intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động trong quá trình đầu tư khu công nghiệp VSIP II của Chủ đầu tư. Trên cơ sở đó xác định, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư tại khu công nghiệp, từ đó đề xuất hàm ý quản trị nâng cao sự hài lòng nhằm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRƯƠNG CAO THẠCH GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - SINGAPORE II CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – NĂM 2021
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRƯƠNG CAO THẠCH GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - SINGAPORE II CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HÁN KHANH BÌNH DƯƠNG – NĂM 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong đề tài thu thập từ các tổ chức trong và ngoài nước, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu từ luận văn là trung thực và khách quan. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Bình Dương, tháng 9 năm 2021 Học viên Trương Cao Thạch i
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời tri ân tới Thầy Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi được có cơ hội học lớp Cao học Quản trị kinh doanh niên khóa 2018 – 2020. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy, Cô tại Viện đào tạo Sau đại học và toàn thể Quý Thầy Cô trong trường, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tại trường. Tôi vô cùng biết ơn đến TS. Nguyễn Hán Khanh, người đã tận tình, luôn sát cánh cùng tôi, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm Luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II (VSIP II) đã tạo điều kiện cho tôi thu thập dữ liệu để hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, tháng 4 năm 2021 Học viên Trương Cao Thạch ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ....................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ..................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ ix CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...................................................................... 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 3 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 3 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................... 4 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 4 1.5.1 Phương pháp định tính ................................................................................................ 4 1.5.2 Phương pháp định lượng ............................................................................................. 4 1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................ 4 1.7 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU...................................................................................... 5 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................. 7 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................................... 7 2.1.1 Lý thuyết về đầu tư và vốn đầu tư ............................................................................... 7 2.1.1.1 Khái niệm đầu tư ...................................................................................................... 7 2.1.1.2 Vai trò của đầu tư ..................................................................................................... 7 2.1.1.3 Khái niệm vốn đầu tư ............................................................................................... 8 2.1.1.4 Vai trò của vốn đầu tư .............................................................................................. 8 2.1.2 Lý thuyết về khu công nghiệp ................................................................................... 12 2.1.2.1 Khái niệm khu công nghiệp ................................................................................... 12 2.1.2.2 Các đặc trưng chủ yếu của khu công nghiệp ......................................................... 12 2.1.3 Khái niệm về sự hài lòng .......................................................................................... 13 2.1.3.1 Sự hài lòng của khách hàng ................................................................................... 13 2.1.3.2 Sự hài lòng của nhân viên ...................................................................................... 15 iii
  6. 2.1.3.3 Sự hài lòng của các nhà đầu tư ............................................................................... 16 2.1.4 Mô hình đo lường sự hài lòng ................................................................................... 17 2.1.4.1 Mô hình đo lường ................................................................................................... 17 2.1.4.2 Xây dựng các tiêu chí đo lường sự hài lòng của các nhà đầu tư ............................ 18 2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .................................................... 24 2.2.1 Các nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 24 2.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước ....................................................................................... 27 2.3 MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................. 27 2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................................... 27 2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 28 Tóm tắt Chương 2 .............................................................................................................. 31 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 32 3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 32 3.1.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 32 3.1.2 Thu thập dữ liệu ........................................................................................................ 33 3.1.2.1 Nguồn dữ liệu sơ cấp ............................................................................................. 33 3.1.2.2 Nguồn dữ liệu thứ cấp ............................................................................................ 33 3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 33 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................................... 33 3.2.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng ................................................................................ 34 3.2.3 Diễn đạt và mã hóa thang đo ..................................................................................... 34 3.2.4 Quy mô và cách chọn mẫu ........................................................................................ 37 3.2.5 Thu thập dữ liệu ........................................................................................................ 37 3.2.6 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................. 37 3.2.6.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Croncbach’s Alpha.............................................. 37 3.2.6.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................... 38 Tóm tắt Chương 3 .............................................................................................................. 38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 39 4.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ KHU CÔNG NGHIỆP VSIP II................................................................................................................................ 39 4.1.1 Tổng quan về tỉnh Bình Dương................................................................................. 39 4.1.2 Tổng quan về Khu công nghiệp VSIP II ................................................................... 41 4.1.3 Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp VSIP II .................................. 44 4.1.3.1 Tổng quan vốn đầu tư qua các năm từ 2017 – 2020 .............................................. 44 iv
  7. 4.1.3.2 Tình hình thuê và sửa dụng đất tại Khu công nghiệp VSIP II ............................... 46 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 47 4.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu............................................................................................... 47 4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các nhà đầu tư tại Khu công nghiệp VSIP II ................................................................................................... 50 4.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá .................................................................................. 50 4.2.2.2 Kiểm định độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha ................................................ 54 4.2.1.3 Sự hài lòng của các nhà đầu tư tại Khu công nghiệp VSIP II................................ 59 4.3 Đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các nhà đầu tư tại Khu công nghiệp VSIP II ...................................................................... 60 4.4 Đánh giá sự khác biệt về sự hài lòng của các nhà đầu tư theo các đặc điểm cá nhân .................................................................................................................................... 63 4.4.1 Đánh giá sự khác biệt về giới tính............................................................................. 63 4.4.2 Đánh giá sự khác biệt về quốc tịch ........................................................................... 64 Tóm tắt Chương 4 .............................................................................................................. 65 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP VSIP II .................... 66 5.1 Định hướng và mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương ........................................................................................................................ 66 5.2 Hàm ý quản trị .............................................................................................................. 66 5.2.1 Nâng cao “Thương hiệu địa phương” ....................................................................... 67 5.2.2 Đẩy mạnh yếu tố “Chính sách đầu tư” ...................................................................... 68 5.2.3 Hoàn thiện “Cơ sở hạ tầng” ...................................................................................... 69 5.2.4 Nâng cao chất lượng “Nguồn nhân lực” ................................................................... 70 5.2.5 Nâng cao “Chất lượng dịch vụ công” ....................................................................... 72 5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 73 5.3.1 Hạn chế cuả luận văn ................................................................................................ 73 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................................... 73 Tóm tắt Chương 5 .............................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 75 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 1 v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh ANOVA Phân tích phương sai Analysis of Variance Chỉ số hài lòng của khách European Customer ECSI hàng châu Âu Satisfaction Index Exploratory Factor EFA Phân tích nhân tố khám phá Analysis FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment KMO Hệ số phân tích nhân tố Kaiser-Meyer-Olkin Phương pháp bình phương OLS Ordinary least square nhỏ nhất Chỉ số năng lực cạnh tranh Provincial Competitiveness PCI cấp tỉnh Index Phần mềm thống kê trong Statistical Package for the SPSS lĩnh vực khoa học, xã hội Social Sciences. Phòng Thương mại và Vietnam Chamber of VCCI Công nghiệp Việt Nam Commerce and Industry vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CN Công nghiệp CNH Công nghiệp hóa DN Doanh nghiệp HĐH Hiện đại hóa KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân VSIP II Việt Nam –Singapore II vii
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Bảng mã hóa cấu trúc bảng hỏi và thang đo .................................................. 35 Bảng 4.1 Bảng thống kê theo giới tính ......................................................................... 47 Bảng 4.2 Bảng thống kê theo quốc tịch ........................................................................ 49 Bảng 4.3 Bảng thống kê theo loại hình doanh nghiệp .................................................. 49 Bảng 4.4 Bảng thống kê theo ngành nghề hoạt động.................................................... 49 Bảng 4.5 Thống kê theo đặc điểm nhân khẩu học ........................................................ 50 Bảng 4.6 Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett ......................................................... 50 Bảng 4.7 Hệ số điều chỉnh các biến rút trích ................................................................ 52 Bảng 4.8 Ma trận xoáy nhân tố lần cuối ....................................................................... 53 Bảng 4.9 Kiểm định Cronbach’s Alpha nhóm 1 ........................................................... 54 Bảng 4.10 Kiểm định Cronbach’s Alpha nhóm 2 ......................................................... 55 Bảng 4.11 Kiểm định Cronbach’s Alpha nhóm 3 ......................................................... 56 Bảng 4.12 Kiểm định Cronbach’s Alpha nhóm 4 ......................................................... 57 Bảng 4.13 Kiểm định Cronbach’s Alpha nhóm 5 ......................................................... 57 Bảng 4.14 Kiểm định Cronbach’s Alpha nhóm 6 ......................................................... 58 Bảng 4.15 Kiểm định Cronbach’s Alpha nhóm 7 ......................................................... 58 Bảng 4.16 Kiểm định Cronbach’s Alpha nhóm 8 ......................................................... 59 Bảng 4.17 Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett nhân tố sự hài lòng ....................... 59 Bảng 4.18 Mô hình hồi quy........................................................................................... 60 Bảng 4.19 Kết quả kiểm định giả thuyết ....................................................................... 61 Bảng 4.20 Mô hình tổng thể .......................................................................................... 61 Bảng 4.21 Phân tích phương sai ANOVA .................................................................... 62 Bảng 4.22 Kiểm định Independent T-Test theo giới tính ............................................. 63 Bảng 4.23 Kiểm định Independent T-Test theo quốc tịch ............................................ 64 viii
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................... 28 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 32 Hình 4.1 Khu công nghiệp VSIP II ............................................................................... 42 Hình 4.2 Vùng quy hoạch và vị trí của VSIP II ............................................................ 43 Hình 4.3 Biểu đồ cơ cấu theo giới tính ......................................................................... 47 Hình 4.4 Mô hình hiệu chỉnh ........................................................................................ 62 ix
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đề ra nhiều chủ trương đúng đắn, nhờ vậy tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Trong các chủ trương đó, phải kể đến chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước, trong đó có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Khu công nghiệp, Khu kinh tế (sau đây gọi tắt là KKT) được hình thành là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau 20 năm triển khai xây dựng các khu công nghiệp, trong cả nước đã hình thành một mạng lưới các khu công nghiệp, và đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các địa phương, các vùng và cả nước, thể hiện vai trò đi đầu trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết việc làm và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam. Thực tế quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp Việt Nam trong 20 năm đã qua cho ta thấy những đóng góp quan trọng của khu công nghiệp trong thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động các địa phương trên cả nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những đóng góp tích cực của khu công nghiệp vào phát triển kinh tế, xã hội trong 20 năm qua đã khẳng định đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển của các khu công nghiệp ở nước ta chưa thực sự vững chắc, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp chưa đồng bộ, chưa gắn chặt với yêu cầu bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ còn yếu, liên kết kinh tế và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa cao, khả năng tạo việc làm, thu hút lao động vẫn còn nhiều hạn chế. 1
  13. Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp hay nói cách khác là nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp là một vấn đề mà Đảng và Nhà nước, các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp và nhân dân trong cả nước đã và đang rất quan tâm. Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13. Đây là tỉnh có dân số đông thứ 6 trong 63 tỉnh thành và cũng là tỉnh có tỷ lệ gia tăng dân số cơ học rất cao do có nhiều người nhập cư, hơn 50% dân số Bình Dương là dân nhập cư. Nhằm phát triển Bình Dương là trung tâm phía tây bắc về kinh tế, xã hội và công nghiệp tại đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 và 21 đã xác định rõ mục tiêu: “Chủ động nắm thời cơ tranh thủ xây dựng các dự án đầu tư để phát triển những cơ sở sản xuất công nghiệp mới, hình thành khu công nghiệp tập trung và đầu tư cơ sở hạ tầng vào khu vực này để thu hút, đón nhận đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước”. Từ chủ trương trên, trong những năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp tập trung phù hợp với các điều kiện thực tế của địa phương, đồng thời tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm kêu gọi và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh – đặc biệt là Khu công nghiệp Vsip II tỉnh Bình Dương. Theo báo cáo của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến hết năm 2019 toàn tỉnh đã có 7 khu công nghiệp được Thủ tướng chính phủ phê duyệt vào danh mục các khu công nghiệp tập trung đến năm 2020, định hướng 2025. Hiện nay đã có 01 khu công nghiệp đã xây dựng xong hạ tầng đi vào hoạt động, với 47 dự án thứ cấp, 2 khu công nghiệp đang làm thủ tục đầu tư và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bổ sung và thành lập mới khu công nghiệp. Từ khi các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương cũng như 2
  14. nhiều khu công nghiệp khác trên cả nước vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế về thu hút đầu tư vào khu công nghiệp. Khu công nghiệp Vsip II được thành lập từ năm 2006 và đầu tư qua 2 giai đoạn, với tổng vốn đầu tư là 5 tỷ USD với quy mô dự án lên đến 2.045 hecta, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại tỷ lệ phủ lấp còn chưa đạt theo dự kiến. Do đó đề tài: “Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tư tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II” là một đề tài hết sức cần thiết nhằm đề xuất hàm ý cho nhà quản trị, nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tư tại khu công nghiệp này, cũng như việc giúp cho Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương có thêm tài liệu, cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược cho các khu công nghiệp trong tỉnh Bình Dương. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích và đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động trong quá trình đầu tư khu công nghiệp VSIP II của Chủ đầu tư. Trên cơ sở đó xác định, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư tại khu công nghiệp, từ đó đề xuất hàm ý quản trị nâng cao sự hài lòng nhằm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển các khu công nghiệp. Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động trong quá trình hình thành và đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư tại khu công nghiệp VSIP II. Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II. Đề xuất các hàm ý quản trị nâng cao mức độ hài lòng của nhà đầu tư tại khu công nghiệp nhằm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Các yếu nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư vào khu công 3
  15. nghiệp VSIP II? Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trong quá trình hình thành và đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II như thế nào? Hàm ý cho nhà quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng cho nhà đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II là gì? 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trong khu công nghiệp VSIP II. Phạm vi nghiên cứu: Các nhà đầu tư tại khu công nghiệp VSIP II. Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phương pháp định tính Luận văn này sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, thu thập tài liệu, số liệu của các đơn vị quản lý nhà nước và các báo cáo tổng kết của Ban quản lý Khu công nghiệp VSIP II. Cơ sở dữ liệu xuất phát từ hai nguồn: Nguồn thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. - Thông tin thứ cấp được thu thập từ các tạp chí khoa học, sách, các chính sách của nhà nước về thu hút đầu tư vào các KCN. - Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua thảo luận nhóm và phỏng vấn trực tiếp chuyên gia và doanh nghiệp đang đầu tư vào Khu công nghiệp VSIP II. 1.5.2 Phương pháp định lượng Khảo sát thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi. Thống kê mô tả - mô tả mẫu điều tra; hệ số Cronbach Alpha – Kiểm định sự phù hợp của thang đo; phân tích nhân tố khám phá EFA – bóc tách các nhân tố; Thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS 20.0. 1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phận hệ thống hóa cơ sở lý luận về khu công nghiệp, phát triển khu công nghiệp và hoạt động thu hút đầu tư vào khu công nghiệp. 4
  16. Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II trong giai đoạn 2017 – 2020. Cũng như nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp. Từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị nâng cao mức độ hài lòng của các nhà đầu tư nhằm thu hút đầu tư của khu công nghiệp VSIP II. 1.7 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU Kết cấu đề tài gồm 05 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Trong chương này, tác giả trình bày tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài; phương pháp nghiên cứu của đề tài, những đóng góp mới của luận văn và bố cục của nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về thu hút đầu tư vào khu công nghiệp. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Trong chương này, tác giả trình bày về quy trình nghiên cứu, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường các thang đo và biến quan sát của mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư tại khu công nghiệp VSIP II. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu về tỉnh Bình Dương, khu công nghiệp VSIP II và phân tích kết quả dựa vào số liệu thu thập được. Chương 5: Một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tại khu công nghiệp VSIP II Trong chương này, tác giả tóm tắt, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. Đề xuất một số hàm ý quản trị nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tư tại khu công nghiệp VSIP II. 5
  17. Tóm tắt Chương 1 Trong chương này, tác giả đã trình bày tổng quan về đề tài đang nghiên cứu thông qua lý do dẫn dắt để hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu tổng quát. Những nội dung này sẽ giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về nội dung, quá trình hình thành đề tài, để từ đó tạo cơ sở cho việc tìm hiểu sâu về các cơ sở lý thuyết liên quan trong chương tiếp theo. 6
  18. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1 Lý thuyết về đầu tư và vốn đầu tư 2.1.1.1 Khái niệm đầu tư Theo Luật đầu tư (2005) thì quy định rằng: Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cho cộng đồng. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư. Như vậy, theo khái niệm trên, đầu tư là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng trưởng kinh tế nói chung và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn trong dài hạn, nhằm mục đích sinh lợi và chứa đựng yếu tố rủi ro. Tuy nhiên, “nếu hoạt động đầu tư nào cũng sinh lãi thì trong xã hội ai cũng muốn trở thành nhà đầu tư. Chính hai thuôc tính này đã sàng lọc các nhà đầu tư và thúc đẩy sản xuất-xã hội phát triển” (Phùng Xuân Nhạ, 2009). Nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư dưới nhiều hình thức: Thành lập cơ sở sản xuất mới hoặc mua lại các cơ sở sản xuất hiện có và trực tiếp quản lý các tài sản đó. Hình thức này được gọi là đầu tư trực tiếp, thời gian đầu tư thường là trung và dài hạn. Trái lại, nếu nhà đầu tư bỏ vốn ra để mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu,… nhằm hưởng lợi tức, mà không trực tiếp quản lý tài sản của mình thì được gọi là đầu tư gián tiếp, thời gian đầu tư thường là ngắn hạn (Phùng Xuân Nhạ, 2009). 2.1.1.2 Vai trò của đầu tư Theo Vũ Cương và cộng sự (2002) thì đầu tư có các vai trò như sau: - Đầu tư vừa có tác động đến tổng cung vừa có tác động đến tổng cầu. - Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế. 7
  19. - Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học công nghệ của đất nước. 2.1.1.3 Khái niệm vốn đầu tư Theo luật đầu tư được Quốc Hội khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 thì “Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp”. Vốn đầu tư là toàn bộ giá trị của tất cả các yếu tố (tiền tệ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kinh doanh, bằng phát minh sáng chế…) được bỏ vào đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã dự định. Đối với tất cả quốc gia, vốn là yếu tố không thể thiếu được để phát triển kinh tế. Chủ thể kinh doanh nào cũng cần phải có lượng vốn đầu tư ban đầu để chi phí cho việc thuê đất đai, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị… Vốn đầu tư dùng để đổi mới công nghệ, xây dựng và nâng cấp nhà xưởng…nhằm mở rộng quy mô, phát triển sản xuất. Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của một đơn vị kinh tế hay một quốc gia. Các loại vốn đang trong quá trình đầu tư xây dựng.... được gọi là vốn đầu tư. Vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động. 2.1.1.4 Vai trò của vốn đầu tư  Vốn đầu tư giải quyết tình trạng đầu tư phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vốn từ các dự án đầu tư sẽ mang lại nguồn thu ngân sách cho địa phương từ các khỏan về thuế, tiền thuê đất, phí kết cấu hạ tầng, lợi nhuận… Mặt khác, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẽ phong phú và đa dạng, chất lượng cao, giá cả hợp lý, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người dân. Tại các tỉnh tập trung nhiều 8
  20. KCN có vốn đầu tư lớn đều tăng mạnh nguồn thu ngân sách qua các năm, chính điều đó sẽ giải quyết được tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế quốc dân. Tất cả các nước đang và kém phát triển do tích lũy nội bộ thấp, muốn phát triển kinh tế của quốc gia đều phải có chính sách thu hút, huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước. Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, thì nhu cầu về vốn đầu tư không ngừng tăng lên. Thực tế cho thấy, khi tăng trưởng kinh tế càng cao thường gắn với tỷ lệ đầu tư càng cao. Nhờ có vốn đầu tư nhà nước cũng như DN có điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học, kỹ thuật thế giới phát triển mạnh mẽ. Để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó, các nước đang phát triển phải tạo ra một bước đột phá một mắc xích của nó, để rồi phá vỡ mắc xích còn lại. Một trong những khâu của vòng luẩn quẩn của đó chính là vốn dành cho đầu tư phát triển, biện pháp hữu hiệu nhất có thể coi là bước đột phá để phá vỡ vòng luẩn quẩn là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế; thu hút và huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế, tạo ra tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập tăng lên.  Vốn đầu tư góp phần tạo điều kiện để mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu. Nguồn vốn đầu tư càng lớn sẽ tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất hàng công nghiệp có chất lượng cao. Chính điều này giúp cho DN mở rộng được thị trường tiêu thụ. Chất lượng hàng hóa được nâng lên, sẽ tạo đà cho các DN không chỉ đáp ứng nhu cầu tại địa phương mà còn có sức cạnh tranh trên thương trường không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Từ đó kéo theo xuất khẩu hàng hóa cho các công ty, các quốc gia trên thế giới. Thúc đẩy xuất khẩu là yếu tố hết sức quan trọng của tăng trưởng kinh tế và cân bằng cán cân thương mại của mỗi nước cũng như của từng địa phương, thông qua xuất khẩu, lợi thế so sánh của từng địa phương sẽ được khai thác có hiệu quả hơn.  Vốn đầu tư góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công ngiệp hóa, hiện đại hóa. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2