Luận văn Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội
lượt xem 21
download
Đề tài phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh nam Hà Nội, từ đó rút ra những ưu điểm và hạn và nguyên nhân của hạn chế; đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP BIDV - Chi nhánh Nam Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN ĐÌNH KHÔI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN ĐÌNH KHÔI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị các tổ chức tài chính Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn đƣợc thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực chƣa từng đƣợc ai công bố trƣớc đây. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Hà Nội, tháng năm 2020 Tác Giả
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN .......................................5 1.1. Tổng quan nghiên cứu quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng ............5 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới ..............................................................................5 1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ..............................................................................6 1.2. Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ............................................................................................................................7 1.2.2. Tín dụng tại ngân hàng TMCP .......................................................................7 1.2.3. Rủi ro tín dụng của NHTM ...........................................................................10 1.2.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại ...............................16 1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ....................................................18 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tín dụng .............................................24 1.3. Kinh nghiệm quản trị RRTD ở một số nƣớc trên thế giới và bài học cho Việt Nam...................................................................................................................28 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng trên thế giới ..28 1.3.2. Bài học đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội ................................................................................30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................32 CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................33 2.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................33 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................33 2.2.1. Nghiên cứu định tính .....................................................................................34 2.2.2. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................34 2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. 37 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI ....................................................................................................................39 3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt nam – Chi nhánh Nam Hà Nội..................................................................................................39 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...............................................................39 3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ .......................................................39 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................................42 3.2. Thực trạng công tác quản trị RRTD tại BIDV, chi nhánh Nam Hà Nội ....54 i
- 3.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng .............................................................................54 3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng ................................................................................56 3.2.3. Phòng ngừa rủi ro tín dụng ...........................................................................57 3.2.4. Quản lý và xử lý rủi ro tín dụng ....................................................................58 3.2.5. Công tác kiểm tra kiểm soát rủi ro tín dụng .................................................64 3.2.6. Xây dựng quan hệ với khách hàng, đánh giá và phân loại khách hàng .....66 3.3. Đánh giá chung về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt nam – Chi nhánh Nam Hà Nội.....................................................70 3.3.1. Ưu điểm ..........................................................................................................70 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...............................................................................71 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................76 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI .................................................................................77 4.1. Mục tiêu và định hƣớng chung .......................................................................77 4.1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng ...................................................77 4.1.2. Định hướng tăng cường công tác với QTRR tín dụng .................................80 4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QTRR tín dụng tại Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt nam – Chi nhánh Nam Hà Nội ...................................81 4.2.1. Xây dựng chính sách cho vay hợp lý .............................................................81 4.2.2. Đa dạng hóa danh mục cho vay ....................................................................82 4.2.3. Giải pháp phòng ngừa rủi ro .........................................................................83 4.2.4. Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro tín dụng ...................................................87 4.2.5. Giải pháp hạn chế , bù đắp khi có rủi ro xảy ra ...........................................88 4.2.6. Giải pháp về nhân sự .....................................................................................90 4.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc và Chính phủ ...........................90 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ...............................................................................90 4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .............................................................91 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................95 KẾT LUẬN ..............................................................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................97 ii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu Tƣ Và Phát Triển Việt 1 BIDV Nam 2 PTDV Phát triển dịch vụ 3 NH Ngân hàng 4 NHBL Ngân hàng bán lẻ 5 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 6 NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 7 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 8 NHTW Ngân hàng trung ƣơng 9 KH Khách hàng 10 KHCN Khách hàng cá nhân 11 PGD Phòng giao dịch 12 TSCĐ Tài sản cố định 13 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh iii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 : Tình hình hoạt động đầu tƣ của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội ..........................................................................44 Bảng 2.2 : Tình hình dƣ nợ cho vay của TMCP Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội ..............................................................46 Bảng 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh ....................................................................49 Bảng 2.4: Dƣ nợ, nợ xấu phân theo đối tƣợng khách hàng từ ............................50 Bảng 2.5 : Cơ cấu dƣ nợ theo cho vay có bảo đảm ..............................................51 Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu theo bảo đảm tiền vay từ ........................................51 Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay theo lĩnh vực, đối tƣợng ..............................................52 Bảng 2.8: Thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP BIDV- chi nhánh Nam Hà Nội..................................................................................................53 Bảng 2.9 : Tình hình thu hồi nợ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - chi nhánh ..............................................................................................60 Bảng 2.10 : Kết quả trích lập dự phòng RRTD của chi nhánh ..........................63 Bảng 2.11: Các mức xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ...............................................................................................................................68 iv
- LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Xu hƣớng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho các ngân hàng thƣơng mại mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp cho các ngân hàng hạn chế đƣợc những tổn thƣơng do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nƣớc.Tuy nhiên,cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ra một thị trƣờng tài chính rủi ro hơn. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ thống quản trị nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn, mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa và giảm tối đa thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Chính vì vậy công tác quản trị rủi ro nói chung và đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng là một trong những công tác quan trọng để giảm thiểu tổn thất, bảo đảm cho ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội ” - nơi tôi đang công tác cho luận văn Thạc sỹ. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, mang lại 80 - 90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng không nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đứng trƣớc những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc với các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng tăng cao. Việt Nam là một nƣớc có nền kinh tế mở nên không tránh khỏi những ảnh hƣởng của nền kinh tế thế giới. Đứng trƣớc tình hình đó, đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam phải đề cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro. Quá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Xu hƣớng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng không ngoại lệ, toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tạo ra cơ hội cho các ngân hàng mở rộng hoạt rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, giúp cho các ngân hàng gia tăng thu nhập, hạn chế đƣợc những rủi ro tổn thất do những ñiều kiện kinh tế, chính trị trong nƣớc. Tuy nhiên, cùng với cơ hội của hội nhập kinh tế thế giới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì sự canh tranh giữa các tổ chức, tập đoàn 1
- tài chính ngày càng gây gắt và khốc liệt hơn và cũng tạo ra một thị trƣờng tài chính rủi ro hơn. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nƣớc có nền kinh tế mới nổi nhƣ Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng chƣa cao… 2. Tình hình nghiên cứu Dựa trên tầm quan trọng và thực tiễn của vấn đề quản trị rủi ro tín dụng, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, làm rõ trong các luận văn và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Trong đó có thể kể đến một số những nghiên cứu nổi bật nhƣ sau: Tác giả Nguyễn Anh Đức, 2012. Đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần công th ƣơng Việt Nam”, luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong luận án tác giả đã đề cập đến thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Tác giả Đàm Xuân Yên, 2012. Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Th ƣơng tín (Sacombank Phú Thọ)”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp so sánh, phân tích, thống kê, .... vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Sacombank Phú Thọ. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Phú Thọ. Tác giả Đặng Thị Minh Thúy, 2013. Đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Đại Dƣơng – Chi nhánh Thăng Long”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng. Tác giả đã dựa vào nguồn số liệu quá khứ qua các năm về tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, căn cứ vào các nghị quyết, các chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch của Ngân hàng và vận dụng các phƣơng pháp phân tích khác nhau để làm sáng tỏ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại D ƣơng – Chi Nhánh Thăng Long. Tác giả Lê Thị Minh Hà, 2014. Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ tại ngân hàng TMCP Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp, tổng hợp các số liệu thực tế hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tại Ngân hàng Quốc Tế VN (VIB). Điểm nổi bật trong luận văn này là tác giả đã áp dụng kinh nghiệm quản trị rủi ro từ CBA - Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc để làm rõ vấn đề. Nguyễn Hoàng Bích Trâm , 2014. “Kiểm định rủi ro tín dụng cho các NHTM niêm yết tại Việt Nam”, số 14, Tạp chí phát triển và hội nhập. Tác giả đã ứng dụng phƣơng pháp thử sức căng (Stress Test) để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam. Kết quả cho thấy mối tƣơng quan giữa tỷ lệ nợ xấu 2
- và tăng trƣởng GDP với độ trễ hai quý. Bài nghiên cứu còn sử dụng Credit Var để tính toán khả năng vỡ nợ của khu vực NHTM và nhận thấy rằng các NHTM không thể hấp thụ đ ƣợc khoản tổn thất tín dụng d ƣới các kịch bản vĩ mô bất lợi. Điều này có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính. Những ƣớc lƣợng này cũng rất hữu ích cho ngân hàng trong việc xác định rủi ro tín dụng và tính toán tỷ số an toàn tối thiểu cần thiết khi tr ƣờng hợp xấu có thể xảy ra. Nguyễn Thị Vân Anh, 2014. “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II – nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”. Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ, Số 20/2014, Tr.36 – 39. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hang TMCP, đồng thời khuyến nghị với các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD tại BIDV chi nhánh Nam Hà Nội, cụ thể: - Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng cổ phần BIDV - chi nhánh nam Hà Nội, từ đó rútra những ƣu điểm và hạn và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP BIDV-chi nhánh Nam Hà Nội. 4. Các câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Những kinh nghiệm phát triển và nâng cao quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng? Các yếu tố nào tác động đến quá trình quản trị rủi ro tín dụng Mức độ tác động của các yếu tố động đến việc quản trị rủi ro tín dụng của BIDV Nam Hà Nội nhƣ thế nào? 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Nam Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu : + Về không gian : Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàngtại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội. + Về thời gian : Đề tài này đƣợc thực hiện với bộ dữ liệu thu thập đƣợc trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2018. 6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 04 chƣơng : Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần 3
- Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018 Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội 4
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Tổng quan nghiên cứu quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới Pham Huu Hong Thai (2007), với nghiên cứu “Access to bank loans in transition economies ’’. Luận án đã phân tích vốn vay ngân hàng trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam. Sử dụng số liệu ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam thông qua phƣơng pháp phân tích mô hình kinh tế lƣợng. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra rằng các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc) ƣu đãi cho các doanh nghiệp nhà nƣớc (doanh nghiệp nhà nƣớc) vay vốn mặc dù các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. World Bank (2006), với nghiên cứu “World Bank lending for lines of credit: An IEG evaluation , đã đƣa ra đánh giá tình hình cho vay của ngân hàng Thế giới đối với các dòng tín dụng trong các năm tài chính từ 1993-2003, nghiên cứu xu hƣớng trong cho vay, báo cáo và giám sát dòng tín dụng theo chính sách của ngân hàng. Cơ sở của việc đánh giá là nghiên cứu của nhóm đánh giá độc lập (IEG) trên tất cả các dòng tín dụng. Valderama, D ( 2008) ,với nghiên cứu “Credit Situation in Korea and Thailand after the crisis years 1997-1998” Chính phủ Hàn Quốc và Thái Lan đã cố gắng thúc đẩy kinh tế bằng việc mở rộng tín dụng trong nƣớc. Nghiên cứu đã chỉ ra mối lo ngại lớn về việc mở rộng tín dụng một cách nhanh chóng liệu có đảm bảo đồng vốn đƣợc sử dụng và phân phối một cách hiệu quả không, nhất là khi các ngân hàng không thể kiểm soát việc phân phối tín dụng một cách hiệu quả. Glen Bullivant (2010), với nghiên cứu “Credit Management”. Tác giả đã trình bày bao quát các khía cạnh của quản lý tín dụng. Nội dung trọng tâm, xuyên suốt mà tác giả đƣa ra là vấn đề dòng tiền, quản lý dòng tiền, vấn đề về lợi nhuận có thể đƣợc cải thiện, nâng cao bằng nhiều kế hoạch tƣơng thích. Tất cả các vấn đề kiểm soát tín dụng quan trọng đƣợc đề cập một cách chi tiết, bao gồm cả hƣớng dẫn về chính sách tín dụng và quản lý các chức năng tín dụng, điều kiện tín dụng, đánh giá rủi ro, quản lý và mô hình hóa, thu hồi nợ, bảo hiểm tín dụng, tín dụng xuất khẩu, tín dụng tiêu dùng, luật tín dụng thƣơng mại và các dịch vụ tín dụng. Sam N. Basu (2006), với nghiên cứu “Trategic credit management”. Tác giả bắt đầu với một đánh giá chuyên sâu và phân tích chuyên sâu về toàn bộ lĩnh vực quản lý tín dụng dựa trên nhiều thay đổi đã càn quét ngành công nghiệp kể từ khi bãi bỏ quy định bắt đầu vào đầu những năm 1980. Sau đó, họ xác định rõ ràng các vấn đề hệ thống bắt nguồn từ sâu, góp phần vào hầu hết các ngân hàng thƣơng mại thất bại cho vay. Hoạt động từ nguyên tắc đầu tiên là mục tiêu của quy trình quản lý 5
- tín dụng không phải là tránh các khoản nợ xấu, nhƣng để tạo ra các khoản nợ tốt, tiếp theo họ sẽ đƣa ra một bộ hƣớng dẫn cắt giảm rõ ràng và các bƣớc hành động mà độc giả có thể thực hiện để tái cấu trúc chiến lƣợc của tổ chức của mình quá trình. Các tác giả cung cấp các chiến lƣợc đã đƣợc chứng minh và cắt giảm các kỹ thuật cạnh biên để phân tích tín dụng thành công, quản lý tín dụng, cơ cấu cho vay và tập luyện cho vay. 1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Lê Thị Huyền Diệu (2010),“Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” .Tác giả đã tiếp cận, luận giải vấn đề quản lý RRTD và mô hình quản lý RRTD trên các góc độ riêng lẻ và tổng thể. Đồng thời, luận án đã phân tích thực trạng RRTD và mô hình quản lý RRTD tại hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một mô hình quản lý RRTD cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Lê Đức Thọ (2005),“Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Nhà nước ở nước ta hiện nay” .Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, phân tích rõ vai trò quan trọng hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và các khuyến nghị đƣa ra nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc. Nguyễn Hữu Trung (2007),“Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” đã đề cập đến việc mở rộng quy mô tín dụng vƣợt quá khả năng quản lý, điều hành của ngân hàng thƣơng mại và những nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa RRTD. Nguyễn Đức Tú (2012),“Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam”. Tác giả đã đánh giá những kết quả và tồn tại trong quản lý RRTD của Ngân hàng Công Thƣơng. Từ đó, đƣa ra giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý RRTD tại ngân hàng. Lê Thị Kim Nga (2015),“Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” .Tác giả đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt công trình nghiên cứu đã đề xuất khung quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. 6
- 1.2. Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 1.2.2. Tín dụng tại ngân hàng TMCP 1.2.2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng * Khái niệm Tín dụng là “Phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa ngƣời cho vay và ngƣời vay. Trong quan hệ này ngƣời cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho ngƣời đi vay trong thời gian nhất định, khi tới thời hạn trả nợ ngƣời đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vay, kèm theo một khoản lãi” Tín dụng ngân hàng bao gồm các hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính. Vì vậy, tín dụng là một khái niệm rộng hơn cho vay bởi nó bao hàm cả cho vay, tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì nghiệp vụ cho vay lại là nghiệp vụ quan trọng nhất, cơ bản nhất và chiếm tỷ trọng lớn ở hầu hết các NHTM. Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Cũng nhƣ quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung : + Có sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngƣời sở hữu sang cho ngƣời sử dụng. + Sự chuyển nhƣợng này mang tính tạm thời hoặc có thời hạn. + Sự chuyển nhƣợng này có kèm theo chi phí. * Đặc điểm của tín dụng ngân hàng Mối quan hệ tín dụng phải thỏa mãn 4 đặc trƣng : Lòng tin, tính hoàn trả, tính thời hạn và ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro. Một là, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngƣời ta chỉ cho vay khi ngƣời ta tin tƣởng, ngƣời đi vay có ý muốn trả nợ và có khả năng trả nợ. Đồng thời ngƣời ta tin rằng ngƣời sử dụng lƣợng giá trị đó sẽ thu đƣợc lƣợng giá trị cao hơn, đạt hiệu quả sau một thời gian nhất định, ngƣời cho vay cũng tin tƣởng ngƣời đi vay có ý muốn trả nợ thì quan hệ tín dụng mới xảy ra. Nhƣ vậy có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng. Hai là, tính hoàn trả. Đối với quan hệ tín dụng thì đây là đặc trƣng cơ bản nhất và sự hoàn trả là tiêu chuẩn phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính khác. Trong tính hoàn trả thì lƣợng vốn đƣợc chuyển nhƣợng phải đƣợc hoàn trả đúng hạn về cả thời gian và về giá trị bao gồm hai bộ phận : Gốc và lãi. Phần lãi phải đảm bảo cho lƣợng giá trị hoàn trả lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu. Sự chênh 7
- lệch này là giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Nói cách khác, nó là giá trị cho sự sinh quyền sử dụng vốn hiện tại của ngƣời sở hữu, vì thế nó phải đủ hấp dẫn để ngƣời sở hữu có thể sẵn sàng hy sinh quyền sử dụng nó. Mặt khác nếu không có sự hoàn trả thì đó là quan hệ tín dụng không hoàn hảo. Ba là, tính thời hạn. Xuất phát từ bản chất của tín dụng là sự tín nhiệm, ngƣời cho vay tin tƣởng ngƣời đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày trong tƣơng lai. Ngƣời đi vay chỉ đƣợc sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời gian sử dụng theo thỏa thuận, ngƣời đi vay hoàn trả cho ngƣời cho vay. Bốn là, tín dụng ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro. Do sự không cân xứng về thông tin và ngƣời cho vay không hiểu rõ hết về ngƣời đi vay. Một mối quan hệ tín dụng đƣợc gọi là hoàn hảo nếu ngƣời đi vay hoàn trả đƣợc đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn. * Phân loại tín dụng Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây : Dựa vào mục đích cho vay Về mục đích cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: + Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thƣơng nghiệp. Mục đích của hình thức cho vay này thƣờng là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân. + Cho vay tiêu dùng cá nhân: Phục vụ mục đích tiêu dùng của các cá nhân. + Cho vay mua bán bất động sản: Phục vụ nhu cầu vay mua bán bất động sản của các cá nhân. + Cho vay sản xuất nông nghiệp: Phục vụ hoạt động sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. + Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: Mục đích cho các tổ chức vay xuất nhập khẩu các mặt hàng công thƣơng nghiệp. Dựa vào thời hạn cho vay Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: + Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thƣờng là nhằm hỗ trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản lƣu động. + Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định. + Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại vay này thƣờng là nhằm tài trợ đầu tƣ vào các dự án đầu tƣ. 8
- - Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: + Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của ngƣời khác mà chị dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. + Cho vay có không bảo đảm: abcx là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay nhƣ thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. Dựa vào phương thức cho vay Dựa vào phƣơng thức cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: + Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. + Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trọng một khoảng thời gian nhất định. + Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng. Dựa vào xuất xứ tín dụng Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: + Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho ngƣời có nhu cầu, đồng thời ngƣời đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng. + Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại các khế ƣớc hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán nhƣ là: Chiết khấu thƣơng mại, bao thanh toán. + Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại các khế ƣớc hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán nhƣ là: Chiết khấu thƣơng mại, bao thanh toán. 1.2.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng - Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng thời góp phần đầu tƣ vào phát triển kinh tế. - Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. - Tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và luân chuyển tiền tệ. - Tín dụng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế. - Tín dụng tạo điều kiền hội nhập kinh tế quốc tế. - Tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế trọng điểm. 9
- 1.2.3. Rủi ro tín dụng của NHTM 1.2.3.1. Khái niệm Thực tế đã có rất nhiều khái niệm về RRTD ngân hàng, cụ thể nhƣ: Anthony Sauders (2007) định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể đƣợc thực hiện cả về số lƣợng và thời hạn”. Theo Timothy W.Koch (2006) thì “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”. Theo khoản 1 điều 3 Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN: “Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Nhƣ vậy, có thể hiểu RRTD là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, do khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụtrả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng nhƣ đã cam kết trong hợp đồng. Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng, dẫn đến tổn thất tài chính nhƣ giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trƣờng của vốn. 1.2.3.2. Hình thức của rủi ro tín dụng Rủi ro do không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn) Chẳng hạn NH huy động nguồn vốn kỳ hạn 12 tháng trị giá 1 triệu USD để tiến hành hoạt động cho vay đảm bảo sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Nếu NH cho khách hàng A vay 9 tháng, để sử dụng tối đa đồng vốn, NH dự định cho khách hàng B vay 3 tháng tiếp. Nhƣng nếu sau 9 tháng, khách hàng A không hoàn trả vốn tín dụng, buộc NH phải huy động trên thị trƣờng để bù đắp vốn cho vay chƣa đƣợc thu hồi của khác hàng A. Có thể là đi vay ngân hàng khác, hoặc đi vay ngân hàng trung ƣơng, hoặc bán giấy tờ có giá, thậm chí có thể bán ngay khoản tín dụng đó. Nhƣng trong trƣờng hợp đó, NH vẫn phải chịu khoản tổn thất do chi phí vay vốn cao hơn, và tốn một khoản thời gian, đấy là chƣa nói đến khả năng không thể huy động đƣợc. Khi đó NH sẽ mất cơ hội đầu tƣ, tức là không cho khách hàng B vay đƣợc, do đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và ảnh hƣởng đến lợi nhuận và uy tín của NH. Gây cản trở và khó khăn cho việc chi trả cho ngƣời gửi tiền.NH là một tổ chức đi vay để cho vay. Chính vì thế, khi NH huy động đƣợc môt khoản tiền thì ngay lập tức, NH dùng số tiền đó để đầu tƣ cho vay. Nếu khi đến hạn mà ngƣời vay không trả nợ, NH sẽ không đủ tiền thanh toán cho khách hàng gửi tiền vào, điều này làm giảm khả năng thanh toán và uy tín của NH. Nếu khoản tiền đó lớn có thê gây nguy hiêm cho NH trong việc hoạch định chi trả tiền gửi cho khách hàng. Rủi ro không có khả năng trả nợ rủi ro bị mất vốn một phần hoặc toàn bộ 10
- Là rủi ro xảy ra trong trƣờng hợp doanh nghiệp đi vay đã mất khả năng chi trả. Do vậy, NH chỉ còn trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của doanh nghiệp để đỡ một phần nợ gốc. Tuy nhiên, vấn đề này hết sức khó khăn vì: - Giá trị thanh lý bị giảm rất nhiều so với thời điểm thẩm định ban đầu. - Bản thân tài sản thanh lý đó rất khó bán do không ai muốn mua chúng. - Giá trị của tài sản thƣờng bị chia sẻ với các chủ nợ ƣu tiên trƣớc nhƣ: nộp thuế cho nhà nƣớc, trả lƣơng cho cán bộ nhân viên. - Các món nợ này là loại rủi ro khá phức tạp và khó thu hồi vốn đƣợc cho ngân hàng. 1.2.3.3. Phân loại rủi ro tín dụng Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tuỳ theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà ngƣời ta chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro Rủi ro giao dịch làm một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn ( rủi ro có liên quan đến quá trình quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phƣơng án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng ), rủi ro đảm bảo nhƣ mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo…); rủi ro nghiệp vụ ( rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề). Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đƣợc phân thành rủi ro nội tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một lại hình cho vay có rủi ro cao). Phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng đƣợc phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tai, địch hoạ, ngƣời vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi ngƣời vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách. Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan ngƣời vay và ngƣời cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác. 11
- Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác nhƣ phân loại căn cứ theo những cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tƣợng sử dụng vốn vay… 1.2.3.4. Nguyên nhân phát sinh đến rủi ro tín dụng RRTD do nguyên nhân khách quan - Các yếu tố về môi trƣờng kinh tế : Chu kỳ phát triển kinh tế Khi nền kinh tế tăng trƣởng và ổn định thì hoạt động tín dụng cũng sẽ tăng trƣởng theo và ít rủi ro hơn. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thu hẹp hoặc đình trệ, dẫn tới thua lỗ và bị phá sản. Nếu ngân hàng vẫn mạo hiểm tăng trƣởng tín dụng ở mức cao thì khả năng rủi ro không thu đƣợc nợ sẽ tăng lên. Rủi ro do quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế Xu hƣớng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới có thể làm cho nợ xấu ngày càng gia tăng khi tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, khiến những khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trƣờng. Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng nƣớc ngoài cũng khiến cho các ngân hàng trong nƣớc nếu không quản trị RRTD hiệu quả bị lép vế và mất dần các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn. - Các yếu tố về môi trƣờng pháp lý : Nhiều khe hở trong áp dụng thi hành luật pháp Luật và các văn bản có liên quan của nƣớc ta không đồng bộ, còn nhều khe hở, điển hình là việc quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay khi khách hàng không trả đƣợc nợ. Thực tế, các NHTM không làm đƣợc điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quy ền lực Nhà nƣớc nên không có chức năng cƣỡng chế, do đó phải đƣa ra Toà án xử lý qua con đƣờng tố tụng, dẫn đến thời gian thu hồi đƣợc nợ là khá lâu, phức tạp và tốn không ít chi phí cũng nhƣ nhân lực. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước mang nặng tính hình thức Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập, chƣa phát huy hết khả năng, hoạt động thanh tra giám sát thƣờng chỉ tiến hành tại chỗ là chủ yếu, còn thụ động theo kiểu xử lý “khi sự đã rồi”, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro. Vì thế có những sai phạm của các NHTM không đƣợc thanh tra ngân hàng Nhà nƣớc cảnh báo sớm, để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệpthì đã quá muộn.sdfsdfsd - RRTD do nguyên nhân từ khách hàng vay : Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ 12
- Đối với các doanh nghiệp, khi hồ sơ vay vốn trình lên các các CBTD thì đều có mục đích rõ ràng, phƣơng án kinh doanh cụ thể và khả thi; còn các cá nhân thì kê khai đầy đủ mục đích và khả năng tài chính có thể trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên không ít khách hàng sau khi vay lại sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ sẽ làm cho các ngân hàng bị tổn thất và rủi ro trong vấn đề thu hồi nợ. Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém Nếu chiến lƣợc kinh doanh không đƣợc quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hƣởng đến nguồn trả nợ. Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh vì đấy là nguồn trả nợ tốt nhất, tuy nhiên nếu sự quản lý hoạch định ấy yếu kém, sẽlàm cho phƣơng án kinh doanh có thể đi vào phá sản, ảnh hƣởng đến khả năng trảnợ của khách hàng. Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch Hiện nay các BCTC của các doanh nghiệp cung cấp vẫn chƣa phải là nguồn thông tin xác thực, bởi chúng đƣợc “phù phép” sao cho đẹp để dễ tiếp cận vốn vay. Mặc dù có những báo cáo tốt, có lợi nhuận nhƣng bên trong lại tiềm ẩn, chứa đựng nhiều vấn đề, rủi ro. Do đó ngân hàng không có căn c ứ chính xác đáng tin cậy dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp mà phải dùng TSTC làm chỗ dựa để phòng chống RRTD. RRTD do nguyên nhân chủ quan - Rủi ro do chính sách tín dụng của ngân hàng : Chính sách tín dụng không rõ ràng làm cho hoạt động tín dụng trở nên lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng sai lầm, tạo ra những kẽ hở cho ngƣời sử dụng vốn lách luật và cuối cùng thì ngân hàng lại phải chịu thiệt thòi. - Do những yếu kém và thiếu sót của CBTD : Các CBTD không nắm vững nghiệp vụ có thể tính toán không chính xác hoặc bỏ lỡ các dự án đầu tƣ hiệu quả. Hoặc các CBTD do bị áp doanh số cho vay, cần hoàn thành chỉ tiêu nên đã bất chấp mà cấp vốn cho các dự án không có hiệu quả, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng. Nhiều vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ ngân hàng đã cho thấy sự xuống cấp đạo đức của họ. Một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, nâng giá TSTC, cầm cố để đƣợc cấp tín dụng nhiều hơn, gây thất thoát không nhỏ cho ngân hàng. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quyết định để hạn chế RRTD. Một cán bộ kém về năng lực thì có thể trau dồi thêm kinh nghiệm, nhƣng một cán bộ “có tài mà không có đức” đƣợc bố trí trong công tác tín dụng thì vô cùng bất lợi đối với ngân hàng. - Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay : 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty cổ phần truyền hình cáp sông Thu
113 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn