intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

37
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại; nghiên cứu, đánh giá thực trạng quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên; đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG THỊ NGA HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG THỊ NGA HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8.34.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Hậu THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, tháng 01 năm 2018 Tác giả luận văn Đặng Thị Nga
  4. ii LỜI CẢM ƠN Qua quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của cô giáo hướng dẫn, các anh, chị, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình tôi đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Vũ Thị Hậu, cô giáo hướng dẫn luận văn cho tôi, cô đã giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúng đắn, nhìn nhận vấn đề một cách khoa học qua đó đã giúp cho đề tài của tôi có ý nghĩa thực tiễn và có tính khả thi. Tiếp theo, tôi xin trân trọng cảm ơn các khách hàng và các đồng nghiệp... đã giúp tôi nắm bắt được thực trạng, cũng như những vướng mắc và đề xuất trong công tác hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng bảo vệ đề cương đã góp ý cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách khoa học và logic hơn. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp đã góp ý và tạo điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 01 năm 2018 Tác giả luận văn Đặng Thị Nga
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2 5. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại ................................................................................................. 4 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại ................................................................. 4 1.1.2. Tín dụng đối với khách hàng cá nhân ............................................................. 10 1.1.3. Quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân .............................................. 15 1.2. Cơ sở thực tiễn về quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại ............................................................................................... 36 1.2.1. Kinh nghiệm hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại ............................................................................ 36 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên ........................................................................... 38 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 40 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 40 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 40
  6. iv 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 40 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ..................................................................... 43 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................................... 44 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 45 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng ............................................................................... 45 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính................................................................................... 48 Chương 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN .......................................................... 50 3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên ................................................................................................... 50 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 50 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ................................................................................... 51 3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức .................................................................................... 52 3.1.4. Đặc điểm địa bàn có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thái Nguyên ................................................................................. 53 3.1.5. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh......................................................... 55 3.2. Thực trạng quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên......................... 68 3.2.1. Thực trạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân ............................................ 68 3.2.2. Thực trạng quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân ............................ 86 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân ...................................................................................... 105 3.3. Đánh giá quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên ................. 107 3.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................................... 107 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................... 112 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN ............................ 115
  7. v 4.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên đến năm 2020 .............................................................. 115 4.1.1. Định hướng tín dụng đối với khách hàng cá nhân ........................................ 115 4.1.2. Định hướng hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân ....... 116 4.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên ............ 117 4.2.1. Lập hồ sơ tín dụng ......................................................................................... 117 4.2.2. Phân tích tín dụng.......................................................................................... 118 4.2.3. Quyết định tín dụng ....................................................................................... 119 4.2.4. Giải ngân ....................................................................................................... 120 4.2.5. Giám sát tín dụng .......................................................................................... 121 4.2.6. Thanh lý hợp đồng tín dụng .......................................................................... 121 4.3. Kiến nghị .......................................................................................................... 121 4.3.1. Đối với Chính phủ ......................................................................................... 121 4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên .............................................................. 123 4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .......................... 124 4.3.4. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên ................................................................................................. 124 4.3.5. Đối với khách hàng ....................................................................................... 125 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 127 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 128
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên văn Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế CPI Chỉ số giá tiêu dùng EUR Đơn vị tiền tệ của Liên minh tiền tệ châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDKHCN Giao dịch khách hàng cá nhân GDKHDN Giao dịch khách hàng doanh nghiệp GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTCG/TTK Giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm IBRD Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế thuộc ngân hàng thế giới KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHTH Kế hoạch tổng hợp NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PGD Phòng giao dịch QL&DVKQ Quản lý dịch vụ và kho quỹ QLRR Quản lý rủi ro QTTD Quản trị tín dụng SIBS Hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ hoạt động kinh doanh của BIDV Hệ thống quản lý tập trung thông tin và hình ảnh về mẫu dấu, chữ SVS ký của khách hàng SXKD Sản xuất kinh doanh TCHC Tổ chức hành chính TCKT Tài chính kế toán TCTC Tổ chức tín dụng TF Chương trình tài trợ thương mại, là phân hệ thuộc hệ thống SIBS TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo USD Đon vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ VAT Thuê giá trị gia tăng Vietcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Viettinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VNĐ Việt nam đồng
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn ........................................................................ 58 Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động .................................................................. 61 Bảng 3.3: Tình hình hoạt động tín dụng ................................................................ 62 Bảng 3.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng ........................................................................... 64 Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh ........................................ 66 Bảng 3.6: Kết quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân ...................... 76 Bảng 3.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân theo mục đích vay vốn .................................................................................................. 79 Bảng 3.8: Hiệu quả kinh doanh hoạt động tín dụng .............................................. 83 Bảng 3.9: Diễn biến thay đổi quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2012-2013 .............................................................................. 87 Bảng 3.10: Diễn biến thay đổi quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2012-2014 .............................................................................. 90 Bảng 3.11: Diễn biến thay đổi quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2014-2017 .............................................................................. 92 Bảng 3.12: Thông tin về cán bộ tín dụng tham gia phỏng vấn .............................. 100 Bảng 3.13: Kết quả khảo sát cán bộ tín dụng về quá trình thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân ................................................... 101 Bảng 3.14: Thông tin về khách hàng tham gia phỏng vấn..................................... 103 Bảng 3.15: Kết quả khảo sát khách hàng về quá trình thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân ........................................................ 104
  10. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình luân chuyển vốn của ngân hàng thương mại ............................. 7 Sơ đồ 1.2: Quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân....................................... 17 Sơ đồ 1.3: Quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân....................................... 33 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV Chi nhánh Thái Nguyên ................... 52 Biểu đồ 3.1: Quy mô khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp ................. 68 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu khách hàng cá nhân theo mục đích vay ................................... 69 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu khách hàng cá nhân theo thời hạn vay ..................................... 70 Biểu đồ 3.4: Quy mô tín dụng đối với khách hàng cá nhân ...................................... 77 Biểu đồ 3.5: Cơ cấu tín dụng đối với khách hàng cá nhân theo mục đích vay vốn ........... 80 Biểu đồ 3.6: Thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng ................................................... 81 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng ........................................... 84 Biểu đồ 3.8: Cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo ...................................................... 85
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta có những biến chuyển vượt bậc. Từ một nước đói nghèo, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về nông - thuỷ sản, bước vào ngưỡng thu nhập trung bình và hội nhập sâu với kinh tế thế giới. Đạt được kết quả này, phải kể đến sự phát triển về mạng lưới kinh doanh và quy mô của các ngân hàng thương mại, với vai trò là trung gian tài chính - kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Những năm gần đây, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân được chú trọng. Tín dụng đối với nhóm khách hàng này trở thành mảng kinh doanh tiềm năng đối với ngân hàng. Tín dụng đối với khách hàng cá nhân có đặc điểm số lượng hợp đồng tín dụng rất lớn, song quy mô tín dụng lại nhỏ, nên mang lại nguồn lợi nhuận và ít rủi ro cho ngân hàng. Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực trung du miền núi Bắc bộ. Năm 2016, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên có mức phát triển đột phá, cụ thể: ngân sách nhà nước 2016 thu đạt 9.600 tỷ đồng/kế hoạch 6.500 tỷ, vượt kế hoạch trên 3.000 tỷ, là một trong ba tỉnh/thành phố có xuất khẩu lớn nhất cả nước. BIDV Chi nhánh Thái Nguyên là ngân hàng có lịch sử phát triển lâu đời, tự hào là một trong các ngân hàng có quy mô và mạng lưới kinh doanh lớn nhất tỉnh. Trong những năm qua, thị phần tín dụng của BIDV liên tục giữ ở mức 16-20%. Trong đó, dư nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân (trừ cầm cố thế chấp) năm 2016 đạt 1.188 tỷ đồng (tăng 29,8% so 2015, hoàn thành 103% kế hoạch, cả hệ thống hoàn thành 105% kế hoạch). Tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ cao hơn năm 2015 (17,8%), nhưng chỉ đạt mức 19,4%. Mức độ tập trung vốn ở nhóm khách hàng lớn vẫn còn ở mức rất cao (18% về huy động vốn và 26% về dư nợ tín dụng) do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro trong kinh doanh. Từ thực tế trên, việc tái cơ cấu dư nợ tín dụng gắn với tái cơ cấu khách hàng là vấn đề tiên quyết với BIDV Chi nhánh Thái Nguyên. Tuy nhiên, Chi nhánh Thái Nguyên còn gặp phải vô vàn khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Để làm được điều này, BIDV Chi nhánh Thái Nguyên cần không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, cải cách cả về
  12. 2 quy trình thực hiện và đa dạng hóa sản phẩm tín dụng đẻ nâng cao chất lượng tín dụng, cải tiến chất lượng dịch vụ… Trong đó, hoàn thiện quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân là nhân tố vô cùng quan trọng. Xuất phát từ thực tiễn trên, bằng kinh nghiệm làm việc tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên” là đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên. 3.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2012 đến năm 2017 (số ước thực hiện); số liệu điều tra tháng 10/2017. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại;
  13. 3 Chỉ rõ sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân trong hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu giúp BIDV Chi nhánh Thái Nguyên có cái nhìn bao quát hơn về thực trạng quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của mình. Đồng thời, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của BIDV Chi nhánh Thái Nguyên nói riêng, vị thế và uy tín của BIDV nói chung trên thị trường. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của Luận văn gồm 04 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Thực trạng quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên. - Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên.
  14. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận về quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Trải qua hàng trăm năm đến nay, hoạt động của các ngân hàng thương mại đã trở thành một yếu tố không thể thiếu, gắn liền với nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Ngân hàng là một sản phẩm của nền sản xuất hàng hóa, một động lực quan trọng cho sự phát triển của nền sản xuất xã hội và không thể đứng ngoài hoạt động của bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, mỗi nước đều xây dựng những khung pháp lý quy định, giới hạn hoạt động của ngân hàng. Dựa trên cơ sở về tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động của ngân hàng trên thị trường tài chính, mà mỗi quốc gia khác nhau sẽ có một khái niệm và mô hình tổ chức ngân hàng khác nhau. Theo Luật ngân hàng của Pháp năm 1941: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Theo Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính số 37/LCT-HĐNN8 ngày 24/05/1990 (Điều 1, khoản 1) của Việt Nam: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. [7] Luật các Tổ chức tín dụng số 14/2010/QH12 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/06/2010, tại Điều 4 có nêu: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. [12]
  15. 5 Như vậy, ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng vay tiền của người gửi, cho các công ty và cá nhân vay lại và có cùng mục tiêu lợi nhuận như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của NHTM gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức và các chủ thể kinh tế. Ngân hàng thương mại thực hiện vai trò tham gia điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế thông qua các chức năng của mình, biểu hiện các mối quan hệ giữa NHTM với các tổ chức kinh tế, cá nhân về mặt tín dụng, tiền mặt, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt…, đảm bảo hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế được bình thường. 1.1.1.2. Phân loại ngân hàng thương mại a) Căn cứ theo hình thức sở hữu - Ngân hàng sở hữu tư nhân là ngân hàng do cá thể thành lập bằng vốn của cá nhân. Loại ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động thường là trong từng địa phương và thường gắn liền với doanh nghiệp và cá nhân ở địa phương. - Ngân hàng sở hữu của các cổ đông (ngân hàng cổ phần) là loại hình ngân hàng được thành lập thông qua phát hành (bán) cổ phiếu, việc nắm giữ cổ phiếu cho phép người sở hữu có quyền tham gia quyết định các hoạt động của Ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của ngân hàng đồng thời phải chịu tổn thất có thể xảy ra. Do vốn sở hữu được hình thành thông qua tập trung, các ngân hàng cổ phần có khả năng tăng vốn nhanh chóng vì vậy thường là các ngân hàng lớn và có phạm vi hoạt động rộng, đa năng, có nhiều chi nhánh hoặc công ty con. - Ngân hàng sở hữu nhà nước là loại hình ngân hàng mà vốn sở hữu do nhà nước cấp, có thể là nhà nước trung ương hoặc tỉnh, thành phố. Các ngân hàng này được thành lập nhằm thực hiện một số mục tiêu nhất định, thường là do chính sách của chính quyền trung ương hoặc địa phương quy định. Các nước đi theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, nhà nước thường quốc hữu hóa các ngân hàng tư nhân hoặc ngân hàng cổ phần lớn hoặc tự xây dựng nên các ngân hàng. Những ngân hàng này thường được nhà nước hỗ trợ về tài chính, bảo lãnh phát hành giấy nợ, nên rất ít khi bị phá sản. Tuy nhiên, trong trường hợp các ngân hàng này phải thực hiện các chính sách của nhà nước, sẽ có thể bất lợi trong hoạt động kinh doanh.
  16. 6 - Ngân hàng liên doanh là loại hình ngân hàng hình thành trên góp vốn của hai hay nhiều bên, thường là giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài để tận dụng lợi thế của nhau. b) Căn cứ theo chiến lược kinh doanh - Ngân hàng bán buôn là loại hình ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng là khách hàng doanh nghiệp lớn, các công ty tài chính… nhà nước, không giao dịch với khách hàng cá nhân. - Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng là khách hàng cá nhân. - Ngân hàng hỗn hợp (vừa bán buôn vừa bán lẻ) là loại hình ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. c) Căn cứ theo tính chất hoạt động - Ngân hàng hoạt động theo chuyên doanh là loại hình ngân hàng chỉ hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư… - Ngân hàng đa năng là loại hình ngân hàng hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế và thực hiện hầu hết các nghiệp vụ mà một ngân hàng có thể được phép thực hiện. 1.1.1.3. Chức năng của ngân hàng thương mại a) Chức năng trung gian tài chính Chức năng trung gian tài chính được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, bao gồm tiền của các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan nhà nước. Mặt khác, ngân hàng dùng chính số tiền đã huy động được để cho vay đối với các thành phần kinh tế trong xã hội khi có nhu cầu bổ sung vốn. Thực hiện chức năng trung gian tài chính, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay, góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay. Do vậy, NHTM có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thêm việc làm, cải thiện mức sống của dân cư, ổn định thu chi chính phủ; góp phần quan trọng vào việc điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền, kiềm chế lạm phát. [8]
  17. 7 Gửi tiền Cho vay Cá nhân Cá nhân Ngân và doanh và doanh hàng nghiệp nghiệp Ủy thác thương đầu tư mại Đầu tư Sơ đồ 1.1: Quy trình luân chuyển vốn của ngân hàng thương mại b) Chức năng trung gian thanh toán Các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,… giúp các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán. Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể sử dụng một phương thức thanh toán phù hợp để thực hiện các khoản thanh toán. Từ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, góp phần phát triển kinh tế. Do thực hiện chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có điều kiện huy động tiền gửi của xã hội, các doanh nghiệp tới mức tối đa, tạo nguồn vốn cho vay và đầu tư, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng. [8] c) Chức năng tạo phương tiện thanh toán Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân hàng thương mại. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận - một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. [8] Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của ngân hàng thương mại, là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện
  18. 8 thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng nhà nước áp dụng đối với ngân hàng. Do vậy ngân hàng nhà nước có thể tăng tỷ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn. [8] 1.1.1.4. Vai trò của ngân hàng thương mại Thứ nhất, ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh; Thứ hai, ngân hàng thương mại góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu; Thứ ba, tín dụng ngân hàng có đóng góp tích cực cho việc duy trì tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục; Thứ tư, ngân hàng thương mại hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững; Thứ năm, ngân hàng thương mại góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. 1.1.1.5. Các sản phẩm của ngân hàng thương mại a. Sản phẩm huy động vốn Huy động vốn là việc ngân hàng huy động các tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Vốn huy động trong các ngân hàng thương mại được phân nhóm thành những loại sau: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn, phát hành chứng từ có giá, nguồn vốn huy động khác. [8] b. Sản phẩm tín dụng Hướng cơ bản trong sử dụng và khai thác các nguồn vốn của ngân hàng thương mại là cho vay với hình thức là các sản phẩm tín dụng. Sản phẩm tín dụng có thể được phân loại bằng nhiều cách như: mục đích, thời hạn, hình thức đảm bảo, phương pháp hoàn trả và nguồn gốc khách hàng.... - Căn cứ theo hình thức bảo đảm thì tín dụng được chia thành: + Cho vay có bảo đảm.
  19. 9 + Cho vay không bảo đảm. - Căn cứ theo kỳ hạn thì tín dụng được phân chia thành: + Cho vay ngắn hạn. + Cho vay trung và dài hạn. c. Sản phẩm thanh toán Hầu hết các giao dịch thanh toán giữa khách hàng trong nước và nước ngoài đều được thực hiện qua ngân hàng. Thông qua việc quản lý tài khoản của khách hàng và kiểm soát chứng từ thanh toán, các ngân hàng thương mại hoàn toàn có khả năng thực hiện các sản phẩm thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng đang có các sản phẩm thanh toán như: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng, hối phiếu... Đồng thời, ngân hàng còn tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ, tham gia thanh toán liên ngân hàng trong nước và tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được ngân hàng nhà nước chấp thuận. d. Sản phẩm bảo lãnh Sản phẩm bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng được thực hiện qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay. đ. Sản phẩm kinh doanh vốn và tiền tệ, gồm: Các sản phẩm mua bán ngoại tệ để phục vụ nhu cầu chính đáng của khách hàng cá nhân hoặc tổ chức. Quy trình, thủ tục mua bán ngoại tệ tuân thủ theo quy định của pháp luật, thông lệ thị trường ngoại hối. Tỷ giá mua bán do các bên thỏa thuận (nhưng phải đảm bảo tỷ giá trung tâm và biên độ cho phép của ngân hàng nhà nước đối với tiền USD). Các sản phẩm phái sinh tiền tệ là sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm kinh doanh vốn và tiền tệ. Theo đó, xuất phát trừ nghiệm vụ nguyên sinh là mua bán ngoại tệ giao ngay, người ta đã biến thể chúng thành các sản phẩm mua bán kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai để hạn chế được những rủi ro tỷ giá so với sản phẩm mua bán ngoại tệ giao ngay.
  20. 10 e. Các sản phẩm dịch vụ khác - Sản phẩm thẻ (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ) là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do tổ chức phát hành (ngân hàng hoặc các tổ chức khác) cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa tổ chức phát hành và chủ thẻ. - Sản phẩm ngân quỹ là các công việc kiểm đếm, phân loại, bảo quản, thu, chi tiền mặt. - Các sản phẩm bảo hiểm: các ngân hàng thương mại có thể cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho tất cả khách hàng của họ thông qua các công ty con (công ty bảo hiểm) hoặc thông qua các nhà môi giới bảo hiểm của mình. Ngân hàng thường cung cấp một loạt các sản phẩm bảo hiểm cho các khách hàng tư nhân và bảo hiểm chuyên dụng cho các khách hàng doanh nghiệp. 1.1.2. Tín dụng đối với khách hàng cá nhân 1.1.2.1. Khái niệm tín dụng đối với khách hàng cá nhân Tín dụng đối với khách hàng cá nhân là loại hình cho vay mà các chủ thể được cấp tín dụng là các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh và tổ hợp tác. [9] 1.1.2.2. Đặc điểm của tín dụng đối với khách hàng cá nhân a) Đặc điểm khách hàng cá nhân Cùng với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân là một trong hai chủ thể chính mà ngân hàng hướng đến. Duy trì cơ cấu tín dụng cân bằng với cả hai nhóm đối tượng này là điều kiện và mục tiêu đảm bảo sự an toàn nguồn vốn cho mỗi ngân hàng. Khách hàng cá nhân là một người hoặc một nhóm người đã, đang hoặc sẽ mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Do đó, khách hàng cá nhân có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, quy mô khách hàng cá nhân ở mỗi ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số khách hàng và thường xuyên gia tăng. Thứ hai, khách hàng cá nhân đa dạng về độ tuổi, giới tính, trình độ, ngành nghề, đơn vị công tác, sở thích, thu nhập. Thứ ba, khi giao dịch với ngân hàng, khách hàng cá nhân mang nặng tâm lý ngại rủi ro, ngại phiền phức về thủ tục, e dè trong việc cung cấp thông tin cá nhân. Thứ tư, khách hàng cá nhân đa dạng và phong phú về nhu cầu mua sắm các sản phẩm, dịch vụ. Mua sắm các hàng hóa cho mục đích tiêu dung cá nhân, do đó nhu cầu của nhóm khách hàng này luôn thay đổi nhanh chóng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0