intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện marketing mix để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

54
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu là làm sáng tỏ việc áp dụng Marketing Mix vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từ đó phân tích đánh giá thực trạng, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của quá trình kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện marketing mix để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN HOÀNG ĐÔN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING MIX ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN HOÀNG ĐÔN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING MIX ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2015
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) TS. Nguyễn Đình Lu ận Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 08 tháng 02 năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS. Trương Quang Dũng Chủ tịch 2 TS. Trần Anh Minh Phản biện 1 3 TS. Võ Tấn Phong Phản biện 2 4 PGS. TS. Bùi Lê Hà Ủy viên 5 TS. Nguyễn Quyết Thắng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TS. Trương Quang Dũng
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tp. HCM, ngày… tháng 02 năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Hoàng Đôn Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1971 Nơi sinh: Tp.HCM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1341820013 I- Tên đề tài: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING MIX ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM II- Nhiệm vụ và nội dung: - Trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu là làm sáng tỏ việc áp dụng Marketing Mix vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từ đó phân tích đánh giá thực trạng, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của quá trình kinh doanh - Đề xuất giải pháp Marketing Mix để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 27 tháng 07 năm 2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 20 tháng 01 năm 2015 V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Đình Lu ận CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) Ts. Nguyễn Đình Luận
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên c ứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đư ợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đư ợc chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Hoàng Đôn
  6. ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến: Quý Thầy, Cô Trường Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại Trường, đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Đình Luận đã hướng dẫn tận tình về phương pháp khoa học và nội dung đề tài. Xin cám ơn Ban Giám Đốc và các Anh/Chị trong Tổng công ty Giấy Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù tôi đã hết sức cố gắng hoàn thiện luận văn, tiếp thu ý kiến đóng góp của Thầy hướng dẫn và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu song cũng không th ể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi từ quý Thầy, Cô và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn. Nguyễn Hoàng Đôn
  7. iii TÓM TẮT Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện Marketing Mix để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam” được tiến hành với những mục tiêu là làm sáng tỏ việc áp dụng Marketing Mix vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từ đó đề xuất giải pháp Marketing Mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã phân tích thực trạng áp dụng mô hình 4P của Tổng công ty giấy Việt Nam, và chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của Tổng công ty trong quá trình kinh doanh. Qua việc phân tích này ta thấy tuy Tổng công ty giấy Việt Nam có nhiều thương hiệu giấy rất nổi tiếng nhưng với tình hình hiện nay Tổng công ty đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức từ môi trường bên ngoài mang lại và từ những yếu kém trong nội tại doanh nghiệp. Trên nền tảng sự phân tích này, tác giả đã lấy đó để làm căn cứ xây dựng những nhóm giải pháp góp phần khắc phục và hạn chế những yếu điểm của Tổng công ty nhằm giúp Tổng công ty tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong thời gian tới.
  8. iv ABSTRACT The Subject: "The solution of Marketing Mix to enhance the competitiveness of Vietnam Paper Corporation" was conducted with the goal of clarifying the application of the Marketing Mix in enterprise production and business, then propose solutions to Marketing Mix to enhance the competitiveness of Vietnam Paper Corporation. During the study, the authors analyze the actual application of the 4Ps in Vietnam Paper Corporation, and point out the strengths, weaknesses, opportunities and threats of the corporation in the business process. Through this analysis, I realized that Vietnam Paper Corporation has many well-known brands of paper but the current situation of the Corporation is facing many challenges from the external environment and it has many weaknesses in internal enterprise. On the basis of this analysis, the authors have taken it as a basis for building solutions to contribute to overcoming the weaknesses and the limitations of the Corporation. This is to help corporations strengthen their competitiveness on the market in the future.
  9. v MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .... ....................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ...... ....................................................................................................... 1 2. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 2 3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài.............................. 3 3.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 3 3.2. Nội dung............................................................................................................. 3 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 4 5. Bố cục của luận văn ............................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN MARKETING MIX ............................................. 7 1.1. Một số vấn đề chung về Marketing mix trong sản xuất kinh doanh............. 7 1.1.1. Khái niệm Marketing mix ................................................................................ 7 1.1.1.1. Khái niệm liên quan về Marketing................................................................ 7 1.1.1.2. Định nghĩa Marketing ................................................................................... 8 1.1.1.3. Khái niệm Marketing mix ............................................................................. 8 1.1.2. Tầm quan trọng của Marketing mix trong sản xuất kinh doanh ...................... 8 1.1.3. Đặc điểm hoạt động Marketing mix ................................................................ 9 1.1.4. Các hình thức Marketing mix trong sản xuất................................................... 9 1.1.4.1. Chính sách sản phẩm (Product) .................................................................... 9 1.1.4.2. Chính sách giá (Price) ................................................................................. 14 1.1.4.3. Chính sách phân phối (Place)...................................................................... 16 1.1.4.4. Chính sách xúc tiến (Promotion) ................................................................ 20 1.2. Căn cứ xây dựng Marketing mix trong sản xuất kinh doanh ...................... 23 1.2.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................. 23 1.2.2. Cơ sở thực tế .................................................................................................. 25 1.2.3. Tiêu chí đánh giá............................................................................................ 26 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing mix trong sản xuất kinh doanh....... 26 1.4. Quản trị Marketing mix trong sản xuất kinh doanh ..................................... 27
  10. vi 1.4.1. Quy trình ........................................................................................................ 27 1.4.2. Quản lý và kiểm soát Marketing mix trong sản xuất kinh doanh .................. 29 1.5. Kinh nghiệm quản lý Marketing mix trong sản xuất kinh doanh .............. 29 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM................................................................................. 31 2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam .......... 31 2.1.1. Tổng quan về công ty..................................................................................... 31 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty Giấy Việt Nam.................. 31 2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động của Tổng công ty .................. 35 2.1.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lỗi ............................................................... 37 2.1.1.5. Nguồn nhân lực của công ty ....................................................................... 38 2.1.2. Bối cảnh kinh tế xã hội và kinh doanh ngành giấy ........................................ 41 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam............... 44 2.1.3.1 Đặc điểm sản phẩm của tổng công ty giấy Việt Nam.................................. 44 2.1.3.2. Về công nghệ sản xuất ................................................................................ 45 2.1.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty giai đoạn 2009 - 2013.......................................................................................................................... 47 2.2. Thực trạng triển khai Marketing mix tại Tổng công ty giấy Việt Nam ..... 50 2.2.1. Trong khâu nghiên cứu thị trường ................................................................. 51 2.2.2. Trong khâu định giả sản phẩm ....................................................................... 52 2.2.3. Trong khâu phân phối .................................................................................... 53 2.2.4. Trong khâu xúc tiến hỗn hợp ......................................................................... 55 2.3. Phân tích áp lực cạnh tranh từ mô hình 5 lực lượng của Michael Porter....... ............................ 57 2.3.1. Đối thủ cạnh tranh.......................................................................................... 57 2.3.2. Đối thủ tiềm ẩn............................................................................................... 59 2.3.3. Sản phẩm thay thế .......................................................................................... 59 2.3.4. Khách hàng..................................................................................................... 60
  11. vii 2.3.5. Nhà cung cấp.................................................................................................. 61 2.4. Phân tích năng lực cạnh tranh theo mô hình benchmark ............................. 62 2.5. Phân tích khả năng cạnh tranh theo mô hình SWOT ................................... 64 2.6. Những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động Marketing - mix của tổng công ty giấy Việt Nam. .......................................................................................... 66 2.6.1 Điểm mạnh ...................................................................................................... 66 2.6.2. Điểm yếu ........................................................................................................ 66 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 67 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING MIX ĐỂ NÂNG CAO ............................ 68 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM ..... 68 3.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng công ty giấy Việt Nam ............................ ..................................................................................................... 68 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và ngành giấy Việt Nam .......................... 68 3.1.2. Mục tiêu phát triển của Tổng công ty giấy Việt Nam.................................... 68 3.1.2.1. Mục tiêu ...................................................................................................... 68 3.1.2.2. Dự báo nhu cầu phát triển sản phẩm giấy................................................... 69 3.1.3. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam73 3.2. Giải pháp Marketing mix để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam..................................................................................................... 74 3.2.1. Giải pháp Marketing mix ............................................................................... 74 3.2.1.1. Giải pháp về sản phẩm ................................................................................ 74 3.2.1.2. Giải pháp về giá .......................................................................................... 78 3.2.1.3. Giải pháp về thị trường ............................................................................... 81 3.2.1.4. Giải pháp về phân phối .............................................................................803 3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ ....................................................................................... 84 3.2.2.1. Huy động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả............................................. 84 3.2.2.2. Nâng cao khả năng liên kết hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài và đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế............................................................................. 85
  12. viii 3.2.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ...................................................................... 85 3.2.2.4. Giải pháp về đầu tư công nghệ.................................................................... 86 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 88 Kết luận .............. ..................................................................................................... 88 Kiến nghị ............ ..................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................911
  13. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động 2. BHXH: Bảo hiểm xã hội 3. BHYT: Bảo hiểm y tế 4. CBCNV: Cán bộ công nhân viên 5. CBVC: Cán bộ viên chức 6. DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước 7. PCCN: Phòng chống cháy nổ 8. PR: Public Relation – Quan hệ công chúng 9. LĐ: Lao độ ng 10. LH XNK GD: Liên Hiệp Xuất Nhập khẩu Gỗ Diêm 11. LH SX-XNK GD: Liên Hiệp Sản xuất - Xuất Nhập khẩu Gỗ Diêm 12. SWOT: Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats 13. VSLĐ: Vệ sinh lao động 14. TCT GVN: Tổng công ty Giấy Việt Nam
  14. x DANH MỤC CÁC BẢNG – SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH 1. Bảng 1.1. Một số công cụ khuyến mãi 2. Bảng 2.1. Các giải thưởng của tổng công ty Giấy Việt Nam 3. Bảng 2.2. Tình hình sử dụng lao động của tổng công ty giấy Việt Nam (từ năm 2009 đến 2013) 4. Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam 5. Bảng 2.4. Sự biến động của các chỉ tiêu tổng hợp hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam (2009 - 2013) 6. Bảng 2.5. Bốn công ty sản xuất giấy lớn nhất Việt Nam 7. Bảng 3.1. Dự đoán giá trị sản lượng giấy từ năm 2015 - 2020 8. Hình 1.2. Sơ đồ tiến trình Quản trị Marketing của Philip Kotler 9. Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty VINAPACO 10. Hình 2.2. Dây chuyền công nghệ của tổng công ty giấy Việt Nam 11. Hình 2.3. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng của Tổng công ty Giấy Việt Nam 12. Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống phân phối của tổng công ty giấy Việt Nam 13. Biểu đồ 2.1. Thị phần giấy in viết của tổng công ty giấy Việt Nam năm 2011
  15. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm gia tăng sự liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước, nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng về khoa học – công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút. “Các công ty đang phải chạy đua với nhau trên một tuyến đường với những biển báo và luật lệ luôn thay đổi, không có tuyến đích, không có chiến thắng vĩnh cửu. Họ buộc phải không ngừng chạy đua và hy vọng là mình đang chạy theo đúng hướng mà công chúng mong muốn”. Marketing là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận của hàng hoá - dịch vụ từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển thị trường. Marketing còn áp dụng trong nhiều lĩnh vực xã hội. Philip Kotler đã viết: “Trong thế giới phức tạp ngày nay, tất cả chúng ta đều phải am hiểu marketing. Khi bán một chiếc máy bay, tìm kiếm việc làm, quyên góp tiền cho mục đích từ thiện, hay tuyên truyền một ý tưởng, chúng ta đã làm marketing... Kiến thức về marketing cho phép xử trí khôn ngoan hơn ở cương vị người tiêu dùng, dù là mua kem đánh răng, một con gà đông lạnh, một chiếc máy vi tính hay một chiếc ô tô... Marketing đụng chạm đến lợi ích của mỗi người chúng ta trong suốt cả cuộc đời” Vậy làm thế nào để doanh nghiệp luôn đứng vững trên thương trường với thế tự chủ? Đó là các doanh nghiệp phải có Marketing Mix riêng cho doanh nghiệp của họ. Đặc biệt là phải áp dụng Marketing Mix một cách hiệu quả nhất. Đây là sự cần thiết cho doanh nghiệp nhằm mục đích bước vào thị trường xác định và cạnh tranh nhiều hơn là các doanh nghiệp hiện có.
  16. 2 2. Lý do chọn đề tài Giấy là sản phẩm không thể thiếu trong đời sống của con người, nhu cầu sử dụng giấy của xã hội rất đa dạng, không chỉ dừng lại trong phạm vi học hành, thương mại bao bì sản phẩm, giấy còn sử dụng ngày càng lớn cho nhu cầu sinh hoạt, thậm chí giấy còn tham gia vào làm vật liệu cho xây dựng, … Giấy được làm ra từ dẫn xuất cenlulo có chủ yếu trong gỗ cùng với các hóa chất và công nghệ sản xuất. Tuy nhiên trước điều kiện rừng ngày càng thu hẹp, công nghệ thay đổi nhanh, giá cả các hóa chất đầu vào biến động lớn và chủ yếu là nhập ngoại, trong khi đòi h ỏi nhu cầu về giấy chất lượng cao và đa dạng cuả xã hội cũng thay đổi ngày càng lớn, cạnh tranh trong ngành giấy ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, công nghệ yếu kém, thị trường sức mãi lực không cao lâm vào tình trạng lỗ lã, phá sản, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến là do thiếu điều nghiên nhu cầu thị trường, sản phẩm kém đa dạng, chất lượng sản phẩm thấp, chính sách phân phối dịch vụ hậu mãi tồi tệ... Marketing mix không phải là phạm trù xa lạ đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam trong thời gian qua, việc nhận thức marketing hỗn hợp tại các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt tại các doanh nghiệp ngành giấy vẫn còn rất hời hợt, sự thiếu quan tâm, đầu tư chưa đúng mức đã dẫn đến làm doanh thu biến động thất thường, số lượng khách hàng sụt giảm. Trên quan điểm đầu tư phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp kết hợp với phát triển công nghệ, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn trong việc sử dụng các yếu tố marketing cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất, cũng như nâng cao giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện marketing mix để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh.
  17. 3 3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục t iêu Trên cơ sở xác định vị trí, vai trò của Tổng công ty Giấy Việt Nam thông qua hoạt động kinh doanh đối với sự phát triển kinh tế. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp này về mặt lý luận là làm sáng tỏ việc áp dụng marketing mix vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đồng thời về mặt thực tiễn đề tài cũng đưa ra m ột số giải pháp, lối đi, hướng giải quyết trong quản trị marketing mix nhằm giải quyết những bế tắc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. 3.2. Nội dung Nghiên cứu này chỉ tập trung vào hoạt động marketing mix của công ty Giấy Việt Nam. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp chung Sử dụng phương pháp phân tích định tính, phân tích định lượng, kết hợp với các phương pháp đối chiếu - so sánh, phân tích - tổng hợp… nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo thường niên, bản công bố thông tin, cơ quan thống kê, tạp chí... kết hợp bảng phỏng vấn chuyên gia để đánh giá những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động Marketing Mix tại công ty giấy Việt Nam. Từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện cho dịch vụ marketing của công ty giấy Việt Nam. 3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các tiêu chí như: tần suất, tỷ lệ, số trung bình, ... và phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối để phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra tác giả còn sử dụng công cụ 4P để phấn tích hoạt động marketing mix. Bên cạnh đó còn s ử dụng ma trận SWOT để đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix cho công ty.
  18. 4 4. Phạm vi nghiên cứu Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã… Năm 1912, nhà máy sản xuất giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ (dưới 20.000 tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn Điểm; Nhà máy giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai v.v. Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm. Giai đoạn 1982-1990 có hai dây chuyền sản xuất giấy lớn được đưa vào vận hành là dây chuyền sản xuất giấy in báo của giấy Tân Mai có công suất 45.000 tấn/năm và Nhà máy Giấy Bãi Bằng chuyên sản xuất giấy trắng có công suất 55.000 tấn/năm. Nhờ có sự ra đời, nâng cấp và dần dần đi vào nề nếp của hai con chim đầu đàn này đã giúp cho ngành gi ấy việt Nam vươn tới con số 90.000 tấn năm 1994 và. Mở đâu một thời kỳ tăng trưởng cao của ngành giấy, toàn ngành đạt được 215.000 tấn năm 1995. Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2008 (sản lượng năm 2008 trên 1.000.000 tấn/năm), tuy nhiên vẫn chỉ đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau sản phâm giấy được chia thành 4 nhóm: Nhóm 1: Giấy dùng cho in, viết (giấy in báo, giấy in và viết… Nhóm 2: Giấy dùng trong công nghiệp (giấy bao bì, giấy chứa chất lỏng …) Nhóm 3: Giấy dùng trong gia đình (giấy ăn, giấy vệ sinh…) Nhóm 4: Giấy dùng cho văn phòng (giấy fax, giấy in hóa đơn…) Hiện nay ở Việt Nam chỉ sản xuất được các loại sản phẩm như giấy in, giấy in báo, giấy bao bì công nghiệp, giấy vàng mã, giấy vệ sinh, giấy tissue còn các loại
  19. 5 giấy và các tông kỹ thuật cao như giấy kỹ thuật điện - điện tử, giấy sản xuất thuốc lá, giấy in tiền, giấy in tài liệu bảo mật vẫn chưa sản xuất được. Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết, thời gian gần đây, năng lực sản xuất bột giấy của Việt Nam tăng rất nhanh. Sản lượng bột giấy sản xuất trong nư ớc năm 2010 đạt 345.900 tấn; năm 2011 đạt 373.400 tấn. Năm 2012, sản lượng bột giấy nước ta thiết lập mức tăng trưởng khủng, cao hơn 30% so với năm 2011, đạt tới 484.300 tấn. Tuy nhiên, với khối lượng này mới đáp ứng được một nửa nhu cầu cho ngành sản xuất giấy, bởi vậy hàng năm nước ta vẫn còn phải nhập khẩu lượng bột giấy và các sản phẩm giấy với lượng gần bằng sản lượng trong nước. Năm 2013, sản lượng giấy trong nước dự kiến đạt 2,18 triệu tấn giấy các loại, tăng 17,7% so với năm 2012. Cộng thêm khoảng 1 ,3 triệu tấn giấy nhập khẩu, thì nguồn cung giấy tại thị trường trong nước sẽ khá dồi dào. Năm 2013, nhu cầu tiêu dùng giấy các loại của cả nước đạt trên 3 triệu tấn, tăng nhẹ so với mức tiêu thụ của năm 2012 (là 2,9 triệu tấn). Do sản xuất trong nước chư a đáp ứng đủ nhu cầu, nên trong năm 2013, ngành giấy dự kiến phải nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn giấy, trị giá 1.350 triệu USD, bao gồm bột giấy, giấy in báo, giấy bao bì công nghiệp… Mức này cũng tương đương với tổng 1,216 triệu tấn giấy các loại nhập khẩu trong năm 2012 với trị giá 1,164 triệu USD. VPPA khuyến cáo, các DN trong nước muốn cạnh tranh phải nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu ổn đị nh dưới hình thức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng rừng. Tuy nhiên, với khả năng tài chính của phần lớn các DN hiện nay, việc huy động được vốn đề đầu tư máy móc, thiết bị vào ngành bột giấy không phải đơn giản. Bên cạnh khó khăn về tài chính, những DN sản xuất giấy từ phế liệu đang gặp nhiều bất cập như không có hóa đơn, chứng từ để chứng minh đầu vào, nhưng khi xuất hóa đơn đầu ra vẫn phải chịu thuế 10%, trong khi ở nhiều nước khác, tái chế các sản phẩm từ giấy không phải chịu thuế.
  20. 6 Nhiều DN giấy đang có nguy cơ đứng trên bờ vực phá sản, nhất là năm 2015 ngày càng tới gần, Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ được thành lập, mặt hàng giấy từ các nước trong khu vực sẽ tràn vào Việt Nam với mức thuế 0%. Nếu không nhanh chóng tìm giải pháp thì giấy Việt Na m khó đứng vững ngay trên sân nhà chứ đừng nói chuyện lấn sang “sân khách”. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước buộc phải nhanh chân hơn, tăng cường đầu tư vào dây chuyền sản xuất, tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Với những nguyên nhân đó, phạm vi của đề tài này tập trung vào tìm hiểu về Marketing cho việc sản xuất và kinh doanh các mặt hàng về giấy của Tổng công ty giấy Việt Nam để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong tương lai. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing mix trong sản xuất kinh doanh Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing mix của công ty Giấy Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện marketing mix để nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty giấy Việt Nam trong thời gian tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0