Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các giải pháp quản trị nợ xấu của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận văn tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố gây nên nợ xấu và từ đó đề ra các giải pháp để quản trị các khoản nợ xấu này nhằm giúp cho Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam thực hiện tốt hơn quá trình tái cấu trúc của mình và phát triển giai đoạn sau này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các giải pháp quản trị nợ xấu của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ------------------------- ĐIỀN THANH HẢI CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102
- TP.Hồ Chí Minh, tháng 01/2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ------------------------- ĐIỀN THANH HẢI CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG TP.Hồ Chí Minh, tháng 01/2014
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Điền Thanh Hải
- ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Dương đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô khoa Quản trị Kinh doanh, Phòng quản lý khoa học và đào tạo sau đại học Trường Đại Học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quý báu trong suốt thời gian tham gia khóa học vừa qua. Chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và tập thể Ngân hàng VNCB đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Những lời cảm ơn sau cùng, tôi xin gửi đến gia đình, người thân, bạn hữu, đồng nghiệp đã luôn động viên, góp ý và hỗ trợ để tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng. Tác giả Điền Thanh Hải
- iii TÓM TẮT Hiện nay vấn đề nợ xấu là một trong những đề tài được dư luận và cả nền kinh tế đặc biệt quan tâm do nó gây ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Trên các phương tiện thông tin truyền thông, chủ đề về nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng thường xuyên được xuất hiện và nợ xấu cũng đã được nhắc đến khá nhiều trong kỳ họp Quốc hội vừa qua. Nợ xấu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng là thực tế khách quan trong quá trình hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Ngăn ngừa và xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài chính của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam là một trong những trọng tâm lớn trong quá trình hoạt động kinh doanh, khẳng định vị thế của riêng VNCB cũng như tiến trình tái cơ cấu các Ngân hàng thương mại hiện nay. Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo phương pháp định tính có kèm theo việc khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng. Các số liệu sau khi được thu thập từ các chuyên gia, được xử lý bằng phần mềm Excel 2007, cho ra kết quả điều tra khảo sát. Với mục tiêu đề tài đặt ra là các giải pháp quản trị nợ xấu của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam nhằm nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu. Đồng thời đề ra các giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ xấu. Thông qua 3 chương của luận văn, kết quả nghiên lần lượt làm rõ các vấn đề cơ bản sau đây: - Luận văn làm rõ khái niệm nợ xấu, nguyên nhân phát sinh và tác động của nợ xấu đến bản thân NHTM, người đi vay và cả đối với nền kinh tế cả về mặt lý luận và thực tiễn - Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu của VNCB từ 2008 –2012, đi sâu phân tích các nguyên nhân thực tế dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao như hiện nay của VNCB. - Luận văn tập trung đề xuất các giải pháp mang tính phòng ngừa và đặc biệt là các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu dựa trên các nhóm nguyên nhân phát sinh thực tế. Đồng thời đưa ra kiến nghị đối với NHNN và Chính Phủ.
- iv ABSTRACT At present, non-performing loan is one of the topics which is particularly care about by the public and the economy because of its large influence on the development of the national economy. On the communications media, the topic of non-performing loans and bank restructuring occurs frequently and non-performing loan has been mentioned quite a lot in the last session of national assembly. A non-performing loan in the banking sector is the objective reality of the operation of the commercial banks. Preventing and treating non-performing loan to have a healthy financial system of Vietnam Construction Bank is one of the majors in business process operations in order to affirm the position VNCB as well as a process of restructuring commercial banks today. Topic is researched by a method of qualitative analysis with surveying by experts in the banking sector. The following data were collected from the experts, are handled by software Excel 2007 to get survey results. With focus point from the thesis is non-performing loan management solution of Vietnam Construction Bank system to research, analyze and evaluate the status of non-performing loan. At the same time this is also to propose solutions to prevent, reduce non-performing loans effectively. Through 3 chapters of thesis, the result of research makes clarification some basics points as following: - This thesis clarifies the concept of non-performing loan, incurred causes and impact of non-performing loans in both theoretical and practical to the commercial banks themselves, the borrowers and the economy. - The Thesis is analyzed and evaluated in focus of non-performing loan status of VNCB from 2008 to 2012 and it is also analyzed in depth actual causes leading to high ratio of non-performing loan in VNCB currently. The thesis focuses to propose preventive measures and solutions and especially solutions for solving non-performing loans based on the groups of practical potential cause. At the same time, the thesis is also made proposals for the State bank of Vietnam and the government.
- v MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Tóm tắt Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng, hình vẽ Lời mở đầu CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................4 1.1.Tín dụng ngân hàng.........................................................................................4 1.1.1 Cơ sở hình thành tín dụng Ngân hàng........................................................4 1.1.2. Vai trò của tín dụng ..................................................................................4 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế...........................................................................4 1.1.2.2. Đối với khách hàng ..........................................................................5 1.1.2.3. Đối với ngân hàng............................................................................6 1.1.3. Phân loại tín dụng NHTM ........................................................................6 1.2. Chất lượng tín dụng NHTM...........................................................................8 1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng NHTM ......................................................8 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng NHTM....................................10 1.2.2.1 Tỷ lệ nợ xấu ....................................................................................10 1.2.2.2 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn ........................................................10 1.2.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận............................................................................10 1.2.2.4 Trích lập dự phòng rủi ro ................................................................11 1.3 Nợ xấu và những nhân tố phát sinh nợ xấu của NHTM..............................12 1.3.1 Khái niệm nợ xấu ....................................................................................12 1.3.2 Phân loại nợ xấu......................................................................................13 1.3.3 Nguồn gốc phát sinh nợ xấu của NHTM..................................................15 1.3.3.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh .........................................15 1.3.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng ....................................................16 1.3.3.3 Nguyên nhân từ nội bộ Ngân hàng ..................................................17 1.3.4 Tác động của nợ xấu và sự cần thiết phải xử lý nợ xấu ............................19 1.3.4.1. Tác động của nợ xấu ......................................................................19 1.3.4.2. Sự cần thiết phải xử lý nợ xấu ........................................................21 1.4. Phương pháp hạn chế và xử lý nợ xấu.........................................................21
- vi 1.5.Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới ............................26 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TRONG NGÂN HÀNG TMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM..............................................................................................32 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam ................................32 2.1.1. Lịch sử hình thành ..............................................................................32 2.1.2. Sản phẩm dịch vụ ................................................................................33 2.1.3.Cơ cấu tổ chức......................................................................................34 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008– 2012...........................35 2.1.4.1 Tăng trưởng huy động vốn ...........................................................35 2.1.4.2 Tăng trưởng tín dụng....................................................................37 2.1.4.3 .................................................................................................. Các sản phẩm dịch vụ khác ...........................................................39 2.2. Thực trạng nợ xấu của VNCB .....................................................................41 2.2.1 Diễn biến nợ xấu giai đọan 2008 - 2012................................................41 2.2.2. Cơ cấu nợ xấu......................................................................................42 2.2.2.1.Theo nhóm nợ: .............................................................................42 2.2.2.2.Theo lĩnh vực cho vay ..................................................................43 2.2.2.3.Theo đối tượng khách hàng ..........................................................45 2.2.3. Quy trình xử lý nợ xấu.........................................................................46 2.3. Những nguyên nhân phát sinh nợ xấu của VNCB ......................................49 2.3.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh...............................................49 2.3.2. Nguyên nhân từ khách hàng.................................................................52 2.3.3. Nguyên nhân từ nội bộ hệ thống VNCB ..............................................55 2.4. Tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của VNCB ......................60 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU ĐỐI VỚI VNCB .........................62 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của VNCB đến 2018.................................62 3.2. Giải pháp xử lý nợ xấu đối với VNCB .........................................................63 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với nguyên nhân từ môi trường kinh doanh..........63 3.2.1.1.Cơ cấu lại nợ và phát triển thị trường mua bán nợ ........................64 3.2.1.2.Tăng cường vai trò điều tiết, quản lý, điều hành của Chính phủ .........65 3.2.1.3.Minh bạch hoá, chi tiết hệ thống thông tin ...................................66 3.2.1.4. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM..........................67
- vii 3.2.1.5. Hoàn thiện và cải tiến hành lang pháp lý về xử lý nợ ...................68 3.2.1.6. Giải pháp khơi thông thị trường bất động sản ..............................69 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với nguyên nhân từ khách hàng............................70 3.2.2.1. Hỗ trợ từ chính phủ đối với khách hàng.......................................70 3.2.2.2. Tư vấn về nợ, phân loại nợ đối với khách hàng............................71 3.2.2.3. Kiểm soát nguồn tiền giải ngân & cập nhật thông tin thường xuyên liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng ................................72 3.2.3. Nhóm giải pháp đối với nguyên nhân từ nội bộ hệ thống VNCB..........72 3.2.3.1. Hoàn thiện quy trình tín dụng ......................................................73 3.2.3.2. Kiểm soát thẩm quyền phê duyệt tín dụng ...................................74 3.2.3.3. Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng ...................................74 3.2.3.4. Thiết lập hệ thống dự báo tín dụng ..............................................75 3.2.3.5. Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ..........78 3.2.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...........................................79 3.2.3.7. Nâng cao chất lượng thẩm định và tái định giá giá trị tài sản đảm bảo ...........................................................................................................80 3.2.3.8. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi nợ ..................................82 3.2.3.9. Nâng cao chất lượng xử lý nợ xấu ...............................................83 3.2.3.10. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm chuyển dần cơ cấu lợi nhuận phụ thuộc vào tín dụng sang thu nhập dịch vụ, đa dạng hóa lĩnh vực cho vay.......................................................................................84 3.3. Kiến nghị đối với NHNN và Chính Phủ.......................................................85 3.3.1. Nâng cao năng lực vốn đối với các NHTM..........................................86 3.3.2. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM .....87 3.3.3.Cải thiện và nâng cao vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) . ................................................................................................................89 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................90 KẾT LUẬN..........................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................92 PHỤ LỤC
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATM: Máy rút tiền tự động ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á AMC: Công ty quản lý và khai thác tài sản BĐS: Bất động sản DATC: Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp DNDD: Doanh nghiệp dân doanh DNNN: Doanh nghiệp nhà nước DNTN: Doanh nghiệp tư nhân ĐTNN: Đầu tư nước ngoài GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HĐQT: Hội đồng quản trị IMF: Qũy tiền tệ quốc tế IAS: Chuẩn mực kế toán quốc tế LDR: Tỷ lệ cho vay/huy động (Loan to Deposit Ratio) NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần NHLD: Ngân hàng liên doanh NPL: Nợ xấu (Non-performing loan) QTRR: Quản trị rủi ro SME: Doanh nghiệp nhỏ và vừa SXKD: Sản xuất kinh doanh TMCP: Thương mại cổ phần TSBD: Tài sản bảo đảm TTCK: Thị trường chứng khoán TCTD: Tổ chức tín dụng USD: Đồng dollar Mỹ WTO: Tổ chức thương mại thế giới WB: Ngân hàng thế giới XNK: Xuất nhập khẩu
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Thứ tự Nội dung Trang Bảng 1.1 Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2006 đến năm 2011 15 Bảng 2.2 Tổng hợp doanh số thanh toán quốc tế năm 2011 & 2012 39 Bảng 2.3 Diễn biến nợ xấu của VNCB giai đoạn từ 2008 – 2012 42 Bảng 1/2B Kết quả khảo sát các nguyên nhân bên ngoài chủ yếu Phụ lục Bảng 2/2B Kết quả khảo sát các nguyên nhân nội bộ chủ yếu Phụ lục Kết quả khảo sát các giải pháp cho nguyên nhân từ bên Bảng 1/3B Phụ lục ngoài Kết quả khảo sát các giải pháp cho nguyên nhân từ nội bộ Bảng 2/3B Phụ lục VNCB DANH MỤC CÁC HÌNH Thứ tự Nội dung Trang Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của VNCB 34 Hình 2.2 Nguồn vốn huy động của VNCB từ 2008-2012 35 Hình 2.3 Quy trình tín dụng của VNCB 37 Hình 2.4 Biểu đồ doanh số tín dụng tại VNCB từ 2008-2012 38 Cơ cấu các nhóm nợ theo tổng dư nợ của VNCB tính đến Hình 2.5.1 42 31/12/2012 Hình 2.5.2 Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ tính đến 31/12/2012 43 Cơ cấu nợ xấu theo lĩnh vực cho vay tính đến 31/12/2012 của Hình 2.6 44 VNCB Hình 2.7 Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng cho vay tính đến 31/12/2012 45
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nợ xấu là một trong những vấn đề được dư luận và cả nền kinh tế quan tâm nhất hiện nay. Trên các phương tiện thông tin truyền thông, chủ đề về nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng xuất hiện dày đặc. Và cả trong các bài phát biểu tại Quốc hội, nợ xấu cũng thường xuyên được nhắc đến trong suốt một thời gian dài. Bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nào cũng tạo ra nợ xấu cho các ngân hàng. Có thể thấy, khủng hoảng tài chính những năm 1997-1998 đã đẩy nợ xấu của các quốc gia bị tác động tăng lên đến trên 10%, thậm chí cả gần 50% như Thái Lan và Indonesia. Hay gần đây nhất, cuộc khủng hoảng năm 2008 cũng khiến nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh. Chính phủ Mỹ phải liên tục tung tiền để mua các tài sản độc hại của ngân hàng nhằm tạo thanh khoản cho thị trường, EU cũng phải tung ra nhiều gói cứu trợ các ngân hàng yếu kém. Đối với Việt Nam, tuy chưa phải là một cuộc khủng hoảng tài chính thực sự nhưng trong bức tranh nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái thì Việt Nam cũng không ngoại lệ và hệ thống ngân hàng Việt Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực nợ xấu. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 30/09/2012 nợ xấu theo các tổ chức tín dụng (TCTD) báo cáo là 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,5% so với tổng dư nợ tín dụng. Còn theo kết quả thanh tra, giám sát NHNN, nợ xấu của TCTD đến cuối tháng 09/2012 chiếm khoảng 8,8% tổng dư nợ tín dụng, tương đương 232.100 tỷ đồng và đây được xem là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Trong hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay lợi nhuận phần lớn được thu về từ hoạt động tín dụng. Do vậy khi số lượng nợ xấu tăng lên đã tác động rất lớn đến thu nhập và sự phát triển của các Ngân hàng, điều này đã dẫn đến việc nhà nước đã ra quyết định tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng nhằm loại bỏ các ngân hàng yếu kém và tạo điều kiện cho các ngân hàng có đủ sức khỏe để cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực. Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (tiền thân là ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank) là một trong những ngân hàng thuộc đối
- 2 tượng phải tái cấu trúc do thanh khoản yếu và dư nợ xấu khá cao. Chính vì vậy người viết đã chọn đề tài “Các giải pháp quản trị nợ xấu của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam” cho bài luận tốt nghiệp của mình nhằm tìm ra các nhân tố gây nên nợ xấu và từ đó đề ra các giải pháp để quản trị các khoản nợ xấu này nhằm giúp cho Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam thực hiện tốt hơn quá trình tái cấu trúc của mình và phát triển giai đoạn sau này. 2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là các giải pháp quản trị nợ xấu của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam với nội dung: - Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về tín dụng và nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương Mại. - Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu kết hợp với thực trạng hoạt động, phân tích đúng thực trạng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam, đồng thời dựa vào các nguyên tắc và kinh nghiệm xử lý nợ xấu trên thế giới, đưa ra những đánh giá bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam. - Đề xuất giải pháp xử lý nợ xấu cho Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam, bao gồm giải pháp cho các NHTM và các kiến nghị cho NHNN và Chính phủ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nợ xấu của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu được xác định như sau: Về nội dung: Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam trong thời gian qua. Về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi toàn Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam. Về thời gian: Từ năm 2008 – 2012 và đưa ra các giải pháp ở cấp độ nội bộ Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam và cả ở cấp độ Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Nội dung luận văn dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính. Tuy nhiên tác
- 3 giả có khảo sát ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Ngân hàng thông qua Bảng câu hỏi. 4.1. Nguồn số liệu sơ cấp: - Đối tượng điều tra khảo sát: thông qua các chuyên gia làm việc tại các Ngân hàng như: Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank), Ngân hàng Ngoại Thương (VCB), Ngân hàng Sacombank, Seabank, VNCB... - Phương pháp khảo sát: thiết lập bảng câu hỏi - Xử lý số liệu khảo sát: các số liệu sau khi được thu thập từ 30 chuyên gia, được xử lý bằng phần mềm Excel 2007, cho kết quả điều tra khảo sát trong các Bảng Phụ lục đính kèm. 4.2. Nguồn số liệu thứ cấp: - Được tác giả thu thập từ tư liệu của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam như: báo cáo thường niên, quy trình cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng, báo cáo tín dụng, báo cáo nợ xấu, kết quả kinh doanh, … - Ngoài ra luận văn còn tham khảo Luật, các Nghị định, Quyết định của Chính phủ, các văn bản pháp qui, định hướng phát triển của NHNN, các văn bản, tạp chí chuyên ngành, Internet, sách báo liên quan ... Đồng thời sử dụng các kiến thức được truyền đạt từ thầy cô giảng dạy, góp ý cũng như các đồng nghiệp trong Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam.
- 4 CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tín dụng ngân hàng 1.1.1 Cơ sở hình thành tín dụng Ngân hàng1 Tín dụng xuất phát từ gốc chữ la-tinh: Credittumtức là tin tưởng, tín nhiệm;tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dan gian Việt Nam là quan hệ vay mượn. Nhìn một cách tổng quát: tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng, trên cơ sở phải có sự hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn ban đầu Cơ sở khách quan của sự hình thành và phát triển của tín dụng là đó là sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Nền sản xuất hàng hoá phát triển đến một mức độ nhất định, sẽ tất yếu dẫn đến xuất hiện những mâu thuẫn vốn có trong quá trình tuần hoàn của tiền tệ, đòi hỏi sự hình thành và phát triển của tín dụng. Xét về góc độ Ngân hàng thì tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi giữa một bên là ngân hàng và một bên là những người đi vay – đây là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ đôi bên cùng có lợi, đối tượng vay mượn ở đây là tiền tệ. 1.1.2. Vai trò của tín dụng 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế - Vai trò kinh tế cơ bản của tín dụng ngân hàng là luân chuyển vốn từ những người (cá nhân, hộ gia đình, công ty và chính phủ) có vốn thặng dư (do chi tiêu ít hơn thu nhập) dến những người thiếu hụt (do chi tiêu vượt quá thu nhập). Nhu cầu vay vốn không chỉ đầu tư kinh doanh mà còn để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trước mắt bởi vì những người tiết kiệm thường không đồng thời là những người có cơ hội đầu tư sinh lời cao. Như vậy nếu không có ngân hàng, thì việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế sẽ ách tắc. Chính vì vậy kênh luân chuyển vốn qua ngân hàng có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế. 1 Tiền tệ Ngân hàng, Lê Thị Tuyết Hoa, 2011
- 5 - Tín dụng ngân hàng không chỉ giới hạn trong chức năng truyền thống là chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn mà còn giúp phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế. Thông qua tín dụng ngân hàng mà vốn từ những người thiếu các dự án đầu tư hiệu quả được chuyển tới những người có các dự án đầu tư hiệu quả hơn nhưng thiếu vốn. Kết quả là kinh tế tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và năng suất lao động cao. - Thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những ngành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề đó, hình thành nên cơ cấu hiện đại, hợp lý và hiệu quả. - Tín dụng ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường, kiểm soát giá trị đồng tiền và thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưu kinh tế giữa các nước. - Tín dụng ngân hàng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước thông qua thuế và lãi từ ủy thác đầu tư vốn của chính phủ. - Tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến nông nghiệp nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội. 1.1.2.2. Đối với khách hàng - Tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng. Với các ưu điểm như an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn, tín dụng ngân hàng thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. - Tín dụng ngân hàng giúp nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, doanh nghiệp có vốn để mở rộng sản xuất, các cá nhân có đủ khả năng tài chính để trang trải cho các khoản chi tiêu nâng cao chất lượng sống. - Tín dụng ngân hàng ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời gian nhất định như thỏa thuận. Do đó buộc khách hàng phải nỗ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay có hiệu quả, đẩy nhanh quá trình sản xuất, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
- 6 1.1.2.3. Đối với ngân hàng - Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (từ 70% - 90%). Mặc dù tỷ trọng hoạt động tín dụng đang có xu hướng giảm, nhưng tín dụng ngân hàng vẫn luôn là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng. - Thông qua hoạt động tín dụng mà ngân hàng đa dạng hóa được danh mục tài sản có, giảm thiểu rủi ro. - Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn . . . 1.1.3. Phân loại tín dụng NHTM Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các chủ thể khác trong xã hội. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, do vậy trong quan hệ tín dụng với các chủ thể kinh tế khác, Ngân hàng có thể vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Trong thực tế, khi đề cập đến tín dụng Ngân hàng, thường chỉ xem xét trên giác độ Ngân hàng là người cho vay. Nếu xem xét Ngân hàng dưới góc độ là người cấp tín dụng, tín dụng Ngân hàng có thể phân chia thành các hình thức dưới đây: Căn cứ vào mục đích tín dụng - Tín dụng sản xuất kinh doanh: Ngân hàng cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế trên mọi lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, dịch vụ … - Tín dụng tiêu dùng: Ngân hàng cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân như mua sắm các vật dụng đắt tiền, cho vay dể trang trải các chi phí đời sống, cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng … Căn cứ thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: theo quy định của Việt Nam, tín dụng ngắn hạn có thời hạn tối đa đến 12 tháng, cho vay ngắn hạn sử dụng chủ yếu để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân.
- 7 - Tín dụng trung hạn: là loại cho vay của Ngân hàng với thời hạn từ trên 1 năm đến năm năm. - Tín dụng dài hạn: là loại cho vay với thời hạn trên năm năm, nhằm mục đích hỗ trợ vốn thiếu hụt phục vụ mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng … Căn cứ vào đảm bảo tín dụng - Tín dụng không có đảm bảo: Ngân hàng cho vay trên cơ sở uy tín, tín nhiệm khách hàng vay - Tín dụng có đảm bảo: ngân hàng cho vay dựa trên cơ sở phải có sự đảm bảo bằng tài sản của ngơi đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Căn cứ vào hính thức vốn tín dụng - Tín dụng bằng tiền: là loại cho vay mà hình thức cấp tín dụng được ngân hàng cung cấp bằng tiền - Tín dụng bằng tài sản: là loại cho vay mà hình thức vốn tín dụng được ngân hàng cấp bằng tài sản, ví dụ như tín dụng thuê mua. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả - Tín dụng trả góp: ngân hàng cho vay và khách hàng phải hoàn trả dần vốn gốc và lãi theo định kỳ - Tín dụng phi trả góp: khách hàng phải hoàn trả toàn bộ vốn một lần khi đáo hạn - Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại cho vay của ngân hàng mà việc thu nợ được thực hiện theo yêu cầu hoàn trả của người đi vay, trên cơ sở khả năng của người đi vay và trong thời hạn hợp đồng đả thoả thuận. Căn cứ vào tính chất hoàn trả - Tín dụng hoàn trả trực tiếp: ngân hàng cho vay và việc hoàn trả được thực hiện trực tiếp bởi người đi vay - Tín dụng hoàn trả gián tiếp: là loại cho vay của ngân hàng mà việc trả nợ được thực hiện gián tiếp thông qua người thụ lệnh của người đi vay, như các khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước nhận nợ hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.
- 8 1.2. Chất lượng tín dụng NHTM 1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng NHTM Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chính sách, quy định của ngành phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ. Việc tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng và kiểm soát tín dụng của bản thân NH, giúp NH kiểm soát được khoản vay, đối tượng vay, mục đích vay, bảo đảm cho NH bù đắp được chi phí, có lãi và bảo toàn được vốn. Chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía - Ngân hàng - Khách hàng như: lãi suất, thủ tục vay, thời gian giải quyết hồ sơ, thái độ phục vụ, khả năng tư vấn của nhân viên ngân hàng,… Chất lượng tín dụng được đánh giá dựa trên cơ sở phân loại nợ: Theo thông tư mới nhất số 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 thay thế cho Quyết định 493 của NHNN ban hành ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trính lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng và Quyết định 18 ban hành ngày 25/4/2007 về sửa đổi bổ sung Quyết định 493, dư nợ của các tổ chức tín dụng được chia làm 05 nhóm, cụ thể: Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) gồm: (a) Các khoản nợ trong hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; (b) Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; (c) Các khoản nợ của khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 01 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại thì phân loại vào nợ nhóm 1. Trường hợp một khách hàng có nợ cơ cấu lại bao gồm nợ ngắn hạn và nợ trung, dài hạn thì chỉ xem xét phân loại vào nợ nhóm 1 khi khách hàng đã trả đầy đủ (nợ ngắn hạn và nợ trung, dài hạn) cả gốc và lãi số nợ đã được cơ cấu lại
- 9 trong thời gian quy định trên, đồng thời các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn đã được cơ cấu lại. Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức th́ tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. Các khoản nợ nếu có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của của khách hàng bị suy giảm thì phải phải tính một cách chính xác, minh bạch để phân loại nợ vào các nhóm nợ phù hợp với mức độ rủi ro, cụ thể: - Nhóm 2: Các khoản nợ tổn thất tối đa 5% giá trị nợ gốc. - Nhóm 3: Các khoản nợ tổn thất từ trên 5% - 20% giá trị nợ gốc. - Nhóm 4: Các khoản nợ tổn thất từ trên 20% - 50% giá trị nợ gốc. - Nhóm 5: Các khoản nợ tổn thất trên 50% giá trị nợ gốc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 440 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 372 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 271 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 278 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 298 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 310 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 262 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 278 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 239 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 198 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 236 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 169 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 209 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 143 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 164 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 137 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn