intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và phân tích hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất rừng sản xuất sau khi được giao của cộng đồng và người dân địa phương tại khu vực nghiên cứu. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho cộng đồng và người dân địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

  1. PHẠM HOÀNG HUYNH ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM HOÀNG HUYNH  LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI  HUẾ - 2018 HUẾ - 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM HOÀNG HUYNH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số: 885.01.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ TÙNG ĐỨC HUẾ - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, đảm bảo trích dẫn đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này. Phú Yên, tháng 05 năm 2018 Tác giả Phạm Hoàng Huynh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt của quý thầy cô giáo, các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Ngô Tùng Đức đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp - trường Đại học Nông Lâm Huế đã truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ nơi tôi đang công tác, Sở Khoa học Công nghệ, Ủy ban nhân dân huyện Đồng Xuân, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Xuân và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Xuân, đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Do hạn chế về thời gian nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự thông cảm và ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Phú Yên, tháng 05 năm 2018 Tác giả Phạm Hoàng Huynh
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.1. Một số khái niệm có liên quan .............................................................................. 3 1.1.1. Đất đai ............................................................................................................... 3 1.1.2. Đất lâm nghiệp và phân loại đất lâm nghiệp ....................................................... 3 1.1.3. Đất rừng sản xuất ............................................................................................... 4 1.1.4. Sử dụng đất ........................................................................................................ 4 1.1.5. Quản lý sử dụng đất ........................................................................................... 5 1.1.6. Biến động sử dụng đất........................................................................................ 5 1.2. Vai trò của đất đai trong sản xuất rừng sản xuất .................................................... 6 1.3. Các đặc tính của đất rừng sản xuất ........................................................................ 8 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất rừng sản xuất ....................................... 8 1.4.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên ........................................................................ 8 1.4.2. Các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 9 1.5. Quản lý Nhà nước về đất đai ............................................................................... 10 1.5.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về đất đai ............................................................ 10
  6. iv 1.5.2. Ý nghĩa của quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng ......................................... 11 1.5.3. Mục đích của quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng ....................................... 11 1.5.4. Vai trò của quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng ........................................... 11 1.6. Sử dụng tài nguyên đất rừng ............................................................................... 11 1.6.1. Nguyên tắc sử dụng đất rừng............................................................................ 11 1.6.2. Các xu hướng chính trong sử dụng đất rừng ..................................................... 11 1.6.3. Đặc điểm sử dụng đất rừng ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng............................................................................................................. 11 1.7. Đánh giá hiệu quả giao đất rừng sản xuất ............................................................ 12 1.7.1. Quan điểm hiệu quả trong công tác giao đất lâm nghiệp................................... 12 1.7.2. Đặc điểm tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả giao đất lâm nghiệp ............................. 13 1.8. Những chính sách quản lý đất và rừng tại ở Việt Nam ........................................ 13 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 20 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 20 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 20 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 20 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 20 2.3.1. Khung lý luận nghiên cứu ............................................................................... 20 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 21 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 23 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu ............................ 23 3.1.1.Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 23 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 31 3.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Đồng Xuân ........................................ 37 3.2.1. Hiện trạng các loại đất chính ở huyện Đồng Xuân năm 2016 ........................... 37 3.2.2. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Xuân .................. 42 3.2.3. Biến động sử dụng đất huyện Đồng Xuân ........................................................ 44
  7. v 3.3. Thực trạng quản lý đất lâm nghiệp huyện Đồng Xuân ......................................... 48 3.3.1. Công tác quản lý nhà nước về đất rừng sản xuất tại huyện Đồng Xuân............. 48 3.3.2. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đất đai ............................... 48 3.3.3. Xác định ĐGHC, lập và quản lý hồ sơ ĐGHC, lập bản đồ hành chính ............. 49 3.3.4. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ................................................... 49 3.3.5. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........................................................ 51 3.3.6. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất . 51 3.3.7. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ ... 52 3.3.8. Thống kê, kiểm kê đất đai ................................................................................ 52 3.3.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản .................................................................................................................................. 52 3.3.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất .... 53 3.3.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai .................................................................................. 53 3.3.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai .................................................................................. 54 3.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai ............................................... 54 3.4. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong giao đất và quản lý đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện Đồng Xuân ..................................................................... 55 3.4.1. Thuận lợi.......................................................................................................... 55 3.4.2. Khó khăn ......................................................................................................... 55 3.4.3. Cơ hội .............................................................................................................. 56 3.4.4. Thách thức ....................................................................................................... 56 3.5. Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện Đồng Xuân ................................................................................................................ 57 3.5.1. Các mô hình quản lý, sử dụng đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện Đồng Xuân .................................................................................................................................. 57 3.5.2. Hiệu quả quản lý, sử dụng đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện Đồng Xuân.... 68 3.5.3. Những tồn tại trong sử dụng đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện Đồng Xuân 69
  8. vi 3.6. Đề xuất các giải pháp về quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất bền vững và hiệu quả trên địa bàn huyện Đồng Xuân ............................................................................ 71 3.6.1. Hoàn thiện công tác ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và tổ chức thực hiện các văn bản ......................................................... 71 3.6.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng.............................. 72 3.6.3. Hoàn thiện việc giao đất, giao rừng .................................................................. 73 3.6.4. Hoàn thiện công tác đăng ký, lập và quản lý sổ địa chính, cấp GCNQSDĐ rừng .................................................................................................................................. 74 3.6.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra trong việc chấp hành luật pháp và chính sách về sử dụng đất rừng............................................................................................ 74 3.6.6. Giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu nại đi đôi với tuyên truyền giáo dục pháp luật ............................................................................................................................ 74 3.6.7. Tổ chức bộ máy và đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về đất rừng................................................................................................................. 75 3.6.8. Tăng cường trách nhiệm của các sở, ban, ngành và địa phương trong các tác quản lý, bảo vệ rừng .................................................................................................. 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 78 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 78 2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 81
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải DTTN: Diện tích tự nhiên Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời Flitch: sống vùng Tây Nguyên FAO: Food and Agriculture Organization: Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HTX: Hợp tác xã KT- XH: Kinh tế - Xã hội NĐ-CP: Nghị định – chính phủ QH, KHSD: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBND: Ủy ban nhân dân WB3: Dự án World Bank 3
  10. viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Một số đặc trưng chính của sông ngòi huyện Đồng Xuân......................... 24 Bảng 3.2. Khả năng xuất hiện lũ ở La Hai và Phú Mỡ vào các tháng ....................... 27 Bảng 3.3. Diện tích các nhóm đất chính toàn huyện so với toàn tỉnh ........................ 29 Bảng 3.4. Sự phân chia dân số theo giới tính và theo khu vực .................................. 34 Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng các loại đất chính ở huyện Đồng Xuân năm 2016 ...... 38 Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp năm 2016 .......................................... 42 Bảng 3.7. Biến động tổng diện tích đất giai đoạn 2005 - 2016 .................................. 44 Bảng 3.8. Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2005 - 2016 ....................... 46 Bảng 3.9. Bảng dự toán thu nhập 01 ha rừng trồng đối với loại cây xuất khẩu và cây lấy gỗ đến hết chu kỳ............................................................................... 62 Bảng 3.10. Bảng dự toán thu nhập 01 ha rừng trồng đối với địa hình đồi núi và bằng phẳng đến hết chu kỳ ............................................................................... 63
  11. ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1. Vị trí địa lý của huyện Đồng Xuân .............................................................. 23 Hình 3.2. Cơ cấu các loại đất chính huyện Đồng Xuân 2016 ....................................... 40 Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đồng Xuân , tỉnh Phú Yên năm 2016.. 40 Hình 3.4. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp ................................................................. 41 Hình 3.5. Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp ........................................................... 42 Hình 3.6. Cơ cấu đất lâm nghiệp huyện Đồng Xuân 2016 ........................................... 43 Hình 3.7. Cơ cấu biến động sử dụng đất huyện Đồng Xuân 2016 ............................... 45 Hình 3.8. Bản đồ phân bố rừng sản xuất của các đối tượng quản lý, sử dụng............... 57 Hình 3.9. Thu thập số liệu tại Ban quản lý rừng huyện Đồng Xuân.............................. 58 Hình 3.10. Khảo sát rừng sản xuất của các tổ chúc kinh tế trên huyện Đồng Xuân ...... 61 Hình 3.11. Khảo sát rừng sản xuất của các hộ dân tại xã Xuân Quang 3 ...................... 63 Hình 3.12. Thu thập số liệu từ các bộ chuyên trách xã Xuân Quang 1.......................... 65 Hình 3.13. Thu thập số liệu từ các bộ chuyên trách xã Xuân Quang 2.......................... 65 Hình 3.14. Thu thập số liệu từ các bộ chuyên trách xã Xuân Quang 3.......................... 66 Hình 3.15. Vùng keo ở vùng đất bằng ......................................................................... 66 Hình 3.16. Vùng keo ở vùng đất đồi núi...................................................................... 67 Hình 3.17. Cây keo sau khi khai thác .......................................................................... 67
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, công tác quản lý, sử dụng đất đai nói chung và quản lý, sử dụng đất rừng sản xuất nói riêng trên địa bàn tỉnh Phú Yên được quan tâm thực hiện. Ngày 22/6/2016, UBND tỉnh Phú Yên ban hành chương trình hành động về triển khai thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 04/5/2016 của ban thường vụ Tỉnh Ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Để hưởng ứng chương trình hành động của UBND Tỉnh, UBND huyện Đồng Xuân tổ chức buổi hội thảo về chủ đề “ mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững” với đầy đủ sự tham gia của các ban nghành trong huyện và ban quản lý rừng, các doanh nghiệp tư nhân trồng rừng và các cá nhân điển hình về trồng rừng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất vẫn còn những hạn chế, bất cập, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng. Huyện Ðồng Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Yên, diện tích đất rừng sản xuất rất lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội dựa vào rừng sản xuất. Các năm trở lại đây sản xuất lâm nghiệp có xu hướng phát triển tốt đã góp phần đáng kể trong quá trình cải thiện đời sống của nhân dân. Việc quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện còn có một số vấn đề cần được quan tâm và được mở rộng. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại cần quan tâm đó là: Chưa có quy hoạch tổng thể về quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp; cơ chế, chính sách về phát triển lâm nghiệp còn hạn chế. Người dân sống phụ thuộc vào lâm nghiệp là chủ yếu, việc phá rừng làm rẫy bảo đảm cuộc sống của người dân vẫn thường xuyên xảy ra, diện tích đất có rừng ngày càng giảm, phát triển kinh tế lâm nghiệp mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, quá trình canh tác của người dân theo truyền thống, tập quán khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp của người dân còn chưa hợp lý, thiếu bền vững, chưa áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật. Xuất phát từ những vấn đề cấp bách nói trên, nhằm đánh giá thực trạng, dự báo tình hình, cung cấp thông tin, đề xuất giải pháp trong quá trình quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững là việc phải làm. Do đó đề tài “Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên” là rất cần thiết.
  13. 2 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Kết quả nghiên cứu nhằm xác định cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định thực trạng công tác giao đất rừng sản xuất, quản lý và sử dụng đất sau khi được giao tại khu vực nghiên cứu. - Xác định và phân tích hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất rừng sản xuất sau khi được giao của cộng đồng và người dân địa phương tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho cộng đồng và người dân địa phương. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn về mặt lý luận, phân tích, dự báo biến động trong quá trình quản lý, sử dụng đất rừng sản xuất của huyện Đồng Xuân. - Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần phát triển rừng sản xuất theo hướng bền vững và các cơ sở khoa học nhằm định hướng việc sử dụng đất rừng sản xuất hợp lý tại huyện Đồng Xuân. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất bền vững của huyện và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, giúp cho các nhà quản lý và người dân của vùng nghiên cứu chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng gò, đồi và bảo vệ môi trường sinh thái.
  14. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1. Đất đai Đất đai là một phần của bề mặt trái đất chứa đựng các đặc tính bền vững hợp lý, mang tính chu kỳ ổn định, các thuộc tính theo chiều dọc cả ở trên và dưới bề mặt Trái đất, bao gồm khí quyển, thủy quyển, đất và địa chất phía dưới, các quần thể động thực vật cùng những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại xét ở phạm vi có ảnh hưởng quan trọng đến việc sử dụng đất của con người trong hiện tại và tương lai. Tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Như vậy, đất được hiểu như một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm: (khí hậu, địa mạo/địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của con người). Đất đai được hiểu là một vùng đất có vị trí cụ thể, có ranh giới và có những thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, địa chất, địa mạo, thủy văn, động thực vật và các hoạt động sản xuất của con người. 1.1.2. Đất lâm nghiệp và phân loại đất lâm nghiệp Theo định nghĩa của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), đất lâm nghiệp là một bộ phận của đất nông nghiệp, là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp khoanh nuôi tự nhiên. Đất lâm nghiệp bao gồm ba loại đất chính đó là: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, cụ thể như sau: - Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. - Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. - Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
  15. 4 Đối với đất lâm nghiệp chưa có rừng, gồm 4 loại như sau: + Đất có rừng trồng chưa thành rừng: là đất đã trồng rừng nhưng cây trồng có chiều cao trung bình chưa đạt 1,5 m đối với các loài cây sinh trưởng chậm hay 3,0m đối với các loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ < 1.000 cây/ha. + Đất trống có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗ tái sinh có chiều cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 500 cây/ha. + Đất trống không có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp gồm đất trống trọc, đất có cây bụi, trảng cỏ, lau lách, chuối rừng,… Núi đá không cây: là núi đá trọc hoặc núi đá có cây nhưng chưa đạt tiêu chuẩn thành rừng. 1.1.3. Đất rừng sản xuất Theo định nghĩa của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), đất rừng sản xuất là một bộ phận của đất lâm nghiệp, là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp khoanh nuôi tự nhiên. - Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, được phân ra các đối tượng sau: + Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được chia thành rừng giầu, rừng trung bình và rừng nghèo. + Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước và rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn khác. 1.1.4. Sử dụng đất Sử dụng đất là hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Sử dụng đất được thực hiện bởi con người bao gồm các hoạt động cải tiến môi trường tự nhiên hoặc những vùng hoang vu vào sản xuất như đồng ruộng, đồng cỏ hoặc xây dựng các khu dân cư. Thực chất sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa con người với đất đai trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Trong mỗi phương thức sản xuất
  16. 5 nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Con người sử dụng đất nghĩa là tạo thêm tính năng cho đất đồng thời cũng thay đổi chức năng của đất và môi trường. Vì vậy việc sử dụng đất phải được dựa trên những cơ sở khoa học và cân nhắc tới sự bền vững. 1.1.5. Quản lý sử dụng đất Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất. Terry (1960) coi quản lý thực chất là một quá trình bao gồm kế hoạch, tổ chức, vận hành, kiểm soát và thực hiện để hoàn thành mục tiêu bằng cách sử dụng nhân lực và nguồn lực. Quản lý Nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai. Đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương, kế hoạch của Nhà nước; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai; trong việc điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. 1.1.6. Biến động sử dụng đất Theo Từ điển Khoa học trái đất "Biến động sử dụng đất và lớp phủ (LUCC), được biết như biến động đất đai, đây là một thuật ngữ chung chỉ những thay đổi bề mặt lãnh thổ trái đất xảy ra do tác động của con người” (dẫn theo Ellis, 2010). Sherbinin (2002) cho rằng, biến động sử dụng đất là nguyên nhân dẫn tới biến động lớp phủ, điều đó có nghĩa là biến động lớp phủ chính là hệ quả của biến động sử dụng đất. Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất gây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ biến liên quan đến tăng trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể chế, chính sách. Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài nguyên thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính vật lý của đất, trong quần thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu (Turner et al., 1995; Lambin et al., 1999; Aylward, 2000 dẫn theo Muller, 2004). Muller (2003) chia biến động sử dụng đất thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là sự thay đổi từ loại hình sử dụng đất hiện tại sang loại hình sử dụng đất khác. Nhóm thứ hai là sự thay đổi về cường độ sử dụng đất trong cùng một loại hình sử dụng đất. Biến động sử dụng đất và lớp phủ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, là hệ quả từ các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu. Ban đầu có thể chỉ là các hoạt động đốt rừng để khai hoang mở rộng đất nông nghiệp, dẫn đến sự suy giảm rừng và thay đổi bề mặt trên trái đất. Gần đây, công nghiệp hóa đã làm gia tăng sự tập trung dân cư trong các đô thị và giảm dân cư nông thôn, kéo
  17. 6 theo đó là khai thác quá tải trên khu vực đất màu mỡ và bỏ hoang các khu vực đất không thích hợp. Tất cả những nguyên nhân và hệ quả của các biến động này đều có thể nhìn thấy ở mọi nơi trên thế giới. 1.2. Vai trò của đất đai trong sản xuất rừng sản xuất Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất, là môi trường sống của mọi loài động vật, thực vật. Đất đai còn là nguyên vật liệu cho nhiều ngành sản xuất, cung cấp các loại tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá cho con người. Trong sản xuất lâm nghiệp đất đai đóng vai trò quyết định tới toàn bộ quá trình sản xuất. Không có đất đai thì không thể tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất nào. Do đó, vai trò của đất đai trong sản xuất lâm nghiệp nói riêng và trong mọi hoạt động sản xuất nói chung là không thể thay thế. Lâm nghiệp là ngành cung cấp gỗ, các loại lâm sản, thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Đồng thời, lâm nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; nguyên liệu từ lâm nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Lâm nghiệp giúp phát triển thị trường nội địa, việc tiêu dùng của dân cư nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất. Bên cạnh đó, lâm nghiệp còn mang lại nguồn ngoại tệ và nguồn nhân lực cho nền kinh tế (Cục Thống kê tỉnh Phú Yên, 2015). Trong các bộ phận cấu thành của sinh quyển thì rừng và đất rừng là bộ phận quan trọng và có có ý nghĩa lớn trong sự phát triển KT - XH, sinh thái và môi trường (Trần Văn Con, 2008). Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng. Sự phân bố của các loại rừng về cơ bản không chịu tác động của con người, sự phân chia các kiểu thảm thực vật rừng chủ yếu dựa vào ưu thế sinh thái (Lê Văn Khoa, 2011). Rừng và đất rừng có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn. Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần lượng mưa rơi xuống mặt đất và có vai trò quan trọng trong phân phối lại lượng nước mưa này, qua nghiên cứu cho thấy ở vùng ôn đới thảm thực vật sẽ giữ được 25% lượng nước mưa này. Lượng nước mưa được tán cây giữ lại sẽ chảy từ tán lá, qua cành theo thân cây thấm vào đất hoặc đổ vào dòng chảy trên mặt và một phần khác sẽ bay hơi vào khí quyển (Nguyễn Xuân Cự và Đỗ Đình Sâm, 2003). Tán rừng có khả năng giảm sức công phá của nước mưa đối với tầng đất mặt trong khi rễ, thân cây có khả năng giữ nước và hạn chế dòng chảy trong khi tầng thảm mục có khả năng giữ nước tới 90 - 100% trọng lượng của lớp thảm mục do đó giảm đáng kể xói mòn ở những nơi có rừng. Thảm mục rừng là kho chứa các chất
  18. 7 dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng trực tiếp đến độ phì nhiêu của đất trong khi rễ cây ăn sâu vào lòng đất giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và chống lại quá trình xói mòn (Tzschuphe, 1998). Rừng không chỉ ảnh hưởng về mặt phát triển KT - XH mà còn có ảnh hưởng đặc biệt trong phát triển môi trường sinh thái và dịch vụ môi trường. Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có chức năng điều hòa khí hậu. Ngoài ra, rừng là vật cản của gió, có ảnh hưởng tới tốc độ cũng như hướng gió và qua đó nó làm thay đổi các nhân tố khác của hoàn cảnh sinh thái. Không chỉ chắn gió bão, rừng còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng lớn đến chu trình tuần hoàn của các bon trong tự nhiên do đó có thể coi rừng là một nhà máy hút bụi khổng lồ mà thiên nhiên ban tặng cho xã hội. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển. FAO (2012b) ước tính nếu với tốc độ phá rừng như hiện nay trên thế giới thì vào năm 2050, nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi và sẽ làm nhiệt độ trên trái đất tăng khoảng 2 oC, lúc đó các khối băng tan sẽ làm mực nước biển có thể dâng cao từ 1 - 3 m vào cuối thế kỷ XXI. Hiện tượng thoát hơi nước sinh học từ cây rừng có tác dụng điều tiết khí hậu, tạo mây mưa, mặc dù chúng có phụ thuộc vào độ ẩm của đất. Ví dụ, dẫn theo Lê Văn Khoa (2011), ở Thụy Điển một hécta rừng vân sam trên đất khô thoát ra khoảng 2100 m3 nước/năm (tương ứng với lượng nước mưa 210 mm), trong khi một hécta rừng loại này trên đất ẩm thoát ra gần 4000 m3 nước/năm (tương ứng với lượng nước mưa 400 mm). Đối với công tác xóa đói giảm nghèo, Mối quan hệ giữa giảm nghèo và rừng có mối liên hệ rất mật thiết, đó là mối liên hệ nhân quả giữa biến đổi sinh kế nông thôn. Đời sống của người nghèo ở các vùng sâu vùng xa phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng hóa và dịch vụ môi trường từ các khu rừng tự nhiên bởi rất nhiều người dân tộc thiểu số ở các các vùng cao đã và đang sống phụ thuộc vào rừng nhiều thế kỷ, người dân ở các vùng này thường nghèo do khó tiếp cận thị trường, cơ sở hạ tầng yếu kém và đất đai không được màu mỡ (William và Huỳnh Thu Ba, 2005). Tóm lại rừng và đất rừng là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng, cung cấp nguyên, vật liệu thô cho con người, là nguồn kinh tế cơ bản của nhiều dân tộc và việc khai thác tài nguyên rừng và đất rừng đã đóng góp một phần quan trọng trong phát triển KT - XH của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, đất rừng sản xuất là một bộ phận của đất rừng lâm nghiệp và hiện nay thì đất rừng sản xuất chiếm thành phần chủ yếu trên toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của nước ta. Vì vậy Trong sản xuất rừng sản xuất đất đai đóng vai trò quyết định tới toàn bộ quá trình sản xuất. Có đất đai thì mới có hoạt động sản xuất. Vì vậy, vai trò của đất đai trong sản xuất rừng sản xuất và trong hoạt động sản xuất là rất cần
  19. 8 thiết. Rừng sản xuất là ngành cung cấp gỗ, các loại lâm sản, nó tạo nên sự ổn định phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. 1.3. Các đặc tính của đất rừng sản xuất Đất rừng sản xuất có địa hình tương đối phức tạp, đồi núi tương đối dốc. Chủ yếu là các loại cây rừng có chu kỳ sinh trưởng và phát triển không lâu đời. Địa bàn của nó đa số là rộng lớn, hơi phức tạp vì vậy đi lại khó khăn và vất vả; Sự áp dụng của những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào trong việc quản lý và sản xuất rừng sản xuất cũng gặp không ít trở ngại khó khăn. Việc sản xuất rừng sản xuất hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế và góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất rừng sản xuất Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện đó là: yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế- xã hội. 1.4.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên Đất đai luôn phải chịu sự tác động của các nhân tố tự nhiên, đất đai cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất cũng đều chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thủy văn. - Vị trí địa lý: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến gió mùa mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt, ẩm dồi dào, thuận lợi cho thảm thực vật rừng phát triển đa dạng và phong phú. Nằm gần như ở trung tâm khu vực Đông Nam Á thuận lợi cho giao lưu, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu lâm sản. - Điều kiện khí hậu: Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới thường xanh quanh năm phát triển, rừng có nhiều tầng tán, trữ lượng gỗ lớn, trong rừng có nhiều loại lâm sản, dược liệu, thú quý hiếm ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành khác (công nghiệp, du lịch,…). Khí hậu phân hóa từ Bắc vào Nam: khí hậu nhiệt đới chí tuyến gió mùa  khí hậu cận xích đạo nóng ẩm. Do đó, ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và phân bố của ngành sản xuất lâm nghiệp. Do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao thảm thực vật rừng có sự phân hóa theo độ cao: rừng thường xanh, rừng hỗn giao, rừng lá kim, trúc lùn.
  20. 9 Các hiện tượng thời tiết bất thường như hạn hán, gió tây khô nóng gây ra nạn cháy rừng, ảnh hưởng đến những cánh rừng mới trồng,… Một số vùng núi cao do mưa nhiều, có lũ quét, lũ ống,… làm sạt lở đất ảnh hưởng tới một phần diện tích - Yếu tố địa hình: Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển. Địa hình miền núi: tập trung các loại lâm sản và dược liệu quý như: tam thất, nhân sâm, hồi,… Địa hình ven biển có giá trị lớn trong việc kết hợp giữa lâm - ngư nghiệp (phổ biến rừng ngập mặn) với các loại đặc trưng: tràm, đước, bần,.. Ở những nơi có địa hình hiểm trở gây khó khăn cho việc đi lại, quản lí và chăm sóc cây rừng. Các hiện tượng sạt lở đất đá, xói mòn, rửa trôi, lũ quét,… cũng ảnh hưởng lớn đến lâm ngiệp. Chính vì vậy địa hình là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất của ngành sản xuất rừng sản xuất. Sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn thường dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu giữa các vùng, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất, phân bố phương thức sử dụng đất của các ngành rừng sản xuất. - Yếu tố thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hóa học riêng biệt trong khi đó mỗi mục đích sử dụng đất cũng có những yêu cầu sử dụng đất cụ thể. Do vậy, yếu tố thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất và mang tính chất quyết định để bố trí và lựa chọn cây trồng. - Yếu tố thủy văn: Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao, hồ,... với các chế độ thủy văn cụ thể như lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng đất. Hệ sinh thái (như tài nguyên rừng) thường do thiên nhiên trải qua rất nhiều năm thích nghi đã tạo lập nên. 1.4.2. Các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội Như chế độ xã hội, dân số và lao động, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất, thị trường,... Yếu tố KT - XH thường có ý nghĩa quan trọng đối với định hướng sử dụng đất đai, ví dụ như yếu tố thị trường thì sản xuất hàng hóa không thể tách khỏi thị trường. Điều kiện tự nhiên của đất cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất còn sử dụng đất như thế nào, được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện KT - XH, kỹ thuật hiện có.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0