Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn; phân tích các điều kiện kinh tế - kỹ thuật và xã hội có ảnh hưởng đến tiến độ các dự án thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn; tìm ra những điểm tương đồng và khác nhau về tiến độ hoàn thành các công trình xây dựng thuộc ngành Du lịch và các công trình công cộng khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------------------- NGUYỄN HỒNG HẢI PHƯỚC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã ngành : 60580208 TP. HCM, tháng 03/2017
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH-ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP.HCM, ngày…..tháng…..năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ Họ tên học viên: Nguyễn Hồng Hải Phước. Giới tính: Nam. Sinh ngày 26 tháng 12 năm 1989. Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. MSHV: 1541870011. I- Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN. II- Nhiệm vụ và nội dung: - Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn. - Khảo sát, thu thập dữ liệu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. - Phân tích và nhóm các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ. - Đề xuất những giải pháp hạn chế các yếu tố gây chậm tiến độ. III- Ngày giao nhiệm vụ: 26/09/2016. IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/03/2017. V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Quang Phú CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH TS. TRẦN QUANG PHÚ
- IX MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ II TÓM TẮT................................................................................................................ III ABSTRACT ............................................................................................................ IV DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................V DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... VII DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................VIII MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................... 1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . ................................................................. 3 1. Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................. 3 2. Nghiên cứu khảo sát ............................................................................. 4 3. Công cụ nghiên cứu .............................................................................. 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 5 1.1 CÁC KHÁI NIỆM .......................................................................................... 5 1.1.1 Du lịch .................................................................................................. 5 1.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ............................................................. 5 1.1.2.1. Khái niệm .................................................................................. 5 1.1.2.2. Cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ...................................... 6 1.1.2.3. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.................................. 7 1.1.2.4. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện nay ...... 10 1.1.3 Dự án đầu tư ....................................................................................... 12 1.1.4 Đặc điểm của dự án đầu tư ................................................................. 12 1.1.5 Phân loại dự án đầu tư ........................................................................ 13 1.1.6 Trình tự thực hiện dự án đầu tư.......................................................... 13
- X 1.1.7 Lập kế hoạch dự án đầu tư xây dựng ................................................. 18 1.1.8 Tiến độ dự án đầu tư xây dựng .......................................................... 21 1.1.8.1 Bản chất tiến độ ..................................................................... 22 1.1.8.2 Mục đích của việc lập và quản lý tiến độ dự án .................... 23 1.1.8.3 Các bước lập tiến độ .............................................................. 23 1.1.8.4 Các phương pháp quản lý tiến đô thực hiện dự án đầu tư .... 23 1.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ............................................................................................................ 32 1.3 THỰC TRẠNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN ...................................................................................... 36 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 39 2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 39 2.2 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ...................................................................... 40 2.3 NỘI DUNG BẢNG CÂU HỎI .................................................................... 47 2.3.1 Giới thiệu chung ................................................................................. 47 2.3.2 Hướng dẫn trả lời ............................................................................... 48 2.3.3 Các yếu tố khảo sát ............................................................................. 48 2.3.4 Thông tin chung.................................................................................. 53 2.4 THU NHẬP DỮ LIỆU VÀ KÍCH THƯỚC MẪU QUAN SÁT ............... 54 2.4.1 Thu nhập dữ liệu ............................................................................... 54 2.4.2 Kích thước mẫu quan sát .................................................................. 54 2.5 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 55 2.5.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo ............................................................ 55 2.5.2 Phân tích nhân tố PCA ...................................................................... 56 2.5.3 Phân tích hồi quy đa biến .................................................................. 58 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 60 3.1 KHẢO SÁT SƠ BỘ ..................................................................................... 60 3.2 KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ........................................................................ 62 3.2.1 Thông tin mẫu nghiên cứu ................................................................ 62 3.2.2 Phân tích thông tin đối tượng khảo sát ............................................. 63
- XI 3.2.3 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ...................................................... 68 3.2.4 Phân tích nhân tố chính ..................................................................... 70 3.2.5 Phân tích hồi quy .............................................................................. 77 3.2.5.1 Gỉa thiết mô hình nghiên cứu ............................................... 77 3.2.5.2 Dữ liệu đưa vào phân tích tương quan ................................. 78 3.2.5.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu............................................ 79 3.2.5.4 Kết quả phân tích hồi quy .................................................... 80 3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................................ 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.. ............................................................................. 86 KẾT LUẬN ............................... ............................................................................. 86 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................................... 87 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................................ 88 KIẾN NGHỊ ............................... ............................................................................. 89 TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 90
- TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: Trong xu hướng phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, ngành du lịch ngày càng được quan tâm và phát triển. Tổng đóng góp của du lịch vào GDP là 584.884 tỷ VND (13,9% GDP); được dự báo tăng 5,3% trong năm 2016 và tăng 7,2% mỗi năm, đạt 1.232.640 tỷ VND vào năm 2026 (15,2% GDP). Đóng góp 6.035.500 việc làm bao gồm việc làm trực tiếp và gián tiếp, chiếm 11,2% tổng số việc làm; được dự báo sẽ tăng 0,7% trong năm 2016, đạt 6.075.500 việc làm và sẽ tăng 2,3% mỗi năm, đạt 7.632.000 việc làm vào năm 2026 (12,3% tổng việc làm).[1] Việt Nam với một tiềm năng du lịch dồi dào như: có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận, 45 khu du lịch cấp quốc gia, 40 điểm du lịch cấp quốc gia, 24 trung tâm du lịch quốc gia , 12 đô thị du lịch, 7 vùng du lịch. Tính đến năm 2016 tổng đóng góp của du lịch vào GDP Việt Nam, bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9% GDP). Trong đó, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP). Tổng đóng góp của du lịch vào lĩnh vực việc làm toàn quốc (gồm cả việc làm gián tiếp) là hơn 6,035 triệu việc làm, chiếm 11,2%. Trong đó, số việc làm trực tiếp do ngành du lịch tạo ra là 2,783 triệu (chiếm 5,2% tổng số việc làm). Đầu tư vào lĩnh vực du lịch năm 2015 đạt 113.497 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng đầu tư cả nước...[2] Năm 1998, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Bộ Chính trị họp ban hành Thông báo Kết luận số 179-TB/BCT, trong đó nêu rõ ý kiến chỉ đạo về tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng năm 2016 tiếp tục khẳng định rõ chủ trương “Có chính sách phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Qua tất cả những yếu tố nêu trên chúng ta có thể thấy được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đến ngành du lịch hiện nay. 1
- Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) với thâm niên hơn 40 năm hình thành và phát triển, một trong những công ty đi đầu về ngành du lịch trên cả nước, ngoài việc chú trọng vào việc tăng cường cải tiến chất lượng dịch vụ, thì việc cải tạo phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một trong những vấn đề mà Tổng Công ty luôn chú trọng hàng đầu như : cải tạo nâng cấp khu Tây, khu Đông khách sạn Bến Thành (REX), cải tạo nâng cấp khách sạn Hoàn Cầu (Continental), cải tạo và mở rộng khách sạn Cửu Long( Majestic)…Công trình xây dựng thuộc Tổng Công ty du lịch Sài Gòn được trải đều trên khắp đất nước, là một trong những công trình mang tầm quan trọng của quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng như : dự án Sài Gòn – Bản Giốc(Cao Bằng) Sài Gòn – Côn Đảo, Sài Gòn – Đông Hà(Quảng Trị), dự án Cần Giờ… Cũng như các công trình xây dựng khác, các dự án đầu tư xây dựng thuộc ngành du lịch vẫn có những mặt hạn chế nhất định, một trong những yếu tố mà đa phần các công trình xây dựng đang mắc phải và luôn được xã hội quan tâm đó chính là thời gian hoàn thành dự án. Nó ảnh hưởng đến sự thành bại của dự án, đến chi phí phát sinh , tăng giảm lợi nhuận của chủ đầu tư nói riêng và ảnh hưởng đến xã hội nói chung. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch cũng như phát triển cơ sở hạ tầng của ngành du lịch hàng loạt công trình xây dựng của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn như Khu Nghĩ dưỡng, Resort, Nhà hàng; Khách sạn; Khu vui chơi, Giải trí sẽ được triển khai xây dựng.Việc lựa chọn đề tài “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN” Theo tác giả thấy là cần thiết hiện nay để có thể tìm ra được các nguyên nhân sâu xa gây chậm trễ trong các dự án xây dựng, các dự án xây dựng thuộc ngành du lịch và các dự án thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, từ đó có thể có những kiến nghị giúp cho chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu và các ban ngành liên quan có thể giảm thiểu được thời gian chậm trễ dự án xây dựng, tránh được những tổn thất do việc chậm trễ tiến độ của dự án gây ra. 2
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn. - Phân tích các điều kiện kinh tế - kỹ thuật và xã hội có ảnh hưởng đến tiến độ các dự án thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn. - Tìm ra những điểm tương đồng và khác nhau về tiến độ hoàn thành các công trình xây dựng thuộc ngành Du lịch và các công trình công cộng khác. - Kiến nghị một số chỉ tiêu có thể làm thay đổi đến tiến độ các dự án thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn nói riêng và các công trình xây dựng thuộc về ngành Du lịch nói chung. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Không gian nghiên cứu: Các dự án thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn. - Quan điểm nghiên cứu: Nghiên cứu đứng trên quan điểm là chủ đầu tư và các doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng phát triển về ngành du lịch. - Đối tượng khảo sát: Các chuyên gia, những người có kinh nghiệm thuộc lĩnh vực xây dựng và những chuyên gia có kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng các công trình thuộc ngành du lịch. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng các số liệu thứ cấp lấy từ các nghiên cứu trước đây, các kết luận của các cơ quan có thẩm quyền đã công bố, các số liệu thống kê được lấy từ các bài báo khoa học có uy tín hàng đầu hiện nay, các Website chuyên ngành để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư xây dựng. Sau đó làm nghiên cứu thử nghiệm trên nhóm nhỏ được chọn lọc từ những chuyên gia có kinh nghiệm đã từng trải qua nhiều dự án đầu tư xây dựng thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn. Từ đó phân tích và hiệu chỉnh các dữ liệu một cách hoàn chỉ nh và hệ thống để hình thành bảng câu hỏi. 3
- 2. Nghiên cứu khảo sát: Đề tài đưa ra quy trình khảo sát, đánh giá của các chuyên gia trong các doanh nghiệp xây dựng, tư vấn và các cá nhân, tổ chức có kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng thuộc ngành du lịch thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn. Từ đó xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tổng công ty Du lịch và đề xuất những biện pháp khắc phục. 3. Công cụ nghiên cứu Sử dụng lý thuyết lấy mẫu, lý thuyết xác suất thống kê và phầm mềm SPSS để phân tích các tham số thống kê, xác định độ mạnh của các yếu tố ảnh hưởng. Xếp hạng và phân tích mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn. 4
- CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH. 1.1 CÁC KHÁI NIỆM: 1.1.1 Du lịch: Luật du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về du lịch sau: - Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên. - Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn. - Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm. - Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư ở địa phương. 1.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: 1.1.2.1 Khái niệm: - Theo nghĩa rộng, CSVCKTDL là toàn bộ các phương tiện kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ. đây chính là các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội đảm bảo điều kiện chung cho việc phát triển du lịch. Bao gồm các yếu tố CSVC của ngành du lịch và CSVCKT của các ngành khác trong nền kinh tế tham gia vào việc khai thác các tiềm năng du lịch như: hệ thống đường sá, cầu cống, bưu chính viễn thông, điện, nước,... - Theo nghĩa hẹp, CSVCKTDL được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du 5
- lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá cung cấp và làm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Bao gồm: Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển,.. bao gồm cả các công trình kiến trúc bổ trợ. Đây là các yếu tố đặc trưng trong hệ thống CSVCKT của ngành du lịch, là yếu tố trực tiếp đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng cho du khách. Việc phân chia theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp chỉ có tính chất tương đối vì đôi khi các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng cũng được tạo ra ngay trong các khu du lịch, và thậm chí ngay trong một khách sạn. 1.1.2.2 Cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: a. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các hoạt động trung gian: Là hệ thống CSVCKT của các đại lý, văn phòng và công ty lữ hành du lịch - Các văn phòng. - Các trang thiết bị văn phòng. - Các phương tiện thông tin liên lạc. - Các phần mềm hệ thống hỗ trợ tác nghiệp kinh doanh và quản lý. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vẩn chuyển du lịch - Các phương tiện vận chuyển - Các CSVCKT phục vụ quản lý, điều hành, bán vé,các hoạt động khác. c. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú - Đây là phần đặc trưng nhất trong hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch. Bao gồm: các khách sạn, motel, nhà trọ, biệt thự, bungalow,.. - Thành phần chính của hệ thống này là các toà nhà với các phòng nghỉ và trang thiết bị tiện nghi đảm bảo điều kiện sinh hoạt hằng ngày cho khách hàng sử dụng dịch vụ. - Các công trình đặc biệt bổ trợ tham gia vào việc tạo khung cảnh môi trường: các khuôn viên, hệ thống giao thông nội bộ. 6
- Các loại hình phục vụ lưu trú tồn tại khá phong phú và đa dạng về quy mô, thể loại, hình thức. Tuy nhiên chúng đều được tạo ra trên cơ sở những quy định nghiêm ngặt của các chuẩn mực dịch vụ được xây dựng thành những tiêu thức hết sức cụ thể. d. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống - CSVCKT Phục vụ ăn uống có thể nằm trong hệ thống phục vụ lưu trú cũng có thể tồn tại độc lập.. Bao gồm: - CSVCKT của khu chế biến và bảo quản thức ăn (Bộ phận bếp) - CSVCKT của bộ phận phục vụ ăn (Phòng tiệc, quầy bar) e. Cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ bổ sung: - Là các công trình, thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc tiêu dùng các dịch vụ và sử dụng triệt để các yếu tố tài nguyên, nó thường gắn liền với các cơ sở lưu trú và quy mô của nó phụ thuộc vào quy mô của bộ phận lưu trú. Bao gồm: Khu vực giặt là, sân tenis, bể bơi, vật lý trị liệu, cắt tóc,... f. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vui chơi giải trí: - Cơ sở này bao gồm các trung tâm thể thao, phòng tập, bể bơi, sân tenis, các công viên, khu vui chới giải trí. Cũng có thể tồn tại độc lập hoặc gắn liền với các cơ sở lưu trú. 1.1.2.3 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch a. CSVCKTDL có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch. • Mối quan hệ thống nhất: - Muốn khai thác tài nguyên du lịch thì phải có CSVCKTDL đi kèm, vì: CSVCKTDL là yếu tố đảm bảo điều kiện thuận lợi cho du khách trong quá trình tham quan tìm hiểu về tài nguyên du lịch. - Việc đầu tư CSVCKTDL phải gắn với vấn đề quy hoạch khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, nếu đầu tư ở những nơi không có tài nguyên 7
- du lịch thì nó chỉ là hệ thống cơ sở vật chất thông thường mà không phải là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Như vậy, tài nguyên du lịch có vai trò quyết định quy định CSVCKTDL, ngược lại, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng có những tác động tích cực đến tài nguyên du lịch. Nếu đầu tư phù hợp, CSVCKTDL sẽ góp phân tô điểm cho tài nguyên du lịch, đôi khi cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được xây dựng độc đáo, đẹp và hấp dẫn lại trở thành tài nguyên du lịch. • Mối quan hệ mâu thuẫn Mối quan hệ mâu thuẫn được thể hiện ở những tác động tiêu cực từ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nếu như việc đầu tư không hợp lý, kể cả giai đoạn hình thành ý tưởng dự án, giai đoạ giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng cho đến khi khai thác sử dụng,.. Những điều đó có thể làm giảm tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch hoặc gây ra những hậu quả khác về môi trường và những chi phí không nhỏ cho việc khắc phục. b. CSVCKTDL có tính đồng bộ cao trong xây dựng và sử dụng. • Xuất phát điểm: Nhu cầu du lịch là nhu cầu mang tính chất tổng hợp bao gồm cả nhu cầu thiết yếu, nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung, các nhu cầu này đòi hỏi phải được thoả mãn đồng thời, vì vậy CSVCKTDL cũng phải mang tính đồng bộ cao. • Biểu hiện: - Phải đầy đủ các thành phần theo quy định của một hệ thống, công trình phải được xây dựng đồng thời, cần hạn chế tối đa việc xây dựng nhiều lần , nhiều giai đoạn. - Phải đảm bảo sự hài hoà cân đối giữa các khu vực trong một tổng thể theo một yếu tố trung tâm. Như sự hài hoà giữa khu vực buồng ngủ với nhà hàng, giữa các khu vực chính với các công trình bổ trợ. - Phải đảm bảo sự đồng bộ về mặt thiết kế và xây dựng, chẳng hạn về màu sắc, diện tích, kiểu dáng,... 8
- c. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có giá trị một đơn vị công suất sử dụng cao. Giá trị một đơn vị công suất sử dụng là tổng vốn đầu tư chia cho công suất thiết kế. Chẳng hạn: Giá trị một đơn vị công suất sử dụng của Tổng vốn đầu tư XD khách sạn = K.Sạn (Vốn đầu tư cho một phòng) Số lượng phòng KS theo thiết kế Theo thống kê, giá trị một đơn vị công suất sử dụng được xác định: Khách sạn 3 *: 60.000 – 90.000USD Khách sạn 4 *: 90.000 – 120.000USD Khách sạn 5 *: 120.000 – 150.000USD Nguyên nhân: - Nhu cầu du lịch là nhu cầu đa dạng và tổng hợp, đòi hỏi những tiện nghi đầy đủ, sang trọng và chất lượng - Khách du lịch đòi hỏi cao về cảnh quan, môi trường (Thường chiếm 60% diện tích và chi phí không nhỏ về hệ thống giao thông nội bộ, khuôn viên, đài phun nước,...) - Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đòi hỏi tính đồng bộ chất lượng cao trong xây dựng và sử dụng - Tính thời vụ trong du lịch (phải tính cho khoảng thời gian không sử dụng và chi phí cho hoạt động duy tu, bảo dưỡng). d. Thời gian hao mòn thành phần chính của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tương đối dài - Thành phần chính của CSVCKTDL là các công trình kiến trúc kiên cố, tồn tại trong thời gian dài: 10 – 20 năm, thậm chí lâu hơn. - Chi phí cho dịch vụ tiêu dùng của khách chủ yếu là nguyên vật liệu và nhân công, vì vậy giá trị hao mòn tài sản cố định trong giá thành sản phẩm dịch vụ du lịch là rất thấp. 9
- - Việc đầu tư xây dựng CSVCKTDL phải đảm bảo sự phù hợp lâu dài, tránh tình trạng thường xuyên cải tạo, nâng cấp, vừa tốn kém chi phí vừa thiếu ổn định và đồng bộ trong hoạt động kinh doanh. e. Một số thành phân của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được sử dụng không cân đối - Tính không cân đối theo thời gian do tính thời vụ trong du lịch. - Tính không cân đối theo thành phần của sản phẩm do nhu cầu của các loại khách khác nhau thì khác nhau. Từ các đặc điểm trên mà trong nghiên cứu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phải được xem xét một cách toàn diện từ nhiều góc độ khác nhau và phải được đặt trong mối quan hệ với môi trường và tài nguyên du lịch. 1.1.2.4 Yêu cầu đối với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện nay a. Mức độ tiện nghi - CSVCKTDL đòi hỏi mức độ cao về điều kiện tiện nghi, hiện đại và thuận tiện cả về mặt lượng, mặt chất và sự liên tục, nó sẽ đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho du khách. Mặt khác, tính nghi, hiện đại và tiện lợi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện dịch vụ của người lao động. - Mức độ tiện nghi phải được xem xét và tính đến sự khác biệt ở mỗi loại hình du lịch và đối tượng khách khác nhau. Như: Khách hàng là thương gia cần nhiều phòng, ngăm riêng biệt để tiếp khách, làm việc và nghỉ ngơi; Khách công vụ lại cần có điều kiện tốt về thông tin liên lạc; khách du lịch thuần tuý lại thích những điều kiện cho vui chới giải trí,... - Mức độ tiện nghi còn phụ thuộc vào loại hạng của từng cơ sở và là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá xếp hạng cơ sở. b. Mức độ thẩm mỹ - Về hình thức bên ngoài: đẹp, lịch sự, phù hợp với nội dung bên trong. 10
- - Về bố trí sắp đặt: Phải đảm bảo thuận tiện cho cả người phục vụ trong quá trình phục vụ và người tiêu dùng trong quá trình tiêu dùng. - Về màu sắc: Phải hài hoà giữa các gam màu, phải xác định được gam màu chủ đạo để làm cơ sở để bố trí các màu sắc khác đồng thời gây ấn tượng với khách. Gam màu chủ đạo phải dựa vào điều kiện cụ thể về khí hậu, thời tiết, môi trường, thị hiếu của khách hàng mục tiêu và kích cỡ của từng thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật. c. Mức độ vệ sinh - Mức độ vệ sinh trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yêu cầu bắt buộc, nó luôn được xác định ở mức độ cao nhất để tạo ấn tượng cho khách mình là người đầu tiên sử dụng. - Mức độ vệ sinh không có sự phân biệt giữa các loại hình du lịch hay cá loại, hạng của chúng. Mức độ vệ sinh yêu cầu cao kể cả các thiết bị phục vụ và cả môi trường xung quanh - Trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch các khu vực vệ sinh phải được xây dựng hợp lỹ, đúng tiêu chuẩn quy định, đặc biệt là các khu phục vụ ăn uống trong cơ sở du lịch. d. Mức độ an toàn - An toàn về tính mạng, tài sản, thân thể và tinh thần là nhu cầu không chỉ của khách du lịch mà cả của người phục vụ. Vì vậy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phải được thiết kế đảm bảo an toàn trong sử dụng. - Tính an toàn phải được thực hiện từ khi lắp đặt, duy tu, bảo dướng thường xuyên đến các điều kiện đảm bảo phòng ngừa như các tín hiệu an toàn, tín hiệu nguy hiển, các phương tiện xử lý, cứu chữa như bình cứu hoả, hành lang an toàn, các trang thiết bị bảo hộ trong các loại hình du lịch thể thao trên biển, leo núi, lặn biển,... Trên đây là các yêu cầu đối với hệ thống CSVCKTDL. Các diều kiện trên phải được coi trọng và thực hiện đồng thời. Nếu một trong các yêu cầu trên bị 11
- vi phạm thì 3 yêu cầu còn lại cũng bị phá vỡ và cơ sở không thể đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. 1.1.3 Dự án đầu tư: Tùy theo quan điểm hay góc độ khác nhau mà dự án đầu tư có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng đều có chung mục đích là nhằm tạo ra một giá trị sản phẩm phù hợp với mục tiêu ban đầu đề ra. - Theo từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Dự án (project) là một ý đồ, một nhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động. - Theo tiêu chuẩn của Australia (AS 1379-1991) định nghĩa: Dự án là một dự kiến công việc có thể nhận biết được, có khởi đầu, có kết thúc bao hàm một số hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau. - Theo Khoản 17 Điều 3 Luật Xây Dựng Số: 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. 1.1.4 Đặc điểm của dự án đầu tư: - Dự án có mục đích, có yêu cầu chặt chẽ về kết quả, chất lượng, chi phí và thời gian. - Trong dự án sẽ có những công tác khác nhau, Việc quản lý các công tác này đòi hỏi dự án phải được phân chia thành nhiều bộ phận khác nhau nhưng được quản lý một cách đồng nhất để đạt mục tiêu chung mà dự án đề ra. - Dự án có vòng đời riêng từ lúc hình thành dự án đến lúc kết thúc dự án, có thời gian tồn tại hữu hạn. - Một dự án bao giờ cũng có quá trình hình thành, phát triển và kết thúc. Khi dự án kết thúc, kết quả của dự án được chuyển giao cho bộ phận quản lý. 12
- - Dự án liên quan đến nhiều bên tham gia và có sự tương tác giữa các bộ phận quản lý chức năng với QLDA, CĐT, nhà thầu và các cơ quan quản lý Nhà nước. Các bộ phận này khi tham gia vào dự án sẽ có chức năng nhiệm vụ khác nhau lại nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu chung mà dự án đề ra. 1.1.5 Phân loại dự án đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: 1.Dự án quan trọng quốc gia, 2.Dự án nhóm A, 3.Dự án nhóm B và 4.Dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật, đối với dự án về du lịch [3] được quy định như sau: Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư lĩnh vực du lịch STT LOẠI DỰ ÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 1 Dự án nhóm A Từ 800 tỷ đồng trở lên 2 Dự án nhóm B Từ 45 đến 800 tỷ đồng 3 Dự án nhóm C Dưới 45 tỷ đồng 1.1.6 Trình tự thực hiện dự án - Chu kỳ thực hiện dự án là các bước mà một dự án phải thực hiện bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt động. - Chu kỳ thực hiện dự án có thể được chia ra làm 3 bước như sau: chuẩn bị thực hiện dự án, thực hiện dự án, kết thúc dự án.[4] 13
- Hình 1.1 Quy trình thực hiện dự án [4] 14
- a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Bao gồm các công tác Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án [4]. Trong giai đoạn đầu này thực chất là giai đoạn nghiên cứu kinh tế dự án , gồm các bước như xác định thông tin, loại hình đầu tư, xác định tính khả thi của dự án, trình duyệt cấp có thẩm định phê duyệt tính khả thi của dự án. Nội dung của công tác này do CĐT thực hiện nhằm xác định được sơ bộ thông tin của dự án như: vị trí địa lý, đặc thù về kinh tế- xã hội, trường, nhu cầu tiêu dùng cũng như là phong tục tập quán tại nơi dự kiến thực hiện dự án từ đó có thể xác định loại hình đầu tư và tính khả thi của dự án. • Mục tiêu: - Thông qua xác định những lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường do dự án đầu tư mang lại mà xác định cụ thể vị trí của dự án đầu tư trong kế hoạch kinh tế quốc dân, tính phù hợp của dự án với mục tiêu. - Đảm bảo độ tin cậy của dự án đầu tư thông qua việc sử dụng đúng đắn cơ sở lý thuyết và sự đóng góp thiết thực của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội. - Góp phần đảm bảo xã hội, bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án đầu tư. • Tác dụng: - Đối với nhà đầu tư: Nhằm xác định được thông tin dự án, loại hình và quy mô dự án phù hợp với tình hình kinh tế- chính trị tại địa phương, xác định tình khả thi của dự án, là cơ sở cho bước lập dự án đầu tư. - Đối với Nhà nước: Là căn cứ chủ yếu để quyết định có cấp giấy phép đầu tư hay không. - Đối với các Ngân hàng, các cơ quan viện trợ song phương, đa phương: cũng là căn cứ chủ yếu để họ quyết định có tài trợ vốn hay không. Các ngân hàng quốc 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thúc đẩy động cơ làm việc cho nhân viên tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng (Vietcombank Đà Nẵng)
97 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Ngãi
119 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác tuyển dụng và bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao tại Tổng công ty Sông Thu
126 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Tập đoàn Logigear - Chi nhánh Việt Nam
109 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn