intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương - chi nhánh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

12
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh "Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương - chi nhánh Long An" với mục đích nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Long An. Qua đó, đề xuất các hàm ý quản trị để ban lãnh đạo ngân hàng Vietcombank tham khảo, nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Vietcombank chi nhánh Long An nói riêng và hệ thống ngân hàng Vietcombank nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương - chi nhánh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MỸ TIÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MỸ TIÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HOÀNG ANH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Mỹ Tiên
  4. ii LỜI CÁM ƠN Để thực hiện được Luận văn này, đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã trang bị cho tôi kiến thức quý giá trong thời gian tôi tham gia học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn TS. Lê Hoàng Anh, người đã bổ sung cho tôi nhiều kiến thức quý báu, tận tình hướng dẫn và định hướng giúp tôi hoàn thành luận văn này. Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị đồng nghiệp, người thân và các bạn học lớp cao học đã hỗ trợ, góp ý chân thành cũng như động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu luận văn. Một lần nữa, xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, TS. Lê Hoàng Anh cùng quý lãnh đạo ngân hàng đã giúp đỡ tôi hoàn thành công trình này. Nguyễn Thị Mỹ Tiên
  5. iii CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH LONG AN TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến Động lực làm việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Long An và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Quá trình nghiên cứu được tiến hành kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết và tham khảo các nghiên cứu trước đây để hình thành nên mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết của nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với chuyên gia, đại diện các nhà quản trị và nhân viên ngân hàng Vietcombank Long An để điều chỉnh các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất và biến quan sát trong các thang đo cho nhân tố của mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng là phương pháp trọng tâm của nghiên cứu với số phiếu thu về hợp lệ có thể đưa vào tiến hành phân tích là 198 phiếu. Dữ liệu định lượng thu thập được trải qua các bước phân tích: kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính và phân tích giá trị trung bình của các yếu tố nhân khẩu học. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tất cả các nhân tố đều ảnh hưởng thuận chiều đến Động lực làm việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank Long An. Trong đó, nhân tố Bản chất công việc có ảnh hưởng lớn nhất đến Động lực làm việc của nhân viên căn cứ theo hệ số Beta , xếp thứ hai về mức độ ảnh hưởng là nhân tố Sự thăng tiến. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác đến Động lực làm việc của nhân viên trong mô hình nghiên cứu theo thứ tự lần lượt là Điều kiện làm việc, Thu nhập và phúc lợi, Sự công nhận, Cơ hội đào tạo và cuối cùng là nhân tố Trao quyền có mức độ ảnh hưởng thấp nhất. Từ kết quả nghiên cứu đã cho các nhà quản trị một cái nhìn bao quát về hướng nâng cao Động lực làm việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank Long An nói riêng và toàn thể ngân hàng Vietcombank nói chung. Từ khóa: động lực làm việc, nhân viên ngân hàng, Vietcombank.
  6. iv FACTORS AFFECTING THE WORKING MOTIVATION OF EMPLOYEES AT FOREIGN TRADE JOINT STOCK COMMERCIAL BANK - LONG AN BRANCH ABSTRACT The purpose of the study is to determine the factors affecting the working motivation's employees of Vietcombank Long An, and evaluate the influence of these factors. The research process used a combination of both qualitative and quantitative research methods. Qualitative research is carried out by studying the theoretical basis and referring to previous studies to form the proposed research model and hypotheses. Next, the author conducts group discussions with experts, representatives of managers and employees of Vietcombank Long An to adjust the factors in the proposed model and observed variables in the scales for elements of the research model. Quantitative research is the central method with the number of valid votes that can be included in the analysis being 198. The collected data undergoes analysis steps: Reliability testing by Cronbach's Alpha, exploratory factor analysis, correlation analysis, linear regression analysis, and analysis of variance with demographic factors. The results show that all factors have a positive influence on the work motivation of Vietcombank Long An employees. Therein, the nature of the job has the greatest influence on the employee's work motivation based on the Beta coefficient, the second rank is Promotion. The influence of other factors on employee work motivation in the research model in order: Working conditions, Income and benefits, Recognition, Training opportunities, and the last factor Empowerment has the lowest level of influence. The research has given managers an overview of the direction of improving the working motivation of employees of Vietcombank Long An in particular and the entire Vietcombank in general. Keyword: working motivation, banker, Vietcombank.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin KMO Kaiser-Meyer-Olkin (Hệ số kiểm định sự tương hợp của mẫu) Statistical Product and Services SPSS Phần mềm xử lý thống kê SPSS Solutions PCA Principal Components Analysis Phân tích thành phần chính VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt BC Biến độc lập Bản chất công việc CBNV Cán bộ nhân viên CN Biến độc lập Sự công nhận DK Biến độc lập Điều kiện làm việc DL Biến phụ thuộc Động lực làm việc DT Biến độc lập Cơ hội đào tạo ĐLLV Động lực làm việc NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại QTNNL Quản trị nguồn nhân lực TMCP Thương mại cổ phần TN Biến độc lập Thu nhập và phúc lợi TQ Biến độc lập Trao quyền TT Biến độc lập Sự thăng tiến
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ I LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii ABSTRACT ...................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ..................................................................vi MỤC LỤC .................................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................xi DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ......................................................................... xiii CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.......................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 3 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................... 4 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................ 5 1.5 Bố cục của nghiên cứu ...................................................................................... 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................. 7 2.1 Khái niệm động lực làm việc ............................................................................ 7 2.2 Các lý thuyết về động lực làm việc .................................................................. 8 2.2.1 Lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow .................................................... 9 2.2.2 Thuyết X và Y của Douglas McGregor .................................................. 10 2.2.3 Thuyết động viên - duy trì của Herzberg ................................................ 10 2.2.4 Lý thuyết của Kovach ............................................................................. 11
  10. viii 2.3 Các nghiên cứu trước đây về động lực làm việc ............................................ 12 2.3.1 Nghiên cứu của nước ngoài ..................................................................... 12 2.3.2 Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 14 2.4 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 17 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 22 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 23 3.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu ......................................................................... 23 3.2 Thiết lập thang đo của nghiên cứu .................................................................. 24 3.2.1 Thang đo Thu nhập và phúc lợi............................................................... 25 3.2.2 Thang đo Sự thăng tiến ........................................................................... 25 3.2.3 Thang đo Điều kiện làm việc .................................................................. 26 3.2.4 Thang đo Sự công nhận ........................................................................... 26 3.2.5 Thang đo Bản chất công việc .................................................................. 27 3.2.6 Thang đo Cơ hội đào tạo ......................................................................... 27 3.2.7 Thang đo Trao quyền .............................................................................. 28 3.2.8 Thang đo Động lực làm việc ................................................................... 28 3.3 Phương pháp chọn mẫu và cách thức tiến hành lấy mẫu................................ 29 3.3.1 Kích thước mẫu ....................................................................................... 29 3.3.2 Cách thức tiến hành lấy mẫu ................................................................... 29 3.4 Phân tích dữ liệu thu thập ............................................................................... 30 3.4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo ................................................................... 30 3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá .................................................................... 30 3.4.3 Phân tích hồi quy ..................................................................................... 31 3.4.4 Phân tích phương sai ............................................................................... 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 32 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 33 4.1 Sơ nét về Vietcombank chi nhánh Long An ................................................... 33 4.2 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu .............................................................. 34 4.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha ......................................................................... 36 4.3.1 Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Thu nhập và phúc lợi ................. 36 4.3.2 Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Sự thăng tiến ............................. 37
  11. ix 4.3.3 Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Bản chất công việc .................... 37 4.3.4 Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Cơ hội đào tạo ........................... 38 4.3.5 Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Trao quyền ................................ 39 4.3.6 Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Điều kiện làm việc .................... 40 4.3.7 Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Sự công nhận ............................. 40 4.3.8 Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Động lực làm việc ..................... 41 4.4 Phân tích nhân tố khám phá ............................................................................ 42 4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá đối với biến độc lập ................................... 42 4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc ............................... 44 4.5 Phân tích tương quan ...................................................................................... 45 4.6 Phân tích hồi quy ............................................................................................ 46 4.6.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ........................................................ 46 4.6.2 Kiểm định phân phối chuẩn .................................................................... 47 4.6.3 Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................ 48 4.6.4 Kiểm định phương sai của phần dư không đổi ....................................... 48 4.6.5 Kiểm định tính độc lập của phần dư ....................................................... 49 4.6.6 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...................................................... 49 4.7 Kiểm định sự khác biệt giữa các tổng thể....................................................... 52 4.7.1 Kiểm định Động lực làm việc của nhân viên theo Giới tính ................... 52 4.7.2 Kiểm định Động lực làm việc của nhân viên theo Độ tuổi ..................... 53 4.7.3 Kiểm định Động lực làm việc của nhân viên theo Thu nhập .................. 54 4.7.4 Kiểm định Động lực làm việc theo Thâm niên công tác ......................... 55 4.7.5 Kiểm định Động lực làm việc của nhân viên theo Trình độ học vấn...... 55 4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 56 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 59 CHƯƠNG 5. HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KIẾN NGHỊ................................................ 60 5.1 Đánh giá kết quả nghiên cứu .......................................................................... 60 5.2 Một số hàm ý quản trị và kiến nghị ................................................................ 62 5.2.1 Bản chất công việc .................................................................................. 63 5.2.2 Sự thăng tiến ............................................................................................ 64 5.2.3 Điều kiện làm việc ................................................................................... 66
  12. x 5.2.4 Thu nhập và phúc lợi ............................................................................... 67 5.2.5 Sự công nhận ........................................................................................... 68 5.2.6 Cơ hội đào tạo ......................................................................................... 70 5.2.7 Trao quyền ............................................................................................... 71 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 73 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... I TÀI LIỆU TIẾNG ANH ...................................................................................................i TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ............................................................................................... iii PHỤ LỤC 1. DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ............................................................iv PHỤ LỤC 2. NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM ...................................................... viii PHỤ LỤC 3. BẢNG KHẢO SÁT ............................................................................... xiii PHỤ LỤC 4. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU........................................ xvii PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA ............................ xviii PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ ............................. xxii PHỤ LỤC 7. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY ...................xxv PHỤ LỤC 8. KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH ................................................xxix PHỤ LỤC 9. GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA BIẾN QUAN SÁT .............................xxxi
  13. xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ....................... 17 Bảng 3.1 Thang đo Thu nhập và phúc lợi ..................................................................... 25 Bảng 3.2 Thang đo Sự thăng tiến .................................................................................. 25 Bảng 3.3 Thang đo Điều kiện làm việc ......................................................................... 26 Bảng 3.4 Thang đo Sự công nhận ................................................................................. 26 Bảng 3.5 Thang đo Bản chất công việc ......................................................................... 27 Bảng 3.6 Thang đo Cơ hội đào tạo ................................................................................ 27 Bảng 3.7 Thang đo Trao quyền ..................................................................................... 28 Bảng 3.8 Thang đo Động lực làm việc .......................................................................... 28 Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về Giới tính ......................................................... 34 Bảng 4.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về Độ tuổi............................................................ 34 Bảng 4.3 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về Thu nhập ........................................................ 34 Bảng 4.4 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về Thâm niên công tác ........................................ 35 Bảng 4.5 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về Trình độ học vấn ............................................ 35 Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thu nhập và phúc lợi ......................... 36 Bảng 4.7 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thu nhập và phúc lợi lần 2 ................. 36 Bảng 4.8 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Sự thăng tiến ...................................... 37 Bảng 4.9 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Bản chất công việc ............................. 37 Bảng 4.10 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Bản chất công việc lần 2 .................. 38 Bảng 4.11 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cơ hội đào tạo .................................. 38 Bảng 4.12 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Trao quyền ....................................... 39 Bảng 4.13 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Trao quyền lần 2 .............................. 39 Bảng 4.14 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Điều kiện làm việc ........................... 40 Bảng 4.15 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Sự công nhận .................................... 40 Bảng 4.16 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Sự công nhận lần 2 ........................... 41 Bảng 4.17 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Động lực làm việc ............................ 41 Bảng 4.18 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các biến quan sát biến độc lập .... 42 Bảng 4.19 Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến quan sát biến độc lập ........... 43 Bảng 4.20 Kiểm định KMO và Bartlett của biến quan sát biến phụ thuộc ................... 44 Bảng 4.21 Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến quan sát biến phụ thuộc ............. 44
  14. xii Bảng 4.22 Kết quả phân tích tương quan Pearson ........................................................ 45 Bảng 4.23 Mức độ giải thích của mô hình .................................................................... 46 Bảng 4.24 Mức độ phù hợp của mô hình: Phân tích phương sai ANOVA ................... 47 Bảng 4.25 Trích ngang kết quả phân tích tương quan Spearman ................................. 49 Bảng 4.26 Thống kê phân tích các hệ số hồi quy .......................................................... 50 Bảng 4.27 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................. 51 Bảng 4.28 Kiểm định sự khác biệt về Động lực làm việc của nhân viên theo Giới tính ....................................................................................................................................... 53 Bảng 4.29 Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với Độ tuổi .................... 53 Bảng 4.30 Bảng kiểm định ANOVA đối với Độ tuổi ................................................... 54 Bảng 4.31 Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với Thu nhập ................ 54 Bảng 4.32 Bảng kiểm định ANOVA đối với Thu nhập ................................................ 54 Bảng 4.33 Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với Thâm niên công tác 55 Bảng 4.34 Bảng kiểm định ANOVA đối với Thâm niên công tác................................ 55 Bảng 4.35 Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với Trình độ học vấn .... 56 Bảng 4.36 Bảng kiểm định ANOVA đối với Trình độ học vấn .................................... 56 Bảng 5.1 Tổng hợp giá trị trung bình và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố .............. 63 Bảng 5.2 Giá trị trung bình của các biến quan sát thang đo Bản chất công việc .......... 64 Bảng 5.3 Giá trị trung bình của các biến quan sát thang đo Sự thăng tiến ................... 65 Bảng 5.4 Giá trị trung bình của các biến quan sát thang đo Điều kiện làm việc .......... 66 Bảng 5.5 Giá trị trung bình của các biến quan sát thang đo Thu nhập và phúc lợi....... 67 Bảng 5.6 Giá trị trung bình của các biến quan sát thang đo Sự công nhận ................... 69 Bảng 5.7 Giá trị trung bình của các biến quan sát thang đo Cơ hội đào tạo ................. 70 Bảng 5.8 Giá trị trung bình của các biến quan sát thang đo Trao quyền ...................... 72
  15. xiii DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 2.1 Các nhân tố tạo động lực làm việc cho nhân viên ngân hàng ở Pakistan ...... 13 Hình 2.2 Các nhân tố tạo động lực làm việc cho nhân viên ngân hàng ở Sri Lanka .... 14 Hình 2.3 Các nhân tố tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại Vietcombank Kon Tum .... 14 Hình 2.4 Các nhân tố tạo động lực làm việc cho nhân viên tại các NHTM Việt Nam . 15 Hình 2.5 Các nhân tố tạo động lực làm việc cho nhân viên NHNN ở Ninh Thuận ...... 16 Hình 2.6 Các nhân tố tạo động lực làm việc Khối QTNNL ngân hàng TMCP Sài Gòn ....................................................................................................................................... 16 Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 21 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 23 Hình 3.2 Quy tắc kiểm định hiện tượng tự tương quan ................................................. 31 Hình 4.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ........................................................... 47 Hình 4.2 Biểu đồ tần số P – Plot ................................................................................... 48 Hình 4.3 Mô hình kết quả nghiên cứu ........................................................................... 52 Hình 5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến Động lực làm việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Long An.................................................................................. 61
  16. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, các ngân hàng đầu tư đáng kể vào việc thu hút nhân tài và giữ chân nhân viên, cũng như phát triển một môi trường tạo động lực làm việc và khuyến khích nhân viên làm việc ở cấp cao nhất của họ. Nguồn nhân lực là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, quản trị hiệu quả nguồn nhân lực không phải là điều dễ dàng. Tạo động lực cho nhân viên là kỹ năng cần thiết mà bất kỳ người lãnh đạo nào cũng phải có để có được nhân viên làm việc hiệu quả và đạt hiệu quả cao, nâng cao năng suất của tổ chức. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì ngoài việc có cơ sở hạ tầng được trang bị đầy đủ, hiện đại, tiên tiến thì cần phải phát huy tối đa nguồn lực con người. Bởi vì con người là nhân tố quan trọng nhất đem lại thành công cho doanh nghiệp. Có được đội ngũ nhân sự trung thành và cống hiến hết mình vì doanh nghiệp là điều mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng muốn đạt được. Tuy nhiên, thực tế hiện nay xảy ra hiện tượng phổ biến đó là nhân viên thường xuyên nhảy việc, họ không còn tư tưởng gắn bó làm việc lâu dài cùng với doanh nghiệp, sau một thời gian cảm thấy không thỏa đáng họ sẽ tìm công việc mới. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu tổ chức cũng như phương hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một trong những nguyên nhân quan trọng đó là doanh nghiệp chưa đáp ứng thỏa đáng về thù lao, điều kiện làm việc, v.v. không kích thích và tạo được động lực làm việc cho họ. Về mặt lý thuyết, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trong nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn, nghiên cứu của Naeem Akhtar và cộng sự (2014) được thực hiện nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố như Phần thưởng tài chính, Thiết kế công việc, Giám sát, Kế hoạch tiền lương, Đặc điểm cá nhân với Động lực làm việc của nhân viên. Nghiên cứu của Kumari và cộng sự (2020) được thực hiện nhằm mục đích điều tra các nhân tố động lực và sự thay đổi mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nhân khẩu học đối với sự hài lòng trong công việc của nhân viên ngân hàng giữa
  17. 2 khu vực công và khu vực tư nhân ở Sri Lanka. Nguyễn Sĩ Hưng (2016) nghiên cứu về các nhân tố tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại Vietcombank chi nhánh Kon Tum. Nghiên cứu của Phạm Thị Hà An, Lê Hoàng Anh và Võ Văn Tuấn (2020) nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa có sự thống nhất với nhau về các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Mỗi nghiên cứu, tùy vào điều kiện cụ thể, có một kết quả khác nhau về các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Như vậy, để có một kết quả đáng tin cậy và phù hợp với một điều kiện, phạm vi cụ thể, nhà nghiên cứu cần phải thực hiện nghiên cứu mới gắn liền với các điều kiện, phạm vi này. Về mặt thực tiễn, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao, Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân. Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí là ngân hàng số 1 Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới và một trong 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, đóng góp lớn vào sự phát
  18. 3 triển của Việt Nam.1 Tình hình biến động nhân sự tại các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) ở tỉnh Long An cũng không nằm ngoài xu thế nhân sự chung của ngành và cả nước. Trong bối cảnh bộ máy quản trị nhân sự tại các ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, thừa nhân sự tác nghiệp và thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Để tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới cũng như ứng phó với những bất ổn về tình hình tài chính do gánh chịu các tác động tiêu cực gây ra bởi đại dịch Covid-19, các ngân hàng phải thực hiện đồng thời một mặt vừa mạnh dạn tinh gọn bộ máy nhân sự, nhưng cũng vừa thực thi các chính sách thu hút nhân tài bên cạnh chính sách tiền lương, chính sách ưu đãi dành cho nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có chính sách đúng đắn và phù hợp, nhà quản trị cần thấu hiểu động cơ quá trình di chuyển của các dòng lao động chất lượng cao là điều cần thiết đối với các ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng. Đây cũng chính là mục tiêu chính của nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương - chi nhánh Long An” được tác giả lựa chọn làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của bản thân. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Long An. Qua đó, đề xuất các hàm ý quản trị để ban lãnh đạo ngân hàng Vietcombank tham khảo, nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Vietcombank chi nhánh Long An nói riêng và hệ thống ngân hàng Vietcombank nói chung. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Long An. 1 https://portal.vietcombank.com.vn/About/LSPT/Pages/Qua-trinh-hinh-thanh-va-phat- trien.aspx?Devicechan+nel&devicecha nnel=default
  19. 4 - Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên Vietcombank chi nhánh Long An. - Đề xuất các hàm ý cho nhà quản trị nhằm đưa ra các chính sách tạo động lực làm việc cho nhân viên đạt hiệu quả hơn. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Long An? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên như thế nào? - Cần đề xuất những hàm ý quản trị nào cho nhà quản trị giúp tạo động lực làm việc cho nhân viên đạt hiệu quả? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Long An. Đối tượng khảo sát: nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Long An. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Long An. Về thời gian: nghiên cứu đề tài dự kiến thực hiện từ 06/2022 đến 12/2022. Dữ liệu thứ cấp được lấy từ năm 2019 đến năm 2021. Dữ liệu sơ cấp được điều tra từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2022 thông qua việc điều tra khảo sát, thu thập từ một số nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Long An. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng kết hợp trong quá trình thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng, kiểm định mô hình và các giả thuyết của mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Vietcombank chi nhánh Long An. 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Căn cứ các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng
  20. 5 đến động lực làm việc của nhân viên áp dụng thực tiễn tại Vietcombank chi nhánh Long An. Thực hiện kỹ thuật thảo luận nhóm với chuyên gia có độ am hiểu về quyết định và nhu cầu nhằm xây dựng, điều chỉnh và bổ sung các thang đo trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Lấy ý kiến thảo luận nhóm từ các chuyên gia và khảo sát thử để điều chỉnh và bổ sung thang đo. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 25. Thang đo được kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mô hình lý thuyết được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính qua đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Long An. Cuối cùng, kiểm định t-test, ANOVA được thực hiện để so sánh khác biệt về mức độ ảnh hưởng đến động lực làm việc của những nhóm nhân viên có đặc điểm cá nhân khác nhau. 1.5 Bố cục của nghiên cứu Luận văn có kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu: Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu về đề tài và phạm vị nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và bố cục của nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu: Chương này trình bày các khái niệm nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc. Từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Những nội dung chính được trình bày trong chương này gồm: Quy trình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu (nghiên cứu định tính và định lượng, xác định kích cỡ mẫu nghiên cứu, cách thức chọn mẫu, phương pháp thu thập, phân tích, xử lý số liệu và các cơ sở đánh giá kết quả phân tích).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1