intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá về sự tuân thủ kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

15
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đánh giá về sự tuân thủ kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá về sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá về sự tuân thủ kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ TÌNH ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ TUÂN THỦ KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - 2021
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ TÌNH ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ TUÂN THỦ KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐẶNG BỬU KIẾM BÌNH DƯƠNG - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ TUÂN THỦ KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Bình Dương, ngày ….. tháng 12 năm 2021 Học viên Lê Thị Tình i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Trong quá trình làm luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất luận văn. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy TS. Đặng Bửu Kiếm đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Đào tạo Sau Đại Học Trường Đại học Thủ Dầu Một, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học cao học vừa qua. Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn học viên lớp Cao học CH19QT01 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận luận văn. Đồng thời xin gửi lời cám ơn đến các anh/chị đáp viên đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi khảo sát giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Bình Dương, ngày …. tháng 12 năm 2021 Học viên Lê Thị Tình ii
  5. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................ 4 1.7 Khung nghiên cứu ................................................................................... 5 1.8 Bố cục của luận văn ................................................................................ 6 Kết luận Chương 1 ............................................................................................. 6 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 7 2.1 Định nghĩa các khái niệm chính ............................................................. 7 2.1.1 Khái niệm kê khai thuế và kê khai thuế qua mạng ............................. 7 2.1.2 Sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng ................................... 8 2.1.3 Khái niệm về quản lý kê khai thuế điện tử ....................................... 10 2.2 Lý thuyết nền ........................................................................................ 11 2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action): ................ 11 2.2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ ......................................................... 13 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng của các doanh nghiệp ....................................................................................... 15 iii
  6. 2.3.1 Quan điểm doanh nghiệp về thuế ..................................................... 15 2.3.2 Chi phí tuân thủ thuế ........................................................................ 15 2.3.3 Nhận thức cơ hội trốn thuế ............................................................... 16 2.3.4 Khả năng ứng dụng công nghệ ......................................................... 16 2.3.5 Khả năng tài chính DN ..................................................................... 17 2.3.6 Kiểm tra thuế .................................................................................... 17 2.3.7 Hình phạt thuế .................................................................................. 17 2.4 Các nghiên cứu liên quan...................................................................... 18 2.4.1 Các nghiên cứu trong nước .............................................................. 18 2.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................. 21 2.4.3 Đánh giá các nghiên cứu .................................................................. 22 Kết luận Chương 2 ........................................................................................... 23 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 24 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 24 3.2 Nghiên cứu định tính ............................................................................ 25 3.2.1 Cách thức thực hiện .......................................................................... 25 3.2.2 Mô hình nghiên cứu và thang đo ...................................................... 26 3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................... 35 3.3.1 Mẫu nghiên cứu ................................................................................ 35 3.3.2 Xác định kích thước mẫu.................................................................. 35 3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin ....................................................... 36 3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................... 36 Kết luận Chương 3 ........................................................................................... 40 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................... 41 4.1 Tổng quan về kê khai thuế qua mạng tại Bình Dương ......................... 41 4.1.1 Tình hình tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạngcủa doanh nghiệp .................................................................................................... 41 iv
  7. 4.1.2 Kết quả đạt được trong quản lý kê khai thuế qua mạng tại tỉnh Bình Dương .................................................................................................... 43 4.2 Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương ...................... 46 4.2.1 Mẫu nghiên cứu ................................................................................ 46 4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo ......................................................... 48 4.2.3 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA ... 52 4.2.4 Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo ............................... 56 4.2.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................ 57 4.2.6 Thảo luận .......................................................................................... 64 Kết luận Chương 4 ........................................................................................... 67 Chương 5: KẾT LUẬN - GIẢI PHÁP ................................................................. 69 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu .................................................................. 69 5.2 Giải pháp nâng cao sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ............................................. 70 5.2.1 Giảm chi phí thuế cho doanh nghiệp ................................................ 70 5.2.2 Gia tăng khả năng ứng dụng công nghệ ........................................... 72 5.2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế ..................................................... 72 5.2.4 Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về thuế ....................... 73 5.2.5 Giải pháp về hình phạt thuế .............................................................. 73 5.2.6 Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế ............................... 74 5.3 Kết luận ................................................................................................. 75 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 78 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CQT: Cơ quan thuế CNTT: Công nghệ thông tin CBCC: Cán bộ công chức CPTT: Chi phí tuân thủ thuế CHTT: Nhận thức cơ hội trốn thuế DN: Doanh nghiệp DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ GTGT: Giá trị gia tăng HPT: Hình phạt thuế KNUDCN: Khả năng ứng dụng công nghệ KNTC: Khả năng tài chính DN KTT: Kiểm tra thuế NN: Nhà nước NSNN: Ngân sách nhà nước NNT: Người nộp thuế QH: Quốc hội QLRR: Quản lý rủi ro QLT: Quản lý thuế QDDNVT: Quan điểm DN về thuế SME: Doanh nghiệp vừa và nhỏ TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TTKKT: Sự tuân thủ kê khai thuế qua mạng vi
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Thang đo các thành phần ..................................................................... 33 Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng................................... 42 Bảng 4.2: Số thu Ngân sách Nhà nước của ngành Thuế ...................................... 45 Bảng 4.3: Kết quả công tác kiểm tra doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng tại cơ quan thuế........................................................................................................ 46 Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế .......................................... 48 Bảng 4.5 Thông tin mẫu ....................................................................................... 49 Bảng 4.6 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha .......................................... 50 Bảng 4.7 Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập ...................................... 54 Bảng 4.8 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ........................................ 55 Bảng 4.9 Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá thang đo ................................................................................................................... 56 Bảng 4.10 Kết quả phân tích tương quan Pearson ............................................... 58 Bảng 4.11 Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ................................ 59 Bảng 4.12 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ........................................... 60 Bảng 4.13 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy........... 61 Bảng 4.14: Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kiểm định giả thuyết ........................ 64 vii
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Khung nghiên cứu ................................................................................... 6 Hình 2.1: Mô hình tam giác gian lận ................................................................... 11 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 26 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................. 28 Hình 4.1 Tỷ lệ nộp hồ sơ thuế qua mạng của Tổng cục Thuế so với các tổ chức T-Van trên địa bàn tỉnh Bình Dương ............................................................. 43 Hình 4.2. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa .................................................................. 62 viii
  11. Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Hiện nay ngành thuế đang triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, dịch vụ thuế điện tử, trong đó kê khai thuế điện tử là một trong những chương trình trọng điểm của Chiến lược cải cách hệ thống thuế từ 2011 đến nay. Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý trong xu thế hội nhập của nền kinh tế; giải quyết được bài toán nguồn nhân lực quản lý thuế có hạn nhưng số lượng người nộp thuế gia tăng nhanh chóng hàng năm luôn là một thách thức không nhỏ đối với ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Bình Dương nói riêng. Kê khai thuế điện tử là việc người nộp thuế kê khai và nộp hồ khai thuế cho cơ quan thuế thông qua mạng Internet. Thực hiện kê khai thuế điện tử giúp người nộp thuế có thể kê khai thuế mọi lúc, mọi nơi trong môi trường Internet; tiết kiệm được thời gian, chi phí quản lý; tạo điều kiện để DN tiếp cận giao dịch thương mại diện tử; giảm tình trạng quá tải tại cơ quan thuế mỗi khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế. Việc thực hiện kê khai thuế điện tử được Cục Thuế tỉnh Bình Dương triển khai từ năm 2013 đến nay. Theo Cục Thuế tỉnh Bình Dương, toàn địa bàn tính đến nay có 42.695 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, trong đó số DN thực hiện kê khai thuế qua mạng internet chiếm tỷ lệ lên đến 100%. Điều này đã giúp tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội và giúp cho ngành Thuế tỉnh Bình Dương giảm áp lực phải thu nhận hồ sơ giấy, giảm thiểu công việc nhận và nhập thủ công các hồ sơ thuế. Thêm vào đó, những ưu điểm của hệ thống dịch vụ thuế điện tử đã mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp như: hỗ trợ nhiều tài khoản cho các chức danh khác nhau, cho phép thực hiện toàn bộ quy trình dự thảo, phê duyệt và ký điện tử hồ sơ thuế trên hệ thống, không cần các bước in, ký trên giấy trước khi ký điện tử. Đặc biệt, hệ thống dịch vụ thuế điện tử thân thiện với người 1
  12. dùng, tương thích với cách sử dụng các hệ thống khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, do đó doanh nghiệp không tốn thêm chi phí đào tạo khi chuyển sang hệ thống mới. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong những năm qua, dù các cơ quan quản lý đã có rất nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát quá trình thực hiện kê khai thuế điện tử của các đối tượng nộp thuế nhưng tình trạng trốn thuế vẫn diễn ra phức tạp và tinh vi (Báo cáo các thông tin không đầy đủ và chính xác; khai gian lận thuế...). Theo báo cáo kết quả công tác thuế năm 2020 của Cục Thuế tỉnh Bình Dương thì số thuế truy thu và phạt đối với các doanh nghiệp sai phạm gia tăng với tỷ lệ khá cao 10.25% so năm 2019 (Cục Thuế tỉnh Bình Dương, 2021). Tình trạng này đã gây ra nhiều tác động tiêu cực như làm gây thất thu cho ngân sách NN; làm mất bình đẳng trong cạnh tranh và hoạt động kinh doanh; ảnh hưởng tới vai trò điều tiết vĩ mô của NN thông qua công cụ thuế,... Trong thời gian qua, để ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ nộp thuế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dưới sự chỉ đạo của Tổng Cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Bình Dương đã chú trọng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Và kết quả thu được phần nào đã góp phần nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế và tăng thu cho Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hiệu quả công tác vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của ngành. Do đó để hiểu về sự tuân thủ thuế kê khai thuế qua mạng của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp thì đề tài “Đánh giá về sự tuân thủ kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” của tác giả là hết sức cần thiết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở đánh giá về sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất giải pháp để nâng 2
  13. cao sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu thứ nhất: sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương cùng các yếu tố tác động. Mục tiêu thứ hai: Đề xuất giải pháp nâng cao sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau: Câu hỏi thứ nhất: sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào và chịu tác động của những yếu tố nào? Câu hỏi thứ hai: giải pháp nào giúp nâng cao sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương? 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Đối tượng khảo sát là kế toán trưởng, kế toán làm nhiệm vụ kế toán của doanh nghiệp thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Dương quản lý đang thực hiện kê khai thuế qua mạng. Phạm vi nghiên cứu: 3
  14. - Về không gian: nghiên cứu doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Dương quản lý. - Về thời gian: Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2021. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: thực hiện thông qua 2 bước chủ yếu: (1): Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và các quy định của pháp luật, dữ liệu thứ cấp về sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng của các DN để đưa ra bảng dự thảo câu hỏi. (2): Sử dụng phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia, phát phiếu khảo sát thử một số doanh nghiệp thực hiện thủ tục kê khai thuế qua mạng của các DN. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng được thực hiện với kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện là doanh nghiệp thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Dương quản lý đang thực hiện kê khai thuế qua mạng thông qua bảng câu hỏi khảo sát đã được hiệu chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính. Dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá thang đo bằng công cụ phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach ‘Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis), mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Từ kết quả khảo sát để thu thập và phân tích, đánh giá tác động của các yếu tố. 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Một là, hệ thống hóa các lý thuyết về các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Hai là, phát triển hệ thống thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng của các DN, bổ sung vào hệ thống thang đo của các công trình nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam. 4
  15. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài hướng đến mục tiêu sử dụng phân tích định lượng nhằm xác định đâu là yếu tố tác động và mức độ tác động tới sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc nâng cao sự tuân thủ kê khai thuế qua mạng của các DN. Kỳ vọng rằng kết quả nghiên cứu đạt được có thể được ứng dụng vào thực tiễn nâng cao sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng của các DN. 1.7 Khung nghiên cứu Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu nước ngoài Đánh giá các Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu Định nghĩa các khái niệm chính Lý thuyết nền Các nhân tố ảnh hưởng sự tuân thủ kê khai thuế qua mạng của các DN Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Xử lí trên phần mềm SPSS theo trình tự Thiết kế nghiên cứu: định sau: tính và định lượng Bước 1: Mã hóa và làm sạch dữ liệu ➔ Mô hình nghiên cứu và thang đo Bước 2: Sử dụng phương pháp thống kê ➔ Phương pháp xử lý dữ liệu,… mô tả để mô tả đặc điểm mẫu khảo sát dựa trên dữ liệu sau khi mã hóa và làm sạch Bước 3: Phân tích độ tin cậy Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá (EFA). luận Bước 5: Kiểm định các giả thuyết của mô hình và độ phù hợp tổng thể của mô hình thông qua phân tích tương quan và Nhận xét & đánh giá tiến hành hồi quy bội. Chương 5: Kết luận – giải pháp Hình 1.1 Khung nghiên cứu 5
  16. 1.8 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và các phụ lục, bố cục của nghiên cứu gồm 05 chương: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận – Giải pháp Kết luận Chương 1 Chương 1 giới thiệu lý do chọn đề tài xuất phát từ thực tiễn. Trong chương này tác giả đã giới thiệu sơ nét về mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đồng thời giới thiệu sơ nét phương pháp nghiên cứu để cho người đọc có cái nhìn tổng quan hơn. Các lý thuyết liên quan đến đề tài sẽ được trình trong chương 2. 6
  17. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Định nghĩa các khái niệm chính 2.1.1 Khái niệm kê khai thuế và kê khai thuế qua mạng Khái niệm kê khai thuế: Là việc người nộp thuế trình bày các số liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế. Kê khai thuế là nghĩa vụ mà tất cả người nộp thuế (tổ chức, cá nhân) có hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện. Theo đó, việc kê khai thuế phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Người khai thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đầy đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Khái niệm kê khai thuế qua mạng: Kê khai thuế qua mạng là hình thức giao dịch điện tử giữa người nộp thuế và cơ quan thuế, một trong những giao dịch đã được pháp luật quy định, đây là hình thức giao dịch văn minh, hiện đại. Theo Jen-Ruei Fu (2005), khai thuế qua mạng là một ứng dụng quan trọng, bao gồm các quy trình liên kết tự động trong khai thuế nhằm cải thiện hiệu quả trong thu thập và xử lý thông tin khai thuế. Cải thiện dịch vụ khai thuế đồng thời giảm chi phí kê khai thuế đối với NNT và CQT. Tại quan điểm của Việt Nam, kê khai thuế qua mạng internet là việc doanh nghiệp kê khai thuế trên máy vi tính của mình và gửi bằng mạng internet, mà không phải gửi qua đường bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp hồ sơ bằng giấy cho CQT. Kê khai thuế qua mạng là hình thức giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với CQT, một trong những hình thức giao dịch được pháp luật về thuế quy định, đây là hình thức giao dịch văn minh, hiện đại. 7
  18. Tóm lại kê khai thuế qua mạng là hoạt động giao dịch trong thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế được thực hiện bằng phương tiện điện tử, trong đó các chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế là thông điệp dữ liệu điện tử về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong lĩnh vực thuế nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của NNT với CQT. 2.1.2 Sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng Andreoni và ctg (1998) cho rằng việc tuân thủ thuế nên được định nghĩa là sự sẵn lòng của người nộp thuế, sự chấp hành pháp luật về thuế để có được trạng thái cân bằng nền kinh tế của một quốc gia. Một định nghĩa rộng hơn của việc tuân thủ thuế, được xác định bởi Song và Yarbrough (1978) hoạt động của hệ thống thuế Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào tự đánh giá và tuân thủ tự nguyện, có thể do quan điểm cho rằng, tuân thủ thuế cần được xác định như khả năng của người nộp thuế và sẵn sàng thực hiện theo pháp luật thuế được xác định bởi đạo đức, môi trường pháp lý và yếu tố tình huống khác tại một thời gian, địa điểm cụ thể. Tương tự như vậy, tuân thủ thuế cũng được xác định bởi một số cơ quan thuế như khả năng và sự sẵn sàng của người nộp thuế thực hiện theo quy định của pháp luật thuế, kê khai thu nhập chính xác trong mỗi năm và nộp thuế đúng hạn (IRS, 2009). Việc tuân thủ thuế là hành vi của người nộp tờ khai thuế, kê khai tất cả thu nhập chịu thuế chính xác và thanh toán tất cả các loại thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà không cần phải chờ đợi, theo dõi hành động từ cơ quan có thẩm quyền (Singh, 2003). Quan điểm rộng hơn của việc tuân thủ thuế đòi hỏi một mức độ trung thực, kiến thức về thuế đầy đủ và khả năng sử dụng kiến thức này kịp thời, chính xác, để hồ sơ có thể chuẩn bị đầy đủ hoàn thuế và các giấy tờ liên quan về thuế 8
  19. Singh và Bhupalan (2001), McBarnet (2001) đề nghị tuân thủ thuế nên được nhìn nhận trong ba cách: (i) Tuân thủ một cách tuyệt đối là người nộp thuế tự nguyện nộp thuế mà không có khiếu nại; (ii) Tuân thủ có điều kiện là miễn cưỡng nộp thuế; (iii) Tuân thủ có tính sáng tạo bằng cách thể hiện khả năng có thể áp dụng các quy định trong luật thuế để xác định lại thu nhập, chi phí chịu thuế. Ở góc độ chi tiết hơn, Singh (2003) cho rằng tuân thủ thuế là hành động của một người nộp tờ khai thuế, công khai chính xác tất cả các khoản thu nhập chịu thuế và thanh toán tất cả các khoản thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà không phải chờ đợi hành động của cơ quan thuế. Trên cơ sở đó, tuân thủ thuế được tách biệt thành 2 quan điểm: tuân thủ quan điểm về quản lý hành chính và tuân thủ theo quan điểm hoàn thành chính xác tờ khai thuế. Tuân thủ theo quan điểm quản lý hành chính bao gồm đăng ký và thông báo với cơ quan thuế tình trạng của người nộp thuế, nộp tờ khai thuế mỗi năm (nếu cần) và tuân thủ khuôn khổ về thời gian thanh toán theo yêu cầu (Chow, 2004; Harris, 1989). Tuân thủ thuế không phải là một quá trình tự thân mà trái lại, nó chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài. Allingham & Sandmo (1972), Spicer & Lundstedt (1980), Lewis (1982) và Andreoni & Ctg (1998) mô tả các đặc điểm và giải thích tuân thủ thuế là kết quả của tương quan giữa các biến bao gồm nhận thức về sự công bằng, hiệu quả và sự tương tác giữa chúng. Tóm lại, tuân thủ thuế sự tuân thủ thuế trong kê khai thuế qua mạng là một khái niệm rộng và có thể được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm tài chính công, kinh tế học, pháp lý và cũng có thể là tâm lý học. Theo đó sự tuân thủ kê khai thuế là hành vi chấp hành khai thuế, công khai chính xác tất cả các khoản thu nhập chịu thuế và thanh toán tất cả các khoản thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà không phải chờ đợi hành động của cơ quan thuế. 9
  20. 2.1.3 Khái niệm về quản lý kê khai thuế điện tử Khái niệm chung về quản lý đó là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định trước. Quản lý thuế là một bộ phận của quản lý hành chính nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Như vậy, chủ thể của quản lý thuế là cơ quan thuế các cấp, đối tượng quản lý thuế là người nộp thuế. Người nộp thuế theo Luật quản lý thuế được hiểu là: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay cho người nộp thuế. (Quốc Hội, 2006) Quản lý kê khai thuế là một nội dung của chu trình quản lý thuế là việc cơ quan thuế thực hiện việc tiếp nhận thông tin, giám sát và kiểm tra việc tính thuế, khai thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật. Quản lý kê khai thuế chính là việc xác định cho đúng và đủ người nộp thuế nào phải tự kê khai thuế, kê khai các loại thuế nào và kê khai như thế nào, xác định NNT đã thực hiện và chưa thực hiện các nghĩa vụ kê khai thuế để đôn đốc nhắc nhở NNT kê khai thuế đúng thời hạn, xác định tính logic, 10 hợp lý của các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế và cả những trường hợp nào không tự kê khai thuế mà cơ quan thuế phải tính thuế, ấn định thuế và thông báo thuế. (Quốc Hội, 2005) Bản chất của hoạt động quản lý kê khai thuế là hoạt động của của cơ quan thuế ghi nhận, phản ánh, theo dõi tình hình nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế và phân tích, đánh giá tính chính xác, đúng pháp luật của hồ sơ khai thuế (Quốc Hội, 2005). Vị trí của công tác quản lý kê khai thuế trong chu trình quản lý thuế được thể hiện như sau: 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2