Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam
lượt xem 11
download
Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố liên quan tác động đến sự thành công của phương thức kinh doanh TMĐT B2C; xác định các yếu tố quyết định sự thành công của những doanh nghiệp TMĐT lớn tại Việt Nam; đưa ra các giải pháp để giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cho doanh nghiệp kinh doanh TMĐT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam
- z BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN KHÁNH CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA PHƯƠNG THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2C TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Tp. HCM, năm 2015 i
- z BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN KHÁNH CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA PHƯƠNG THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2C TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã số chuyên ngành : 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG TRUNG Tp. HCM, năm 2015 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương Mại Điện Tử B2C tại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng qui định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Khánh iii
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa sau đại học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể quý Thầy, Cô giảng dạy chương trình sau đại học đã tận tình truyền đạt kiến thức, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu cho bản thân tôi những kiến thức bổ ích làm nền tảng để tôi thực hiện luận văn nghiên cứu “Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương Mại Điện Tử B2C tại Việt Nam”. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Quang Trung người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ về mặt lý thuyết, truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm thực tiễn để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các chuyên gia, những nhà quản lý trong lĩnh vực thương mại điện tử đã giúp tôi trong các buổi thảo luận chuyên sâu, cảm ơn tất cả những khách hàng của các công ty có website kinh doanh thương mại điện tử B2C Hotdeal.vn, Lazada.vn, Scj.vn và Vinabook.com đã đóng góp ý kiến và trả lời phỏng vấn nhiệt tình. Sau cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, anh em đồng nghiệp, các bạn cùng lớp MBA, những người đã luôn bên cạnh sẻ chia, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Khánh iv
- DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố thành công của mô hình TMĐT B2C tại Việt Nam .................................................................................................26 Hình 3. 1 Cấu trúc phương pháp nghiên cứu............................................................................ 28 Hình 4. 1 Cấu trúc phân tích dữ liệu về kết hợp mô hình .............................................42 Hình 4. 2 Giá trị Mean và SD cho nhóm Chất lượng hệ thống .....................................47 Hình 4. 3 Giá trị Mean và SD cho nhóm Chất lượng thông tin ....................................53 Hình 4. 4 Giá trị Mean và SD cho nhóm Sự tin cậy......................................................60 Hình 4. 5 Giá trị Mean và SD cho nhóm Hỗ trợ về dịch vụ ................................................. 67 Hình 4. 6 Mô hình nghiên cứu thực tế .........................................................................115 v
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Tổng hợp các yếu tố tác động từ các nghiên cứu trước ................................15 Bảng 2. 2 Các yếu tố tác động đến sự thành công doanh nghiệp TMĐT B2C từ lý thuyết ..............................................................................................................22 Bảng 3. 1 Bảng tổng hợp nguồn thu thập dữ liệu từ phỏng vấn....................................38 Bảng 3. 2 Mã hóa thông tin Đáp viên cuộc phỏng vấn sâu ...........................................39 Bảng 4. 1 So sánh yếu tố mô hình nghiên cứu lý thuyết, Mô hình đề xuất và Mô hình hiệu chỉnh .....................................................................................................106 vi
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT B2B: Business to Business (Doanh nghiệp với doanh nghiệp) B2C: Business to Consumer (Doanh nghiệp với người tiêu dùng) B2E: Business to Employee (Doanh nghiệp và nhân viên) B2G: Business to Government (Doanh nghiệp và nhà nước) B2M: Business to Management (Doanh nghiệp và nhà quản trị doanh nghiệp) C2C: Consumer to Consumer (Người tiêu dùng với người tiêu dùng) CNTT: Công nghệ thông tin G2C: Government to Citizens (Nhà nước và công dân) G2E: Government to Enterprice (Doanh nghiệp và cán bộ nhà nước) G2G: Government to Government (Nhà nước và nhà nước) IT: Information Technology (Công nghệ thông tin) Mean: Giá trị trung bình P2P: Peer to Peer (Mạng ngang hàng) PPNC: Phương pháp nghiên cứu R&D: Research and Development (Nghiên cứu và phát triển) SD: Standard Deviations (Độ lệch chuẩn) TMĐT: Thương mại điện tử TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh vii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ LÝ DO NGHIÊN CỨU ........................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................................3 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................3 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU .........................................................................4 1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN .......................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ..............................................5 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................................5 2.1.1 Khái niệm về TMĐT.......................................................................................5 2.1.2 Phân loại mô hình TMĐT ...............................................................................6 2.1.3 Sự thành công của TMĐT B2C ......................................................................6 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Thực trạng sử dụng Internet tại Việt Nam ......................................................7 2.2.2 Tình hình phát triển TMĐT tại Việt Nam.......................................................7 2.2.3 Mô hình TMĐT B2C ....................................................................................10 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...........................................................................12 2.3.1 Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của TMĐT B2C ........12 2.3.2 Các yếu tố tác động đến sự thành công của mô hình TMĐT B2C ...............17 2.3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................24 viii
- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................28 3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................28 3.2 CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ LÝ DO CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................31 3.3 CHỌN TÌNH HUỐNG VÀ SỐ LƯỢNG CHỌN TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................32 3.3.1 Chọn Số lượng tình huống nghiên cứu .........................................................32 3.3.2 Chọn tình huống nghiên cứu .........................................................................33 3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .........................................................41 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................42 4.1 GIỚI THIỆU BỐN TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ........................................43 4.1.1 Giới thiệu về Hotdeal.vn ...............................................................................43 4.1.2 Giới thiệu về Lazada.vn ................................................................................43 4.1.3 Giới thiệu về Scj.vn ......................................................................................44 4.1.4 Giới thiệu về Vinabook.com .........................................................................45 4.1.5 Quá trình nghiên cứu ....................................................................................45 4.2 THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH ..........................................................46 4.2.1 Hệ Thống thông tin TMĐT ...........................................................................46 4.2.2 Các yếu tố về tổ chức ....................................................................................74 4.2.3 Các yếu tố về quản lý cấp cao.......................................................................81 4.2.4 Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn TMĐT ......................................83 4.2.5 Cơ sở hạ tầng về giao thông, hệ thống giao nhận hàng hóa .........................84 4.2.6 Chiến lược TMĐT ........................................................................................87 4.2.7 Các yếu tố văn hóa ........................................................................................91 4.2.8 Các yếu tố bên ngoài .....................................................................................93 4.2.9 Yếu tố người tiêu dùng .................................................................................98 4.3 THẨM ĐỊNH DỮ LIỆU THU THẬP..............................................................104 4.4 TRẢ LỜI CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...............................................................105 4.5 KẾT HỢP MÔ HÌNH TMĐT B2C THÀNH CÔNG TẠI VIỆT NAM ...........114 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................................117 5.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................117 5.2 THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..........................................................................120 ix
- 5.2.1 Môi trường bên trong ..................................................................................120 5.2.2 Môi trường bên ngoài .................................................................................125 5.3 KẾT LUẬN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU ......................................127 5.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO129 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................130 PHỤ LỤC ....................................................................................................................133 x
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ LÝ DO NGHIÊN CỨU Mặc dù Internet đã ra đời cách đây hơn hai thập kỷ, tuy nhiên thương mại điện tử (e-commerce) mới thực sự phát triển bùng nổ trong những năm gần đây với sự hỗ trợ của World Wide Web (WWW) và các ngành kỹ thuật liên quan. Việt Nam vẫn còn là nền kinh tế đang phát triển, tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), Việt Nam đang trở thành một nước có tỷ lệ sử dụng Internet cao trong khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiệp đã ứng dụng Internet vào việc quản lý thông tin và tích hợp thương mại điện tử (TMĐT) vào trong quản lý hoạt động kinh doanh của mình nhằm quảng bá thông tin sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng, đối tác. Chính điều này đã hình thành một mô hình kinh doanh mới là mua bán qua mạng Internet hay còn gọi là TMĐT. Đặc biệt mô hình mua bán giữa doanh nghiệp và khách hàng – Business to Consumer (B2C) đã được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng bước đầu và đã mang lại những hiệu quả tích cực. Mô hình TMĐT B2C giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong việc quảng bá sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp tiếp cận được với mạng lưới khách hàng rộng lớn nhanh chóng, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý, với những lợi ích mang lại trên đã được các tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng và mang lại thành công không nhỏ như: Dell, Amazon. Ở Việt Nam cũng có những doanh nghiệp đang áp dụng thành công mô hình TMĐT B2C như: Lazada, Hotdeal, Vatgia, Sendo (VECITA, 2014). Theo báo cáo nghiên cứu thị trường (Comscore, 2013) cho biết Việt Nam là quốc gia có nguồn nhân lực trẻ, tốc độ phát triển Internet và sử dụng Internet thuộc các quốc gia có tốc độ phát triển cao trong khu vực, đây cũng chính là yếu tố được nhiều chuyên gia, nhà đầu tư quan tâm là cơ hội phát triển TMĐT tại Việt Nam. Bangkok Post (2012) cũng nhận định Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng cho sự phát triển TMĐT, 1
- đồng thời cũng đã nêu thực trạng phát triển của doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam hiện nay với tựa đề bài báo “Một gã khổng lồ thương mại điện tử đang ngủ quên”. Nhưng các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam vẫn chưa tận dụng và phát huy hết những lợi ích của TMĐT mang lại cho doanh nghiệp (VECOM, 2014). Như vậy câu hỏi đặt ra vì sao doanh nghiệp TMĐT B2C tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mặc dù Việt Nam sở hữu những lợi thế có để phát triển TMĐT, những trở ngại nào doanh nghiệp gặp phải khi triển khai mô hình kinh doanh TMĐT B2C vào doanh nghiệp, yếu tố nào tạo nên sự thành công của doanh nghiệp TMĐT. Để tìm hiểu vấn đề trên cũng như xác định yếu tố cần có của một “đầu tàu” TMĐT được thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định là cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp TMĐT trên báo Việt Nam Plus, nên tác giả chọn đề tài “Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức thương mại điện tử B2C tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng, quyết định đến sự thành công của phương thức TMĐT B2C tại Việt Nam, đồng thời có được sự nhìn nhận sâu sắc hơn về hoạt động của mô hình kinh doanh mới này với mong muốn đóng góp một số đề xuất, góp phần thúc đẩy việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định các yếu tố liên quan tác động đến sự thành công của phương thức kinh doanh TMĐT B2C. - Xác định các yếu tố quyết định sự thành công của những doanh nghiệp TMĐT lớn tại Việt Nam. - Đưa ra các giải pháp để giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cho doanh nghiệp kinh doanh TMĐT. 2
- 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này nhằm mục đích là để trả lời cho các câu hỏi sau: - Yếu tố nào quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động TMĐT B2C? - Yếu tố nào quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C tại Việt Nam? - Các giải pháp phù hợp nào để hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C? 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là bốn doanh nghiệp lớn đã triển khai thành công mô hình kinh doanh TMĐT B2C tại Việt Nam: - Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) HOTDEAL, website Hotdeal.vn (Mô hình kinh doanh theo nhóm - Groupon). - Công ty TNHH RECESS, website Lazada.vn (Kênh mua sắm trực tuyến). - Công ty TNHH SCJ TV SHOPPING, website Scj.vn (Hệ thống mua sắm tại nhà qua kênh truyền hình SCTV). - Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch vụ MEKONG COM, website Vinabook.com (Nhà sách trên mạng). Phạm vi nghiên cứu: Vì TMĐT ở Việt Nam bước đầu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM nơi có mật độ dân cư đông đúc nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào bốn doanh nghiệp lớn đã ứng dụng thành công mô hình kinh doanh TMĐT B2C tại Việt Nam, từ đó rút ra những đánh giá kết luận chung về tình hình ứng dụng mô hình TMĐT B2C của doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2006 – 2015. Đây là thời gian tồn tại và phát triển doanh nghiệp. 3
- 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU Luận văn sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu tình huống (Case study Approach) hay còn gọi là điển cứu. Cách tiếp cận này sử dụng kết hợp cả kỹ thuật định lượng (chủ yếu là phân tích thống kê mô tả) và định tính. Trong đó dữ liệu chủ yếu là định tính. Theo đó, bốn doanh nghiệp lớn đang áp dụng mô hình TMĐT B2C được chọn để thực hiện nghiên cứu. 1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN Đề tài nghiên cứu được chia thành 5 chương như sau: - Chương 1: Giới thiệu tổng quan Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giới hạn về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu nghiên cứu của đề tài. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn Giới thiệu tổng quan về TMĐT, quá trình phát triển của TMĐT, đặc điểm, lợi ích của việc ứng dụng TMĐT, các mô hình kinh doanh TMĐT, mô hình TMĐT B2C, các yếu tố tác động đến việc áp dụng và phát triển TMĐT B2C, đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu tình huống (Case study). - Chương 4: Phân tích kết quả và thảo luận Trình bày chi tiết kết quả phân tích từ lý thuyết so với thực tế doanh nghiệp nghiên cứu. - Chương 5: Kết luận và đề xuất Tóm tắt những kết quả nghiên cứu chính, ý nghĩa của nghiên cứu đối với các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C, đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm giúp cho doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C hoạt động hiệu quả hơn. 4
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Chương này trình bày các khái niệm liên quan về TMĐT, các mô hình, lợi ích, bất cập TMĐT, tình hình phát triển Internet và TMĐT ở Việt Nam, tổng quan về tình hình nghiên cứu về đề tài của một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C tại Việt Nam. 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1 Khái niệm về TMĐT TMĐT, còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”. Còn theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), “Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”. Theo nghĩa rộng, TMĐT bao gồm mọi giao dịch tài chính và thương mại bằng các phương tiện điện tử. Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại, được thực hiện thông qua mạng Internet và các mạng viễn thông khác (NCSEIF, 2014). Tóm lại, TMĐT chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm, cá nhân với nhau thông qua các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử. 5
- 2.1.2 Phân loại mô hình TMĐT Theo Xuan (2007) cho rằng TMĐT được chia thành ba mô hình chính: TMĐT giữa TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C), TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C). Theo Nemat (2011) TMĐT bao gồm 12 mô hình cụ thể như sau: B2B (Doanh nghiệp và doanh nghiệp), B2C (Doanh nghiệp và người tiêu dùng), B2E (Doanh nghiệp và nhân viên), B2G (Doanh nghiệp và nhà nước), B2M (Doanh nghiệp và những nhà quản trị doanh nghiệp), C2B (Người tiêu dung và doanh nghiệp), C2C (Người tiêu dùng và người tiêu dùng), G2B (Nhà nước và doanh nghiệp), G2C (Nhà nước và công dân), G2E (Doanh nghiệp và cán bộ nhà nước), G2G (Nhà nước và nhà nước), và P2P (Peer to Peer). Tuy nhiên theo Nguyễn Văn Hồng và Nguyễn Văn Thoan (2013) cho rằng tại Việt Nam tồn tại bốn mô hình TMĐT cơ bản đó là: TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C), TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), TMĐT giữa doanh nghiệp và nhà nước (B2G), TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C). 2.1.3 Sự thành công của TMĐT B2C Theo Rockart (1979; trích bởi Laosethakul và Boulton, 2007) cho rằng những yếu tố quyết định đến sự thành công được định nghĩa là các yếu tố mà doanh nghiệp cần phải đạt được để đảm bảo được hiệu quả cạnh tranh của tổ chức, các yếu tố đó phải làm đúng, doanh nghiệp phải đạt được để cho doanh nghiệp phát triển. Laosethakul và Boulton (2007) cho rằng, sự thành công của doanh nghiệp TMĐT là việc vượt qua được các yếu tố tác động gây hạn chế đến hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, thành công của TMĐT theo phương thức B2C được định nghĩa bằng việc phát triển thị phần và các số lượng hàng hóa/khách hàng. Dựa trên các quan điểm đó, đề tài này nghiên cứu các yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp TMĐT B2C tại Việt Nam, đó là việc tìm ra các yếu tố 6
- doanh nghiệp cần phải đạt được, vượt qua các yếu tố tác động để doanh nghiệp tiến đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh TMĐT B2C tại Việt Nam. 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1 Thực trạng sử dụng Internet tại Việt Nam Theo khảo sát của Cục TMĐT và CNTT (VECITA) 2014, có 10% số người tham gia khảo sát cho biết thời lượng sử dụng Internet mỗi ngày là dưới 3 giờ. 36% số người tham gia khảo sát sử dụng Internet từ 3 - 5 giờ mỗi ngày. Trong đó, 93,5% sử dụng Internet hàng ngày để cập nhật thông tin, 81,2% tham gia các diễn đàn, mạng xã hội, truy cập e-mail (73,8%), xem phim ảnh, nghe nhạc (64,8%), và nghiên cứu học tập (63,9%). Đối với các hoạt động như mua bán cá nhân, phần lớn người khảo sát có tần suất hoạt động hàng tháng (36,2%). 2.2.2 Tình hình phát triển TMĐT tại Việt Nam Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 (VECITA), giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD và doanh số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12 % tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các mặt hàng như đồ dùng công nghệ và điện tử (60%), thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách, văn phòng phẩm (31%) và một số các mặt hàng khác. Tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt (64%), hình thức thanh toán qua ví điện tử chiếm 37%, và hình thức thanh toán qua ngân hàng chiếm 14% (VECITA, 2014). Kết quả khảo sát của cũng cho thấy, 58% số người truy cập Internet đã từng mua hàng trực tuyến. Trong đó 71% người tham gia khảo sát đã mua hàng trực tuyến thông qua website bán hàng hóa/dịch vụ, tăng 10% so với năm 2013. Số người sử dụng các diễn đàn mạng xã hội để mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 45% năm 2013 lên 53% năm 2014. Số người mua qua các website mua hàng theo nhóm giảm mạnh từ 51% năm 2013 xuống còn 35% năm 2014. 25% đối tượng cho biết có mua hàng qua các sàn giao dịch TMĐT và 13% qua ứng dụng di động (mobile) trong năm 2014. 7
- Còn theo báo cáo của Nielsen về tương lai của của hàng tạp hóa (2015) thì có 28% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng kênh mua sắm trực tuyến được giao đến tận nhà, và khi nói đến mua sắm trực tuyến, 61% người Việt cho rằng trang web là nơi ưa thích nhất được vào sử dụng để đặt hàng. Cũng theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 (VECITA), 6% người mua hàng trực tuyến trả lời rất hài lòng với hình thức mua hàng này. 41% người mua trả lời hài lòng, tăng đáng kể so với tỷ lệ 29% của năm 2013. 48% người mua cho biết cảm thấy bình thường và chỉ 5% số người được hỏi trả lời không hài lòng. Năm 2014, vấn đề sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo tiếp tục là trở ngại hàng đầu trong mua sắm trực tuyến (81%). Tiếp đến là trở ngại về dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn yếu (51%), giá cả không thấp so với mua trực tiếp và không rõ ràng (46%), sợ thông tin cá nhân bị tiết lộ (42%), và website thiết kế chưa chuyên nghiệp (29%). Lý do khiến người dân chưa tham gia mua sắm trực tuyến bao gồm: khó kiểm định chất lượng hàng hóa (78%), không tin tưởng người bán hàng (57%), không có đủ thông tin để ra quyết định (46%), không có thẻ tín dụng hoặc các loại thẻ thanh toán qua mạng (42%), cảm thấy mua ở cửa hàng dễ dàng và nhanh hơn (38%), cách thức mua hàng trực tuyến quá rắc rối (26%). Tuy vậy, 97% số người tham gia khảo sát cho biết vẫn tiếp tục sử dụng hình thức mua hàng qua mạng trong tương lai, tỷ lệ này đã tăng đáng kể so với con số 88% của năm 2013. Tổng doanh số bán hàng trên 85 sàn giao dịch TMĐT tham gia khảo sát năm 2014 đạt khoảng 2.500 tỷ đồng. Trong đó, 2 website dẫn đầu là Lazada.vn (21%) và Sendo.vn (10%). Theo số liệu thống kê 1.350 website TMĐT bán hàng của các thương nhân và tổ chức, phần lớn các website TMĐT tập trung tại hai thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. 46% các website TMĐT bán hàng tập trung ở Hà Nội, 44% website ở TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố còn lại chiếm 10%. 8
- Theo khảo sát, nguồn khách hàng chính của website TMĐT bán hàng là qua website chiếm 82%, tiếp theo đó là qua điện thoại 48%, qua mạng xã hội chiếm 40%. Số liệu trên cho thấy, khách hàng đến với doanh nghiệp bằng nhiều cách nhưng cách nhanh nhất để tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là qua website TMĐT. Tuy hiện tại hoạt động TMĐT Việt Nam chiếm tỷ trọng so với quy mô về dân số, nhưng doanh số TMĐT chủ yếu tập trung vào các hình thức gian hàng trực tuyến, hình thức mua hàng theo nhóm và các diễn đàn mua bán, rao vặt như: Chodientu.vn, Nhommua.com, Muachung.vn, Hotdeal.vn, Enbac.vn, Lazada.vn, Solo.vn chiếm đến 82% tổng doanh thu TMĐT ở Việt Nam năm 2014 (VECITA, 2014), mặc dù chính phủ đã sớm thấy được vai trò quan trọng của CNTT và TMĐT đối với quá trình phát triển đất nước nên đã đưa ra những thông tư, nghị định nhằm quản lý và hỗ trợ sự phát triển TMĐT, tuy nhiên hệ thống các văn bản pháp lý còn chưa đồng bộ và thiếu tính chặt chẽ, đã làm cho các doanh nghiệp, cá nhân luôn có sự ngần ngại khi tham gia hoạt động TMĐT. Những điều được đề cập trên đây cho thấy thị trường TMĐT ở Việt Nam rất lớn. Đặc biệt hơn là Báo cáo TMĐT Việt Nam và Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2014 từ năm 2006 - 2014 đã phản ánh những bước tiến, sự phát triển đáng khích lệ của TMĐT Việt Nam qua những năm qua (VECOM, 2014). Qua đó thấy được một cái nhìn toàn cảnh về môi trường vĩ mô cho TMĐT cũng như tình hình ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp. Báo cáo đưa ra những cơ hội và thách thức trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, những kết quả sau khi triển khai luật giao dịch điện tử, sự phát triển vượt bậc của hạ tầng thanh toán và các mô hình ứng dụng TMĐT điển hình trong cộng đồng doanh nghiêp. 9
- 2.2.3 Mô hình TMĐT B2C Khái niệm TMĐT B2C TMĐT B2C là các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng thông qua mạng Internet. Tập đoàn IBM định nghĩa TMĐT B2C bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh điện tử giữa doanh nghiệp và các cá nhân, từ việc bán lẻ qua Internet đến những dịch vụ Web như ngân hàng. Theo Nemat (2011) cho rằng, TMĐT B2C là hoạt động doanh nghiệp phục vụ người tiêu dùng cuối cùng với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó thông qua Internet. B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng (NCSEIF, 2014). Ba định nghĩa trên đây có điểm chung là cùng xem xét B2C dưới dạng hình thức việc mua và bán hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ, đồng thời bao gồm cả việc trao đổi thông tin hai chiều giữa người sử dụng (người tiêu dùng) và hệ thống thương mại (doanh nghiệp). Như vậy, tham gia vào quá trình giao dịch B2C là doanh nghiệp (đóng vai trò bên bán) và các cá nhân (hoặc hộ gia đình – đóng vai trò bên mua). Việc trao đổi giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng về hàng hoá, dịch vụ và tài liệu biểu hiện về hàng hoá, dịch vụ (hoặc các thông tin về người tiêu dùng) nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, đổi lại sẽ thu được một khoản tiền thanh toán hoặc khả năng thu một khoản tiền tương ứng. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 445 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 374 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 275 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 282 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 285 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 243 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 204 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 248 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 173 | 31
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 146 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 141 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Qquản trị quan hệ khách hàng tại công ty Thông tin di động VMS chi nhánh Kon Tum
26 p | 102 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn