo quản nông sản. Thuốc trừ hại còn bao gồm các chất có tác dụng điều hòa, kích thích sinh trưởng cây trồng, bảo quản nông sản”. Dư lượng thuốc BVTV: Dư lượng thuốc BVTV là phần còn lại của các hoạt chất, chất mang, các phụ trợ khác cũng như các chất chuyển hoá của chúng và tạp chất, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước sau khi sử dụng chúng. Các phần này có khả năng gây độc; còn lưu trữ một thời gian trên bề mặt của vật phun và trong môi trường. 1.2. Thành phần cấu tạo và mức độ độc hại của thuốc BVTV Thuốc BVTV đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tùy theo từng loại thuốc BVTV mà cấu tạo thành phần thuốc khác nhau từ đó dẫn đến những đặc trưng về tính chất hóa học mức độ độc hại riêng của từng loại thuốc, cụ thể như sau: Thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ - Đặc điểm chung: + Công thức có chứa: Cl, C, H, O, S..., luôn có chứa nguyên tử Clo và các vòng bezen hay dị vòng.
- 5 + Ít tan trong nước, tan trong nhiều dung môi hữu cơ + Có độ bền hóa học lớn, thời gian phân hủy chậm từ vài năm đến vài chục năm + Có độc tính cao. - Công thức cấu tạo + DDT: C14H9Cl5 + BHC (666): C6H6Cl6 - Độc tính: LD50 = 113 mg/kg (DDT) và 125 mg/kg (BHC) Tích lỹ trong cơ thể đặc biệt ở mô mỡ và mô sữa, gây ung thư, sinh quái thai, dị tật... - Triệu chứng ngộ độc cấp tính: + Nôn mửa, ỉa chảy. + Run cơ bắt đầu ở mặt rồi đến các đầu chi, sau đó co giật rung, co giật toàn thân rồi đi vào hôn mê. + Thở nhanh sau đó rối loạn hô hấp, dần dần liệt hô hấp, chú ý liệt cơ hô hấp có thể xuất hiện nhiều giờ sau nhiễm độc - Điều trị ngộ độc. + Nếu chất độc thấm qua da, cần rửa sạch da, thay quần áo nhiễm. + Nếu do uống thì rửa dạ dày càng sớm càng tốt, với nhiều nước sau đó cho dầu Paraffin 200ml. + Tăng đào thải thuốc qua nước tiểu: Lasix 20 mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại 6 giờ 1 lần Truyền tĩnh mạch dung dịch Natriclorua 9%0 hoặc glucose 5% ngày 3 – 4 lít + Chống co giật: gardenal 0,10g hoặc Seduxen 10mg tiêm bắt thịt. + Hồi sức hô hấp là cơ bản: hô hấp nhân tạo + Trợ tim mạch. + Truyền dịch, chống sốc nếu có. - Xét nghiệm:
- 6 + Mẫu thử: Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ... + Xử lý mẫu: Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A). + Xác định Phản ứng cắt Clo hữu cơ; Sắc ký lớp mỏng; Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ; Quang phổ UV - VIS. Thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ: - Đặc điểm chung: + Công thức hóa học có chứa: P, C, H, O, S... + Tác động rất nhanh. + Ít tan trong nước nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ, thời gian bán hủy nhanh. + Rất độc và gây ngộ độc cấp tính cao. + Thải ra ngoài theo đường nước tiểu. - Công thức cấu tạo: + Methyl parathion (Wofatox): C8H10NO5PS. + Parathion: C10H14NO5PS. + DDVP (Dichlovos): C4H7Cl2O4P. + Dipterex (Trichlorfon ): C4H8Cl3O4P - Độc tính: + Methyl parathion: LD50 (chuột) = 25 -50mg/kg + DDVP: LD50 = 80 mg/kg + Dipterex: LD50 = 630 mg/kg - Triệu chứng ngộ độc. Các triệu chứng xuất hiện vài giờ sau khi bị ngộ độc:
- 7 + Cường phế vị: nôn, đau bụng, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, co đồng tử, ỉa đái không chủ động, mạch chậm, huyết áp hạ, co thắt phế quản, tăng tiết dịch phế quản, ho, đôi khi phù phổi, ngừng thở. + Về thần kinh vận động: co giật mí mắt, cơ mặt, rụt lưỡi, co cơ cổ và lưng có khi cứng toàn thân. + Về thần kinh trung ương: hoa mắt, chóng mặt, run, vật vã, cơn co giật, nói khó, lẫn lộn, có khi bị hôn mê. + Nếu bị nhẹ, các triệu chứng giảm dần sau 2 – 3 ngày, đến khi tới 2 – 3 tuần lễ. Những trường hợp rất nặng chết rất nhanh, có trường hợp trong vòng 30 phút đến 1 – 2 giờ do tăng tiết phế quản, liệt cơ hô hấp. + Test atropin: tiêm tĩnh mạch 2 mg Atropin: Đồng tử ít thay đổi, không giãn to, mạch không nhanh lên hoặc nhanh ít: nghĩ đến ngộ độc do phospho hữu cơ. Đồng tử giãn to ngay, mạch nhanh ngay, da đỏ nóng, nếu bệnh nhân tỉnh sẽ vật vã, kích thích: không nghĩ đến ngộ độc do phospho hữu cơ. - Điều trị ngộ độc. + Nếu chất độc vào qua đường tiêu hoá, phải rửa dạ dày bằng dung dịch Natri bicarbonat. Rửa nhiều nước cho đến khi hết chất độc trong nước rửa dạ dày (có khi tới 40 – 60 lít), nước ấm. Uống than hoạt, lòng trắng trứng. + Nếu chất độc ở da, phải rửa da bằng nước xà phòng. + Dùng Atropin liều cao: tiêm tĩnh mạch 0,5 – 2 mg, cứ 2 giờ 1 lần cơ thể nhẹ, cứ 15 phút 1 lần với thể nặng cho đến khi da nóng, đồng tử giãn 5 mm (tình trạng thấm Atropin). Theo dõi đồng tử, ví dụ sau 20 phút, đồng tử co lại < 4mm thì cứ 20 phút tiêm nhắc lại, đồng tử và mạch trở lại bình thường, liều dùng Atropin có khi tới 60mg. + Dấu hiệu ngộ độc Atropin: Đồng tử giãn to, mồm khô, mắt đỏ, nhịp tim nhanh. Nếu có thuốc 2-PAM dung dịch 2,5%: 1 – 2g tiêm tĩnh mạch chậm 5- 10 phút, sau nhỏ giọt tĩnh mạch 0,5 g/giờ.
- 8 + Chống tim mạch: bù dịch bằng dung dịch Ringer lactat, dung dịch muối0,9%.Hồi sức hô hấp: thở ôxy, nếu suy hô hấp cấp, đặt Masque bóp bóng và chuyển tuyến bệnh viện ngay. + Kháng sinh chống bội nhiễm. + Xét nghiệm + Mẫu thử: Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ... + Xử lý mẫu: Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A). + Xác định Phản ứng tạo Indophenol Sắc ký lớp mỏng Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ Quang phổ UV - VIS. Thuốc trừ sâu nhóm Carbamat hữu cơ - Đặc điểm chung + Công thức hóa học dẫn xuất từ acid carbamic (NH2COOH) + Tác động nhanh + Gây độc cấp tính khá cao, tác động hệ thần kinh, tích lỹ nhanh. + Ít tan trong nước nhưng dễ tan trong dung môi hữu cơ. + Thời gian bán hủy nhanh. - Công thức cấu tạo: + Bassa: C12H17NO2 + Mipcin (Isoprocarb): C11H15NO2 - Độc tính: + Bassa: LD50 = 340-410 mg/kg + Mipcin (Isoprocarb): LD50 = 483 mg/kg. - Triệu chứng ngộ độc cấp:
- 9 + Nhịp tim chậm làm bệnh nhân ngất xỉu; tụt huyết áp, tăng tiết dịch và tăng co thắt cơ trơn phế quản khiến nạn nhân khó thở, tím tái + Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy do tăng nhu động ruột, mờ mắt, hoa mắt do giảm nhãn áp; ngoài ra bệnh nhân có thể bị nhức đầu, ù tai và hôn mê. Nạn nhân sẽ tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. - Điều trị ngộ độc: Điều trị như ngộ độc Phospho hữu cơ nhưng chỉ dùng PAM trong những trường hợp nặng. - Xét nghiệm. + Mẫu thử: Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ... + Xử lý mẫu: Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A). + Xác định Sắc ký lớp mỏng Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ Quang phổ UV - VIS. Thuốc trừ sâu nhóm Pyrethroid - Đặc điểm chung: + Hoạt chất Pyrethrin được chiết xuất từ cây hoa cúc Pyrethrum cinerariaetrifolium. + Gây độc cấp tính yếu. Tác động hệ thần kinh gây thiếu oxy. + Đào thải qua nước tiểu. + Ít tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ. - Công thức cấu tạo + Cypermethrin: C22H19Cl2NO3. + Permethrin: C21H20Cl2O3 - Độc tính: + Cypermethrin: LD50 = 215 mg/kg
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 248 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 240 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản trị Văn phòng của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
110 p | 172 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 139 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 33 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn