intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao chất lượng khối xây gạch không nung tại tỉnh Bình Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra được nguyên nhân khối xây gạch không nung tại tỉnh Bình Thuận bị nứt; đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng khối xây gạch không nung và các phương án xử lý vết nứt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao chất lượng khối xây gạch không nung tại tỉnh Bình Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN VĂN TY GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHỐI XÂY GẠCH KHÔNG NUNG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH THUẬN, NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN VĂN TY GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHỐI XÂY GẠCH KHÔNG NUNG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng Mã số: 8580302 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS. LÊ VĂN HÙNG NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Ty i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của quí thầy cô; sự giúp đỡ nhiệt tình của bàn bè, đồng nghiệp với những kiến thức khoa học, thực tiễn trong sản xuất và thi công gạch không nung, cũng như kiến thức xã hội. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Lê Văn Hùng đã hướng dẫn tận tình và truyền đạt những kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình giảng dạy và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, quí thầy cô Trường Đại học Thuỷ lợi; các Phòng, Ban, Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận văn này. Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp và đọc giả. Xin trân trọng cảm ơn! ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................ix DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... xii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ....................... xiii MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của Đề tài ..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................3 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................4 6. Kết quả đạt được ..........................................................................................................4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG KHỐI XÂY GẠCH KHÔNG NUNG ..............................................................................................................6 1.1 Khái niệm và một số loại gạch không nung .......................................................6 1.1.1 Khái niệm ....................................................................................................6 1.1.2 Một số loại gạch không nung ......................................................................6 1.1.2.1 Gạch bê tông nặng (xi măng - cốt liệu) ...............................................6 1.1.2.2 Gạch bê tông nhẹ .................................................................................7 1.1.2.3 Gạch papanh .........................................................................................8 1.1.2.4 Gạch không nung tự nhiên ...................................................................9 1.1.3 Phân loại gạch bê tông ..............................................................................10 1.1.3.1 Theo đặc điểm cấu tạo .......................................................................10 1.1.3.2 Theo mục đích sử dụng ......................................................................10 1.1.3.3 Theo mác gạch ...................................................................................10 1.2 Nguyên liệu sản xuất gạch không nung tại Bình Thuận .................................11 1.2.1 Cát .............................................................................................................11 iii
  6. 1.2.2 Đá mạt ....................................................................................................... 11 1.2.3 Xi măng ..................................................................................................... 11 1.2.4 Nước .......................................................................................................... 12 1.2.5 Phụ gia....................................................................................................... 12 1.3 Tổng quan về gạch không nung và những vấn đề cần nghiên cứu về chất lượng gạch không nung tại tỉnh Bình Thuận ............................................................. 12 1.3.1 Tổng quan về sử dụng và chất lượng gạch không nung ........................... 12 1.3.1.1 Việc sử dụng gạch không nung trên thế giới ..................................... 12 1.3.1.2 Việc sử dụng và chất lượng gạch không nung tại Việt Nam ............. 13 1.3.1.3 Việc sử dụng và chất lượng gạch không nung tại tỉnh Bình Thuận ... 17 1.3.2 Công nghệ, quy trình sản xuất gạch không nung ...................................... 18 1.3.2.1 Công nghệ, quy trình sản xuất gạch chưng áp AAC .......................... 18 1.3.2.2 Công nghệ, quy trình sản xuất gạch bê tông (xi măng – cốt liệu) ..... 20 1.3.3 Những vấn đề cần nghiên cứu về chất lượng gạch không nung tại tỉnh Bình Thuận ............................................................................................................ 21 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 22 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KHỐI XÂY GẠCH KHÔNG NUNG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN.... 23 2.1 Các căn cứ pháp lý và kết quả khảo sát một số công trình tại tỉnh Bình Thuận . ......................................................................................................................... 23 2.1.1 Các căn cứ pháp lý .................................................................................... 23 2.1.2 Kết quả khảo sát chất lượng khối xây một số công trình tại tỉnh Bình Thuận ................................................................................................................... 24 2.2 Kết quả nghiên cứu chất lượng khối xây gạch không nung làm thực nghiệm 25 2.2.1 Giới thiệu sơ bộ về các khối xây thực nghiệm.......................................... 25 2.2.1.1 Khối xây thứ nhất: .............................................................................. 26 2.2.1.2 Khối xây thứ hai: ................................................................................ 26 2.2.2 Thí nghiệm đánh giá chất lượng gạch không nung theo TCVN 6477:2016. ................................................................................................................... 26 2.2.2.1 Kết quả thí nghiệm gạch (9x9x19)cm ................................................ 27 2.2.2.2 Kết quả thí nghiệm gạch (9x19x39)cm .............................................. 28 iv
  7. 2.2.2.3 Kết quả thí nghiệm gạch (19x19x39)cm ............................................29 2.2.2.4 Xác định độ giãn nở của gạch vì nhiệt ...............................................30 2.2.3 Theo dõi sự thay nhiệt độ bên trong của các khối xây ..............................31 2.2.3.1 Giai đoạn đã trát nhưng chưa bả mastic, sơn nước ............................31 2.2.3.2 Giai đoạn đã bả mastic, sơn nước: .....................................................33 2.2.4 Kết quả theo dõi sự xuất hiện các vết nứt ở các khối xây .........................34 2.2.4.1 Các khối xây theo tiêu chuẩn .............................................................34 2.2.4.2 Các khối xây không theo tiêu chuẩn ..................................................36 2.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng khối xây gạch không nung tại tỉnh Bình Thuận ................................................................................................................39 2.3.1 Nguyên nhân khách quan ..........................................................................39 2.3.2 Nguyên nhân chủ quan ..............................................................................39 2.3.2.1 Do chất lượng gạch, vữa.....................................................................39 2.3.2.2 Do kỹ thuật thi công ...........................................................................40 2.3.2.3 Do thiết kế ..........................................................................................40 2.3.2.4 Do điều kiện môi trường tự nhiên và các yếu tố khác........................41 Kết luận chương 2 .........................................................................................................42 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHỐI XÂY GẠCH KHÔNG NUNG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN ...............................43 3.1 Thực trạng vết nứt khối xây gạch không nung, nguyên nhân gây nứt, giải pháp khắc phục vết nứt .......................................................................................................43 3.1.1 Thực trạng vết nứt khối xây gạch không nung tại tỉnh Bình Thuận .........43 3.1.1.1 Vết nứt chân chim và vết nứt cạn .......................................................43 3.1.1.2 Vết nứt tại vị trí tiếp giáp tường - cột; tường - đáy dầm ....................43 3.1.1.3 Vết nứt ở mép tiếp giáp tường - mặt trên dầm ...................................44 3.1.1.4 Vết nứt ở đầu cửa ...............................................................................44 3.1.1.5 Vết nứt sâu đứng, nghiêng..................................................................45 3.1.1.6 Vết nứt bất kỳ không theo qui luật nào ..............................................45 v
  8. 3.1.2 Nguyên nhân gây nứt khối xây gạch không nung .................................... 46 3.1.2.1 Đối với vết nứt chân chim và vết nứt cạn .......................................... 46 3.1.2.2 Đối với vết nứt tại vị trí tiếp giáp tường - cột; tường - đáy dầm ....... 46 3.1.2.3 Đối với vết nứt ở mép tiếp giáp tường - mặt trên dầm ...................... 46 3.1.2.4 Đối với vết nứt ở đầu cửa ................................................................... 46 3.1.2.5 Đối với vết nứt sâu đứng, nghiêng ..................................................... 46 3.1.2.6 Đối với vết nứt bất kỳ không theo qui luật nào .................................. 46 3.1.3 Giải pháp khắc phục vết nứt ..................................................................... 47 3.1.3.1 Đối với vết nứt chân chim và vết nứt cạn .......................................... 47 3.1.3.2 Đối với vết nứt tại vị trí tiếp giáp tường - cột, tường - đáy dầm........ 47 3.1.3.3 Đối với vết nứt ở mép tiếp giáp tường - mặt trên dầm ...................... 49 3.1.3.4 Đối với vết nứt ở đầu cửa ................................................................... 49 3.1.3.5 Đối với vết sâu và vết nứt bất kỳ không theo qui luật nào................. 49 3.2 Giải pháp về kỹ thuật để nâng cao chất lượng khối xây gạch không nung ..... 51 3.2.1 Về chất lượng vật liệu đầu vào ................................................................. 51 3.2.2 Vận chuyển và bảo quản ........................................................................... 53 3.2.3 Trộn vữa xây và chất lượng vữa ............................................................... 53 3.2.4 Các bước cần thực hiện trong quá trình xây gạch không nung ................ 55 3.2.4.1 Chuẩn bị xây ...................................................................................... 55 3.2.4.2 Tiến hành xây ..................................................................................... 57 3.2.4.3 Xây tường có cốt thép ........................................................................ 60 3.2.4.4 Trát tường ........................................................................................... 63 3.2.5 Một số giải pháp kỹ thuật khác ................................................................. 64 3.2.5.1 Về kỹ thuật chung .............................................................................. 64 3.2.5.2 Về kỹ thuật xây không đúng .............................................................. 66 3.2.5.3 Về đặt gạch không đúng kỹ thuật tại cửa sổ ...................................... 67 3.2.5.4 Về tỷ lệ diện tích gạch và tỷ lệ mạch vữa không đảm bảo ................ 68 vi
  9. 3.2.5.5 Về đặc tính độ háo nước của gạch......................................................69 3.2.5.6 Về kích thước viên gạch .....................................................................70 3.2.5.7 Về đặc tính bám dính vữa của gạch ...................................................70 3.2.5.8 Về ảnh hưởng của điều kiện thời tiết .................................................71 3.3 Giải pháp cơ bản đối với các chủ thể tham gia để nâng cao chất lượng khối xây gạch không nung .................................................................................................71 3.3.1 Đối với nhà sản xuất gạch không nung bê tông ........................................71 3.3.1.1 Nguyên nhân .......................................................................................71 3.3.1.2 Giải pháp ............................................................................................72 3.3.2 Đối với nhà thầu tư vấn thiết kế ................................................................73 3.3.2.1 Nguyên nhân .......................................................................................73 3.3.2.2 Giải pháp ............................................................................................73 3.3.3 Đối với nhà thầu thi công xây dựng ..........................................................75 3.3.3.1 Nguyên nhân .......................................................................................75 3.3.3.2 Giải pháp ............................................................................................76 3.3.4 Đối với nhà thầu tư vấn giám sát ..............................................................80 3.3.4.1 Nguyên nhân .......................................................................................80 3.3.4.2 Giải pháp ............................................................................................81 3.3.5 Đối với Chủ đầu tư ....................................................................................84 3.3.5.1 Nguyên nhân .......................................................................................84 3.3.5.2 Giải pháp ............................................................................................85 3.3.6 Đối với cơ quan quản lý nhà nước ............................................................86 3.3.6.1 Nguyên nhân .......................................................................................86 3.3.6.2 Giải pháp ............................................................................................87 3.3.7 Đối với Công tác đào tạo...........................................................................88 3.3.7.1 Nguyên nhân .......................................................................................88 3.3.7.2 Giải pháp ............................................................................................88 vii
  10. Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 90 1. Kết luận ................................................................................................................. 90 2. Một số kiến nghị .................................................................................................... 91 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .............................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 94 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 96 viii
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Gạch bê tông nặng ............................................................................................7 Hình 1.2 Gạch ống bê tông nặng .....................................................................................7 Hình 1.3 Gạch bê tông bọt khí.........................................................................................8 Hình 1.4 Gạch bê tông khí chưng áp AAC .....................................................................8 Hình 1.5 Gạch papanh .....................................................................................................8 Hình 1.6 Gạch đá ong ......................................................................................................9 Hình 1.7 Gạch không nung làm đất và phế thải .............................................................9 Hình 1.8 Gạch đặc (GĐ) ................................................................................................10 Hình 1.9 Gạch rỗng (GR) ..............................................................................................10 Hình 1.10 Cát để sản xuất gạch không nung tại Bình Thuận ........................................11 Hình 1.11 Đá mạt để sản xuất gạch không nung tại Bình Thuận .................................11 Hình 2.1 Khối xây theo tiêu chuẩn ................................................................................25 Hình 2.2 Khối xây đã xây xong .....................................................................................25 Hình 2.3 Dùng lưới liên kết ...........................................................................................25 Hình 2.4 Trát 2 lớp theo tiêu chuẩn ...............................................................................25 Hình 2.5 Khối xây (9x9x19)cm theo tiêu chuẩn chưa xuất hiện vết nứt ......................34 Hình 2.6 Khối xây (9x19x39)cm theo tiêu chuẩn chưa xuất hiện vết nứt ....................35 Hình 2.7 Khối xây (19x19x39)cm theo tiêu chuẩn chưa xuất hiện vết nứt ..................35 Hình 2.8 Khối xây xuất hiện 2 vết nứt nhưng ngắn và hẹp ...........................................36 Hình 2.9 Khối xây xuất hiện 1 vết nứt ngang dài 1,53m và rộng 1,3mm .....................37 Hình 2.10 Khối xây xuất hiện 2 vết nứt ngang rộng là 1,5mm và 1,3mm ....................38 Hình 3.1 Nứt chân chim ................................................................................................43 Hình 3.2 Vết nứt cạn......................................................................................................43 Hình 3.3 Vết nứt tiếp giáp tường - đáy dầm ..................................................................43 Hình 3.4 Vết nứt tiếp giáp tường - cột ..........................................................................43 Hình 3.5 Vết nứt tiếp giáp tường và mặt trên dầm ........................................................44 Hình 3.6 Vết nứt ở mép cửa ..........................................................................................44 Hình 3.7 Vết nứt đứng ...................................................................................................45 Hình 3.8 Vết nứt nghiêng ..............................................................................................45 ix
  12. Hình 3.9 Vết nứt ở nhiều vị trí ...................................................................................... 45 Hình 3.10 Vết nứt ở tường ............................................................................................ 45 Hình 3.11 Quy trình xử lý vết nứt chân chim và vết nứt cạn ........................................ 47 Hình 3.12 Quy trình xử lý vết nứt tiếp giáp tường - cột, tường - đáy dầm ................... 47 Hình 3.13 Quy trình gắn thanh thép liên kết tường với cột .......................................... 47 Hình 3.14 Quy trình xử lý vết nứt tường - đáy dầm có chèn xốp và lưới thép ............. 48 Hình 3.15 Quy trình xử lý vết nứt tường – mặt trên dầm ............................................. 49 Hình 3.16 Quy trình xử lý vết nứt ở đầu cữa ................................................................ 49 Hình 3.17 Quy trình xử lý vết nứt sâu và vết nứt bất kỳ không theo qui luật nào ........ 49 Hình 3.18 Đặt lưới khắc phục vết nứt ........................................................................... 50 Hình 3.19 Gạch bị nứt trước khi xây............................................................................. 51 Hình 3.20 Gạch được xếp thành kiểu Palet ................................................................... 53 Hình 3.21 Các bước cần thực hiện trong quá trình xây ................................................ 55 Hình 3.22 Định vị các góc tường [15]........................................................................... 56 Hình 3.23 Dùng miếng gỗ làm cữ định vị [15] ............................................................. 56 Hình 3.24 Bắt đầu xây ở góc và kiểm tra kỹ [15] ......................................................... 57 Hình 3.25 Dùng máy cắt, búa, bay xây để cắt [15] ....................................................... 57 Hình 3.26 Trải vữa với chiều dày khoảng 1cm [15] ..................................................... 58 Hình 3.27 Dùng Li vô hoặc thước để kiểm tra sự thẳng hàng [15]............................... 58 Hình 3.28 Tường xây có cốt thép [15] .......................................................................... 60 Hình 3.29 Tập kết gạch và làm nền móng [15] ............................................................ 60 Hình 3.30 Rải nhiều vữa hàng gạch đầu tiên [15] ......................................................... 60 Hình 3.31 Rải vữa ở thành viên gạch [15] .................................................................... 61 Hình 3.32 Đặt gạch chuẩn theo hàng, theo dây [15] ..................................................... 61 Hình 3.33 Miết vữa cả mạch ngang và dọc [15] ........................................................... 62 Hình 3.34 Tiếp tục xây lên cao [15] .............................................................................. 62 Hình 3.35 Khối xây hoàn chỉnh [15] ............................................................................. 63 Hình 3.36 Đặt gạch tại vị trí góc dưới cửa sổ [16] ........................................................ 67 Hình 3.37 Tỷ lệ diện tích gạch và tỷ lệ mạch vữa ......................................................... 69 Hình 3.38 Quy trình, giải pháp nhà sản xuất GKN thực hiện ....................................... 72 Hình 3.39 Giải pháp nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện................................................ 73 x
  13. Hình 3.40 Quy trình, giải pháp nhà thầu thi công xây dựng thực hiện .........................76 Hình 3.41 Chèn gạch nơi tiếp giáp với dầm, cột ..........................................................77 Hình 3.42 Quy trình, giải pháp nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện ..............................81 Hình 3.43 Giải pháp Chủ đầu tư thực hiện ....................................................................85 Hình 3.44 Giải pháp Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện ...........................................87 xi
  14. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý gạch (9x9x19)cm ............................... 27 Bảng 2.2 Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý gạch (9x19x39)cm ............................. 28 Bảng 2.3 Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý gạch (19x19x39)cm ........................... 29 Bảng 2.4 Kết quả đo độ giãn nở của gạch vì nhiệt........................................................ 30 Bảng 2.5 Kết quả đo nhiệt độ khối xây đã trát nhưng chưa bả mastic, sơn nước ......... 31 Bảng 2.6 Kết quả đo nhiệt độ khối xây đã bả mastic, sơn nước ................................... 33 xii
  15. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ BXD Bộ Xây dựng CP Chính phủ CQQLNN Cơ quan quản lý nhà nước CĐT Chủ đầu tư CTXD Công trình Xây dựng ĐTXD Đầu tư xây dựng GKN Gạch không nung NĐ-CP Nghị định Chính phủ NTTC Nhà thầu thi công PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sỹ QH Quốc hội QC Quy chuẩn QĐ Quyết định QLDA Quản lý dự án QLCL Quản lý chất lượng SXD Sở Xây dựng TTg Thủ tướng TT Thông tư TT-BXD Thông tư - Bộ Xây dựng TC Tiêu chuẩn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TKKT Thiết kế kỹ thuật TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công TVGS Tư vấn giám sát TVTK Tư vấn thiết kế VBPQ Văn bản pháp quy UBND Ủy ban Nhân dân XDCT Xây dựng công trình xiii
  16. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Ngày 28 tháng 11 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 09/2012/TT-BXD về quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng; theo đó từ ngày 15 tháng 01 năm 2013, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình: tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung, tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây [1]. Ngày 08 tháng 12 năm 2017, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 13/2017/TT-BXD về quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng thay thế Thông tư số 09/2012/TT-BXD, theo đó từ ngày 01 tháng 02 năm 2018 thì các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây với tỷ lệ: Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng 100%; các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc Bộ, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ: tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%; các tỉnh còn lại: tại các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70%, tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%. Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây [2]. Việc sử dụng vật liệu gạch xây không nung thay thế gạch nung truyền thống là xu thế hiện đại và tất yếu trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Qua đó có thể làm giảm chất thải vào môi trường, đồng thời có thể tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải công nghiệp cho sản xuất như tro xỉ, than nhiệt điện, mạt đá, đất đồi…. Gạch không nung đã hiện hữu trên rất nhiều công trình trọng điểm, điển hình như tòa nhà Keangnam 1
  17. Hà Nội, Landmard Tower, Habico Tower, Khách sạn Horison, Hà Nội Hotel Plaza, sân vận động Mỹ Đình, làng Việt kiều Châu Âu [3]…Ở Bình Thuận, gạch không nung được đưa vào sử dụng cho các công trình có vốn ngân sách nhà nước và một số công trình vốn ngoài ngân sách. Hiện nay, trên toàn quốc đa số các công trình sử dụng gạch không nung thì tường xây bị nứt. Tại thành phố Hồ Chí Minh một số doanh nghiệp bất động sản như CT.Group, Nam Long… đã tiên phong trong việc sử dụng gạch không nung vào các dự án của mình, tuy nhiên các dự án chung cư này sau một thời gian sử dụng có hiện tượng nứt tường, bong vữa… Dự án chung cư Flora Anh Đào (đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9) vừa hoàn thiện, đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng nhiều căn hộ đã bị nứt tường… Tại thành phố Đà Nẵng, nhiều công trình xây dựng sử dụng gạch không nung trên địa bàn cũng có hiện tượng nứt tường như Trường tiểu học An Khê, Trường THCS Đỗ Đăng Tuyển v.v. Trong quá trình sử dụng còn những mặt hạn chế như: các công trình khi thi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng tại vị trí tường xây gạch không nung xuất hiện nhiều vết nứt ngang, nứt dọc và hiện tượng này phổ biến ở các tường sử dụng gạch không nung có kích thước lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, còn làm suy giảm chất lượng công trình [4]. Tại tỉnh Bến Tre công trình trụ sở UBND xã Nhơn Thạnh, Hội trường UBND xã Mỹ Thành, Khối Công an - Quân sự thành phố Bến Tre và nhiều công trình khác khi xây xong phát hiện rất nhiều vết nứt ngang nứt dọc, nứt ngẫu nhiên, nứt lớp vữa trát hoặc nứt viên gạch trong khối xây và không theo một quy luật nào. Công trình trụ sở UBND xã Nhơn Thạnh (TP Bến Tre) khởi công xây dựng tháng 6/2013, bằng gạch không nung với tổng diện tích gần 1.000 m2, kinh phí gần 9 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 1/2015. Tuy nhiên, ông Trần Trung Trực, kỹ sư trưởng phụ trách việc thi công cho biết, công trình mới thi công được khoảng 50% thì xảy ra sự cố nứt tường ở tầng trệt, do đó phải tạm ngưng thi công gạch không nung, chuyển sang gạch ống truyền thống. UBND xã Nhơn Thạnh chỉ là một trong số nhiều công trình xây dựng sử dụng gạch không nung xảy ra hiện tượng nứt trong quá trình thi công. Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bến Tre, Bùi Trang Thuận cho biết, trên địa bàn TP Bến Tre đã xây dựng được 10 công trình trụ sở UBND, trường học bằng vật liệu không nung. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, đã có 6 công trình bị nứt gạch như: Trụ sở UBND xã Sơn Đông, Mỹ Thành (đều ở TP Bến Tre) [5] …và nhiều tỉnh, thành khác. 2
  18. Tại tỉnh Bình Thuận: Theo báo cáo của 10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Thuận về tình hình sử dụng vật liệu gạch xây không nung, theo đó tường xây các công trình đều bị nứt sau khi hoàn thiện hoặc sau khi đưa vào sử dụng không lâu. Theo khảo sát thực tế tại một số công trình trên địa bàn thành phố Phan Thiết có sử dụng gạch không nung như: Nhà làm việc UBND phường Đức Long, trường Tiểu học Đức Thắng 1, trường Tiểu học Đức Thắng 2, trường mầm non Phan Thiết, Phòng khám đa khoa khu vực C Phan Thiết, Nhà làm việc Điện lực Bình Thuận, Nhà làm việc Sở Thông tin và truyền thông Bình Thuận, …thì đa số các công trình đều có hiện tượng bị nứt răn chân chim, nứt ngang, nứt dọc; có nhiều vết nứt sâu qua lớp vữa trát tại các vị trí tiếp giáp giữa bê tông và khối xây gạch, vết nứt dọc theo cấu kiện bê tông... Từ những tài liệu thu thập được, có thể nhận thấy hiện tượng tường xây gạch không nung bị nứt tại các công trình là phổ biến, tuy nhiên việc xác định được nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục chưa được thực hiện. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng khối xây gạch không nung tại tỉnh Bình Thuận”. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm ra được nguyên nhân khối xây gạch không nung tại tỉnh Bình Thuận bị nứt. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng khối xây gạch không nung và các phương án xử lý vết nứt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tường xây gạch không nung tại các công trình dân dụng; gạch không nung là gạch bê tông (xi măng, đá mạt và cát). - Phạm vi nghiên cứu: Các công trình dân dụng xây dựng từ năm 2015 đến nay tại tỉnh Bình Thuận. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận: - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản pháp quy. - Điều tra, khảo sát thực tế. - Làm thực nghiệm. Tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: 3
  19. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và pháp lý; - Điều tra, khảo sát; - Thí nghiệm, thực nghiệm; - Phân tích tổng hợp và chuyên gia. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học của đề tài: - Góp phần nâng cao công tác quản lý chất lượng khối xây; xác định được nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục vết nứt khối xây gạch không nung. - Đưa ra các giải pháp về mặt kỹ thuật và quản lý nhà nước để nâng cao chất lượng khối xây gạch không nung; là cơ sở để xây dựng các qui trình, chỉ dẫn kỹ thuật về xây gạch không nung. - Làm cơ sở bổ sung định mức dự toán và chi phí vận chuyển, bốc xếp. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: - Kết quả đạt được sẽ góp phần làm cơ sở cho việc ban hành các văn bản quản lý hoạt động xây dựng tại địa phương. Là cơ sở để kiểm tra, đánh giá, giám sát chất lượng gạch không và khối xây gạch không nung tại các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. - Làm cho khối xây gạch không nung trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đảm bảo chất lượng, góp phần đảm bảo chất lượng công trình; chống thất thoát và tăng hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản. - Là chỉ dẫn kỹ thuật, qui trình, giải pháp để các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng tại tỉnh Bình Thuận tham khảo và thực hiện. 6. Kết quả đạt được - Xác định được nguyên nhân gây nứt và đưa ra qui trình xử lý vết nứt các khối xây gạch không trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0