intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến chống thất thu Thuế nhà thầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc tăng cường chống thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra hàm ý chính sách để quản lý hiệu quả chống thất thu Thuế NTNN cho NSNN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến chống thất thu Thuế nhà thầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐỖ KIM HỒNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỐNG THẤT THU THUẾ NHÀ THẦU NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 3 năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐỖ KIM HỒNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỐNG THẤT THU THUẾ NHÀ THẦU NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8430101 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐÀO DUY HUÂN Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 3 năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đỗ Kim Hồng, học viên cao học khóa III, ngành Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Đào Duy Huân. Kết quả nghiên cứu của tôi là trung thực, đƣợc trích dẫn nguồn rõ ràng, minh bạch. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 17 tháng 3 năm 2019 Học viên Đỗ Kim Hồng
  4. LỜI CẢM ƠN  Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trƣờng Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu, Khoa Đào tạo Sau Đại học, các giảng viên tham gia giảng dạy đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đào Duy Huân đã tận tình cung cấp tài liệu, hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu cho đề tài. Và cuối cùng, xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến ngƣời thân đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 17 tháng 3 năm 2019 Học viên Đỗ Kim Hồng
  5. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề tài tiến hành “Các yếu tố tác động đến chống thất thu Thuế nhà thầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” đƣợc thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên định tính và chủ yếu định lƣợng và đã thu đƣợc kết quả sau: - Xác định đƣợc 05 biến độc lập ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu thế GTGT: 1) Hệ thống chính sách Thuế; (2) Tổ chức bộ máy thu Thuế; (3) Ứng dụng công nghệ, (4) Công tác thanh tra kiểm tra giám sát; (5) Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích. - Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện với cở mẫu120 công chức đang làm việc tại Cục Thuế và các Chi cục Thuế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua phiếu khảo sát ý kiến để đánh giá thang đo và đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. -Kết quả chuẩn hóa của mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy có 05 yếu tố tác động đến hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT theo thứ tự giảm dần nhƣ sau: 1. Tuyên truyền và động viên là yếu tố tác động mạnh nhất (β = 0.364). 2. Bộ máy tổ chức ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế ở vị trí thứ hai (β là 0.322); 3. Thanh tra kiểm tra ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế ở vị trí thứ 3 (β = 0.274); 4. Hệ thống chính sách ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế ở vị trí thứ 4 (β = 0.223); 5. Ứng dụng công nghệ ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT ở vị trí thứ 5 (β = 0.125). Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đƣa ra một số hàm ý quản trị để gia tăng hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................2 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................3 MỤC LỤC ...................................................................................................................4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................7 DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................8 DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................10 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................5 5.1. Nghiên cứu định tính .........................................................................................5 5.2. Nghiên cứu định lượng ......................................................................................5 6. Ý nghĩa thực tiễn đề tài ...........................................................................................5 7. Kết cấu đề tài ...........................................................................................................6 Tóm tắt chƣơng 1 ........................................................................................................6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................7 2.1 Tổng quan về Thuế nhà thầu nƣớc ngoài ..............................................................7 2.1.1 Sự hình thành Thuế nhà thầu nước ngoài .......................................................7 2.1.2 Khái niệm Thuế nhà thầu nước ngoài .............................................................8 2.1.3 Vai trò của Thuế nhà thầu nước ngoài............................................................9 2.1.4 Đặc điểm của Thuế nhà thầu nước ngoài .....................................................11 2.1.5 Thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam .......................................................15 2.2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) .............................................................................23 2.2.1. Khái niệm Thuế GTGT .................................................................................23 2.2.2. Nguồn gốc ra đời của Thuế GTGT ...............................................................23
  7. 2.2.3. Bản chất và cơ chế vận hành Thuế GTGT ..................................................24 2.2.4. Vai trò của Thuế GTGT ................................................................................24 2.2.5. Ưu, nhược điểm của Thuế GTGT .................................................................25 2.3. Thất thu Thuế GTGT .........................................................................................27 2.3.1. Khái niệm thất thu Thuế ...............................................................................27 2.3.2. Nguyên nhân gây thất thu Thuế....................................................................28 2.3.3. Ảnh hưởng của việc thất thu Thuế................................................................31 2.4. Sự cần thiết của công tác chống thất thu ............................................................32 2.4.1. Đảm bảo nguồn thu cho NSNN ....................................................................32 2.4.2. Thực hiện công bằng xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh 32 2.5. Một số nghiên cứu trƣớc đây .............................................................................33 2.6. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ...............................................................38 Tóm tắt chƣơng 2 ......................................................................................................40 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................41 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................41 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................41 3.2.1. Nghiên cứu định tính ....................................................................................41 3.2.2. Phương pháp định lượng ..............................................................................42 3.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................45 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu................................................................................45 3.2.2. Đo lường thang đo nghiên cứu .....................................................................45 3.2.3. Kích thước mẫu nghiên cứu chính thức .......................................................47 Tóm tắt chƣơng 3 ......................................................................................................48 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................49 4.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu .................................................................................49 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo..............................................................................51 4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...........................51 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................54 4.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ..............................................................56
  8. 4.3. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ....................................................64 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................68 Tóm tắt chƣơng 4 ......................................................................................................69 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................70 5.1. Kết luận ..............................................................................................................70 5.2. Hàm ý quản trị ....................................................................................................71 5.2.1. Cải thiện yếu tố tuyên truyền và động viên khuyến khích ............................71 5.2.2. Cải thiện yếu tố bộ máy tổ chức ...................................................................73 5.2.3. Cải thiện yếu tố thanh tra kiểm tra ..............................................................74 5.2.4. Cải thiện yếu tố hệ thống chính sách ...........................................................76 5.2.5. Cải thiện yếu tố ứng dụng công nghệ ...........................................................77 5.3. Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................79 PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM.......................................................81 PHỤ LỤC II: DANH SÁCH THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ................85 PHỤ LỤC III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH..........................................86 PHỤ LỤC IV: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .......................................................88 PHỤ LỤC V: KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU ............................................................91
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NTNN Nhà thầu nƣớc ngoài DN Doanh nghiệp NNT Ngƣời nộp thuế GTGT Giá trị gia tăng ODA Hỗ trợ phát triển chính thức: Official Development Assistance FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: Foreign Direct Investment NSNN Ngân sách Nhà nƣớc EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor CFA Analysis Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation SEM Modeling) SPSS Statistical Package for the Social Sciences
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng hợp các văn bản pháp quy về Thuế NTNN ............................... 15 Bảng 2.2. Tỷ lệ % để tính Thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh...................... ............................................................................................. 22 Bảng 3.1. Thang đo Hệ thống chính sách Thuế .................................................. 45 Bảng 3.2. Thang đo tổ chức bộ máy thu Thuế .................................................... 46 Bảng 3.3. Thang đo Ứng dụng công nghệ .......................................................... 46 Bảng 3.4. Thang đo công tác thanh tra kiểm tra giám sát ................................... 46 Bảng 3.5. Thang đo Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích......... 47 Bảng 3.6. Thang đo hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT.................................. 47 Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................... 49 Bảng 4.2 Số lƣợng khảo sát của từng Phòng/Chi cục Thuế................................ 50 Bảng 4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo hệ thống chính sách ................ 51 Bảng 4.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bộ máy tổ chức........................ 51 Bảng 4.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo ứng dụng công nghệ................ 52 Bảng 4.6. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo thanh tra kiểm tra giám sát ..... 52 Bảng 4.7. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo tuyên truyền và động viên khuyến khích .................................................................................................................... 53 Bảng 4.8. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT................................................................................................................... 53 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT ................................................................................. 54
  11. Bảng 4.10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ................................................ 55 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho yếu tố hiệu quả chống thất thu Thuế ..................................................................................................................... 55 Bảng 4.12. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho yếu tố nhận biết thƣơng hiệu ................................................................................................................................56 Bảng 4.13. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm ................................ 58 Bảng 4.14. Trọng số tải của các thang đo ........................................................... 69 Bảng 4.15. Trọng số tải của các thang đo .......................................................... 61 Bảng 4.16. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu ............. 62 Bảng 4.17. Trọng số tải của các thang đo .......................................................... 63 Bảng 4.18. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo ......................................... 64 Bảng 4.19. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình ...................................................................................................................... 66 Bảng 4.20. Kết quả ƣớc lƣợng bằng Bootstrap N = 1000 ................................... 67 Bảng 4.21. Tổng kết kiểm định giả thuyết .......................................................... 67 Bảng 5.1. Mức độ ảnh hƣởng theo thứ tự ........................................................... 70 Bảng 5.2. Thống kê mô tả thang đo tuyên truyền và động viên khuyến khích... 71 Bảng 5.3. Thống kê mô tả thang đo tiền lƣơng và phúc lợi ................................ 73 Bảng 5.4. Thống kê mô tả thang đo thanh tra kiểm tra ....................................... 74 Bảng 5.5. Thống kê mô tả thang đo hệ thống chính sách ................................... 76 Bảng 5.6. Thống kê mô tả thang đo ứng dụng công nghệ .................................. 77
  12. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của Sandmo (2004) ............................................ 33 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài và ThS Phạm Nữ Mai Anh (2009) ................................................................................................... 34 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của PGS. TS. Lê Xuân Trƣờng, TS. Nguyễn Đình Chiến (2013)........................................................................................................ 36 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thế Bình Phƣơng (2016) ............... 37 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................ 39 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 41 Hình 4.1. Kết quả CFA: các yếu tố ảnh hƣởng hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT ...............................................................................................................................57 Hình 4.2. Kết quả CFA hiệu quả chống thất thu Thuế GTGT ............................ 60 Hình 4.3. Kết quả CFA mô hình tới hạn ............................................................. 61 Hình 4.4. Kết quả SEM của mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) ............................... 65
  13. -1- CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng của dòng vốn đầu tƣ trực tiếp và không trực tiếp nƣớc ngoài (FDI & FII), dòng vốn viện trợ (ODA). Gắn liền với dòng vốn FDI, FII, ODA là sự xuất hiện hoạt động kinh doanh của các nhà thầu nƣớc ngoài (NTNN). Với quy mô nhƣ vậy, việc thực hiện và quản lý đƣợc các khoản Thuế phát sinh trong quá trình đầu tƣ trên của các bên có liên quan thật sự là quan trọng và thật sự càng quan trọng hơn là quản lý Thuế đối với đối tƣợng không hiện diện tại Việt Nam. Và từ đó thất thu Thuế luôn có biểu hiện, diễn biến rất đa dạng và phức tạp. Cho đến nay vai trò của Thuế nhà thầu nƣớc ngoài ngày càng đƣợc nâng cao, đó không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN mà còn góp phần quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế một cách hiệu quả. Trong thời gian qua, mặc dù ngành Thuế ngày càng có nhiều nỗ lực, nhƣng các biện pháp chống thất thu Thuế xem ra chƣa hữu hiệu, dƣờng nhƣ ngành Thuế mới tận thu đƣợc đối với các doanh nghiệp gƣơng mẫu trong nghĩa vụ Thuế, còn những doanh nghiệp cố tình trốn Thuế thì diễn biến rất đa dạng và phức tạp. Tình trạng đó không những gây tổn hại cho lợi ích của đất nƣớc mà còn tạo ra sự bất bình đẳng về nghĩa vụ Thuế của công dân, vô hình tạo thêm sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó theo Tổng cục Thuế, thất thu Thuế là một hiện tƣợng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống Thuế khóa nào. Nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: lợi ích của Nhà nƣớc và lợi ích của doanh nghiệp (hay lợi ích cá nhân). Trên thực tế thì hai lợi ích này thƣờng mâu thuẫn nhau, Nhà nƣớc luôn có khuynh hƣớng tăng nguồn thu từ Thuế, trong khi đó doanh nghiệp luôn mong muốn giảm số Thuế phải nộp càng nhiều càng tốt. Và từ đó thất thu Thuế luôn có biểu hiện, diễn
  14. -2- biến rất đa dạng và phức tạp, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của một quốc gia và thật sự càng quan trọng hơn là quản lý Thuế đối với đối tƣợng không hiện diện tại Việt Nam, trong đó Thuế nhà thầu nƣớc ngoài là một khoản Thuế quan trọng cần phải xem xét vì tính chất phức tạp và mới mẻ của nó. Qua các kết luận thanh tra, kiểm tra tài chính, Thuế từ năm 2014 đến 2017 các nhà thầu nƣớc ngoài về công tác tài chính, công tác kê khai và quyết toán Thuế đã có rất nhiều sai phạm làm thất thu cho ngân sách nhà nƣớc, vừa không bảo đảm công bằng xã hội và nổi bật ở đây là các sai phạm về Thuế Nhà thầu nƣớc ngoài. Tuy nhiên trong quá trình quản lý của nhà nƣớc đối với các Nhà thầu nƣớc ngoài, Nhà thầu phụ nƣớc ngoài cũng đang phát sinh nhiều vấn đề nhƣ tình trạng trốn Thuế, gian lận thƣơng mại. Nguyên nhân, do các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có nhiều kinh nghiệm đầu tƣ trên thị trƣờng quốc tế nên rất dễ lợi dụng kẽ hở chính sách, pháp luật của nƣớc ta để gian lận Thuế. Theo quy định hiện hành, các nhà thầu nƣớc ngoài khi phát sinh doanh thu tại Việt Nam từ hoạt động cung cấp dịch vụ, nhƣ: cho thuê máy móc, thiết bị, bảo hiểm, dịch vụ chuyển phát quốc tế, dịch vụ giao nhận, dịch vụ vận chuyển của hãng vận tải biển, chuyển nhƣợng chứng khoán... và các hoạt động khác, nhƣ: xây dựng, thƣơng mại, cung cấp máy móc thiết bị đi kèm dịch vụ... sẽ phải nộp Thuế nhà thầu.Thời gian qua, việc thu Thuế nhà thầu (đánh vào các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi đến Việt Nam thực hiện công việc của mình, nhƣ: cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho dự án, đơn vị trong nƣớc có nhu cầu...) trong thời gian qua không mấy dễ dàng, dù đây là một nguồn thu ngân sách không nhỏ. Hiện nay có rất nhiều dự án triển khai thi công tại Bà Rịa - Vũng Tàu phát sinh Thuế nhà thầu. Xác định rõ ý nghĩa quan trọng của nguồn thu này, Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều giải pháp thực hiện thu Thuế nhà thầu và đạt kết quả đáng ghi nhận. Có đƣợc kết quả đó là do các nhà thầu chấp hành và thực hiện khá tốt các quy định của pháp luật về Thuế nhà thầu, tự giác kê khai và nộp Thuế. Công chức ngành Thuế thƣờng xuyên theo sát, nắm chắc diễn biến hoạt động của các nhà thầu và đôn đốc thu nộp vào ngân sách. Mặc dù cố gắng và thu đƣợc khoản
  15. -3- thu lớn, công tác thu Thuế nhà thầu vẫn gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc. Theo phản ánh của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mặc dù các đơn vị tự kê khai và nộp Thuế nhƣng qua kiểm tra, thanh tra vẫn phát hiện có nhiều khoản chƣa đƣợc kê khai đầy đủ, dẫn tới thiếu hụt các khoản phải nộp Thuế. Số liệu thu Thuế NTNN tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu qua các năm nhƣ sau: (Đvt: đồng Việt Nam) SỐ BÁO CÁO CỦA NNT SỐ BÁO CÁO QUA KIỂM TRA Tổng số thu thuế Năm Số DN kê Số thuế NTNN phải Số DN Số thuế NTNN truy NTNN khai nộp hộ nộp kiểm tra thu tăng thêm 2014 141 2.028.118.533.804 18 19.852.902.000 2.047.971.435.804 2015 138 1.713.616.561.736 24 24.053.381.000 1.737.669.942.736 2016 134 722.195.454.714 33 14.164.184.000 736.359.638.714 2017 131 858.325.256.743 26 16.661.813.000 874.987.069.743 Cộng 5.322.255.806.997 74.732.280.000 5.396.988.086.997 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) Vì vậy vấn đề làm thế nào để quản lý chặt chẽ nguồn thu này, quản lý hiệu quả chống thất thu Thuế nhà thầu nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là vấn đề hết sức quan trọng vừa đảm bảo thực thi nghiêm luật pháp Việt Nam đối với các nhà thầu, nhà thầu phụ nƣớc ngoài vừa đảm bảo thực hiện tốt các Điều ƣớc quốc tế đƣợc ký kết giữa chính phủ Việt Nam, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhằm đảm bảo mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa nƣớc ta và các nƣớc trên thế giới. Đồng thời, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Trƣớc tình hình đó, việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chống thất thu Thuế nhà thầu nƣớc ngoài đòi hỏi phải đảm bảo tính chuyên môn, nghiệp vụ, tính kịp thời nhằm đảm bảo thu Thuế trƣớc khi nhà thầu nƣớc ngoài kết thúc hợp đồng, về nƣớc là một yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác thu Thuế, thất thu Thuế NTNN của giai đoạn từ năm 2014 đến 2017 vừa qua, với ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nên em chọn đề tài nghiên cứu: "Các yếu tố tác động đến chống thất thu Thuế nhà thầu nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu".
  16. -4- 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả việc tăng cƣờng chống thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên cơ sở đó, đề tài đƣa ra hàm ý chính sách để quản lý hiệu quả chống thất thu Thuế NTNN cho NSNN. Mục tiêu cụ thể: - Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Đo lƣờng mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả công việc chống thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Đƣa ra hàm ý quản trị nhằm gia tăng hiệu quả công tác chống thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Yếu tố nào ảnh hƣởng đến hiệu quả việc tăng cƣờng chống thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu? Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả công việc chống thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhƣ thế nào? Câu hỏi 3: Hàm ý quản trị nào nhằm gia tăng hiệu quả công tác chống thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, đề tài tập trung nghiên cứu sắc Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các nhà thầu nƣớc ngoài. Đối tƣợng khảo sát: Các công chức đang công tác tại Cục Thuế và các Chi cục Thuế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Không gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc thực hiện tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thời gian khảo sát: bắt đầu từ tháng 9/2018 đến hết tháng 11/2018.
  17. -5- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu định tính Dựa vào cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả đề xuất các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả việc tăng cƣờng chống thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau đó, tác giả sẽ thu thập các ý kiến của các chuyên gia trong ngành để hình thành nên mô hình nghiên cứu và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Phƣơng pháp định tính đƣợc thực hiện bằng các câu hỏi mở nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả chống thất thu Thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bảng câu hỏi mở đƣợc sử dụng phỏng vấn và thảo luận nhóm để dự kiến mô hình nghiên cứu, xác định thang đo và các khái niệm có liên quan cho phù hợp. 5.2. Nghiên cứu định lƣợng Tác giả tiến hành khảo sát bằng cách chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Tác giả thu thập dữ liệu và kiểm định thống kê bằng phần mềm SPSS.20. Thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Sau cùng, tác giả sẽ tiến hành phân tích mô hình cấu trúc hồi quy tuyến tính (SEM) để đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng và kiểm định các thuyết giả thuyết nghiên cứu ban đầu đƣa ra. 6. Ý nghĩa thực tiễn đề tài Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về chống thất thu Thuế, hệ thống hóa một cách khoa học về các lý luận có liên quan đến Thuế NTNN và chống thất thu Thuế NTNN. Về mặt thực tiễn, nhận diện và phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố tới việc tăng cƣờng chống thất thu Thuế tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hỗ trợ Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc gia tăng hiệu quả chống thất thu Thuế NTNN, đồng thời cũng là một bài học kinh nghiệm cho các địa phƣơng khác tham khảo trong công tác chống thất thu Thuế NTNN. Cuối cùng đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực Thuế NTNN.
  18. -6- 7. Kết cấu đề tài Kết cấu của đề tài bao gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1: Giới thiệu Bao gồm những nội dung: Tính cấp thiết của đề tài; Mục tiêu nghiên cứu – câu hỏi nghiên cứu; Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu; Phƣơng pháp nghiên cứu; Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài; Bố cục của nghiên cứu. Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Bao gồm những nội dung: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài (nhà thầu nƣớc ngoài (NTNN), chống thất thu Thuế và các nghiên cứu có trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Bao gồm những nội dung: Quy trình nghiên cứu; phƣơng pháp nghiên cứu, đo lƣờng các thang đo của các khái niệm nghiên cứu, mẫu nghiên cứu. Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Bao gồm những nội dung: thống kê mẫu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc hồi quy tuyến tính (SEM). Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách Bao gồm những nội dung: Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu; Đề xuất kiến nghị; Nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và đƣa ra hƣớng nghiên cứu mới cho những nghiên cứu tiếp theo. Tóm tắt chƣơng 1 Trong chƣơng này tác giả đã đƣa ra những giới thiệu cơ bản về đề tài thông qua các mục: Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu – câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, kết cấu đề tài dự kiến. Đây là cơ sở để tác giả tiếp tục dẫn đến chƣơng 2: cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
  19. -7- CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về Thuế nhà thầu nƣớc ngoài 2.1.1. Sự hình thành Thuế nhà thầu nƣớc ngoài Sự ra đời và phát triển của Thuế là một tất yếu khách quan của lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nƣớc và Pháp luật. Sự xuất hiện Nhà nƣớc đòi hỏi cần phải có của cải vật chất cần thiết chi cho hoạt động thƣờng xuyên của bộ máy Nhà nƣớc nhằm đảm bảo cho Nhà nƣớc tồn tại, duy trì quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Và để duy trì sự tồn tại thì cần thiết phải có những nguồn tài chính để chi tiêu, chính vì vậy, sự hình thành nguồn thu từ Thuế là tất yếu và khách quan. Do ảnh hƣởng của toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các mạng lƣới công nghệ thông tin. Từ cuối thế kỷ XX trở lại đây, sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ và các nguồn vốn đầu tƣ giữa các nƣớc gia tăng ngày càng nhanh, tạo ra sự biến đổi về chất so với trƣớc đây. Động lực của toàn cầu hóa chính là lợi ích mà các lực lƣợng tham dự có thể thu đƣợc nhờ vào sự mở rộng thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Quá trình toàn cầu hóa còn đƣợc diễn ra bằng quá trình mở rộng hoạt động đến các quốc gia thông qua các hoạt động đầu tƣ vào các ngành đa dạng và phong phú. Quá trình đầu tƣ của các quốc gia chính là quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại các nƣớc khác. Các nƣớc sẽ đem vốn của mình đến đầu tƣ thông qua các hình thức khác nhau, trong đó có hình thức các tổ chức, cá nhân thể hiện qua tƣ cách là các nhà thầu để tham gia quá trình này. Từ đó, các quốc gia sẽ phải suy nghĩ đến quá trình quản lý các hoạt động nêu trên, mà trong đó công cụ chủ yếu chính là chính sách Thuế. Và các nƣớc này sẽ phải đƣa ra các quy định về Thuế đối với các nhà thầu nƣớc ngoài khi đến nƣớc mình thực hiện kinh doanh nhằm đem lại nguồn thu ngân sách cho quốc gia đó, đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp nƣớc ngoài và doanh nghiệp trong nƣớc. Đây cũng là việc thực hiện nguyên tắc lãnh thổ của Thuế: Trong phạm vi chủ quyền của mình, mỗi quốc gia sẽ có quyền đánh Thuế đối với các sự kiện pháp lý làm phát
  20. -8- sinh nghĩa vụ Thuế xảy ra trên lãnh thổ đó, ví dụ nhƣ sự kiện phát sinh thu nhập, sự kiện tọa lạc tài sản hay chuyển dịch tài sản, việc tiến hành các hoạt động kinh doanh thƣơng mại v.v... Do vậy, hình thành nên chính sách về Thuế đối với nhà thầu nƣớc ngoài. 2.1.2. Khái niệm Thuế nhà thầu nƣớc ngoài Nhƣ tên gọi của nó, Thuế nhà thầu nƣớc ngoài là loại Thuế đánh vào hoạt động kinh doanh của các nhà thầu nƣớc ngoài. Nhà thầu nƣớc ngoài ở đây là các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại một nƣớc trên cơ sở hợp đồng hoặc thoả thuận bằng văn bản giữa họ với tổ chức, cá nhân của nƣớc đó mà không hình thành nên một pháp nhân tại nƣớc có thu nhập phát sinh. Nhƣ vậy, nhà thầu nƣớc ngoài là một hình thức kinh doanh của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài khác biệt với các hình thức đầu tƣ trực tiếp hoặc đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tƣ dài hạn của cá nhân hay công ty nƣớc này vào nƣớc khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nƣớc ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Còn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (tiếng Anh: Foreign Indirect Investment, viết tắt là FII) là hình thức đầu tƣ vốn của cá nhân hay công ty nƣớc này vào nƣớc khác mà nhà đầu tƣ không trực tiếp điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh, thƣờng là qua thị trƣờng tài chính nhƣ thị trƣờng trái phiếu, thị trƣờng chứng khoán. Còn nhà thầu nƣớc ngoài chỉ hoạt động theo các hợp đồng đã ký với bên ký hợp đồng của nƣớc sở tại. Sau khi kết thúc hợp đồng, hoạt động của nhà thầu nƣớc ngoài cũng chấm dứt. Trong các quy định về Thuế của các nƣớc, Thuế NTNN thƣờng đƣợc gọi là Foreign Contractor Tax (FCT), Foreign Contractor Withholding Tax (FCWT). Nó còn đƣợc gọi là Thuế khấu trừ tại nguồn (withholding tax), do cách thu chủ yếu là đƣợc bên ký hợp đồng khấu trừ tiền Thuế phải nộp của nhà thầu nƣớc ngoài trƣớc khi trả tiền cho nhà thầu. Từ điển Oxford Dictionaries định nghĩa: “Thuế NTNN là loại Thuế đƣợc khấu trừ tại nguồn, do các quốc gia đánh trên tiền lãi vay hoặc cổ tức của ngƣời cƣ trú bên ngoài nƣớc đó”. Các nƣớc thƣờng không có một định
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2