intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Y tế tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

52
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc nghiên cứu thực trạng công tác đấu thầu ở Ban Quản lý Dự án và Đầu tư và Xây dựng ngành Y tế tỉnh Tiền Giang để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác đấu thầu nói chung, đặc biệt là đấu thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình và công nghệ đối với các công trình xây dựng Bệnh viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Y tế tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI Võ Thị Thúy Phượng GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG NGÀNH Y TẾ TIỀN GIANG Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 60-58-03-02 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS Nguyễn Xuân Phú Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề tài này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, còn có sự giúp đỡ của các thầy, cô, bạn bè, người thân, các tập thể và cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS – TS Nguyễn Xuân Phú hiện đang công tác tại Trường Đại học Thủy Lợi, trong suốt quá trình thực hiện đề tài, Thầy đã rất tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho Tác giả; cảm ơn tất cả các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy trong suốt khóa học. Trong quá trình khảo sát, điều tra thu thập tài liệu, Tác giả nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Y tế Tiền Giang, các Bệnh viện trong tỉnh. Tác giả xin cảm ơn tất cả các đồng nghiệp trong Ban đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho Tác giả thực hiện đề tài. Sự động viên về mặt tinh thần vô cùng quan trọng từ phía gia đình, người thân, bạn bè đã giúp cho Tác giả yên tâm hoàn thành đề tài này. Tác giả xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn! Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 5 năm 2019 Người thực hiện đề tài Võ Thị Thúy Phượng
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Y tế tỉnh Tiền Giang” là do Tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS – TS Nguyễn Xuân Phú tại Trường Đại học Thủy Lợi. Tác giả cam đoan đề tài này chưa từng được công bố. Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 5 năm 2019 Người thực hiện đề tài Võ Thị Thúy Phượng
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQLDAĐT&XD : Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng BV : Bệnh viện BVĐK : Bệnh viện Đa khoa BXD : Bộ Xây dựng HSMT : Hồ sơ mời thầu CNXH : Chủ nghĩa xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Ủy ban nhân dân
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của Đề tài .................................................................................. 1 2. Mục đích của Đề tài........................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 3 4. Phương pháp và nội dung nghiên cứu ............................................................. 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 4 6. Kết quả luận văn............................................................................................. 5 CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA ...... 6 1.1 Mục tiêu của đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nền kinh tế thị trường......... 6 1.2 Khái niệm và phân loại hàng hóa ngành Y tế ................................................ 6 1.3 Những yêu cầu về chất lượng thiết bị công trình, công nghệ công trình xây dựng ngành y tế .................................................................................................. 8 1.4 Khái niệm, phân loại, hình thức, phương thức và quy trình đấu thầu ............ 8 1.4.1 Khái niệm ........................................................................................ 8 1.4.2 Phân loại đấu thầu ........................................................................... 8 1.4.3 Các hình thức đấu thầu ................................................................... 9 14.4 Các phương thức và quy trình đấu thầu ......................................... 12 1.5 Các nguyên tắc đấu thầu ............................................................................ 14 1.6 Đặc điểm của đấu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị công trình ngành y tế .. 15 1.7 Tình hình đấu thầu trên thế giới và Việt Nam ............................................. 15
  6. 1.8 Những bài học kinh nghiệm về đấu thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị công trình y tế ........................................................................................................... 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................. 19 CHƯƠNG 2- CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ CUNG CẤP LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH NGÀNH Y TẾ ......................................................................................................................... 20 2.1 Các Văn bản pháp lý hiện hành có liên quan đến đấu thầu xây lắp và cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình ngành Y tế ....................................................... 20 2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác đấu thầu. ...................................... 20 2.3 Các yêu cầu, loại, hình thức đấu thầu xây lắp và mua sắm hàng hóa .......... 22 2.4 Sự cần thiết khách quan, vai trò và ý nghĩa của đấu thầu xây lắp và mua sắm hàng hóa ........................................................................................................... 23 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả lựa chọn nhà thầu. .............................. 24 2.6 Nội dung chính của đấu thầu xây lắp và cung cấp lắp đặt thiết bị công nghệ ......................................................................................................................... 26 2.7 Các nguyên tắc và căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị công trình, thiết bị công nghệ ........................ 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................. 50 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CUNG CẤP, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG NGHỆ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG NGÀNH Y TẾ TIỀN GIANG .................................................. 52 3.1 Giới thiệu Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Y tế Tiền Giang 52
  7. 3.2 Đánh giá chung công tác đấu thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình, công nghệ của các công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Y tế Tiền Giang ..................................................................................... 57 3.2.1 Những thành tích đạt được............................................................. 58 3.2.2 Những tồn tại hạn chế và phân tích nguyên nhân ........................... 59 3.2.3 Thách thức đối với Ban QLDAĐT & XD ngành Y tế trong thời gian tới. .... ............................................................................................................... 63 3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình, thiết bị công nghệ các công trình xây dựng ................... 64 3.3.1 Giải pháp về tổ chức, nhân sự. ...................................................... 64 3.3.2 Giải pháp về quản lý. ..................................................................... 64 3.3.3 Các giải pháp nghiệp vụ. ............................................................... 64 3.4 Các biện pháp .............................................................................................. 66 3.4.1 Tuyển dụng, đào tạo nhân lực ........................................................ 66 3.4.2 Áp dụng phương pháp quản lý theo Quy trình ............................. 67 3.4.3 Ban hành Tiêu chí đánh giá về kỹ thuật và tài chính đối với gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình. .............................................. 70 3.4.4 Ban hành Tiêu chí đánh giá về kỹ thuật và tài chính đối với gói thầu cung cấp lắp đặt thiết bị công nghệ. .................................................................. 78 3.5.5 Các biện pháp hỗ trợ khác ............................................................. 85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 89 KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ .............................................................................. 90 CÁC PHỤ LỤC .............................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 112 HÌNH ẢNH MINH HỌA ............................................................................. 115
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 : Nhân sự Ban QLDA ĐT&XD ngành Y tế Đánh giá tình hình thực hiện các hợp đồng mua sắm thiết Bảng 3.2 : bị công trình từ năm 2012 đến nay Thang điểm về mặt kỹ thuật đối với HSMT mua sắm thiết Bảng 3.3 : bị công trình Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật gói thầu mua sắm thiết bị Bảng 3.4 : công nghệ
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BQLDA ĐT & XD Hình 3.2 : Sơ đồ quá trình tổ chức nhân sự Hình 3.3 : Sơ đồ tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ quản lý Hình 3.4 : Sơ đồ quản lý hợp đồng
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài: Trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới và phát triển, nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều thành tựu to lớn đối với đất nước và con người Việt Nam. Bộ mặt đất nước thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều theo xu thế hội nhập, ngành Xây dựng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức: các dự án ngày càng lớn về quy mô, phức tạp về kỹ thuật, các rủi ro tiềm ẩn, mối liên hệ qua lại giữa các chủ thể tham gia dự án. Nhiệm vụ của công tác xây dựng cơ bản nhằm tăng tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân với một tốc độ nhanh, vừa tái sản xuất giản đơn, vừa tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định của các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất bằng cách xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng khôi phục và sửa chữa tài sản cố định, trong đó có ngành y tế. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, trong thời gian gần đây có rất nhiều các chương trình Quốc tế, các dự án ODA, vốn trái phiếu Chính phủ được đầu tư vào ngành y tế. Nhiều Bệnh viện, các Trung tâm Y tế chuyên khoa ở các tỉnh thành trong phạm vi cả nước được đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng nhằm phục vụ nhân dân được tốt hơn. Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý dự án là làm sao tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng có hiệu quả. Bởi vì sản phẩm đầu tư và xây dựng có những đặc điểm: thường mang tính đơn chiếc, đa dạng, giá trị sản phẩm rất lớn,
  11. 2 phải sản xuất trong một thời gian dài, nhưng thời gian sử dụng cũng rất lâu dài. Sản phẩm xây dựng rất khó sửa chữa khuyết tật, nếu bị hư hỏng sẽ gây tốn kém rất lớn về tiền của và công sức, đặc biệt là sản phẩm xây dựng của ngành y tế, nó trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nên càng được kiểm soát nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dự án. Quá trình thực hiện dự án xây dựng bao gồm nhiều hoạt động: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, mua sắm hàng hóa và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. Trong đó, nhà thầu giữ vai trò quan trọng trong việc thành công hay thất bại đối với dự án, đòi hỏi chủ đầu tư phải có đủ năng lực để lựa chọn nhà thầu thực hiện có hiệu quả những mục tiêu của Dự án đã đề ra. Mặc dù các nội dung về đấu thầu được quy định đầy đủ trong các Văn bản quy phạm pháp luật, nhưng thực tế trong quá trình thực hiện xuất hiện những bất cập do những yếu tố khách quan và chủ quan gây ra, dẫn đến kết quả đạt được chưa như mong muốn, như dự án bị chậm tiến độ, dự án điều chỉnh nhiều lần…do các chủ thể tham gia thực hiện dự án còn nhiều thiếu sót trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhất là đấu thầu cho các công trình ngành y tế. Điều này cũng đã diễn ra tại Ban QLDA Đẩu tư và Xây dựng ngành Y tế Tiền Giang. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tác giả Luận văn lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Y tế tỉnh Tiền Giang” với mong muốn sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề bất cập cả về lý thuyết và thực tiễn trong công
  12. 3 tác lựa chọn nhà thầu cho các dự án đầu tư tại Ban QLDA Đầu tư & Xây dựng ngành Y tế Tiền Giang. 2. Mục đích của Đề tài: Thông qua việc nghiên cứu thực trạng công tác đấu thầu ở Ban Quản lý Dự án và Đầu tư và Xây dựng ngành Y tế tỉnh Tiền Giang để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác đấu thầu nói chung, đặc biệt là đấu thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình và công nghệ đối với các công trình xây dựng Bệnh viện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác đấu thầu xây lắp, cung cấp lắp đặt thiết bị công nghệ các công trình xây dựng của Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng ngành y tế tỉnh Tiền Giang - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác đấu thầu xây lắp và cung cấp, lắp đặt thiết bị công nghệ các công trình xây dựng tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Y tế tỉnh Tiền Giang. + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các gói thầu xây lắp và cung cấp, lắp đặt thiết bị công nghệ các công trình xây dựng thuộc các Dự án đầu tư xây dựng và Cải tạo mở rộng các bệnh viện từ năm 2012 đến năm 2016 . 4. Phương pháp và nội dung nghiên cứu a) Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp kế thừa: tiếp cận các nguồn tài liệu, số liệu hiện có. - Phương pháp khảo sát thực địa. - Phương pháp điều tra xã hội học.
  13. 4 - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp đánh giá nhanh. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp chuyên gia. b) Nội dung nghiên cứu: Chương 1: Tổng quan về đấu thầu mua sắm hàng hóa. Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về đấu thầu xây lắp và cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình ngành Y tế Chương 3: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình và công nghệ của Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Y tế Tiền Giang. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. - Ý nghĩa khoa học của đề tài: + Đề tài này đóng góp thêm nội dung nghiên cứu trong lĩnh vực đấu thầu tại Việt Nam. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đấu thầu xây lắp và cung cấp lắp đặt thiết bị công trình, công nghệ tại Ban QLDA ĐT&XD ngành Y tế Tiền Giang. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: + Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá được thực trạng công tác đấu thầu tại Ban QLDA ĐT&XD ngành Y tế Tiền Giang. + Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để nâng cao chất lượng công tác đấu thầu cung cấp lắp đặt thiết bị công trình, công nghệ tại Ban QLDA ĐT&XD ngành Y tế Tiền Giang.
  14. 5 6. Kết quả luận văn Kết quả của luận văn sẽ phần nào làm rõ về công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa nói chung và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu cung cấp lắp đặt thiết bị công trình, công nghệ tại Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Y tế Tiền Giang nói riêng.
  15. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA 1.1 Mục tiêu của đấu thầu trong nền kinh tế thị trường Theo Bách khoa toàn thư: Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Theo ADB : mục đích của đấu thầu cạnh tranh quốc tế, là nhằm cung cấp cho tất cả các nhà thầu tiềm năng và hợp lệ với thông báo đúng hạn và chính xác các yêu cầu của Bên mời thầu và tạo cơ hội dự thầu bình đẳng đối với hàng hóa và công trình theo yêu cầu. Từ khái niệm trên chúng ta nhận thấy mục tiêu của đấu thầu là chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, tức lựa chọn được nhà thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính để ký hợp đồng kinh tế với giá cả hợp lý 1.2 Khái niệm và phân loại hàng hóa ngành Y tế 1.2.1 Khái niệm về hàng hóa ngành Y tế Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013: Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng. Theo thông lệ Quốc tế hàng hóa bao gồm sản phẩm xây dựng, hàng hóa thông thường, thông dụng ... Trong đó sản phẩm hàng hóa xây dựng là loại hàng hóa đặc biệt.
  16. 7 Trong phạm vi Luận văn Tác giả tập trung nghiên cứu đấu thầu cung cấp lắp đặt thiết bị công trình và thiết bị công nghệ cho các công trình xây dựng mới và Cải tạo mở rộng Bệnh viện. Theo Luật Xây dựng, Thiết bị lắp đặt vào công trình gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ. Trong công trình xây dựng Bệnh viện cá thiết bị đó bao gồm: thiết bị xử lý chất thải rắn, xử lý chất thải lỏng, máy điều hòa, thang máy, máy bơm nước chữa cháy, Hệ thống báo cháy tự động, Hệ thống khí y tế, ... Đặc điểm của thiết bị công trình, công nghệ chuyên ngành y tế: + Có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng, môi trường. + Chứa đựng rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật . + Có giá trị lớn. + Yêu cầu kỹ thuật cao, mới và phức tạp. + Đa số là thiết bị nhập khẩu. 1.2.2 Phân loại thiết bị công trình và thiết bị công nghệ công trình y tế - Hàng hóa được lắp đặt theo công trình xây dựng : như vật liệu xây dựng; thiết bị công trình và thiết bị công nghệ như: thiết bị xử lý chất thải rắn, xử lý chất thải lỏng, máy điều hòa, quạt máy, thang máy, máy bơm nước chữa cháy,
  17. 8 HT báo cháy tự động, HT khí y tế, hệ thống âm thanh, chiếu sáng, hệ thống khí sạch,... - Hàng hóa không cần lắp đặt như: vật tư y tế phụ kiện dùng cho các cơ sở y tế. 1.3 Những yêu cầu về chất lượng thiêt bị công trình, công nghệ công trình xây dựng ngành y tế Do trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là người bệnh (trong các bệnh viện), do đó yêu cầu về chất lượng đối với thiết bị dùng trong các công trình y tế rất nghiêm ngặt, bên cạnh phải tuân thủ những quy định về thiết bị thông thường còn phải đáp ứng những quy định về chất lượng chuyên ngành y tế. 1.4 Khái niệm, phân loại, hình thức, phương thức và quy trình đấu thầu 1.4.1 Khái niệm: Theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 : Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. 1.4.2 Phân loại: - Theo cách thức tổ chức lựa chọn nhà thầu: gồm đấu thầu thông thường và đấu thầu qua mạng. Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  18. 9 - Theo nguồn gốc nhà thầu gồm: + Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu. + Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu. - Theo lĩnh vực gồm: + Đấu thầu xây lắp. + Đấu thầu mua sắm hàng hóa. + Đấu thầu tư vấn. + Đấu thầu phi tư vấn. 1.4.3 Các hình thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi: là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Chỉ định thầu : Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
  19. 10 a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo; c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ; d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình; đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình; e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
  20. 11 Chào hàng cạnh tranh: Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. Mua sắm trực tiếp Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Tự thực hiện Được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu nêu trên. Tham gia thực hiện của cộng đồng Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0