intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

50
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là hệ thống hóa các vấn đề chung về rủi ro hoạt động và quản lý rủi ro hoạt động tại NHTM Việt Nam, phân tích đánh giá thực trạng quản lý RRHĐ tại Woori Bank, đồng thời đề xuất các giải pháp kiện toàn công tác QLRRHĐ trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản lý rủi ro hoạt động theo tiêu chuẩn Basel II và Basel III. Mặt khác luận văn còn đề cập tới những kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel II và Basel III trong hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia, đánh giá khái quát việc áp dụng tiêu chuẩn Basel III trong quản trị ngân hàng thế giới trong tương lai gần cũng như đánh giá tiềm năng thực hiện tuân thủ Basel III của các ngân hàng Việt Nam đối với việc quản lý rủi ro hoạt động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV WOORI VIỆT NAM Ngành: Quản trị Kinh Doanh TRẦN ANH TUYẾN Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV WOORI VIỆT NAM Ngành: Quản trị Kinh Doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Trần Anh Tuyến Người hướng dẫn: PGS, TS Đào Thị Thu Giang Hà Nội - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trên trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khác. Tác giả luận văn Trần Anh Tuyến
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại học Ngoại Thương, các thầy cô trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Khoa sau đại học cùng các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, đồng thời cũng xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Đào Thị Thu Giang, người đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2020 Trần Anh Tuyến
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ............................................................................ vii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .8 1.1. Tổng quan về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ........................................................................................................................... 8 1.1.1. Cách tiếp cận về rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ............8 1.1.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng .......................9 1.2. Giới thiệu về rủi ro hoạt động hay rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng ... 10 1.2.1. Khái niệm rủi ro hoạt động theo Ủy ban Basel......................................10 1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động ....................................................11 1.2.3. Ảnh hưởng của rủi ro hoạt động tới các ngân hàng thương mại ........13 1.3. Tính cần thiết của việc xây dựng công tác quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại......................................................................................... 14 1.3.1. Khái niệm và tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro hoạt động ..14 1.3.2. Mục tiêu xây dựng công tác quản lý rủi ro hoạt động trong ngân hàng ....................................................................................................................16 1.4. Nội dung quản lý rủi ro hoạt động theo tiêu chuẩn Basel ........................ 17 1.4.1. Tổng quan về quản lý rủi ro hoạt động theo Hiệp ước Basel ...............17 1.4.2. Nội dung quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II và Basel III ..............19 1.4.3. Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động theo chuẩn mực Basel II ...............................................................................................................24 1.4.4. Bài học từ khủng hoảng và hướng tới tuân thủ Basel III ....................31
  6. iv CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV WOORI VIỆT NAM......................................36 2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển, hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của Woori Bank Việt Nam .................................................... 36 2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức, quản trị.....................................36 2.1.2. Tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh 2019 của Woori Bank Việt Nam ....................................................................................................................39 2.1.3. Định hướng phát triển của Woori Bank Việt Nam trong thời gian tới 44 2.2. Tổng quan hoạt động Quản lý rủi ro tại Woori Bank Việt Nam ............. 44 2.3. Công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng Woori Việt Nam ......... 47 2.3.1. Khung quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng Woori Việt Nam .........48 2.3.2. Phạm vi quản lý rủi ro hoạt động ...........................................................49 2.3.3. Nguyên tắc quản lý rủi ro hoạt động của Woori Bank Việt Nam .........50 2.3.4. Quy trình quản lý rủi ro hoạt động ........................................................51 2.3.5. Công cụ và phương pháp thực hiện nhận diện, đánh giá, đo lường rủi ro hoạt động tại ngân hàng Woori Việt Nam ...................................................52 2.3.6. Công tác xử lý và các biện pháp giảm thiểu rủi ro hoạt động tại ngân hàng Woori Việt Nam ........................................................................................58 2.3.7. Công tác quản lý rủi ro hoạt động đối với hoạt động thuê ngoài tại ngân hàng Woori Việt Nam ........................................................................................59 2.4. Thực trạng công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng Woori Bank Việt Nam (WRBVN) từ khi thành lập pháp nhân tới hiện tại. ....................... 60 2.4.1 Đánh giá mức độ rủi ro hoạt động ..........................................................60 2.4.2. Đánh giá chất lượng quản lý rủi ro hoạt động ......................................81 2.4.3. Đánh giá xu hướng rủi ro hoạt động .....................................................83 2.5. Các vấn đề cần khắc phục, cải thiện và định hướng trong công tác quản lý rủi ro hoạt động tại Woori Bank trong thời gian sắp tới ................................. 84 2.5.1. Các vấn đề cần khắc phục, cải thiện trong công tác quản lý rủi ro hoạt động tại Woori Bank Việt Nam .........................................................................84
  7. v 2.5.2. Định hướng trong công tác quản lý rủi ro hoạt động của Woori Bank Việt Nam trong thời gian sắp tới.......................................................................87 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG WOORI VIỆT NAM ...............................................................................................90 3.1. Kết quả thực hiện triển khai Basel và quản lý rủi ro hoạt động từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới...................................................................... 90 3.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và cho ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro hoạt động .............................................................................................................. 92 3.3. Các vấn đề cần hoàn thiện trong việc quản lý rủi ro hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam ............................................................................................ 95 3.4. Định hướng triển khai Hiệp ước vốn Basel và công tác quản lý rủi ro hoạt động tại Việt Nam ................................................................................................ 98 3.4.1. Khuôn khổ pháp lý cho việc triển khai Basel II của Việt Nam .............98 3.4.2. Đánh giá công tác quản lý rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...................................................................................................101 3.5. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro hoạt động cho hệ thống ngân hàng Việt Nam .......................................................................................... 103 3.5.1. Giải pháp quản lý từ phía Ngân hàng Nhà nước ................................103 3.5.2. Giải pháp tổng quan cho các ngân hàng thương mại .........................105 3.5.3. Giải pháp tổng quan cho các cơ quan hữu quan khác .......................108 KẾT LUẬN ............................................................................................................110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................112 PHỤ LỤC ...............................................................................................................115
  8. vi DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Tên đầy đủ bằng tiếng Việt BCBS Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng BIS Ngân hàng Thanh toán quốc tế IMF Quỹ tiền tệ quốc tế - International Monetary Fund MTV Một thành viên NHNN Ngân hàng nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTM Ngân hàng thương mại QLRRHĐ Quản lý rủi ro hoạt động QTRR Quản trị rủi ro RCSA Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát RRHĐ Rủi ro hoạt động RWA Tài sản có rủi ro – Risked weighted assets TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn VAR Giá trị rủi ro – Value at risk VN Việt Nam WRBVN Woori Bank Việt Nam
  9. vii DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Bảng Bảng 1.1. Hệ số β trong phương pháp tiêu chuẩn hóa đối với rủi ro hoạt động .......26 Bảng 1.2. Xác định giá trị của Chỉ số kinh doanh ....................................................31 Bảng 2.1. Quy mô tín dụng thời điểm 31/12/2019 ...................................................40 Bảng 2.2. Chỉ tiêu kinh doanh chính .........................................................................41 Bảng 2.3. Đánh giá mức độ rủi ro hoạt động Woori Bank Việt Nam ......................61 Bảng 2.4. Thống kê nhân sự Ngân hàng Woori Việt Nam .......................................62 Bảng 2.5. Nhân viên nghỉ việc tới 31/12/2019 .........................................................62 Bảng 2.6. Thống kê số giờ làm việc ngoài giờ của nhân viên ..................................64 Bảng 2.7. Sự kiện sai sót giao dịch do lỗi nhân viên ngân hàng...............................66 Bảng 2.8. Đánh giá các sản phẩm đang cung cấp .....................................................67 Bảng 2.9. Sự kiện sai sót liên quan tới quy trình giao dịch ......................................69 Bảng 2.10. Tổng quan các hệ thống công nghệ thông tin .........................................71 Bảng 2.11. Đánh giá các công đoạn xử lý nghiệp vụ................................................73 Bảng 2.12. Sự kiện rủi ro hoạt động do yếu tố bên ngoài .........................................79 Bảng 2.13. Đánh giá chất lượng quản lý rủi ro hoạt động ........................................81 Bảng 2.14. Đánh giá xu hướng rủi ro hoạt động .......................................................84 Bảng 2.15. Kiến nghị các yếu tố tồn tại và hướng khắc phục...................................85 Hình Hình 1.1. Sơ lược lịch sử quy định rủi ro hoạt động theo Basel ...............................18 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Hội sở chính Ngân hàng Woori Việt Nam ........................38 Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức tại chi nhánh Ngân hàng Woori Việt Nam ........................38 Hình 2.3. Khung quản lý rủi ro hoạt động ngân hàng Woori Việt Nam ...................49 Hình 2.4. Phạm vi quản lý rủi ro hoạt động ngân hàng Woori Việt Nam ................49 Hình 2.5. Quy trình quản lý rủi ro hoạt động tại Woori Bank Việt Nam .................51 Hình 2.6. Quy trình thực hiện hoạt động thuê ngoài (Outsourcing) .........................70 Hình 2.7. Màn hình cảnh báo lỗi giao dịch vượt hạn mức........................................77 Hình 2.8. Màn hình cảnh báo khách hàng rủi ro cao ................................................78 Hình 2.9. Sơ đồ chính sách rủi ro hoạt động .............................................................82
  10. viii TÓM TẮT LUẬN VĂN Trước xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế trong nước nói chung và hệ thộng ngân hàng nói riêng đang dần chuyển mình để đón nhận những cơ hội hợp tác, phát triển mới. Bên cạnh các cơ hội hiện hữu, nhiều rủi ro cũng đang đe dọa đến hoạt động của các ngân hàng trong nước, đặc biệt là sự gia tăng tổn thất do rủi ro tác nghiệp gây ra. Việc triển khai công tác quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro hoạt động nói riêng theo tiêu chuẩn hiệp ước vốn Basel đối với các NHTM Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ yêu cầu của cơ quan chức năng mà đã thực sự trở thành nhu cầu tự thân của các ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản trị nội tại, từng bước đáp ứng chuẩn mực quốc tế. Xuất phát từ “khoảng trống” của các nghiên cứu đã công bố là chủ yếu xoay quanh việc nghiên cứu vè Hiệp ước vốn Basel II hoặc công tác quản lý rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam theo các bước: Xác định rủi ro – Đo lường rủi ro – Giám sát rủi ro – Quản lý rủi ro mà chưa đề cập đến phần phòng ngừa rủi ro hoặc nghiên cứu theo định hướng từng bước tuân thủ Basel II của các NHTM Việt Nam mà chưa có nghiên cứu nào rõ ràng về Hiệp ước Basel III, cách thức triển khai cũng như định hướng ứng dụng tại Việt Nam. Với mong muốn qua nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm cho các nhà quản trị ngân hàng Việt Nam hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết phải triển khai công tác quản lý rủi ro hoạt động một cách bài bản, nghiêm túc tại NHTM Việt Nam, đáp ứng các chuẩn mực chung của thế giới khi bước vào sân chơi hội nhập. Ý thức được tính cấp thiết của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam” nhằm tìm hiểu mô hình quản trị rủi ro và các công cụ triển khai quản lý rủi ro hoạt động đã triển khai thành công trên thế giới và tại ngân hàng Woori Korea (ngân hàng mẹ của Woori Bank Việt Nam đã tuân thủ Basel III). Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và khuyến nghị cần thiết cho việc thực hiện công tác quản lý rủi ro nói chung và công tác quản lý rủi ro tác nghiệp nói riêng cho ngân hàng Woori Việt Nam cũng như các NHTM Việt Nam trong việc tuân thủ Basel II và hướng tới xây dựng hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basel III.
  11. ix Với nguồn dữ liệu chủ yếu từ các báo cáo nội bộ chính thức của Ngân hàng Woori và tham khảo các tài liệu liên quan đến quản trị rủi ro, Hiệp ước vốn Basel (nguồn gốc, nội dung và các văn bản hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn). Thu thập thông tin từ những tài liệu nghiên cứu, báo cáo thường kỳ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của Ủy ban Basel về thực tiễn áp dụng Hiệp ước vốn Basel trong quản trị rủi ro ở các NHTM trong nước và trên thế giới. Đồng thời sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp phân tích so sánh để tổng hợp và phân tích thông tin từ nguồn tài liệu là các nghiên cứu trước. Kế thừa có chọn lọc những tài liệu này để xây dựng phần cơ sở lý luận, thực tiễn áp dụng Basel II và kiểm nghiệm khuôn khổ đó bằng thực tiễn thông qua nghiên cứu kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel của các nước trên thế giới. Sử dụng các thông tin từ các nghiên cứu, báo cáo của IMF, BIS, Ủy ban Basel (BCBS), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để phân tích đánh giá thực hiện các nguyên tắc của Hiệp ước vốn Basel II, so sánh về thực tiễn áp dụng giữa Việt Nam và một số quốc gia. Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là hệ thống hóa các vấn đề chung về rủi ro hoạt động và quản lý rủi ro hoạt động tại NHTM Việt Nam, phân tích đánh giá thực trạng quản lý rủi ro hoạt động tại Woori Bank, đồng thời đề xuất các giải pháp kiện toàn công tác quản lý rủi ro hoạt động trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản lý rủi ro hoạt động theo tiêu chuẩn Basel II và Basel III. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả đã thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. Cụ thể nội dung chương I và chương II của luận văn chú trọng làm nổi bật tính hiệu quả, toàn diện và linh hoạt của công tác quản trị rủi ro hoạt động theo tiêu chuẩn Basel II và Basel III. Đồng thời cũng rút ra những bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam qua kết quả triển khai của một số nước trên thế giới trong việc thực hiện tuân thủ các quy định Hiệp ước vốn Basel. Chương III và chương IV tập trung phân tích và đánh giá thực trạng quản lý công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng Woori Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020. Từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện tốt các tiêu chuẩn Hiệp ước Basel II và hướng tới Basel III cho hệ thống NHTM Việt Nam. Chi tiết các nội dung tác giả xin trình bày ở phần tiếp theo.
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ đầu những năm 80 tới nay, nhằm nâng cao tính an toàn của các ngân hàng thương mại, ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã lần lượt ban hành các phiên bản Hiệp ước vốn Basel I, Basel II và Basel III với các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý rủi ro tốt nhất, góp phần củng cố hệ thống ngân hàng toàn cầu. Các hiệp ước Basel được ban hành nhằm hướng tới sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế, thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng, đảm bảo duy trì đủ nguồn vốn bù đắp cho các thiệt hại có thể phát sinh từ những rủi ro tiềm ẩn. Hiện nay trên thế giới đã có hơn 190 ngân hàng triển khai tuân thủ theo hiệp ước Basel III, tuy nhiên ở Việt Nam sau khi đánh giá năng lực thực tế của các ngân hàng Việt Nam, mục tiêu mà Chính phủ đề ra là đến cuối năm 2020 các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, trong đó ít nhất 12-15 ngân hàng áp dụng thành công Basel II phương pháp tiêu chuẩn trở lên. Tới cuối năm 2025, tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng Basel II tiêu chuẩn và thí điểm áp dụng Basel II nâng cao tại ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và ngân hàng cổ phần có chất lượng quản trị tốt. Việc triển khai công tác quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro hoạt động nói riêng theo Basel II đối với các NHTM Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ yêu cầu của cơ quan chức năng mà đã thực sự trở thành nhu cầu tự thân của các ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản trị nội tại, từng bước đáp ứng chuẩn mực quốc tế. Rủi ro hoạt động tồn tại tiềm ẩn ở tất cả các hoạt động của ngân hàng, là nguy cơ đe dọa đến hoạt động bình thường của NHTM và có thể gây ra các thiệt hại to lớn cho các NHTM. Vì vậy quản lý rủi ro hoạt động đã trở thành một yêu cầu cấp thiết trong hoạt động quản lý của các ngân hàng. Trước xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế trong nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đang dần chuyển mình để đón nhận những cơ hội hợp tác, phát triển mới. Bên cạnh các cơ hội hiện hữu, nhiều rủi ro cũng đang đe dọa đến hoạt động của các ngân hàng trong nước, đặc biệt là sự gia tăng tổn thất do rủi ro tác nghiệp gây
  13. 2 ra. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp hiệu quả cũng như xây dựng một văn hóa quản lý rủi ro đối với toàn bộ cán bộ nhân viên, nhằm đưa ra phương án phòng ngừa rủi ro tác nghiệp cho tương lai. 2. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức, các ngân hàng Việt Nam cần phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tuân thủ các chuẩn mực Basel là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù vậy thì việc tiếp cận các tiêu chuẩn Basel cũng đòi hỏi những yêu cầu, kỹ thuật phức tạp. Ở Việt Nam, mặc dù có nhiều nỗ lực song cho tới nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu cấp quốc gia về quản lý rủi ro hoạt động cũng như những báo cáo, đánh giá tổng hợp về ảnh hưởng của loại rủi ro này trên toàn hệ thống ngân hàng mà chủ yếu là các luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp hay các bài đăng trên báo khoa học, tạp chí ngành. Tác giả Hồ Thị Xuân Thanh (2009) với đề tài: “Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam” [17] đã đưa ra cái nhìn tổng quan về quản trị rủi ro hoạt động, từ thực trạng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đề ra giải pháp hoàn thiện công tác này. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu từ năm 2009, đến nay hoạt động kinh doanh ngân hàng đã xuất hiện nhiều hình thái rủi ro mới yêu cầu đưa ra các giải pháp phù hợp hơn. Luận văn của Nguyễn Hoài Linh (2012), “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội [18], cũng nghiên cứu vấn đề này nhưng ở phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên phần giải pháp lại chưa nêu được đầy đủ các giải pháp để hạn chế rủi ro. Luận văn của Trần Thị Hằng Nga (2016), “Quản lý rủi ro hoạt động hướng đến đạt chuẩn Basel II tại NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội [19], nhìn chung có hướng nghiên cứu giống hai đề tài trên. Trần Việt Dung (2016), “Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Trường
  14. 3 Đại học Kinh tế quốc dân [20]. Luận án đã xây dựng các điều kiện cần thiết để áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng; rút ra những bài học kinh nghiệm của một số nước trong việc thực hiện các quy định của Hiệp ước; phân tích các khó khăn mà hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt trong quá trình áp dụng các quy tắc trên cả ba trụ cột; đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt các quy định của Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đào Thị Thanh Tú (2014), “Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Học Viện ngân hàng [33]. Tác giả cho rằng: Trong xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và QTRR nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó. Bài viết đã đưa ra 4 nguyên tắc về QTRR hoạt động và 08 giải pháp nâng cao QTRRHĐ. Nguyễn Minh Sáng, Nguyễn Thị Lan Hương (2013), “Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam” [34]. Bài viết đã chỉ ra 06 điểm hạn chế trong quy trình QTRR của các ngân hàng, trong đó nhấn mạnh tới hạn chế liên quan tới nguồn lực con người, công nghê; sự yếu kém trong khả năng phối hợp QTRR giữa các bộ phận trong ngân hàng và nhận thức của NHTM về tầm quan trọng của hoạt động QTRR là những rào cản lớn nhất đối với hiệu quả QTRR trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Một số bài viết đăng tải trên các tạp chí, website cũng bàn về vấn đề này như: “Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh (Tạp chí ngân hàng số 24 tháng 12/2012, trang 20-26) [35], nội dung bài viết đưa ra các nhận định về tính chất mới của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cũng như những bất cập của hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thúy Hằng với “Quản lý rủi ro tác nghiệp đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam” đã nêu ra một số nội dung thiết yếu đối với việc quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam. Đào Hải Hiền nói về “Quản lý rủi ro tác nghiệp đem lại sự an toàn, uy tín và hiệu
  15. 4 quả” … Các bài viết được đăng tải kể trên chỉ nêu và giải quyết một số vấn đề về QLRRHĐ, chưa đưa ra giải pháp quản lý toàn diện, có chiều sâu. Ngoài ra có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu khác như: luận văn “Giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành” (Vũ Thị Anh Thư, Học viện ngân hàng năm 2015) [21], luận văn “Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức” (Nguyễn Hoàng Minh Toàn, Đại học Hoa Sen năm 2012) [22], luận văn thạc sỹ “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” (Văn Nguyễn Thu Hằng, Đại học Đà Nẵng, năm 2012) [23], luận văn “Giải pháp tăng cường Quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam” (Nguyễn Lan Chi, năm 2012) [24], luận văn “Giải pháp quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế” (Bùi Thị Hồng, Đại học Kinh tế TPHCM, năm 2010) [25] hay luận văn “Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định Basel II và việc áp dụng tại Việt Nam” (Nguyễn Anh Tuấn, Đại học Ngoại Thương, năm 2006) [26], vv… Các nghiên cứu, đề tài nêu trên phần nào đã hệ thống hóa, phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận về rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đặc biệt là rủi ro hoạt động, từ đó cho thấy quản lý rủi ro hoạt động đóng vai trò quan trọng như thế nào. Tuy nhiên các nghiên cứu nêu trên chủ yếu xoay quanh việc nghiên cứu về Hiệp ước vốn Basel II hoặc công tác quản lý rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam theo các bước: Xác định rủi ro – Đo lường rủi ro – Giám sát rủi ro – Quản lý rủi ro mà chưa đề cập đến phần phòng ngừa rủi ro hoặc nghiên cứu theo định hướng từng bước tuân thủ Basel II của các NHTM Việt Nam mà chưa có nghiên cứu nào rõ ràng về Hiệp ước Basel III, cách thức triển khai cũng như định hướng ứng dụng tại Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: + Các mô hình quản lý rủi ro hoạt động và các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ quy trình quản lý rủi ro hoạt động trong ngân hàng hiện nay được áp dụng trên thế giới và Việt Nam như thế nào?
  16. 5 + Thực trạng quản lý RRHĐ hướng đến tuân thủ tiêu chuẩn Basel III tại Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam như thế nào? Woori Bank Việt Nam cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý RRHĐ hướng đến đạt chuẩn Basel III. + Định hướng và cách thức ứng dụng, triển khai các tiêu chuẩn của Hiệp ước vốn Basel nói chung và hướng tới Basel III nói riêng trong các NHTM tại Việt Nam của các cơ quan quản lý ra sao? Đánh giá tiềm năng thực hiện tuân thủ Basel III của các ngân hàng Việt Nam đối với việc quản lý rủi ro hoạt động. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tại ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam, công tác quản lý rủi ro hoạt động đã đạt được một số kết quả nhất định song hệ thống đo lường, giám sát và quản lý rủi ro hoạt động của Woori Bank vẫn chưa hoàn thiện và vẫn đang là mối quan tâm của các bậc quản lý. Ý thức được tính cấp thiết của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam” nhằm tìm hiểu mô hình quản trị rủi ro và các công cụ triển khai quản lý rủi ro hoạt động đã triển khai thành công trên thế giới và tại ngân hàng Woori Korea (ngân hàng mẹ của Woori Bank Việt Nam đã tuân thủ Basel III). Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và khuyến nghị cần thiết cho việc thực hiện công tác quản lý rủi ro nói chung và công tác quản lý rủi ro tác nghiệp nói riêng cho ngân hàng Woori Việt Nam cũng như các NHTM Việt Nam trong việc tuân thủ Basel II và hướng tới xây dựng hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basel III. Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là hệ thống hóa các vấn đề chung về rủi ro hoạt động và quản lý rủi ro hoạt động tại NHTM Việt Nam, phân tích đánh giá thực trạng quản lý RRHĐ tại Woori Bank, đồng thời đề xuất các giải pháp kiện toàn công tác QLRRHĐ trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản lý rủi ro hoạt động theo tiêu chuẩn Basel II và Basel III. Mặt khác luận văn còn đề cập tới những kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel II và Basel III trong hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia, đánh giá khái quát việc áp dụng tiêu chuẩn Basel III trong quản trị ngân hàng thế giới
  17. 6 trong tương lai gần cũng như đánh giá tiềm năng thực hiện tuân thủ Basel III của các ngân hàng Việt Nam đối với việc quản lý rủi ro hoạt động. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam. Các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ quy định, quy trình trong quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng Woori Việt Nam, đề xuất các phương án xử lý tồn tại bất cập và bài học kinh nghiệm cho toàn bộ các NHTM Việt Nam trong việc hướng tới thực hiện tuân thủ các tiêu chuẩn của Basel III. - Phạm vi thực hiện của nghiên cứu: là từ khi ngân hàng Woori Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động tới hiện tại (2017 – 2020). Trong quá trình nghiên cứu, đề tài có nghiên cứu tới các Hiệp ước vốn Basel, tuy nhiên chỉ dừng lại ở phạm vi tìm hiểu liên quan tới quản lý rủi ro hoạt động. 5. Phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu nghiên cứu Nguồn dữ liệu: Chủ yếu là nguồn dữ liệu từ các báo cáo nội bộ chính thức của Woori Bank và tham khảo các tài liệu liên quan đến quản trị rủi ro, Hiệp ước vốn Basel (nguồn gốc, nội dung và các văn bản hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn). Thu thập thông tin từ những tài liệu nghiên cứu, báo cáo thường kỳ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của Ủy ban Basel về thực tiễn áp dụng Hiệp ước vốn Basel trong quản trị rủi ro ở các NHTM trong nước và trên thế giới. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin từ nguồn tài liệu là các nghiên cứu trước. Kế thừa có chọn lọc những tài liệu này để xây dựng phần cơ sở lý luận, thực tiễn áp dụng Basel II. Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân, đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng, xác định tiêu chí rủi ro và khung quản lý RRHĐ nhằm quản lý RRHĐ một cách tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời xây dựng khuôn khổ lý thuyết để nghiên cứu và kiểm nghiệm khuôn khổ đó bằng thực tiễn thông qua nghiên cứu kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel của các nước trên thế giới.
  18. 7 - Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng các thông tin từ các nghiên cứu, báo cáo của IMF, BIS, Ủy ban Basel (BCBS), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để phân tích đánh giá thực hiện các nguyên tắc của Hiệp ước vốn Basel II. - Phân tích so sánh: Nghiên cứu và so sánh về thực tiễn áp dụng giữa Việt Nam và một số quốc gia. So sánh, đánh giá các nội dung Basel II, Basel III. Sử dụng các báo cáo nội bộ của Woori Bank Việt Nam với các tiêu chuẩn. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Làm nổi bật tính hiệu quả, toàn diện và linh hoạt của công tác quản trị rủi ro hoạt động theo tiêu chuẩn Basel II và Basel III. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam qua kết quả triển khai của một số nước trong việc thực hiện các quy định Hiệp ước vốn Basel. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý RRHĐ của ngân hàng Woori Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020. Đưa ra các giải pháp thực hiện tốt các quy định Basel II và hướng tới Basel III cho hệ thống NHTM Việt Nam. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần lời mở đầu, phần kết luận, phụ lục, bảng biểu, biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương sau: Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Chương II: Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam Chương III: Giải pháp kiện toàn công tác quản lý rủi ro hoạt động cho hệ thống NHTM Việt Nam và ngân hàng Woori Việt Nam
  19. 8 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.1. Cách tiếp cận về rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh là hai phạm trù cặp đôi luôn song hành và không thể tách rời. Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù này. Tuy nhiên, các chuyên gia lại không có một quan điểm nhận định thống nhất về rủi ro. Allan Willett cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi” [1]. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của một số học giả. Trong một nghiên cứu của JohnHaynes và được nhắc lại một lần nữa trong cuốn Lý thuyết Bảo hiểm và Kinh tế của Irving Pfeffer [3] thì rủi ro là: “Khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”. Tuy nhiên có một quan hiểm được xem là hiện đại hơn và nhận được sự đồng tình cao là của Frank H. Knight khi ông cho rằng: “Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được” (Frank H. Knight, “Risk, Uncertainty and profit”, Boston and New York, (1921) [2]. Trong cuốn Từ điển Kinh tế học hiện đại do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành [12], rủi ro cũng được định nghĩa khá giống với quan điểm này. Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song có thể thấy rằng nó cùng đề cập đến hai đặc điểm cơ bản của rủi ro đó là: “Rủi ro là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn. Trong các khả năng xảy ra có ít nhất một khả năng đưa đến kết quả không mong muốn. Và kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro”. Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế, giữ vai trò điều phối vốn, kinh doanh tiền tệ và có sự nhạy cảm rất lớn đối với bất kỳ khó khăn nào nảy sinh trên thị trường. Mọi biến động trong nền kinh tế, xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động của ngân hàng và có thể gây nên những xáo trộn bất ngờ, dẫn đến hiệu quả kinh doanh sụt giảm. Tất cả các hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ của các ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro, việc triệt tiêu hay né tránh rủi ro là không thể mà chính việc kiểm soát, kiềm chế thậm chí chấp nhận rủi ro mới là điều
  20. 9 kiện cần thiết để đạt được kết quả hoạt động tốt dựa trên cơ sở quản trị rủi ro hiệu quả. 1.1.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải đối mặt với những rủi ro kinh tế vĩ mô như những ảnh hưởng của lạm phát hoặc suy thoái kinh tế và những rủi ro xuất phát từ cấp độ vi mô như các mối đe dọa từ những thế lực cạnh tranh chẳng hạn. Tuy nhiên các ngân hàng còn phải đối phó với nhiều loại rủi ro điển hình khác trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù của mình. Cùng với sự hội nhập tài chính sâu rộng trên toàn cầu và sự phát triển ngày càng phức tạp của hệ thống ngân hàng, những rủi ro trong ngân hàng càng trở nên đa dạng hơn, nguy cơ gây ra những ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng hơn. Việc tìm hiểu về các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi về yêu cầu quản trị và kiểm soát rủi ro đối với hoạt động ngân hàng thương mại hiện nay. Có nhiều cách phân loại rủi ro, tuy nhiên căn cứ vào nguyên nhân gây ra tổn thất, rủi ro của ngân hàng thương mại có thể được chia ra thành: (i) rủi ro tín dụng, (ii) rủi ro thị trường, (iii) rủi ro thanh khoản, (iv) rủi ro tác nghiệp (hay còn gọi là rủi ro hoạt động) và (v) các rủi ro khác. Đứng trên quan điểm của cơ quan quản lý ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018, quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM, chi nhánh NHNNg (Thông tư 13) nhằm thay thế Thông tư 44/2011/TT-NHNN về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của các TCTD, chi nhánh NHNNg. Theo đó, tại mục 9 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định rằng: “Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm thu nhập, vốn tự có dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Cũng tại mục 13 Điều 3, các loại rủi ro trọng yếu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại được xác định bao gồm: - Rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2