intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác bảo trì công trình tại Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước

Chia sẻ: Bùi Ngọc Tiếp | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:109

77
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng "Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác bảo trì công trình tại Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước” với mục đích nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tế góp phần nâng cao năng lực quản lý chất lượng bảo trì công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói chung và Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác bảo trì công trình tại Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước

  1. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả  nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ  bất kỳ  một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã   được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn   Sầm Thị Hương i
  2. LỜI CÁM ƠN Trong quá trình tham gia lớp học Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý xây dựng tại Cơ sở  2 trường Đại học Thủy lợi, tôi đã được các thầy cô quan tâm giúp đỡ, giúp tôi bổ  sung và nâng cao kiến thức chuyên môn. Xuất phát từ nhu cầu công tác tại đơn vị, với kinh nghiệm và kiến thức được học  và qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định của pháp luật, Nhà nước,  tôi đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ với tiêu đề  “Nghiên cứu đề xuất   giải pháp  hoàn thiện công tác  bảo trì công trình  tại Công ty TNHH MTV dịch vụ   thủy lợi Bình Phước” Quá trình học tập và làm Luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự  quan tâm, giúp  đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy lợi và thầy hướng dẫn. Với   sự  nỗ  lực của bản thân tôi đã hoàn thành Luận văn với đề  tài nói trên. Tuy nhiên,  vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp trong khi thời gian nghiên cứu không nhiều và   sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, nên Luận văn của tôi không thể tránh khỏi  những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và những người  quan tâm đến nội dung của đề  tài nghiên cứu để  tôi có điều kiện hoàn thiện hơn   trong quá trình công tác và nghiên cứu tiếptheo. Tác giả của Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Nhà trường, các thầy, cô giáo,   cán bộ hướng dẫn và cơ quan đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! ii
  3. MỤC LỤC   DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ                                                                                          ......................................................................................      v   DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ                                                                                          ......................................................................................      v   DANH MỤC BẢNG BIỂU                                                                                             .........................................................................................       vi   DANH MỤC BẢNG BIỂU                                                                                             .........................................................................................       vi   DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT                                                                                ...........................................................................       vii   MỞ ĐẦU              1   CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ  CÔNG TÁC BẢO TRÌ VÀ QUẢN LÝ CHẤT   LƯỢNG BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI                                                              ..........................................................      4  1.1 Khái quát về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng                                  ..............................      4  1.2 Đánh giá chung về công tác bảo trì các công trình Thủy lợi ở Việt Nam               ...........       10  1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo trì các công trình Thủy lợi                      ..................       16 CHƯƠNG   2   CƠ   SỞ   KHOA   HỌC   VỀ   CÔNG   TÁC   BẢO   TRÌ   CÔNG   TRÌNH   THỦY LỢI            21      2.1 Quy định của Pháp luật về công tác bảo trì công trình Thủy lợi                             .........................       21  2.2 Nội dung của công tác bảo trì công trình Thủy lợi                                                  ..............................................       26 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO TRÌ  CÔNG THỦY LỢI TRÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ  THỦY LỢI    BÌNH PHƯỚC    50     3.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước (Công    ty)      50     3.2 Thực trạng hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2014 ­ đến   nay   61  3.3 Đề  xuất giải pháp hoàn thiện công tác bảo trì công trình Thủy lợi tại Công ty   TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước                                                                    ................................................................       77   TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                            ........................................................................................       102   1. Văn bản, quyết định tham khảo                                                                              ..........................................................................       102   2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức tham thảo                                                          .....................................................       103  [13] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9164:2012 về Công trình thủy lợi ­ Hệ thống tưới    tiêu ­ Yêu cầu kỹ thuật vận hành hệ thống kênh                                                         .....................................................       103 iii
  4. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ   DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ                                                                                          ......................................................................................      v   DANH MỤC BẢNG BIỂU                                                                                             .........................................................................................       vi   DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT                                                                                ...........................................................................       vii   MỞ ĐẦU              1   CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ  CÔNG TÁC BẢO TRÌ VÀ QUẢN LÝ CHẤT   LƯỢNG BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI                                                              ..........................................................      4  1.1 Khái quát về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng                                  ..............................      4  1.2 Đánh giá chung về công tác bảo trì các công trình Thủy lợi ở Việt Nam               ...........       10  1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo trì các công trình Thủy lợi                      ..................       16 CHƯƠNG   2   CƠ   SỞ   KHOA   HỌC   VỀ   CÔNG   TÁC   BẢO   TRÌ   CÔNG   TRÌNH   THỦY LỢI            21      2.1 Quy định của Pháp luật về công tác bảo trì công trình Thủy lợi                             .........................       21  2.2 Nội dung của công tác bảo trì công trình Thủy lợi                                                  ..............................................       26 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO TRÌ  CÔNG THỦY LỢI TRÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ  THỦY LỢI    BÌNH PHƯỚC    50     3.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước (Công    ty)      50     3.2 Thực trạng hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2014 ­ đến   nay   61  3.3 Đề  xuất giải pháp hoàn thiện công tác bảo trì công trình Thủy lợi tại Công ty   TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước                                                                    ................................................................       77   TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                            ........................................................................................       102   1. Văn bản, quyết định tham khảo                                                                              ..........................................................................       102   2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức tham thảo                                                          .....................................................       103  [13] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9164:2012 về Công trình thủy lợi ­ Hệ thống tưới    tiêu ­ Yêu cầu kỹ thuật vận hành hệ thống kênh                                                         .....................................................       103 v
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Định mức chi phí chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với  Công trình đã khai thác sử dụng từ 05 năm đến 15 năm....Error: Reference source not found Bảng 3.1: Hiện trạng nguồn nhân lực của Công ty. Error: Reference source not found Bảng 3.2: Danh mục công trình thuộc phạm vi QLKT và năng lực cán bộ  làm công  tác QLKT của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thủy lợi Bình Phước. .Error: Reference source not found vi
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  UBND: Ủy ban nhân dân NSNN: Ngân sách Nhà nước QLDA: Quản lý dự án ĐTXD: Đầu tư xây dựng CTTL: Công trình thủy lợi SCTX: Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: Tài sản cố định QLKT: Quản lý khai thác vii
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Sau khi Luật xây dựng có hiệu lực cùng với đó là các Nghị  định của Chính phủ  có  liên quan về quản lý chất lượng xây dựng được ban hành, công tác quản lý đầu tư  xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có những chuyển biến tích cực, chất   lượng công trình đã có những tiến bộ  rõ rệt. Nhìn chung, chất lượng công trình tại  các dự án đầu tư khi đưa vào khai thác đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Qua kiểm   tra hầu hết các công trình xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng đều đạt yêu cầu   về  chất, tuân thủ  theo tiêu chuẩn, quy chuẩn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế,  bất cập trong việc quản lý chất lượng trong công tác bảo trì công trình xây dựng nói  chung và các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng. Bình Phước  có tổng cộng 73 công trình thủy lợi các loại, trong đó có 6 4 hồ  chứa nước vừa và  nhỏ, 07 đập dâng, 01 trạm bơm và 01 hệ thống kênh tưới tiêu kết hợp; với năng lực  tưới thiết kế cho 17.657 ha đất trồng lúa, cây công nghiệp và hoa màu, tạo nguồn  cấp nước với công suất thiết kế 102.952 m3/ng.đêm; các công trình này đã được xây  dựng từ những năm 1980 đến nay, một số công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng,  đặc biệt là các hạng mục nhà quản lý, tràn xã lũ, tiêu năng sau tràn, cống lấy nước   và bộ  phận thoát nước hạ  lưu; các hồ  chứa này hầu hết còn thiếu nhiều tài liệu   quan trắc và chưa có quy trình bảo trì cụ thể riêng cho từng công trình.  Mặt khác công tác quản lý chất lượng các dự  án đầu tư  xây dựng công trình hiện  nay rất phức tạp, cơ  chế chính sách luôn thay đổi, dẫn đến chất lượng, hiệu quả  việc quản lý các dự án gặp nhiều khó khăn, hạn chế; cơ cấu tổ chức quản lý chưa   đáp ứng được yêu cầu thực tế; một số dự án chưa thực sự đảm bảo chất lượng, khi   vừa bàn giao đưa vào sử  dụng đã xuất hiện hư  hỏng tại một số  hạng mục công  trình; công tác bảo trì công trình chưa được quan tâm thực hiện một cách đồng bộ. Trên cơ  sở  hệ  thống Pháp luật về  xây dựng đặc biệt là các quy định về  quản lý  chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam để  tập trung nghiên cứu, đánh giá  1
  8. thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tế góp phần nâng cao   năng lực quản lý chất lượng trong công tác bảo trì đối với các công trình thủy lợi   trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước   quản lý. Trên những cơ  sở  nêu trên với kiến thức đã được học  ở   Nhà trường và  kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, học viên chọn đề luận văn là: “Nghiên  cứu  đề  xuất  giải pháp  hoàn thiện công tác  bảo trì công trình  tại Công ty TNHH  MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước” với mục đích nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm  ứng dụng vào thực tế góp phần nâng cao năng lực quản lý chất lượng bảo trì công  trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói chung và Công ty TNHH MTV dịch  vụ thủy lợi Bình Phước nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn  thiện công tác bảo trì công trình tại Công ty TNHH MTV dịch vụ  thủy lợi Bình  Phước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về công tác bảo trì công trình thủy lợi.  3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về công tác bảo trì công trình  thủy lợi tại Công ty TNHH MTV dịch vụ  Thủy lợi Bình Phước giai đoạn từ năm 2014 đến nay. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận ­ Tiếp cận các nghiên cứu về công tác bảo trì công trình. ­ Tiếp cận các cơ sở khoa học về công tác bảo trì công trình. ­ Tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo trì công trình. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 2
  9. ­ Phương pháp lý thuyết ­ Phương pháp phân tích thống kê trên cơ sở các số liệu được thu thập tổng hợp và   phân tích số liệu thực tế ­ Phương pháp chuyên gia. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn đã góp phần hệ thống cơ sở khoa học về bảo trì công trình. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo để áp dụng trong công tác  bảo trì công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV dịch vụ Thủy lợi Bình Phước. 6. Kết quả đạt được ­ Đánh giá thực trạng về công tác bảo trì công trình tại Công ty TNHH MTV dịch vụ  thủy lợi Bình Phước. ­ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác bảo trì công trình tại Công ty TNHH  MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước. 3
  10. CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ  CÔNG TÁC BẢO TRÌ VÀ QUẢN LÝ  CHẤT LƯỢNG BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1 Khái quát về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng 1.1.1 Khái lược về chất lượng,  quản lý chất lượng sản phẩm 1.1.1.1. Chất lượng san phâm ̉ ̉ Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng khá phổ biến   trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Tuy nhiên, hiểu như  thế  nào là chất  lượng sản phẩm lại là vấn đề  không đơn giản. Đây là một phạm trù rất rộng và   phức tạp, phản ánh tổng hợp nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đứng ở  những   góc độ  khác nhau, tuỳ  theo mục tiêu, nhiệm vụ  sản xuất kinh doanh có thể  đưa ra  những quan niệm về chất lượng xuất phát từ sản phẩm, từ người sản xuất hay đòi  hỏi của thị trường. Trước hết, quan điểm siêu việt cho rằng: “Chất lượng là sự  tuyệt vời, hoàn hảo   tuyệt đối của sản phẩm làm cho con người cảm nhận được”. Nhưng định nghĩa này  khả  năng áp dụng không cao, mang tính trừu tượng, chất lượng sản phẩm không  thể xác định được một cách chính xác. Quan điểm xuất phát từ  sản phẩm lại cho rằng chất lượng sản phẩm được phản  ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Định nghĩa này coi chất lượng là  một vấn đề  cụ  thể  đo đếm được, số  lượng các đặc tính sản phẩm càng nhiều thì   chất lượng của nó càng cao. Tuy nhiên, theo quan điểm này các nhà sản xuất đã tách  khỏi nhu cầu của khách hàng, không tính đến sự  thích nghi khác nhau về  sở  thích  của từng người. Theo quan niệm của các nhà sản xuất: “Chất lượng sản phẩm là sự đạt được, tuân   thủ  đúng những tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế  kỹ  thuật đã được thiết kế  từ  trước”.   Quan niệm này quá chú trọng và thiên về  kỹ  thuật sản xuất đơn thuần, sản phẩm   4
  11. không xuất phát từ yêu cầu của khách hàng, có thể làm sản phẩm bị tụt hậu không   đáp ứng được với sự biến động rất nhanh của thị trường. Định nghĩa chất lượng xuất phát từ cạnh tranh: “Chất lượng là những đặc tính của   sản phẩm và dịch vụ mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm  cùng loại trên thị  trường”. Quan niệm này đòi hỏi tổ  chức hay doanh nghiệp phải  luôn tìm tòi cải tiến, sáng tạo để tạo ra được những đặc trưng khác biệt so với đối   thủ cạnh tranh và có tính năng sử dụng tốt hơn. Trong nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện một nhóm quan niệm mới về chất lượng  xuất phát, gắn bó chặt chẽ  với các yếu tố  cơ  bản của thị  trường như: nhu cầu,   cạnh tranh, giá cả,… gọi chung là quan niệm chất lượng hướng theo thị  trường.   Theo tiến sĩ Joseph M.Juran: “Chất lượng là sự  phù hợp với yêu cầu sử  dụng và   mục đích”, định nghĩa chất lượng được xuất phát và gắn liền với tiêu dùng, được   người tiêu dùng đánh giá khả năng tiêu thụ cao hơn. Để  giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống  nhất,   dễ   dàng,   tổ   chức   Quốc   tế   về   tiêu   chuẩn   hàng   hoá   (ISO­International  Organization Standardization) đã đưa ra định nghĩa: “Chất lượng là tập hợp các đặc   tính của một thực thể  tạo cho thực thể đó khả  năng thoả  mãn những nhu cầu cụ  thể hoặc tiềm ẩn”. Định nghĩa chất lượng trong ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất  giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan  của khách hàng. Do tác dụng thực tế của mình nên định nghĩa này hiện đang được   chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay. Khái niệm chất lượng đã nói  ở  trên gọi là chất lượng theo nghĩa hẹp. Bởi khi nói  đến chất lượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ trước, trong  và sau khi bán. Đó là những yếu tố  mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi thấy   sản phẩm mà họ  định mua thoả  mãn yêu cầu của họ. Ngoài ra vấn đề  giao hàng   đúng lúc, đúng thời hạn cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất hiện đại.   5
  12. Theo quan niệm về chất lượng toàn diện: “Chất lượng được đo bởi sự  thoả  mãn   nhu cầu và là vấn đề  tổng hợp”, chất lượng chính là sự thoả  mãn yêu cầu trên tất   cả  các phương diện; đặc tính kỹ  thuật của sản phẩm, dịch vụ đi kèm, giá cả  phù   hợp, thời hạn giao hàng cùng với tính an toàn, độ tin cậy của sản phẩm. 1.1.1.2. Quan ly ch ̉ ́ ất lượng san phâm ̉ ̉ Nếu mục đích cuối cùng của chất lượng là thoả  mãn nhu cầu khách hàng, nhu cầu   người tiêu dùng thì quản lý chất lượng là tổng thể  các biện pháp kinh tế  kỹ  thuật  hành chính tác động lên toàn bộ  quá trình hoạt động của mọi tổ chức để  đạt được  mục đích đó với chi phí xã hội thấp nhất. Tuy nhiên, tuỳ  thuộc vào sự  nhìn nhận  khác nhau của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu quản lý chất lượng mà có những   quan điểm khác nhau. Theo một chuyên gia người Anh, A.G.Robertson: Quản lý chất lượng được xác định  như  là một hệ thống quản trị  nhằm xây dựng chương trình và sự  phối hợp các cố  gắng của những đơn vị  khác nhau để  duy trì, tăng cường chất lượng trong các tổ  chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả  tốt nhất, đối  tượng cho phép thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng. Giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa­ một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý   chất lượng của Nhật Bản quan niệm về quản lý chất lượng sản phẩm có nghĩa là   nghiên cứu triển khai, thiết kế  sản xuất, bảo dưỡng một số  sản phẩm có chất   lượng, kinh tế  nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng và thoả  mãn nhu cầu của   người tiêu dùng. Theo tổ  chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 định nghĩa về  quản lý chất lượng:   “Các hoạt động có phối hợp để định hướng, kiểm soát một tổ chức về chất lượng”,   thực hiện chúng bằng các biện pháp như  hoạch định chất lượng, kiểm soát chất   lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. Trong đó: 6
  13. + Chính sách chất lượng: Là toàn bộ ý đồ, định hướng chung về chất lượng do lãnh   đạo cấp cao nhất của doanh nghiệp chính thức công bố. + Hoạch định chất lượng: Là các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu, yêu cầu  đối với chất lượng để thực hiện các yếu tố của hệ thống chất lượng. + Kiểm soát chất lượng: Các kỹ thuật, các hoạt động tác nghiệp được sử dụng để  thực hiện các yêu cầu chất lượng. + Đảm bảo chất lượng: Mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống với chất lượng được   khẳng định và đem lại lòng tin thoả mãn các yêu cầu đối với chất lượng. + Hệ thống chất lượng: Bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực   cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng. Nhìn chung, thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức  năng quản lý như: Hoạch định, tổ  chức, kiểm soát và điều chỉnh. Nói cách khác   quản lý chất lượng chính là chất lượng của quản lý. Về cơ bản, mục tiêu trực tiếp   của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp với  nhu cầu thị trường và chi phí tối ưu. Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động,  các biện pháp (hành chính, tổ  chức, kinh tế, kỹ  thuật, xã hội và tâm lý). Đây là   nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là   trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo. 1.1.2 Khái lược về bảo trì công trình xây dựng Tại Điều 3, Nghị  định số  46/2015/NĐ­CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ  quy định  về  quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì  “Bảo trì công trình xây   dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường,   an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng.   Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các   công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa   công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô   7
  14. công trình”. “Quy trình bảo trì công trình xây dựng là tài liệu quy định về trình tự,   nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình xây dựng”. 1.1.3 Đặc điểm của bảo trì công trình xây dựng ­ Đảm bảo các hoạt động bảo trì công trình thủy lợi diễn ra thường xuyên, liên   tục, thống nhất, đúng thẩm quyền phù hợp với quy định về trách nhiệm bảo  vệ kết cấu hạ tầng thủy lợi của pháp luật thủy lợi, đảm bảo phát huy trách  nhiệm của người có trách nhiệm bảo trì công trình của pháp luật về  bảo trì  công trình xây dựng; quản lý chặt chẽ chất lượng, số lượng, khối lượng, tiêu  chuẩn kỹ  thuật chất lượng sản phẩm bảo trì công trình đáp  ứng mục tiêu,   yêu cầu của hoạt động bảo trì công trình thủy lợi; ­ Đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng của công trình  theo quy định của bảo trì công trình đáp ứng yêu cầu; ­ Ngăn ngừa những hư  hỏng, xâm hại có thể  phát sinh, kéo dài tuổi thọ  công  trình thủy lợi; phát hiện, có biện pháp sửa chữa, xử  lý kịp thời những hư  hỏng, xâm hại đã phát sinh để đảm bảo công trình thủy lợi an toàn, đáp ứng  mọi công năng thiết kế; ­ Đảm bảo hiệu quả  hoạt  động bảo vệ  kết cấu hạ  tầng thủy lợi; phòng,  chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu nạn; phòng ngừa, ngăn chặn, xử  lý  hành vi xâm phạm công trình thủy lợi, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và   hành lang an toàn giao thông thủy lợi; đảm bảo cho công trình kết cấu hạ  tầng thủy lợi; 1.1.4 Nội dung của bảo trì công trình xây dựng Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các   công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng, sửa chữa  công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô  công trình. 8
  15. ­ Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về  hình học, biến dạng, chuyển dịch, các thông số kỹ thuật khác của công trình  và môi trường xung quanh theo thời gian. ­ Trắc đạc công trình là hoạt động đo đạc để  xác định vị  trí, hình dạng, kích  thước của địa hình, công trình xây dựng phục vụ thi công xây dựng, quản lý  chất lượng, bảo trì và giải quyết sự cố công trình xây dựng. ­ Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên   nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng các thông số  kỹ  thuật khác của sản  phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan  trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích. ­ Kiểm định là hoạt động kỹ  thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh  giá, xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với yêu cầu quy định trong   quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. [13] ­ Sự  cố  công trình xây dựng là hư  hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép,  làm cho công trình xây dựng hoặc kết cấu phụ  trợ  thi công xây dựng công   trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ trong quá trình thi   công xây dựng và khai thác sử dụng công trình. [12] Theo Điều 46, Chương 6, Nghị định 46/2015/NĐ­CP, Cấp sự cố được chia thành ba  cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp   II và cấp III như sau: 1. Sự cố cấp I bao gồm: a. Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên; b. Sập, đổ  công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên hoặc hư  hỏng có nguy cơ  gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên. 2. Sự cố cấp II bao gồm: 9
  16. a. Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 người đến 5 người; b. Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III hoặc hư hỏng có nguy cơ  gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II và cấp III. Sự cố  cấp III bao gồm: các sự cố còn lại ngoài các sự  cố công trình xây dựng quy   định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này. 1.2 Đánh giá chung về công tác bảo trì các công trình Thủy lợi ở Việt Nam 1.2.1 Công tác kiểm tra, quan trắc công trình Mục đích: Nhằm đánh giá hiện trạng toàn bộ công trình, thiết bị để xác định những   vấn đề nảy sinh (nếu có), đề xuất các nội dung cần thiết bảo dưỡng sửa chữa nhỏ  công trình, đảm bảo sự hoạt động ổn định và liên tục của công trình trong thời gian   vận hành cũng như không vận hành; Theo dõi, phát hiện những thay đổi, biến động  về  công trình, điều kiện khí tượng thủy văn, để  đưa ra những biện pháp xử  lý kịp  thời đảm bảo sự hoạt động bình thường, ổn định của công trình. Thành phần công việc: Quan trắc thường xuyên và định kỳ (một năm 2 lần trước và  sau mùa lũ), quan trắc các chỉ  tiêu khí tượng thủy văn như: Mưa, nắng, gió, nhiệt   độ,…; quan trắc diễn biến công trình thủy công và một số  các nội dung quan trắc   khác căn cứ vào đặc thù của từng công trình đầu mối như đập, cống lấy nước, tràn   xả lũ,… và các công trình phụ cận kèm theo. Hiện nay, công tác quan trắc công trình thường xuyên và định kỳ công trình thủy lợi  trên địa bàn tỉnh được các cơ quan, đơn vị quản lý, khai thác, sở chuyên ngành thực  hiện thường xuyên; kịp thời  đánh giá những nguyên nhân, sự  cố  hư  hỏng. Tuy   nhiên, công tác quan trắc các chỉ tiêu khí tượng thủy văn như: Mưa, nắng, gió, nhiệt   độ,…; quan trắc diễn biến công trình thủy công; công tác dự  báo, đánh giá lưu  lượng nước về hồ chưa được thực hiện đúng quy đinh đề  ra. Công tác đầu tư  các  trạm quan trắc, trạm cảnh báo lũ chưa được quan tâm đúng mức. 1.2.2 Công tác kiểm định chất lượng công trình 10
  17. Công tác kiểm định chất lượng công trình thủy lợi được Bộ Nông nghiệp và PTNT   quy định cụ  thể  tại  Điều 12 Thông tư  05/2019/TT­BNNPTNT  quy định về  kiểm  định chất lượng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, cụ thể như sau: 1. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện nội dung sau: a) Lập, trình phê duyệt kế hoạch kiểm định; b) Lập, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề  cương, ự toán kinh phí phục vụ công tác kiểm định; c) Tổ  chức thực hiện kiểm định theo quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn  kỹ thuật quốc gia quy định của pháp luật có liên quan; d) Thực hiện kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán, lưu trữ  hồ  sơ  theo  quy định; đ) Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm định và đề xuất, kiến nghị. 2. Kiểm định được thực hiện trong các trường hợp sau: a) Kiểm định định kỳ theo quy định hoặc quy trình bảo trì được phê duyệt; b) Khi phát hiện công trình có những hư  hỏng của một số  bộ  phận, công trình có  dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng; c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng công trình phục vụ cho việc lập  quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử  dụng nhưng chưa có quy   trình bảo trì; d) Khi cần có cơ sở để quyết định kéo dài thời hạn sử dụng đối với các công trình   đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình; đ) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Thẩm quyền phê duyệt đề cương, dự toán nhiệm vụ kiểm định chất lượng thực   hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này. 11
  18. 4. Đối với công trình thủy lợi là hồ  chứa nước, đập dâng, thực hiện kiểm định an   toàn theo quy định của Nghị định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. 1.2.3 Công tác bảo dưỡng công trình ­ Mục đích: Tu sửa, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ ngay những chỗ mà trong báo  cáo kiểm tra yêu cầu để đưa công trình, thiết bị trở lại trạng thái bình thường   và sẵn sàng hoạt động khi có lệnh vận hành. ­ Nguyên tắc tu sửa, bảo dưỡng đập: Chú trọng tu sửa, bảo dưỡng thường  xuyên (hoặc định kỳ), sửa chữa kịp thời; Giữ nguyên dạng công trình; Không  ảnh hưởng đến nhiệm vụ của công trình; Việc sửa chữa lớn thực hiện theo   quy định của công tác xây dựng cơ bản. 1.2.3.1 Tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên  Qua kết quả  kiểm tra thường xuyên công trình, nếu phát hiện có những hư  hỏng  nhỏ  phải tổ  chức tu sửa bảo dưỡng kịp thời, công tác duy tu, bảo dưỡng thường   xuyên của một số hạng mục cơ bản: ­ Đập đất: Chăm sóc cỏ bảo vệ mái hạ lưu (cắt cỏ, tưới cỏ, trồng bổ sung…);   Tu sửa nhỏ lớp bảo vệ mái thượng lưu, hạ lưu, đống đá tiêu nước, áp mái….  (lát dặm, lát lại những chỗ bị xô tụt…); Không để nước đọng thành vũng trên  bề  mặt đập; Chặt bỏ  cây dại (không thuộc loại trồng để  bảo vệ  mái) mọc   trên đập; Chống và trừ diệt sinh vật (mối, chuột,…) làm hang ổ trên đập; Có  những hư hỏng nhỏ (nứt nẻ, sạt lở, tổ mối….) phải tiến hành xử lý, bồi trúc  để khôi phục công trình trở về nguyên dạng; Làm tầng lọc ngược, tầng phần  áp tại các vị trí phát hiện mạch sủi, vùng thấm trên mái hạ lưu, chân đập. ­ Các công trình bằng bê tông, xây lát: Các bộ phận công trình bị vỡ, lở, nứt nẻ  …. phải xây trát, gắn lại kịp thời theo đúng yêu cầu kỹ  thuật đã quy định  trong tiêu chuẩn và quy định hiện hành; Các hư  hỏng có ảnh hưởng tới khả  năng làm việc của công trình phải được tu sửa hoặc thay thế kịp thời; Nếu   12
  19. hạ  lưu công trình (đập, cống, tràn….) bị  xói thì phải có biện pháp cố  tạm   thời để hạn chế việc xói lở phát triển. ­ Cửa van và thiết bị  đóng mở: Thường xuyên lau rửa, vệ  sinh cửa van, máy   đóng mở, nhà công tác; Xử lý kịp thời các liên kết bị bong tróc, hư hỏng; Các  bộ  phận quan trọng (trục vít, bánh răng, phanh, cá hãm, khóa cáp, tay quay,  dầm chịu lực, thiết bị điện) nếu bị nứt vỡ ảnh hưởng đến an toàn công trình,   an toàn lao động phải thay thế  kịp thời;  Đối với các thiết bị  điện, chủ  đập   phải thực hiện theo chế độ tu sửa, bảo dưỡng theo quy định của ngành điện. 1.2.3.2  Tu sửa, bảo dưỡng định kỳ ­ Quy định về  thời gian bảo dưỡng: Các bộ  phận bằng thép từ  2 đến 3 năm   phải sơn lại một lần vào trước mùa lũ, các bộ  phận bằng gỗ  mỗi năm sơn  một lần theo đúng quy trình kỹ  thuật. Cứ 6 tháng một lần làm vệ  sinh công   nghiệp và bơm tra dầu mỡ  vào các bộ  phận truyền động của thiết bị  đóng  mở; hàng tháng một lần phải bổ  sung bôi trơn dầu mỡ  vào bộ  phận truyền  động   hay   những   chỗ   dầu   mỡ   bị   khô   cứng.   Đối   với   máy   đóng   mở   bằng  pistong thủy lực, việc thay thế, bổ sung dầu, mỡ theo quy định đối với từng   loại thiết bị  này. Mỗi năm một lần bảo dưỡng các thiết bị  quan trắc hoặc   bảo dưỡng định kỳ  theo quy định của các loại thiết bị  nếu có. Một năm hai   lần (trước và sau mùa lũ) phải nạo vét, tu sửa rãnh tiêu mái đập, khôi phục  lại lớp bảo vệ  mái đập, đắp bồi trức, gia cố  mặt đập đủ  cao trình thiết   kế…. Một năm một lần quét vôi, ve; hai năm một lần quét sơn (cho các kết   cấu được thiết kế  quét sơn) cho nhà tháp van cống, tràn xả  lũ, tường chắn  sóng… ­ Nội dung tu sửa, bảo dưỡng định kỳ: Qua kiểm tra định kỳ nếu phát hiện các   bộ  phận công trình bị  hư  hỏng không thể  khắc phục trong tu sửa thường  xuyên thì phải lập hồ sơ thiết kế, tổ chức tu sửa theo quy định. Các bộ phận   kết cấu bằng thép ở cửa van bị rỉ sâu, các bộ phận bằng gỗ nếu bị mục gẫy,   các bộ phận làm kín nước bị hỏng phải được thay thế. 13
  20. 1.2.4 Công tác sửa chữa công trình 1.2.4.1 Định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định ­ Sửa chữa thường xuyên (SCTX) tài sản cố  định (TSCĐ) của doanh nghiệp  QLKT CTTL là tu sửa, nạo vét, bồi trúc, thay thế đối với các bộ  phận công   trình, kênh mương, nhà xưởng, máy móc thiết bị  của doanh nghiệp bị  hư  hỏng nhỏ, bồi lấp hàng năm chưa  ảnh hưởng lớn đến năng lực hoạt động   nhưng phải tu sửa, nạo vét ngay để chống xuống cấp và đảm bảo công trình  làm việc bình thường, không ảnh hưởng đến sản xuất và không dẫn đến các  hư hỏng lớn. ­ SCTX thiết bị máy đóng mở, cửa van, ổ khoá, dàn van, trục… của các thiết bị  điều tiết trên hệ thống gồm các công việc chính như lau chùi, tẩy gỉ, tra dầu   mỡ, chóc hà, sơn chống gỉ chống hà cửa cống, khe phai, cân chỉnh, siết chặt   bu lông, ti van,  ổ khoá thao tác vận hành thử  để  đảm bảo vận hành an toàn,  bền theo yêu cầu QLKT bình thường của công trình, thiết bị. SCTX các thiết   bị phụ trợ khác kèm theo thiết bị máy đóng mở được xác định bằng 10% công   tác SCTX máy và thiết bị đóng mở cống điều tiết. ­ SCTX kênh mương và công trình trên kênh bao gồm: nạo vét hệ  thống kênh  mương; đắp vá, bồi trúc bờ  kênh trước, trong và sau mùa mưa lũ; công tác   vớt bèo, rong rác trên kênh (từ  10m2 trở  lên); nạo vét bể  hút các trạm bơm;   nạo vét, đào đắp đất, vá công trình thuỷ  công; trát chít, vá công trình thuỷ  công, nhà trạm, kênh mương xây; tu bổ  nhà trạm, sân, công trình phụ  các  trạm bơm, trạm vận hành, tràn xả  lũ; xây mới, bổ  sung, thay thế  cống nhỏ  trên hệ thống; sơn cánh cống chống gỉ (từ 5m2 trở lên); trát chít mái thượng   lưu, trồng vá mái cỏ, đào đắp vá mái và xếp đá vá mái thượng lưu hồ đập. ­ SCTX nhà xưởng: bao gồm văn phòng, nhà trạm quản lý. ­ Chi phí SCTX là một khoản chi trong tổng chi phí các hoạt động tưới tiêu và  được duyệt chi từ nguồn thủy lợi phí. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2