Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các công ty cổ phần ngành BĐS niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 6
download
Mục tiêu chung của luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các công ty cổ phần ngành BĐS niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh" là nghiên cứu thục trạng các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các CTCP ngành bất động sản niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CTV của các DN trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các công ty cổ phần ngành BĐS niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản trị Kinh doanh ĐINH KIM NGỌC THÚY Hà Nội – 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: ĐINH KIM NGỌC THÚY Người hướng dẫn: PGS, TS TRẦN THỊ KIM ANH Hà Nội - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các công ty cổ phần ngành BĐS niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là do tôi nghiên cứu và thực hiện. Các tài liệu, trích dẫn trong bài viết là chính thống và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 5 năm 2021 Tác giả luận văn ĐINH KIM NGỌC THÚY
- LỜI CẢM ƠN Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu và Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt 2 năm vừa qua. Các Thầy Cô Trường Đại học Ngoại thương và Người hướng dẫn khoa học - PGS, TS Trần Thị Kim Anh đã giảng dạy nhiệt tình để tôi có thể vận dụng vào luận văn một cách tốt nhất. Bài viết chắc chắn sẽ có những sai sót do thiếu kinh nghiệm cũng như hạn chế về kiến thức. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp từ phía Thầy Cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2021 Tác giả luận văn ĐINH KIM NGỌC THÚY
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5 6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP .................................... 7 1.1. Một số đặc điểm về thị trường tín dụng bất động sản......................................... 7 1.2. Các khái niệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp............................................... 7 1.2.1. Cấu trúc vốn tối ưu ........................................................................................8 1.2.2. Khốn khó tài chính ......................................................................................12 1.2.3. Thông tin bất đối xứng ................................................................................14 1.2.4. Rủi ro và đòn bẩy ........................................................................................15 1.2.5. Lá chắn thuế ................................................................................................17 1.3. Các lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp .............................................. 19 1.3.1. Lý thuyết đánh đổi (Trade – off theory) ......................................................19 1.3.2. Lý thuyết chi phí trung gian (The agency theory) .......................................20 1.3.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking-order theory) ....................................23 1.3.4. Lý thuyết của Modigliani và Miller (M&M) ...............................................25 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp............................. 27 1.4.1. Tỷ suất sinh lợi ............................................................................................27 1.4.2. Quy mô doanh nghiệp .................................................................................29
- 1.4.3. Tài sản cố định.............................................................................................31 1.4.4. Tốc độ tăng trưởng ......................................................................................32 1.4.5. Thuế suất doanh nghiệp ...............................................................................33 1.4.6. Tỷ lệ sở hữu nhà nước .................................................................................33 1.4.7. Đặc điểm riêng của sản phẩm ......................................................................33 1.4.8. Tính thanh khoản .........................................................................................34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................ 35 2.1. Khái quát về thị trường bất động sản và đặc điểm của ngành bất động sản Việt Nam .......................................................................................................................... 35 2.1.1. Hoạt động của thị trường bất động sản Việt Nam từ 2017 đến 2020 ..........35 2.1.2. Ngành bất động sản .....................................................................................38 2.1.3. Đặc điểm của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................51 2.2. Thực trạng về cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 52 2.2.1. Tỷ suất nợ trên tổng tài sản .........................................................................53 2.2.2. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu ...................................................................57 2.2.3. Cơ cấu các khoản nợ....................................................................................60 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ................... 67 2.3.1. Cơ sở lựa chọn các nhân tố..........................................................................67 2.3.2. Giả định tương quan giữa cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng .............67 2.4. Phương pháp nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên Sử giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................. 69 2.4.1. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................70 2.4.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................70
- 2.5. Kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................... 70 2.5.1. Thống kê mô tả ............................................................................................71 2.5.2. Ma trận tương quan giữa các biến ...............................................................71 2.5.3. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng .....................................................................73 2.5.4. Kiểm định mô hình ......................................................................................78 2.5.5. Hiệu chỉnh mô hình .....................................................................................81 2.5.6. Kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................82 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 86 3.1. Những tồn tại trong việc sử dụng cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ................................................................................................................................. 86 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................. 87 3.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần..............88 3.2.2. Đối với Chính phủ và các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ....................90 3.2.3. Đối với các doanh nghiệp ............................................................................93 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 98 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 102
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Đòn bẩy tài chính trong một số công ty ở Mỹ (2017) ............................. 11 Bảng 1.2. Giả định về sự tác động của các nhân tố đến CTV ................................. 17 Bảng 2.1. Tỷ suất nợ trên tổng TS của các công ty BĐS niêm yết trên TTCK TP. HCM (2017- 2020) .................................................................................................. 53 Bảng 2.2. Tỷ suất nợ trên VCSH của các công ty BĐS niêm yết trên TTCK TP. HCM (2017- 2020) ............................................................................................................ 58 Bảng 2.3. Cơ cấu nợ trên VCSH của các công ty BĐS niêm yết trên TTCK TP. HCM (2017- 2020) ............................................................................................................ 61 Bảng 2.4. Giả thiết nghiên cứu của đề tài ................................................................ 69 Bảng 2.5. Thống kê mô tả các biến số ..................................................................... 71 Bảng 2.6. Ma trận tương quan giữa các biến ........................................................... 72 Bảng 2.7. Các giả thuyết về đòn bẩy tài chính ........................................................ 72 Bảng 2.8. Phương pháp lựa chọn mô hình hồi quy dữ liệu bảng ............................. 73 Bảng 2.9. Mô hình tác động cố định (FEM) ............................................................ 75 Bảng 2.10. Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) .................................................... 77 Bảng 2.11. Kiểm định Hausman .............................................................................. 78 Bảng 2.12. Kiểm định đa cộng tuyến (VIF) ............................................................ 79 Bảng 2.13. Kiểm định PSSS thay đổi ...................................................................... 80 Bảng 2.14. Kiểm định tự tương quan....................................................................... 80 Bảng 2.15. Mô hình tác động cố định (FEM) chuẩn ............................................... 81
- DANH MỤC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt tiếng Việt Chữ viết đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BĐS BĐS CTCP Công ty Cổ phần CTV CTV DN DN DTT Doanh thu thuần GDCK Giao dịch chứng khoán GVHB Giá vốn hàng bán LNTT Lợi nhuận trước thuế NCKH Nghiên cứu khoa học NĐT Nhà đầu tư PSSS Phương sai sai số thay đổi TNDN Thu nhập DN TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTBĐS Thị trường BĐS TTCK Thị trường chứng khoán TTTC Thị trường tài chính TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định VSCH Vốn chủ sở hữu Chữ viết tắt tiếng Anh Chữ viết đầy đủ Earning before interest and taxes (Lợi nhuận trước thuế EBIT và lãi vay) Foreign Direct Investment (Vốn đầu tư trực tiếp nước FDI ngoài) Global financial crisis (Khủng hoảng tài chính toàn GFC cầu) POT Pecking order theory (Lý thuyết trật tự phân hạng) TOM Trading off theory (Lý thuyết đánh đổi)
- TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Mục đích của đề tài là giải thích sự tác động của các nhân tố tới CTV của các CTCP ngành BĐS đang niêm yết trên TTCK TP. HCM (HoSE). Thực trạng CTV của các CTCP ngành BĐS được đánh giá từ năm 2017 đến năm 2020 bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Tổng số mẫu nghiên cứu là 44, đây là những công ty có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là BĐS và đang niêm yết trên TTCK TP. HCM. Biến phụ thuộc được tính bằng tỷ lệ tổng nợ trên tổng TS. Các biến độc lập là tỷ trọng TSCĐ, tốc độ tăng trưởng của DN, tính thanh khoản, tỷ suất sinh lợi của DN, quy mô công ty, tỷ lệ sở hữu nhà nước, thuế suất, đặc điểm riêng của sản phẩm. Một CTV phù hợp là vô cùng cần thiết với mọi DN nhằm tối đa hóa lợi thế cạnh tranh của DN. Bài viết đã tìm ra được các nhân tố thực sự tác động đến CTV của DN và có thể là một tiền đề để các CTCP ngành BĐS niêm yết trên HoSE tham khảo điều chỉnh lại CTV của mình nhằm góp phần thúc đẩy và phát triển hoạt động kinh doanh của các DN này.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài CTV là một trong những chức năng quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì tình hình tài chính lành mạnh và đáp ứng các yêu cầu tài chính của DN. Việc xác định CTV là rất quan trọng với tất cả DN. CTV lý tưởng chính là cơ sở để tạo ra sự cân bằng giữa tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận, từ đó DN có thể đưa ra chiến lược để tối ưu giá cổ phiếu đồng thời giảm thiểu chi phí vốn. Bên cạnh đó thì nó có tác động đến rủi ro của công ty, khả năng thanh toán các chi phí, khả năng phục hồi nếu xảy ra tình trạng suy thoái kinh tế, suy thoái ngành nghề. Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngành BĐS. Khi xã hội phát triển, nhu cầu về nhà ở, đất đai và các nguồn lực khác cũng tăng lên từng ngày. Điều này đã có tác động to lớn đến sự hình thành và tăng trưởng của TTBĐS. TTBĐS là tổng hợp tất cả các giao dịch BĐS dân sự tại một địa điểm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. TTBĐS góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và nâng cao mức sống của người dân. Góp phần thúc đẩy sản xuất, huy động vốn đầu tư phát triển, là một cách tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc góp phần mở rộng thị trường, đối ngoại, nâng cao đời sống nhân dân, tác động đến sự phát triển của xã hội, thúc đẩy chính sách nhà ở, đổi mới quản lý đất đai, và quản lý BĐS. Đất đai là nguồn vốn thiết yếu để liên doanh với nước ngoài, xu thế hội nhập kinh tế của các nước đòi hỏi TTBĐS phải phát triển để đáp ứng nhu cầu về đất và BĐS cho các hoạt động hợp tác kinh tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang nổi. Năm 2020 là một năm đầy biến động với tất cả các quốc gia trên thế giới do có sự xuất hiện của đại dịch COVID-19. Khác với hai cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó, cú sốc COVID-19 lần này chưa từng có xảy ra trong lịch sử, tác động mạnh mẽ lên toàn thế giới. Trong bối cảnh này, công tác huy động vốn của một số DN gặp nhiều khó khăn, thậm chí một số DN dẫn tới phá sản do tình chình tài chính kiệt quệ. Cho đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế của các cường quốc trên toàn cầu. Tại Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2020, COVID-19 tác động lên nền kinh tế và
- 2 tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Với bối cảnh kinh tế hiện nay thì khó khăn của các CTCP ngành BĐS vẫn chưa dừng lại. Đại dịch bùng phát trong thời gian dài đã khiến cho tình hình tài chính của các DN gặp nhiều khó khăn, thậm chí một số DN nhỏ đã phá sản. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” với mục đích hỗ trợ các công ty BĐS xác định cho mình một cơ cấu vốn tối ưu để vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Bài viết “Capital Structure Decision: Which Factors are Reliably Important?” - Murray Z. Frank và Vidhan K. Goyal (2009) Bài viết này xem xét tầm quan trọng của nhiều yếu tố trong quyết CTV của các công ty đại chúng Mỹ giao dịch trên thị trường từ năm 1950 đến năm 2003. Các yếu tố đáng tin cậy nhất để giải thích đòn bẩy thị trường là: đòn bẩy ngành trung bình có ảnh hưởng (+) đến đòn bẩy, tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (-), TS hữu hình (+), lợi nhuận (-), tốc độ tăng trưởng của TS (+) và lạm phát kỳ vọng (+). Ngoài ra, các tác giả nhận thấy rằng các công ty trả cổ tức có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính thấp hơn. Khi xem xét đòn bẩy sổ sách, người ta thấy có những tác động tương tự. Tuy nhiên, đối với đòn bẩy sổ sách, tác động của quy mô DN, tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường và tác động của lạm phát là không đáng tin cậy. Bằng chứng thực nghiệm có vẻ phù hợp với một số phiên bản của lý thuyết đánh đổi CTV. Bài viết “The Determinants of Capital Structure: Evidence from China” - Samuel G. H. Huang và Frank M. Song (2002) Bài viết này sử dụng một cơ sở dữ liệu mới chứa dữ liệu sổ sách và thị trường (từ năm 1994 đến năm 2003) từ hơn 1200 công ty niêm yết của Trung Quốc để ghi lại các đặc điểm CTV của họ. Cũng như ở các quốc gia khác, đòn bẩy trong các DN Trung Quốc tăng theo quy mô DN và TSCĐ, giảm theo khả năng sinh lời, lá chắn thuế, cơ hội tăng trưởng, và tương quan với giá trị trung bình ngành. Ta cũng thấy rằng sở hữu nhà nước không có tác động đáng kể đến CTV và các công ty Trung Quốc xem xét ảnh hưởng của thuế trong việc tài trợ nợ dài hạn. Khác với các công ty ở các nước khác, các công ty Trung Quốc có xu hướng có nợ dài hạn thấp hơn.
- 3 Bài báo này ghi lại các yếu tố quyết định tới CTV của các công ty niêm yết Trung Quốc và đánh giá xem các DN của các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi lớn nhất trên thế giới có điểm khác biệt nào hay không. Bài viết đã trả lời hai câu hỏi: 1. Các quyết định về đòn bẩy tài chính DN ở các công ty niêm yết của Trung Quốc có khác với các quyết định được đưa ra ở các công ty ở các nền kinh tế khác, nơi mà quyền sở hữu tư nhân phổ biến hơn và cơ chế thị trường đã là quy luật trong nhiều năm. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi CTV ở các nước khác có ảnh hưởng tương tự như CTV của các DN Trung Quốc không? Các yếu tố này đã được xác định bằng các nghiên cứu lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về dữ liệu từ các quốc gia khác, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Bài viết “The capital structure decision for listed real estate companies” của tác giả Shaun A. Bond và Peter Scott (2006) Bài viết đã thử nghiệm hai lý thuyết chính về CTV trên một mẫu gồm 18 công ty BĐS niêm yết tại Vương quốc Anh, trong khoảng thời gian 7 năm từ 1998 đến năm 2004. Sử dụng các đặc điểm kỹ thuật động của mô hình, có thể đưa ra các kết luận về hành vi tài trợ của DN. Cụ thể: (1) Các công ty chuyển sang tài trợ bằng nguồn vốn bên ngoài chủ yếu thông qua phát hành chứng khoán. Việc phát hành nợ liên quan chặt chẽ đến nhu cầu về nguồn tài chính bên ngoài và phù hợp với giai đoạn khi các công ty có thặng dư tài chính. (2) Lý thuyết trật tự phân hạng dường như áp đảo lý thuyết đánh đổi trong nghiên cứu này. Sức mạnh của kết quả này cao hơn nhiều so với bất kỳ nghiên cứu nào trước đây. Tài chính BĐS dường như trở thành một phần của phạm vi CTV rộng hơn, trong đó sự bất cân xứng về thông tin thúc đẩy hành vi tài trợ của DN. Bài viết “Determinants of capital structure of A-REITS and the global financial crisis” - Paul Zarebski và William Dimovski (2012) Bài viết này đóng góp vào các nghiên cứu về CTV bằng cách đánh giá các yếu tố quyết định tới CTV của Quỹ đầu tư BĐS Úc (A-REITs) trong giai đoạn 2006 - 2009. Bằng cách sử dụng mô hình dữ liệu bảng và biến giả khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC), phân tích đã chỉ ra rằng GFC có ảnh hưởng đến thị trường sau tháng
- 4 12 năm 2007. Tác giả nhận thấy rằng quy mô A-REIT, khả năng sinh lời, tính hữu hình, rủi ro hoạt động và cơ hội tăng trưởng chịu sự tác động tương tự như nhiều nghiên cứu trước đây của các tổ chức quốc tế khác về CTV. Tác giả cũng nhận thấy sự phù hợp của các lý thuyết CTV phổ biến như: lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết đánh đổi và lý thuyết chi phí trung gian. Tuy nhiên họ nhận thấy rằng lý thuyết thời điểm thị trường là không phù hợp trong khoảng thời gian mà các tác giả nghiên cứu. Với trọng tâm cụ thể là sau khi GFC bắt đầu, tác giả thấy rằng mối quan hệ giữa CTV và các biến độc lập có phần thay đổi. Do đó, các giả thuyết cũng trở nên khác biệt bởi tại thời điểm này, mục tiêu chính của các DN là tồn tại, chứ không phải tập trung vào việc nâng cao cơ chế quản trị. Bài viết “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty BĐS đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” - Ngô Hoàng Kim Ngân (2012) Đây là tài liệu nghiên cứu bao gồm cơ sở dữ liệu về 55 CTCP ngành BĐS đang giao dịch công khai trên Sở GDCK TP. HCM và Hà Nội từ 2008 - 2011. Theo nghiên cứu, nợ dài hạn bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố: tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA), TS hữu hình, tính thanh khoản, quy mô DN và đặc thù của sản phẩm. Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA), TS hữu hình, tính thanh khoản và quy mô công ty đều ảnh hưởng đến VCSH. Thành phần quan trọng nhất để giải thích sự thay đổi của nợ dài hạn và VCSH là TSCĐ hữu hình. Thuế TNDN không có tác động đáng kể đến việc lựa chọn cơ cấu vốn. Bởi trong tình hình khan hiếm vốn thì DN ưu tiên việc huy động vốn hơn là lợi dụng những ích lợi từ lá chắn thuế. Bài viết “Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của DN Việt Nam” - Lê Ngọc Trâm (2010) Tác giả Lê Ngọc Trâm đã đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến CTV của một công ty bằng cách nghiên cứu lý thuyết và làm thực nghiệm, bao gồm xây dựng mô hình hồi quy đòn bẩy tài chính trên 177 công ty trong giai đoạn 2005-2008. Kết quả như sau: tỷ lệ đòn bẩy hoạt động, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, quy mô công ty, tỷ lệ sở hữu VCSH nhà nước, TS hữu hình, thuế suất, thuế TNDN và các tính năng của sản phẩm đều là những đặc điểm ảnh hưởng đến CTV của các DN Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của DN và rủi ro kinh doanh là hai biến độc lập không tương quan với đòn bẩy tài chính. Khi so sánh với quan điểm của các lý thuyết CTV,
- 5 kết quả về mối tương quan giữa tỷ lệ đòn bẩy tài chính với các yếu tố của thuế suất cận biên thực tế và các đặc tính riêng của sản phẩm cho thấy là không hợp lý. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận văn là nghiên cứu thục trạng các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CTV của các DN trên. Mục tiêu cụ thể như sau: Một là, đưa ra cơ sở lý luận về CTV và các nhân tố ảnh hưởng đến CTV; Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng CTV của các công ty cổ phần ngành BĐS niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM; Ba là, lựa chọn và phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến CTV các CTCP ngành BĐS niêm yết tại TTCK TP. HCM; Bốn là, đánh giá mối liên hệ và tác động từng nhân tố đến CTV và rút ra các kết luận; Năm là, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng CTV cho các CTCP ngành BĐS niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến CTV. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là 44 CTCP ngành BĐS niêm yết trên sở GDCK TP. HCM từ năm 2017 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn gồm: Phương pháp định tính: Thu thập các BCTC, dùng thống kê mô tả, so sánh để phân tích từ đó đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của các CTCP ngành BĐS. Phương pháp định lượng: Sử dụng phần mềm Stata để xác định hệ số hồi quy, lập phương trình các nhân tố tác động đến CTV. Từ đó tác giả đánh giá kết quả và đưa ra một số khuyến nghị phù hợp với hiện trạng của các CTCP ngành BĐS. Số liệu sử dụng trong luận văn là những số liệu về BCTC thường niên niêm yết trên website của 44 CTCP ngành BĐS niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM; 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:
- 6 Chương 1: Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
- 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Một số đặc điểm về thị trường tín dụng bất động sản Do những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm BĐS nên thị trường tín dụng BĐS mang những đặc điểm sau: Thị trường tín dụng BĐS là thị trường tín dụng dài hạn: BĐS là hàng hóa cần một thời gian dài sản xuất. Thời gian trung bình để thành lập dự án từ 5 năm trở lên. Mặt khác, BĐS là một loại hàng hóa có giá trị cao, do đó, các khoản tín dụng BĐS thường là các khoản tín dụng có giá trị cao không thể hoàn trả trong một thời gian ngắn. Người vay thường giải ngân theo tiến độ dự án: Các dự án BĐS đòi hỏi lượng tiền mặt lớn nhưng vốn sẽ được dàn trải theo từng giai đoạn: đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, nền móng, v.v. Do đó, các NĐT sẽ yêu cầu một khoản tiền lớn cho dự án, nhưng số vốn này sẽ cần được giải ngân theo từng giai đoạn, giảm áp lực lên lãi suất. Nếu chỉ huy động vốn một lần thì không sử dụng được ngay mà vẫn phải trả lãi cho người cho vay dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả. Là một thị trường rủi ro cao: điều này xuất phát từ việc TTBĐS luôn tiềm ẩn những hiểm họa như đầu cơ, tăng giá ảo, mất cân đối cung cầu… Khi TTBĐS chuyển từ nóng sang lạnh, giá trị BĐS sẽ nhanh chóng giảm xuống và các giao dịch BĐS gần như không tồn tại, khiến NĐT gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, nếu không muốn nói là phá sản. Điều này làm cho khả năng thanh toán tín dụng của người đi vay trở nên khó khăn và khả năng thanh toán của người đi vay có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, việc thu hồi vốn tín dụng là một vấn đề khó khăn, nợ xấu tăng nhanh, khả năng xảy ra vỡ nợ là rất lớn. 1.2. Các khái niệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết để thành lập cũng như khi DN muốn phát triển, DN sẽ cần vốn để thúc đẩy sự mở rộng thị trường. Nguồn vốn này có thể đến từ nợ dài hạn hoặc VCSH. Sự kết hợp giữa nợ và VCSH được sử dụng để tài trợ cho các cơ hội đầu tư sinh lời trong tương lai của công ty được gọi là CTV. CTV (Capital Structure) là một thuật ngữ tài chính đề cập đến nguồn gốc và phương
- 8 pháp hình thành nên nguồn vốn mà DN có thể sử dụng nó để thực hiện các công việc như mua sắm trang thiết bị, tài sản, phương tiện vật chất và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. CTV trình bày chi tiết thành phần nợ và VCSH của một DN, bao gồm nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, cụ thể là vốn cổ phần thường và vốn cổ phần ưu đãi. Sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phần này tạo nên nguồn tài chính được sử dụng cho hoạt động và tăng trưởng tổng thể của DN. CTV đôi khi được gọi là "đòn bẩy tài chính", vì mỗi DN phải xem xét tỷ lệ tối ưu cho hoạt động kinh doanh của mình giữa nợ và VCSH. Ban giám đốc DN phải lưu ý đến CTV để cố gắng tối đa hóa sự lợi nhuận của các cổ đông hoặc tăng giá trị DN. Trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt đối với những ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư ở quy mô lớn, các DN luôn đặt lên hàng đầu việc tối ưu hóa các nguồn vốn có thể tiếp cận để đạt hiệu quả cao nhất. DN sẽ phải tính toán xem nên sử dụng vốn vay từ các ngân hàng, vốn từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay sử dụng chính phần lợi nhuận giữ lại của DN. CTV tối ưu được hiểu là tỷ lệ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ sao cho tối thiểu chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro kinh doanh đồng thời tối đa hóa giá trị DN. Ngoài ra, CTV tối ưu cũng thay đổi qua thời gian và phụ thuộc vào tính chất của DN cũng như các nhân tố bên ngoài môi trường hoạt động. 1.2.1. Cấu trúc vốn tối ưu Có rất nhiều lý thuyết về CTV tối ưu trên thế giới. Công trình của Modigliani và Miller (1958) được coi là điểm khởi đầu của lý thuyết CTV tối ưu. Ngày nay cũng có lý thuyết hành vi cho rằng các mức độ đòn bẩy khác nhau được chứng minh là xuất phát từ nỗ lực giải quyết các tình huống ngẫu nhiên ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của các công ty. Được phát triển bởi Myers và Majluf (1984), mô hình trật tự phân hạng cho rằng các nhà quản lý có thông tin đặc biệt về giá trị công ty mà các NĐT không có. Vì lý do này, họ nên tổ chức CTV của công ty mà họ quản lý bằng cách tính đến sự bất cân xứng của thông tin này, từ đó giảm thiểu chi phí cho các cổ đông hiện tại. Các nhà quản lý luôn thích phát hành nợ để tránh chiết khấu định giá tiềm năng liên quan đến vấn đề VCSH. Tất nhiên, lý thuyết này không dự đoán sự tồn tại của tỷ lệ nợ trên VCSH hoàn hảo bởi vì đòn bẩy hiện tại của một công ty phản ánh các yêu cầu tích lũy về nguồn vốn bên ngoài.
- 9 CTV tối ưu tuyên bố rằng, trong trường hợp TS và kế hoạch đầu tư của công ty không đổi, mọi công ty đều có tỷ lệ nợ mục tiêu dài hạn nhằm tối đa hóa giá trị thị trường của mình, dựa trên các phát hiện về CTV của Modigliani và Miller. Đòn bẩy hoàn hảo tối đa hóa lợi ích thu được từ việc sử dụng nợ và giảm thiểu chi phí liên quan đến nó và sai lệch so với tỷ lệ vốn mục tiêu. Tất cả các CTCP đều có thể điều chỉnh CTV của công ty bằng cách thêm nợ bao nhiêu tùy thích: giả sử có thuế DN và khả năng khấu trừ thuế của các khoản thanh toán lãi vay, giá trị DN dự kiến sẽ tăng lên ngay khi sử dụng đòn bẩy. Trên thực tế, tăng thêm nợ sẽ làm tăng lá chắn thuế; tuy nhiên, chi phí phá sản dự kiến sẽ tăng lên tương ứng. Fischer và cộng sự (1989) đồng thời xác nhận POT và phát hiện bằng cách phát triển một mô hình lựa chọn CTV tối ưu khi có chi phí tái cấp vốn. Phân tích này được xây dựng dựa trên lý thuyết thuế/ chi phí phá sản truyền thống về mức độ phù hợp của CTV. Kết quả cho thấy sự nguy hiểm của việc xem các tỷ lệ nợ được quan sát là tối ưu; để tránh những vấn đề này, họ sử dụng một thước đo khác về mức độ phù hợp của CTV, cụ thể là phạm vi mà công ty cho phép tỷ lệ nợ của mình thay đổi. Mô hình cung cấp các dự đoán khác biệt liên quan đến các đặc tính cụ thể của công ty với phạm vi tỷ lệ đòn bẩy tối ưu: các công ty nhỏ hơn, rủi ro hơn, thuế thấp hơn, chi phí phá sản thấp hơn sẽ thể hiện sự thay đổi lớn hơn trong tỷ lệ nợ của họ theo thời gian. Khi so sánh TOM và POT, Fama và French (2002) đã phát hiện ra rằng hồi quy tỷ lệ nợ của các công ty cho thấy bằng chứng đáng tin cậy rằng đòn bẩy đang đảo ngược về trạng thái trung bình dù tốc độ điều chỉnh khá chậm (7-17% mỗi năm). Hơn nữa, ngay cả Taggart (1977), Marsh (1982), Auerbach (1985), và Opler và Titman (1994) đã tìm thấy sự đảo ngược tỷ lệ nợ như một bằng chứng cho thấy các công ty dường như điều chỉnh theo hướng mục tiêu nợ. Bradley và cộng sự (1984), trong một nghiên cứu liên quan đến 851 công ty và dữ liệu trong 20 năm, đã chỉ ra rằng đòn bẩy DN tối ưu, theo dự đoán của TOM, có liên quan nghịch biến với chi phí dự kiến của khó khăn tài chính nhưng đáng ngạc nhiên là đòn bẩy tài chính bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lá chắn thuế không nợ chứ không phải bằng lá chắn thuế nợ. Các tác giả khác không coi TOM là một biện minh hợp lệ cho đòn bẩy, Hovakimian cùng cộng sự (2001) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy các công ty dường như điều chỉnh theo mục tiêu nợ nhưng họ cũng tuyên bố rằng tỷ lệ nợ trên VCSH
- 10 mục tiêu có thể thay đổi theo thời gian khi lợi nhuận của công ty và giá cổ phiếu thay đổi, do đó chấp nhận một phần cả TOM và POT. Quan điểm theo đó tỷ lệ nợ có quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời trong quá khứ cũng được xác nhận bởi Rajan và Zingales (1995) và Titman và Wessels (1998). Bằng chứng hỗn hợp với TOM không phải là yếu tố quyết định trong việc giải thích CTV cũng như đối với POT. Chirinko và Singha (2000) cũng quan sát thấy rằng bằng chứng thực nghiệm của họ có thể đánh giá cả POT và TOM tĩnh. Trên thực tế, DN luôn ưu tiên tối ưu hóa các nguồn vốn sẵn có để đạt hiệu quả tốt nhất trong các hoạt động của công ty, đặc biệt là đối với những ngành cần vốn đầu tư quy mô lớn. Các DN sẽ phải quyết định vay ngân hàng, huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu, hay sử dụng lợi nhuận giữ lại của chính họ. Cơ cấu vốn tối ưu được định nghĩa là một tỷ lệ VSCH trên vốn nợ phù hợp làm giảm chi phí sử dụng vốn, giảm rủi ro kinh doanh và tăng giá trị DN. Cơ cấu vốn được định nghĩa thống kê là đòn bẩy tài chính của DN, hoặc tỷ lệ nợ trên tổng TS, theo công thức: !ổ#$ #ợ '(ả* +,ả Tỷ lệ nợ trên tổng TS = (1.1) !ổ#$ !- Có sự khác biệt giữa CTV tốt nhất cho DN và CTV tốt nhất cho các ngành. Các ngành đòi hỏi một lượng vốn lớn gồm BĐS, luyện kim, khai khoáng, hoặc các tổ chức tài chính, các DN này thường lấy từ các nguồn vốn vay. Do đó, cơ cấu vốn của các DN này thường có tỷ lệ nợ cao. Mặt khác, ngành dược phẩm, quảng cáo và công nghệ có xu hướng có tỷ lệ nợ thấp. Do lĩnh vực hoạt động đòi hỏi nhiều chất xám, các công ty này thường có ít hoặc không có đòn bẩy tài chính. Bảng 1.1 so sánh việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các DN trong các ngành khác nhau ở Mỹ:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 443 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 373 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 273 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 280 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 281 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 242 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 243 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 145 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn