Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên
lượt xem 5
download
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên nhằm đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ cho vay có tài sản đảm bảo tại BIDV - chi nhánh Thái Nguyên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển ổn định, hạn chế các khoản cho vay khó đòi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Phương Hảo THÁI NGUYÊN - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng, công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và tất cả các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hồng Nhung
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, các Khoa, các Phòng của trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Phương Hảo. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Lãnh đạo, các đồng nghiệp đang công tác tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp thông tin cần thiết cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện Luận văn này. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hồng Nhung
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................x MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................5 4. Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu ..........................................................................6 5. Bố cục của luận văn ................................................................................................6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....7 1.1 Một số lý luận về tài sản đảm bảo và bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại ....................................................................................................................7 1.1.1 Tài sản đảm bảo..................................................................................................7 1.1.2 Bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại ....................................................9 1.2 Lý luận về bảo đảm cho vay bằng tài sản của ngân hàng thương mại ........... 13 1.2.1 Khái niệm về bảo đảm cho vay bằng tài sản ................................................. 13 1.2.2 Sự cần thiết phải có đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng thương mại ................................................................................................... 14 1.2.3 Các hình thức bảo đảm cho vay bằng tài sản ................................................ 14 1.2.4 Nội dung bảo đảm cho vay bằng tài sản của ngân hàng thương mại .......... 16 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo đảm tiền vay bằng tài sản của ngân hàng thương mại .................................................................................................... 20 1.3 Kinh nghiệm đảm bảo cho vay bằng tài sản ở một số ngân hàng trong và ngoài nước ............................................................................................................... 22 1.3.1 Kinh nghiệm bảo đảm cho vay bằng tài sản của một số ngân hàng nước ngoài .......................................................................................................................... 23
- iv 1.3.2 Kinh nghiệm đảm bảo tiền vay bằng tài sản ở một số chi nhánh ngân hàng thương mại tại Việt Nam .............................................................................. 24 1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.................................................................... 26 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 28 2.1 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 28 2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 28 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 28 2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin .................................................................... 28 2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin ................................................................... 28 2.3 Tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 31 2.3.1 Tiêu chí đánh giá ............................................................................................. 31 2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................... 32 2.3.3 Thang đo đánh giá công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản ......................... 33 Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN ........................................................................... 37 3.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên ......................................................................................... 37 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 37 3.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng........................................................................ 38 3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng .............................................. 39 3.2 Thực trạng về công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên ............................ 44 3.2.1 Các chính sách đảm bảo tiền vay bằng tài sản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên ......................................... 44 3.2.2 Tiếp nhận hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng ......................................... 45 3.2.3 Xác định hình thức bảo đảm tài sản ............................................................... 48 3.2.4 Xác nhận các giấy tờ chứng minh cho tài sản đảm bảo............................... 51 3.2.5 Thẩm định tài sản đảm bảo ............................................................................. 54 3.2.6 Giám sát, kiểm tra tài sản bảo đảm ................................................................ 57 3.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác bảo đảm cho vay bằng tài sản của BIDV chi nhánh Thái Nguyên .......................................................... 58
- v 3.3.1. Nhóm nhân tố bên trong ................................................................................ 58 3.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài................................................................................. 62 3.4 Phân tích kết quả khảo sát khách hàng và nhân viên ngân hàng..................... 64 3.4.1 Kết quả khảo sát khách hàng .......................................................................... 65 3.4.2 Kết quả khảo sát nhân viên ngân hàng .......................................................... 69 3.5 Đánh giá chung hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên................................................................................... 75 3.5.1 Kết quả đạt được ............................................................................................. 75 3.5.2 Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 76 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN................................................... 79 4.1 Định hướng phát triển của ngân hàng đến năm 2020 ..................................... 79 4.1.1 Định hướng chung........................................................................................... 79 4.1.2 Định hướng trong công tác cho vay và bảo đảm tiền vay của ngân hàng ... 79 4.1.3 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 81 4.2 Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ cho vay có tài sản đảm bảo tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên .................................................................................................... 83 4.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp................................................................................... 83 4.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ........................................................... 84 4.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin về bảo đảm tiền vay .................................... 85 4.2.4. Áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay linh hoạt, an toàn ....................... 87 4.2.5 Thành lập bộ phận chuyên định giá tài sản bảo đảm .................................... 88 4.2.6 Thường xuyên kiểm tra, thực hiện đánh giá lại tài sản ................................. 88 4.2.7 Tiến trình triển khai giải pháp ........................................................................ 89 4.3. Kiến nghị............................................................................................................ 90 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ............................................................................... 90 4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................................. 92 4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam.......................... 92 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 95 PHỤ LỤC................................................................................................................. 97
- vi
- vii DANH MỤC VIẾT TẮT BAAC : Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan BĐTV : Bảo đảm tiền vay NHTM : Ngân hàng thương mại TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TSĐB : Tài sản đảm bảo
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Câu hỏi phỏng vấn chuyên gia ........................................................... 29 Bảng 2.2: Thang đo đánh giá khách hàng ..................................................... 33 Bảng 2.3: Thang đo khảo sát nhân viên chi nhánh ....................................... 35 Bảng 3.1: Kết quả huy động vốn tại BIDV - Chi nhánh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015-2017 ..................................................................... 40 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu nợ xấu, nợ quá hạn của BIDV CN Thái Nguyên ..... 42 Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV CN Thái Nguyên ........ 43 Bảng 3.4: Kết quả tiếp nhận hồ sơ tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên ......... 46 Bảng 3.5: Số lượng hồ sơ của các hình thức cho vay bảo đảm bằng tài sản tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên ...................................................... 48 Bảng 3.6: Giá trị khoản vay của các hình thức cho vay bảo đảm bằng tài sản tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên ................................................. 49 Bảng 3.7: Các loại giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo theo quy định của BIDV chi nhánh Thái Nguyên ...................................................... 51 Bảng 3.8: Các sai sót về giấy tờ chứng minh TSĐB của khách hàng tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên ................................................................ 54 Bảng 3.9: Công tác thẩm định tài sản đảm bảo tại BIDV CN Thái Nguyên 56 Bảng 3.10: Công tác kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên ................................................................................. 57 Bảng 3.11: Số lượng cán bộ tiến hành thu thập thông tin về TSĐB tại Chi nhánh ............................................................................................. 58 Bảng 3.12: Các hoạt động nâng cao ý thức đạo đức của cán bộ tín dụng năm 2017............................................................................................... 59 Bảng 3.13: Kết quả kỷ luật đối với cán bộ có hành vi gian lận trong cho vay có tài sản đảm bảo ................................................................................... 61 Bảng 3.14: Đặc điểm đối tượng khách hàng khảo sát .................................... 65 Bảng 3.15: Đánh giá của khách hàng về nhân viên ngân hàng....................... 65 Bảng 3.16: Đánh giá của khách hàng về các hình thức đảm bảo tiền vay ...... 67
- ix Bảng 3.17: Đánh giá của khách hàng về quy trình, thủ tục cho vay có tài sản đảm bảo của ngân hàng ................................................................ 68 Bảng 3.18: Đặc điểm đối tượng nhân viên khảo sát ....................................... 69 Bảng 3.19: Đánh giá của nhân viên về công tác tiếp nhận hồ sơ tài sản đảm bảo của ngân hàng ............................................................................... 70 Bảng 3.20: Đánh giá của nhân viên về sử dụng các hình thức đảm bảo của ngân hàng .............................................................................................. 71 Bảng 3.21: Đánh giá của nhân viên về công tác xác nhận giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo của ngân hàng ..................................................... 72 Bảng 3.22: Đánh giá của nhân viên về công tác thẩm định tài sản đảm bảo của ngân hàng ...................................................................................... 73 Bảng 3.23: Đánh giá của nhân viên về công tác kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo của ngân hàng ........................................................................ 74 Bảng 4.1: Mục tiêu huy động vốn của Agribank BK ................................... 82 Bảng 4.2: Mục tiêu dư nợ của BIDV Thái Nguyên ...................................... 82 Bảng 4.3: Mục tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của BIDV Thái Nguyên ............ 83 Bảng 4.4: Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................ 83 Bảng 4.5: Tiến trình triển khai các giải pháp đề xuất ................................... 89
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Bộ máy tổ chức của BIDV - Chi nhánh Thái Nguyên ....................... 38 Hình 3.2. Biểu đồ kết quả cho vay tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017 ...................................................................................... 41 Hình 3.3. Sơ đồ trình tự tiếp nhận hồ sơ ........................................................ 46 Hình 3.4. Sơ đồ quy trình thẩm định tài sản của BIDV chi nhánh Thái Nguyên 55
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong các hoạt động của ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng đồng thời đây cũng là nghiệp vụ ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Rủi ro trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng thường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: Quản lý yếu kém, cho vay không tuân thủ nguyên tắc tín dụng, chính sách cho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế (Trần Thị Thu Hương, 2016). Một khoản vay dù được đánh giá tốt nhưng vẫn hàm chứa một mức độ rủi ro nhất định, nằm ngoài khả năng phân tích và giám sát của ngân hàng. Chính vì vậy, một trong số các nguyên tắc cơ bản của hoạt động cho vay, ngoài việc thẩm định đánh giá khách hàng và tính hiệu quả của dự án đầu tư là cho vay có tài sản bảo đảm (Trần Công Sinh, 2014). Nguyên tắc có tài sản bảo đảm trong cho vay không những nâng cao ý thức trách nhiệm của việc sử dụng có hiệu quả vốn vay, ý thức trả nợ đúng hạn của khách hàng mà còn là “sợi dây bảo hiểm” của Ngân hàng phòng khi khách hàng xảy ra rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Do đó, dù hiện nay hoạt động ngân hàng trên thế giới rất phát triển, nhưng nguyên tắc bảo đảm tín dụng vẫn được duy trì và tôn trọng. Việc cấp tín dụng sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều nếu nó được bảo đảm bằng tài sản, nhất là các loại tài sản có tính thanh khoản và giá trị cao. Công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện vấn đề bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Chi nhánh vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như tài sản đảm bảo tiền vay tại ngân hàng ít khi được theo dõi chính xác sự thay đổi, biến động (ngoại trừ tài sản cầm cố bằng chứng khoán). Mức độ hiểu biết cụ thể về chứng khoán của cán bộ tín dụng chi nhánh còn thấp; công tác kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo chưa nghiêm ngặt; cán bộ tín dụng chưa định giá chính xác giá trị thực tế của tài sản... Từ
- 2 đây dẫn đến phát sinh nhiều khoản nợ khó đòi; giá trị tài sản đảm bảo giảm sút nhanh chóng không đủ để bù đắp khoản vay, tỷ lệ nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo gia tăng (năm 2017 tăng 2,1% so với năm 2016, đồng thời năm 2017 cũng tăng 1,2% so với năm 2015). Vì vậy, hoàn thiện công tác cho vay đảm bảo bằng tài sản tại BIDV Thái Nguyên cần phải được thực hiện như một biện pháp tạo đà để đẩy nhanh tiến trình lành mạnh hoá hoạt động tài chính của các ngân hàng. Chính vì các lý do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên” với mong muốn góp phần hoàn thiện nghiệp vụ cho vay có tài sản bảo đảm tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian tới. * Tổng quan tài liệu nghiên cứu Đã có nhiều tác giả thực hiện các công trình nghiên cứu về hoạt động đảm bảo cho vay tại ngân hàng thương mại theo nhiều góc độ khác nhau, Những công trình này đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng các nền tảng lý luận về đảm bảo cho vay và các giải pháp tổ chức, hoàn thiện hoạt động đảm bảo cho vay tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động cho vay cũng như đảm bảo cho vay có phạm vi nghiên cứu rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực nên mỗi nghiên cứu chỉ khai thác được một khía cạnh của hoạt dộng này mà chưa bao quát hết vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi tài liệu mà tác giả tiếp cận được cho đến nay, có những nghiên cứu điển hình như sau: Tác giả Nguyễn Công Sinh (2014) thực hiện nghiên cứu “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hải Châu”. Trong nghiên cứu, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động bảo đảm tiền vay tại NHTM; Thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng BĐTV tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hải Châu, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác BĐTV trong thời gian qua tại Chi nhánh. Những nguyên nhân xuất phát từ: năng lực của cán bộ tín dụng hạn chế; quy trình cho vay không chặt chẽ; cơ sở hạ tầng không đồng bộ... Từ những nguyên nhân này, tác giả đã đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác BĐTV bằng tài sản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hải Châu như: nâng cao chất lượng cán bộ; đa dạng các
- 3 hình thức đảm bảo tiền vay; giám sát chặt chẽ tình hình tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu chung chung công tác bảo đảm tiền vay mà không đi sâu phân tích hoạt động BĐTV bằng tài sản. Tác giả Bùi Thị Nga (2014) thực hiện nghiên cứu “Thế chấp tài sản - biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam". Bằng việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: Thông kế, so sánh, phân tích, tổng hợp, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn áp dụng tại NHTMCP Hàng hải Việt Nam: khái niệm, đặc điểm, thực tiễn áp dụng, từ đó chỉ ra những bất cập của pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM và đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM cũng như đối với NHTMCP Hàng hải Việt Nam. Nghiên cứu bổ sung nguồn tài liệu giúp ban lãnh đạo NHTMCP Hàng hải Việt Nam hoàn thiện hoạt động cấp tín dụng song tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt động thế chấp tài sản mà còn nhiều hình thức bảo đảm cho vay khác như: cấm cố; đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba; đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay tác giả chưa đề cập đến. Nghiên cứu "Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng" của tác giả Lê Thu Thủy (2006). Nội dung nghiên cứu, tác giả đã đề cập một cách có hệ thống các biện pháp bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (TCTD), chỉ ra những thiếu sót và hướng khắc phục, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay của các TCTD, có so sánh với các biện pháp bảo đảm tiền vay của các nước trên thế giới, như: Nhật Bản, Liên bang Nga, Pháp, Mỹ... Các biện pháp đảm bảo tiền vay được Lê Thu Thủy nêu ra trong nghiên cứu gồm: Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay) và Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; Cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ; Cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội).
- 4 Tác giả Trần Thị Thu Hương (2016), nghiên cứu về “Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là tài sản trí tuệ- Cơ hội, thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nội dung chính của nghiên cứu, tác giả đề cập những vấn đề sau: Khái quát chung về tài sản trí tuệ; Lợi ích từ việc cho vay đảm bảo bằng tài sản trí tuệ; Rủi ro của việc sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản đảm bảo; Giải pháp cho việc sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản đảm bảo. Nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa giúp các NHTM đưa ra quyết định cho vay cũng như quản trị phù hợp với loại tài sản đặc thù. Tuy nhiên, việc sử dụng tài sản trí tuệ như một tài sản đảm bảo để vay vốn NH chỉ mới xuất hiện và đang phát triển thời gian gần đây tại một số nước trên thế giới nên nghiên cứu không có giá trị ứng dụng cao đối với nước ta. Tác giả Nguyễn Ngọc Thúy (2012) trong nghiên cứu “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy”. Nghiên cứu làm rõ tính tất yếu của việc hoàn thiện công tác bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam. Thực hiện phân tích thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy, đánh giá kết quả đạt được và rút ra nguyên nhân của những tồn tại trong việc cho vay có tài sản đảm bảo. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy. Nghiên cứu thực hiện khá toàn diện về công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản tuy nhiên do thời gian nghiên cứu cách đây nhiều năm nên nghiên cứu không đáp ứng được tính thực tiễn. Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố có liên quan đến hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng thương mại, tác giả nhận thấy các giải pháp khả thi trong việc hoàn thiện công tác cho vay bằng tài sản đảm bảo mà luận văn có thể áp dụng để như: Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng; Sử dụng linh hoạt các biện pháp đảm bảo tiền vay; giảm sát chặt chẽ tài sản đảm bảo khoản vay... Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ mà luận văn tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên gồm:
- 5 - Nghiên cứu các nội dung của đảm bảo tiền vay bằng tài sản: Thiết lập hồ sơ tài sản đảm bảo; Xác định hình thức bảo đảm; Xác nhận các giấy tờ chứng minh tài sản; Thẩm định tài sản đảm bảo; Giám sát, kiểm tra tài sản đảm bảo. - Nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên nhằm đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ cho vay có tài sản đảm bảo tại BIDV - chi nhánh Thái Nguyên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển ổn định, hạn chế các khoản cho vay khó đòi. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại. - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. - Tìm ra nguyên nhân và xác định yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ cho vay có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các nội dung đảm bảo cho vay có TSBĐ của BIDV - chi nhánh Thái Nguyên. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại BIDV - chi nhánh Thái Nguyên. - Về thời gian: + Số liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2015-2017.
- 6 + Số liệu sơ cấp: Luận văn sử dụng các số liệu sơ cấp (số liệu mới) được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp năm 2017. - Về nội dung: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu các nội dung của bảo đảm cho vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng của BIDV chi nhánh Thái Nguyên 4. Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu - Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về đảm bảo cho vay bằng tài sản tại hệ thống các ngân hàng thương mại. - Về mặt thực tiễn: Dựa trên cơ sở lý thuyết, luận văn đã phân tích đánh giá được thực trạng công tác đảm bảo cho vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. Từ đó, để xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác này tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, luận văn còn là tài liệu tham khảo có giá trị giúp ban lãnh đạo BIDV - chi nhánh Thái Nguyên có được các biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đảm bảo bằng tài sản nói riêng, hạn chế và giảm thiểu các khoản nợ khó đòi của Chi nhánh. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản của Ngân hàng thương mại; Chương 2: Phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên; Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.
- 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Một số lý luận về tài sản đảm bảo và bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại 1.1.1 Tài sản đảm bảo 1.1.1.1. Khái niệm tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo là tài sản mà bên bảo đảm dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm (Nghị định 163//2006/NĐ- Chính phủ (29/12/2006) về giao dịch bảo đảm). Tài sản đảm bảo tồn tại dưới ba hình thức chủ yếu là vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản; Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa; Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch- Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác. (Từ điển bách khoa toàn thư mở, 2015). 1.1.1.2 Các loại tài sản đảm bảo Tài sản bảo đảm là vật; tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản. Ngoài điều kiện tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch, nếu phát luật có quy định khác về điều kiện đối với tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó (Ví dụ: quy định nhà ở chỉ được dùng để bảo đảm cho các khoản vay tại một tổ chức tín dụng). Các tài sản sẽ trở thành tài sản bảo đảm mà không phải thể hiện trong hợp đồng bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác: - Khoản tiền bảo hiểm trong trường hợp tài sản bảo đảm được bảo hiểm;
- 8 - Các vật phụ của tài sản bảo đảm trong trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản đó. Riêng trường hợp người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận; - Quyền yêu cầu thanh toán, tiền hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh; - Các khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác có được từ việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, khi bên nhận thế chấp không thực hiện quyền thu hồi thế chấp; Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì “Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã tồn tại vào thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm”. Trong trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai thì bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm. 1.1.1.3 Danh mục tài sản đảm bảo của ngân hàng thương mại Tài sản cầm cố - Tiền Việt Nam, ngoại tệ. - Máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý. - Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Quyền khai thác tài nguyên theo quy định của pháp luật. - Lợi tức, các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố nếu có thoả thuận. - Tàu biển theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt nam, tàu bay theo quy định của cục hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố. - Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 445 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 374 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 275 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 282 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 285 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 243 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 189 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 248 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 174 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 146 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn