intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hàng rào kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường nhật bản và những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

61
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích tình hình áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản và nhận diện những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM, tác giả đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm giúp các doanh nghiệp tại TP.HCM đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hàng rào kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường nhật bản và những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀNG RÀO KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM CƠ KHÍ CHÍNH XÁC NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TẠI TP.HCM Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chương trình Điều hành cao cấp - EMBA VŨ VĂN SANG TP.Hồ Chí Minh – năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀNG RÀO KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM CƠ KHÍ CHÍNH XÁC NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TẠI TP.HCM Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chương trình Điều hành cao cấp – EMBA Mã số: 8340101 Họ và tên học viên : VŨ VĂN SANG Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS NGUYỄN TIẾN HOÀNG TP.Hồ Chí Minh – năm 2019
  3. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG_Toc8714111 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 6 4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 6. Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 9 7. Bố cục của luận văn .......................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM CƠ KHÍ CHÍNH XÁC NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ....................................................................................... 11 1.1. Khái quát về thị trường cơ khí chính xác của Nhật Bản.......................... 11 1.1.1. Thị trường Nhật Bản ................................................................................. 11 1.1.2. Đặc điểm chính của ngành công nghiệp cơ khí chính xác của Nhật Bản ........................................................................................................................ 11 1.1.3. Thị hiếu tiêu dùng ...................................................................................... 17 1.1.4. Các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản ............................................... 18 1.2. Hàng rào kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản ........................................................................... 30 1.3. Tiềm năng và lợi thế của các doanh nghiệp tại TP.HCM trong xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản........................... 31
  4. 1.3.1. Tiềm năng ................................................................................................... 31 1.3.2. Lợi thế ......................................................................................................... 32 1.4. Kinh nghiệm của doanh nghiệp tại một số nước trong xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản ............................................ 33 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc .................................................................. 33 1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan ....................................................................... 35 1.4.3. Kinh nghiệm của Malaysia ....................................................................... 37 1.4.4. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp tại TP.HCM .................................. 39 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................ 40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CƠ KHÍ CHÍNH XÁC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TẠI TP.HCM VÀ NHẬN DIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............................................................................... 41 2.1. Khái quát về tình hình xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác của các doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM sang thị trường Nhật Bản .................. 41 2.1.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu......................................................... 41 2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ...................................................................... 43 2.1.3. Tình hình xuất khẩu trong những năm qua ............................................ 43 2.1.4. Công tác xuất khẩu, phương thức thanh toán ......................................... 51 2.2. Đánh giá tình hình đáp ứng hàng rào kỹ thuật tại thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM ......................................... 53 2.2.1. Những thành tựu đạt được ........................................................................ 53 2.2.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 53 2.3. Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp gia công sản phẩm cơ khí chính xác tại TP.HCM ............................................................................................................................... 53 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................ 57
  5. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TP.HCM NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN.......................................................................................................... 58 3.1. Dự báo về xuất khẩu của mặt hàng cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới .............................................................................. 58 3.2. Quan điểm, định hướng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản ............................................................................ 58 3.3. Những giải pháp cần thực hiện ................................................................... 60 3.3.1. Giải pháp tận dụng cơ hội ......................................................................... 60 3.3.2. Giải pháp vượt qua thách thức .................................................................. 64 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 69 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 72
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do tôi tự nghiên cứu kết hợp với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Tiến Hoàng. Số liệu nêu trong luận văn được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên các báo cáo của các cơ quan nhà nước; được đăng tải trên các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp. Những thông tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2018 Tác giả luận văn Vũ Văn Sang
  7. LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Hàng rào kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản và những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tại Tp.HCM” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại Tp.HCM để hoàn thành luận văn này. Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, Khoa QLĐT – Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại Tp.HCM, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến PGS.TS Nguyễn Tiến Hoàng – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Tp.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2018 Tác giả luận văn Vũ Văn Sang
  8. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Với mục tiêu dựa trên cơ sở phân tích tình hình áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản và nhận diện những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM, tác giả đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm giúp các doanh nghiệp tại TP.HCM đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới. Đề tài đã tìm hiểu về thị trường cơ khí chính xác của Nhật Bản, hàng rào kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản, tiềm năng và lợi thế của các doanh nghiệp tại TP.HCM trong xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản. Bằng các phương pháp nghiên cứu định tính thu thập số liệu thứ cấp được thu thập tài liệu từ các sở, ban ngành, nguồn số liệu của Cục thống kê Tp.HCM, thu thập qua mạng Internet thông qua website của thành phố và các bài báo điện tử. Kết hợp nguồn dữ liệu từ sách, báo, tạp chí, các báo cáo tại hội nghị, hội thảo, phỏng vấn các chuyên gia và Đề tài đã đạt được những mục tiêu cụ thể như sau: Một là tìm hiểu về thị trường cơ khí chính xác của Nhật Bản. Hai là tìm hiểu hàng rào kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Ba là tìm hiểu tiềm năng và lợi thế của các doanh nghiệp tại TP.HCM trong xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tháo gỡ những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp tại Tp.HCM nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản.
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Chú giải AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CES Hàm co giãn thay thế không đổi Mô hình cân bằng tổng thể khả toán động CGE toàn cầu Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ CPTPP/TPP-11 Xuyên Thái Bình Dương FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội GEP Triển vọng Kinh tế Toàn cầu Mô hình khung động lực phân phối thu GIDD nhập toàn cầu HRPTQ Hàng rào phi thuế quan ITC Trung tâm Thương mại Quốc tế NAFTA Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu RECEP vực TPP-12 Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  10. DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1: Các chỉ số kinh tế của Nhật Bản từ 2010 – 2015 11 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu từ năm 2015 - 2018 43 Bảng 2.2: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản (từ năm 2014- 46 2018) Bảng 2.3: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu 47 Bảng 2.4: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường (từ năm 2014- 48 2018) Bảng 2.5: Giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á 49 Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu (từ năm 50 2014-2018)
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Tên biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh Phụ lục 5: Hình ảnh một số sản phẩm cơ khí chính xác tiêu biểu
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường sản phẩm cơ khí chính xác của Nhật Bản là thị trường rất tiềm năng, có đòi hỏi rất khắt khe. Việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật là tích cực nếu nó giúp mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng và an toàn. Tuy nhiên ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các nước sử dụng hàng rào kỹ thuật như một thứ vũ khí bí mật để bảo hộ mậu dịch. Sự trỗi dậy của các hàng rào kỹ thuật vô hình trong thương mại hiện nay đã tạo ra môi trường thương mại không tích cực thông thoáng, gây bất lợi cho tiến trình tự do hoá thương mại trên phạm vi khu vực và thế giới. Gia công cơ khí có thể được hiểu là các hoạt động được thao tác bằng máy móc. Người thợ cơ khí có thể chế tạo ra những chi tiết máy móc mang lại độ chính xác tuyệt đối. Nguyên liệu của gia công cơ khí sử dụng là nhôm, đồng, gang, sắt, inox, thép… Nhằm tạo ra những sản phẩm ứng dụng trong đời sống hay chế tạo ra những bộ phận có liên quan đến một sản phẩm tổng thể. Hiện nay, gia công cơ khí được chia làm 2 loại là gia công cơ khí chính xác (yêu cầu kỹ thuật ở cấp độ cao) và gia công cơ khí thông thường (yêu cầu kỹ thuật ở cấp độ trung bình hoặc thấp). Gia công cơ khí tạo ra mọi sản phẩm máy móc từ nguyên vật liệu kim loại và phi kim loại. Là hoạt động tạo ra các sản phẩm từ những nguyên vật liệu như: gang, sắt, thép, inox, đồng, nhôm, nhựa, hợp kim…Sản phẩm cơ khí được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bất kể trong món vật dụng nào cũng sẽ có sự góp mặt của sản phẩm cơ khí, dây chuyển sản xuất cơ khí từ đơn giản đến phức tạp. Phương pháp gia công cơ khí chính xác được hiểu là phương pháp gia công bằng máy CNC có độ chính xác cao. Mọi sản phẩm cơ khí chế tạo theo phương pháp này đều mang lại độ chính xác gần như tuyệt đối. Đồng thời tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ nhất theo đúng bản vẽ hoặc khuôn mẫu với các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng rất khắc khe.
  13. 2 Vì sản phẩm cơ khí được gia công bằng loại máy CNC – loại máy gia công cơ khí hiện đại nhất. Nên luôn mang lại chất lượng tuyệt hảo. Các loại máy CNC gồm nhiều loại như: phay CNC, tiện CNC, cắt dây CNC, bắn điện CNC, mài CNC, cắt Laser CNC… Gần đây, Việt Nam đang khuyến khích và hỗ trợ rất mạnh mẽ để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, trong đó có ngành cơ khí chính xác. Cần phát triển để sử dụng các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại và áp dụng phương pháp có tính chuyên môn hóa cao hơn nữa. Đồng thời nhờ nhu cầu thị trường tăng cao nên rất nhiều công ty sản xuất cơ khí đã xuất hiện trong những năm gần đây. Và để các đơn vị sản xuất tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí, đồng thời để càng ngày càng có thể đáp ứng được các yêu cầu khắc khe của các khách hàng trong và ngoài nước, lĩnh vực gia công cơ khí chính xác đã được phát triển ngày càng phổ biến hơn. Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài “HÀNG RÀO KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM CƠ KHÍ CHÍNH XÁC NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TẠI TP.HCM” với mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Tham gia các FTA quan trọng luôn mang đến cơ hội và thách thức song song với nhau, ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế, xã hội, và cả chính trị. Vì vậy, các nhà nghiên cứu quốc tế và trong nước đều có quan tâm đặc biệt đến từng khía cạnh ảnh hưởng và của nó. Gần đây nhất, với FTA lớn như TPP và sau này chuyển đổi thành CPTPP đã thu hút được rất nhiều quan tâm và nghiên cứu vì tính quy mô và quan trọng của nó. Các nghiên cứu phần lớn tập trung ở việc xem xét ảnh hưởng của các FTA này đến các khía cạnh khác nhau của từng ngành hay từng khu vực địa lý, hoặc các nghiên cứu về cách vận dụng các điều khoản của các FTA này vào từng ngành hoặc từng tổ chức kinh tế cụ thể.
  14. 3 Công trình nghiên cứu “Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership: The case of Vietnam” do Maryla Maliszewska, Zoryana Olekseyuk và Israel Osorio Rodarte thực hiện năm 2018. Công trình này đánh giá được tác động của CPTPP về kinh tế và phân bổ thu nhập, phân tích được những lợi ích đạt được từ việc mở cửa thị trường, những tác động tiềm tàng của CPTPP so sánh với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ban đầu (TPP-12) đối với Việt Nam. Đặc biệt quan tâm phân tích ảnh hưởng đến các yếu tố: sản lượng, xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, hàng rào phi thuế quan, tác động theo ngành, tác động phân bổ thu nhập. Bài viết “Đối tác monozukuri Việt Nam - Nhật Bản trong Công nghiệp hỗ trợ” do Kenichi Ohno thực hiện năm 2008. Bài viết phân tích tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam và đề xuất các phương án cụ thể nhằm nâng cao năng lực sản xuất và quản lý để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, và đề nghị quy trình hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản nhằm tận dụng thế mạnh của mỗi bên để cùng đạt mục tiêu. Công trình nghiên cứu “The New Regionalism: A Country Perspective” do Jaime de Melo, World Bank, University of Geneva and CEPR, 1993. Bài báo cáo xem xét và mở rộng lý thuyết hội nhập khu vực và đánh giá theo sự đóng góp của nó đối với tăng trưởng, đánh giá các lợi ích của hội nhập khu vực từ quan điểm của các nước tham gia chứ không phải toàn thế giới. Bài báo cáo “The Impact of Free Trade Agreements on Foreign Direct Investment in the Asia-Pacific Region” của Shandre M. Thangavelu và Christopher Findlay thực hiện năm 2011. Bài viết đã điều tra xem liệu thành viên của hiệp định thương mại song phương hay hiệp định thương mai khu vực có tác động khác biệt đến dòng FDI trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương hay không do bối cảnh tăng cường các thỏa thuận kinh doanh và dòng vốn FDI đang phát triển, kiểm tra tác động của RTA trong việc xác định dòng vốn FDI.
  15. 4 Một số hạn chế mà các nghiên cứu nước ngoài chưa làm được do nguyên nhân chủ quan cũng như nguyên nhân khách quan gồm: Nhiều nội dung của các FTA không đưa được vào mô hình phân tích như: tác động đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, những lợi ích về năng suất (nội sinh) hay phát triển sản phẩm xuất khẩu mới. Chưa tính đến tác động của những biện pháp như hài hòa các tiêu chuẩn lao động hay môi trường, các điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà nước và nhà đầu tư hay đấu thầu, mua sắm công. Bàì báo cáo chưa trả lời triệt để được các câu hỏi nghiên cứu như liệu phương pháp tiếp cận khu vực có thể hoàn thành các mục tiêu không thể thực hiện được thông qua tự do hóa thương mại đơn phương hay không, vai trò của các thể chế kinh tế trong quá trình hội nhập khu vực, tác động của RTA chưa rõ ràng. 2.2. Các nghiên cứu ở trong nước Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Nhiễu: “Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” thực hiện tại Hà Nội - 2008, đã tổng quan về thị trường Nhật Bản và những yêu cầu của thị trường Nhật Bản đối với nhập khẩu nông sản, thuý sản, hàng thủ công mỹ nghệ; phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản, thuý sản, hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khấu các nhóm hàng trên sang thị trường Nhật Bản. Nghiên cứu của PGS.TS. Đinh Văn Thành: “Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế”thực hiện tại Hà Nội - 2005, giới thiệu một cách khái quát các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản theo quy định của WTO và thông lệ quốc tế, các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đối với hàng nông sản; và giải pháp hoàn thiện.
  16. 5 Nghiên cứu của PGS.TS. Đinh Văn Thành: “Rào cản trong thượng mại quốc tế” thực hiện tại Hà Nội - 2004, đã làm rõ cơ sở lý luận của các rào cản trong thương mại quốc tế; thực trạng các rào cản trong thương mại quốc tế theo một số ngành hàng, mặt hàng và thuộc một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam; thực trạng rào cản trong thương mại quốc tế của Việt Nam; đưa ra một số giải pháp nhằm đáp ứng rảo cản để đẩy mạnh xuất khấu và các kiến nghị về tạo dựng và sử dụng các rào cản trong thương mại quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Kiên “Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan” thực hiện tại Hà Nội – 2012, đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật của các cơ quan có liên quan nói chung và cơ quan hải quan nói riêng. Đánh giá đúng đắn và toàn diện thực trạng xây dựng và áp dụng các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thời gian qua ở nước ta. Phân tích kinh nghiệm và thực tế triển khai các quy định hàng rào kỹ thuật của một số nước trên thế giới để làm cơ sở cho việc xây dưng và triển khai tại Việt Nam. Đề xuất được phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về hàng rào kỹ thuật, đánh giá tổng quan việc thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật trong công tác quản lý về hải quan, đưa ra định hướng trong thời gian tới. Các công trình nghiên cứu trong nước vẫn còn một số hạn chế như các vấn đề phân tích chỉ thực hiện trong phạm vị hẹp (Hà Nội) không mang tính chất đại diện cho toàn ngành, các giải pháp chưa sát với thực tế nghiên cứu và mang tính chủ quan của các tác giả. Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên đã ít hay nhiều giải quyết được các vấn đề hàng rào kỹ thuật, tự do hoá thương mại, thị trường xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích được một cách đầy đủ và toàn diện về lĩnh vực gia công cơ khí chính xác như đề tài này. Do vậy,
  17. 6 nghiên cứu này đảm bảo tính kế thừa nhưng không trùng lặp với các công trình trước. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở phân tích tình hình áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản và nhận diện những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM, tác giả đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm giúp các doanh nghiệp tại TP.HCM đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài có những nhiệm vụ cụ thể như sau: Một là tìm hiểu về thị trường cơ khí chính xác của Nhật Bản Hai là tìm hiểu hàng rào kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản Ba là tìm hiểu tiềm năng và lợi thế của các doanh nghiệp tại TP.HCM trong xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản Bốn là đánh giá mức độ đáp ứng hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với sản phẩm cơ khí chính xác của các doanh nghiệp gia công cơ khí chính xác tại TP.HCM Năm là nhận diện những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp gia công cơ khí chính xác tại TP.HCM Sáu là đề xuất giải pháp tháo gỡ những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp tại Tp.HCM nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản
  18. 7 4. Đối tượng nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hàng rào kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản và những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp gia công và xuất khẩu tại Tp.HCM 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn khoảng 5 năm từ 2013 đến 2017 và đề ra giải pháp áp dụng đến năm 2025 4.2.2. Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp gia công và xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác tại Tp.HCM và thị trường cơ khí chính xác tại Nhật Bản 4.2.3. Nội dung: Tìm hiểu về thị trường cơ khí chính xác của Nhật Bản; hàng rào kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm cơ khí chính xác nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản; tiềm năng và lợi thế của các doanh nghiệp tại TP.HCM trong xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản; Đề xuất giải pháp tháo gỡ những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp tại Tp.HCM nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Những dữ liệu và thông tin về chính sách thuế và phi thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản, dữ liệu về khối lượng và kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm, dữ liệu về tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng sang các thị trường của Nhật Bản, của các doanh nghiệp gia công và xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác tại TP.HCM được tác giả thu thập và tổng hợp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài này. Bên cạnh đó, những dữ liệu kế thừa được từ những nghiên cứu trước đây cũng được tác giả thu thập qua các nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, bài viết chuyên môn và những trang web uy tín
  19. 8 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu viết luận văn là phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và các phương pháp khác nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài: Phương pháp so sánh: So sánh theo thời gian của từng chỉ tiêu, so sánh với các nước khác. Phương pháp thống kê: Số liệu của đề tài được thống kê từ các báo cáo của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, bộ ngành liên quan và từ các trang web uy tín như www.customs.go.jp, www.jetro.go.jp, www.vneconomy.com.vn, http://vietnamexport.com, www.customs.gov.vn, https://www.gso.gov.vn, http://vietnamexport.com, https://solieukinhte.com, www.trademap.org Phương pháp phân tích: Tổng hợp, phân tích và đánh giá để tìm ra được diễn biến cũng như những hạn chế và từ đó đề ra các giải pháp phù hợp 5.3. Phương pháp phỏng vấn, phân tích tình huống Bằng phương pháp phỏng vấn, tác giả đã phỏng vấn 5 chuyên gia là các lãnh đạo của các công ty cơ khí chính xác tại Tp.HCM về các vấn đề như: Tình hình và kim ngạch xuất khẩu, Khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp gia công và xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác tại TP.HCM đối với các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng của thị trường Nhật Bản. Từ đó tác giả có thể khái quát được những vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp trong ngành đang gặp phải, những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, tiềm năng xuất khẩu, các định hướng và đưa ra đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa giá trị xuất khẩu. Bảng câu hỏi, thông tin của các chuyên gia là các lãnh đạo tại các công ty và kết quả phỏng vấn được thể hiện ở phụ lục số 1 của luận văn này.
  20. 9 6. Những đóng góp mới của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài sẽ góp phần cung cấp một số thông tin về các yêu cầu trong hàng rào kỹ thuật, về chất lượng, mẫu mã, bao bì, phương thức thanh toán của thị trường Nhật Bản đối với các sản phẩm cơ khí chính xác, và thực trạng khách quan về khả năng đáp ứng các yêu cầu của hàng rào kỹ thuật này của các doanh nghiệp gia công sản phẩm cơ khí chính xác tại TP.HCM. Đồng thời cũng nghiên cứu và đúc kết những bài học từ các nước trong khu vực có nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong việc xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác vào thị trường Nhật Bản. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra các đề xuất và giải pháp mang tính đồng bộ từ các cơ quan ban ngành nhà nước đến các doanh nghiệp gia công sản phẩm cơ khí chính xác, nhằm đẩy mạnh hơn nữa khả năng đáp ứng hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản và nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc phân tích tiềm năng của ngành gia công cơ khí chính xác, cơ hội và tiềm năng trong tương lai sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các chính sách hỗ trợ tốt hơn các doanh nghiệp và chính bản thân các doanh nghiệp sẽ tìm ra phương án cải tiến chất lượng, đầu tư trang thiết bị đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường Nhật Bản, từ đó đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Thành công của đề tài sẽ góp phần đề ra một số giải pháp mới áp dụng để nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong gia công các sản phẩm cơ khí chính xác xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được bố cục làm 3 chương như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0