Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng
lượt xem 8
download
Luận văn này tập trung nghiên cứu lý luận về kinh doanh du lịch bền vững, kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số nước trên thế giới, đồng thời rút ra một số bài học cho Việt Nam. Đánh giá tiềm năng du lịch của hang Sơn Đoòng. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRẦN THANH NGÂN KINH DOANH DU LỊCH HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HANG SƠN ĐOÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRẦN THANH NGÂN KINH DOANH DU LỊCH HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HANG SƠN ĐOÒNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI Hà Nội - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Kinh doanh du lịch hƣớng tới phát triển bền vững Hang Sơn Đoòng” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào tính đến thời điểm hiện tại. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017 TÁC GIẢ Trần Thanh Ngân
- LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh với đề tài “Kinh doanh du lịch hƣớng tới phát triển bền vững Hang Sơn Đoòng” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và đƣợc sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân. Qua trang viết này tôi xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo PGS.TS Hoàng Văn Hải đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn cũng nhƣ cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản Luận văn tốt nghiệp của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn. TÁC GIẢ Trần Thanh Ngân
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. i DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. ii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ KINH DOANH DU LỊCH BỀN VỮNG ....................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 5 1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ...................................... 5 1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài...................................... 7 1.2 Cơ sở lí luận về kinh doanh du lịch bền vững ........................................... 8 1.2.1 Kinh doanh du lịch ............................................................................ 8 1.2.2 Kinh doanh du lịch bền vững ........................................................... 12 1.2.3 Các nguyên tắc, chiến lược kinh doanh du lịch bền vững ................ 18 1.2.4 Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch . 24 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch ........................................................................................... 30 1.2.6 Kinh nghiệm kinh doanh du lịch bền vững của một số nước trên thế giới .................................................................................................... 35 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.................. 37 2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................. 37 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp .............................................. 37 2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ............................................. 41 2.2 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 44 2.2.1 Phương pháp phân tích dữ liệu định tính ......................................... 44 2.2.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................... 46 2.3. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 47
- 2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị .......................................................................... 47 2.3.2 Giai đoạn triển khai nghiên cứu ...................................................... 48 2.3.3 Giai đoạn kiểm tra kết quả nghiên cứu ............................................ 49 2.3.4 Viết kết quả nghiên cứu ................................................................... 50 2.3.5 Báo cáo kết quả nghiên cứu ............................................................. 50 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCHHƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HANG SƠN ĐOÒNG...... 52 3.1. Giới thiệu tổng quan về Hang Sơn Đoòng ............................................. 52 3.1.1.Vị trí địa lý Hang Sơn Đoòng .......................................................... 52 3.1.2. Đặc điểm tự nhiên Hang Sơn Đoòng .............................................. 53 3.1.3. Một số dự án liên quan tới Hang Sơn Đoòng .................................. 57 3.1.4. Ý nghĩa của các giá trị văn hóa của Hang Sơn Đoòng .................... 58 3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch hƣớng tới bền vữngHang Sơn Đoòng .......................................................................................................... 59 3.2.1Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tại Hang Sơn Đoòng .......... 59 3.2.2 Đánh giá tính bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch Hang Sơn Đoòng ............................................................................................... 64 3.3Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch hƣớng tới bền vững Hang Sơn Đoòng .......................................................................................... 59 3.3.1 Ưu điểm ........................................................................................... 59 3.3.2 Hạn chế .......................................................................................... 70 CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY KINH DOANH DU LỊCH HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HANG SƠN ĐOÒNG . 71 4.1 Định hƣớng phát triển kinh doanh du lịch bền vững Hang Sơn Đoòng ... 71 4.2 Các đề xuất về thúc đẩy kinh doanh du lịch hƣớng tới phát triển bền vững Hang Sơn Đoòng .......................................................................................... 72 4.2.1 Nhóm giải pháp kinh doanh du lịch bền vững về kinh tế .................. 72
- 4.2.2 Nhóm giải pháp kinh doanh du lịch bền vững về tài nguyên, môi trường77 4.2.3 Nhóm giải pháp kinh doanh du lịch bền vững về văn hóa, xã hội..... 78 4.3 Các kiến nghị.......................................................................................... 81 KẾT LUẬN.................................................................................................. 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 88
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Phân biệt Du lịch đại chúng và Du lịch bền vững 18 2 Bảng 1.2 Các chỉ tiêu đơn đánh giá tính bền vững 26 3 Bảng 1.3 Các bộ chỉ tiêu đánh giá tính bền vững 27 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận, giai đoạn 2013- 4 Bảng 3.1 61 2017 i
- DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Các hợp phần của Du lịch bền vững 12 2 Hình 1.2 Rác thải ven bờ biển ở Đồ Sơn 16 3 Hình 1.3 Phố cổ Hội An 17 4 Hình 2.1 Quy trình thu thập số liệu sơ cấp bằng bảng hỏi 37 5 Hình 2.2 Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp 41 6 Hình 2.3 Chất lƣợng của dữ liệu thứ cấp 42 7 Hình 2.4 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu định tính 45 8 Hình 2.5 Quy trình nghiên cứu 47 9 Hình 3.1 Sơ đồ hang Sơn Đoòng 53 10 Hình 3.2 Hồ và Thác nƣớc trong hang Sơn Đoòng 54 Cánh rừng nguyên sinh trong lòng hang Sơn 11 Hình 3.3 55 Đoòng 12 Hình 3.4 Hang động ngọc trai trong hang Sơn Đoòng 56 Bức tƣờng “Vạn lý Trƣờng Thành” trong hang 13 Hình 3.5 56 Sơn Đoòng Mô phỏng sản phẩm kính thực tế ảo khám phá 14 Hình 4.1 75 hang Sơn Đoòng ii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hang Sơn Ðoòng tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam hiện nay đã đƣợc công nhận là hang động tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Các nhà khoa học địa chất thế giới nhận định Sơn Ðoòng chính là hang động kỳ vĩ nhất. Những ngƣời yêu thích khám phá và chinh phục thiên nhiên trên toàn thế giới cũng nhƣ những nhà khoa học nghiên cứu về hang động đều ngỡ ngàng trƣớc vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí của hang Sơn Đoòng. Lƣợng du khách tới tham quan từ khắp thế giới muốn đến Quảng Bình khám phá hang Sơn Đoòng tăng đột biến trong khi việc đăng ký rất khó khăn. Điều này cho thấy tiềm năng kinh doanh loại hình du lịch mạo hiểm tại Sơn Đoòng là rất lớn. Những tiếng vang từ hang Sơn Đoòng không chỉ thúc đẩy du lịch tỉnh Quảng Bình nói riêng mà cả Việt Nam nói chung. Với tham vọng đáp ứng toàn bộ nhu cầu của du khách trên toàn thế giới, nhiều dự án của các công ty, tập đoàn lớn tại Việt Nam nhƣ Sun Group, FLC… với mục đích phát triển, mở rộng du lịch khám phá tại Hang Sơn Đoòng đã và đang đề xuất lên các cơ quan ban ngành, mong muốn đƣợc thực hiện. Điển hình là dự án xây dựng tuyến cáp treo vào trong hang Sơn Đoòng. Tuy nhiên, các dự án đang gặp phải sự phản đối gay gắt từ rất nhiều ngƣời cũng nhƣ các tổ chức trên toàn thế giới vì sự đe dọa trực tiếp tới môi trƣờng, hệ sinh thái trong hang. Khi dự án cáp treo đƣợc đề xuất sẽ mang 1000 ngƣời đến Sơn Đoòng mỗi giờ, thay vì 500 ngƣời/ năm, số lƣợng gấp 3800 lần nhƣ hiện tại, thì chắc chắn rằng lƣợng ánh sáng, tiếng ồn, khí CO2 từ con ngƣời thở ra sẽ mang lại sự thay đổi đột ngột quá lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động phát sinh của con ngƣời nhƣ xả rác, vẽ bậy, bẻ thạch nhũ… Tất cả những điều này chắc chắn sẽ 1
- làm ảnh hƣởng nghiêm trọng, phá hủy hệ sinh thái, động thực vật trong hang Sơn Đoòng. Có những dự án kêu gọi bảo vệ hang Sơn Đoòng, điển hình là dự án SaveSonDoong, đã và đang liên kết với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận, các nhóm hành động vì môi trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế để tạo ra hiệu ứng tích cực từ cộng đồng nhằm tăng cƣờng và thúc đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động góp phần vào sự thành công của dự án. Đây không còn là một dự án của cá nhân, nhóm cá nhân hoặc một tổ chức, nó đã trở thành dự án của toàn xã hội và cần sự tham gia của nhiều thành tố trong xã hội. Với nhiều bài học đã đƣợc rút ra từ việc phát triển nóng tại các điểm du lịch, di sản văn hóa thế giới tại nƣớc ta nhƣ: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng… nếu tiếp tục đƣợc xảy đến với hang Sơn Đoòng thì Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia có tiếng xấu về việc bảo tổn Di sản thiên nhiên cũng nhƣ sự cảm kết về bảo vệ sự đa dạng môi trƣờng sinh thái trong cộng đồng quốc tế. Chính UNESCO cũng đã lên tiếng, họ có quyền rút lại danh hiệu Di sản cùng các nguồn tài trợ hiện có. Khi đó, bài toán về kinh tế sẽ thất bại hoàn toàn, có mức ảnh hƣởng đến cả hiệu quả kinh tế đến từ các hoạt động kinh doanh du lịch của cả tỉnh Quảng Bình cũng nhƣ Việt Nam. Do vậy, việc khai thác, phát triển kinh doanh du lịch đối với Sơn Đoòng cần phải đƣợc tính toán kỹ, không thể vì mục đích kinh tế, mục đích phát triển du lịch mà làm bằng mọi giá. Đó là một vấn đề rất cấp thiết đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và với hang Sơn Đoòng nói riêng. Bên cạnh đó, việc bảo vệ di sản thiên nhiên đang bị tàn phá do quy hoạch du lịch không hợp lí, không đƣợc bảo tồn đúng cách, từ đó ngƣời Việt Nam sẽ hiểu biết về giá trị của các di sản thiên nhiên họ đang sở hữu, và chủ động hành động bảo vệ những báu vật quốc gia. 2
- Nhận thức đƣợc điều này, tôi đã chọn đề tài: “Kinh doanh du lịch hƣớng tới phát triển bền vững Hang Sơn Đoòng” cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh của mình. Xuyên suốt luận văn sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để kinh doanh du lịch Hang Sơn Đoòng hướng tới phát triển bền vững? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy kinh doanh du lịch theo hƣớng bền vững ở hang Sơn Đoòng Trên cơ sở đó, nhiệm vụ đặt ra với luận văn là: - Tập trung nghiên cứu lý luận về kinh doanh du lịch bền vững, kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số nƣớc trên thế giới, đồng thời rút ra một số bài học cho Việt Nam. - Đánh giá tiềm năng du lịch của hang Sơn Đoòng. - Phân tích, đánh giá thực trạng trong hoạt động kinh doanh du lịch hang Sơn Đoòng. - Tập trung nghiên cứu, đề ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh doanh du lịch bền vững hang Sơn Đoòng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Kinh doanh du lịch hƣớng tới phát triển bền vững. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tạihang Sơn Đoòng, nằm trong khu vực Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc nghiên cứu, thực hiện trong khoảng thời gian năm 2016 và 2017.Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh 3
- du lịch tại hang Sơn Đoòng giai đoạn 2013 – 2017. Từ đó đề ra các giải pháp Kinh doanh du lịch hƣớng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng. 4. Đóng góp của Luận văn Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch. Luận văn tổng kết những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh doanh bền vững trên thế giới, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, đề xuất đối với hang Sơn Đoòng dựa trên tiềm năng và thực trạng hiện nay. Luận văn đóng góp những giải pháp mới hƣớng đến phát triển kinh doanh bền vững hang Sơn Đoòng, tận dụng sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới của công nghệ 4.0. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 4 chƣơng với kết cấu nhƣ sau: - Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về kinh doanh du lịch hƣớng tới phát triển bền vững. - Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu luận văn. - Chƣơng 3: Thực trạng kinh doanh du lịch hƣớng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng. - Chƣơng 4: Các giải pháp chính nhằm thúc đẩy kinh doanh du lịch hƣớng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng. 4
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Du lịch hiện nay đƣợc xem là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của trên thế giới với tiềm năng kinh tế to lớn. Chính vì vậy, hoạt động du lịch đƣợc rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học và các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên mãi tới những năm 80 của thế kỉ trƣớc thì khái niệm “Phát triển bền vững” mới bắt đầu đƣợc đề cập đến, khi mà các tác động tiêu cực của du lịch lên môi trƣờng trở nên rõ rệt hơn. Các nghiên cứu về du lịch bền vững cho thấy Du lịch bền vững không chỉ bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn sinh thái mà còn quan tâm đến khả năng duy trì lợi ích kinh tế dài hạn và công bằng xã hội. 1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Du lịch bền vững tại Việt Nam còn là một khái niệm khá mới mẻ và chƣa đƣợc thực sự quan tâm nhiều nhƣ trên thế giới.Riếng đối với địa danh Hang Sơn Đoòng, hiện nay tại Việt Nam chƣa có công trình nghiên cứu nào đƣợc công bố về khía cạnh kinh doanh du lịch hƣớng tới bền vững. Tại Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu nhƣ: Trƣơng Thị Thu (2011), “Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hƣớng bền vững”. Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, 2011. Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định từ năm 2001 đến 2010, từ đó rút ra những bài học phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hƣớng bền vững. Một số những giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh Bình Định và phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn 2015-2020 là: xây dựng quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch và đầu tƣ phát 5
- triển hạ tầng; phát triển cơ sở vật chất; huy động nguồn lực và nâng cao chất lƣợng nhằm phục vụ du lịch và hoàn thiện cơ chế chính sách cũng nhƣ nâng cao năng lực quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch. Vƣơng Minh Hoài (2011), “Du lịch theo hƣớng bền vững ở Quảng Ninh”. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế, 2011. Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng kinh doanh du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, nhận ra những ảnh hƣởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch đại trà, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm giải quyết bài toán du lịch bền vững tại Quảng Ninh trong giai đoạn 2020 - 2030 nhƣ: nâng cao năng lực quản lý Nhà nƣớc; tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng; đa dạng hóa loại hình sản phẩm, xây dựng các sản phẩm chất lƣợng cao cấp; bảo vệ môi trƣờng; bảo tồn giá trị của Vịnh Hạ Long… Trần Thị Hồng Lan (2010), “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Đà Nẵng”. Báo Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng – Số báo 11+12, trang 14-21. Bài viết đề cập đến thực trạng phát triển du lịch ở Thành phố Đà Nẵng trên quan điểm phát triển du lịch bền vững: từ góc độ kinh tế, góc độ bền vững về môi trƣờng và bền vững về xã hội. Các giải pháp đƣa ra rất đa chiều, từ các công tác quy hoạch du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; đa dạng hóa sản phẩm hƣớng tới giá trị cao; hoàn thiện các cơ chế chính sách; tập trung vào cá công tác thông tin tuyên truyền; phát triển hạ tầng đô thị; tăng cƣờng hợp tác quốc tế; bảo vệ môi trƣờng; cho đến các giải pháp dành cho các doanh nghiệp du lịch và cho khách du lịch. Nguyễn Thị Hồng Vân (2005), “Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang”.Luận văn tốt nghiệp. Nghiên cứu này chỉ ra đƣợc tiềm năng du lịch của tỉnh Bắc Giang với lợi thế có nhiều địa hình đồi núi, tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng 6
- vốn có. Tác giả cũng phân tích những mục tiêu về nhiều khía cạnh nhƣ kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trƣờng, kết hợp cùng tiềm năng du lịch của tỉnh, từ đó đƣa ra các giải pháp giúp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Giang nhƣ: đẩy mạnh công tác đầu tƣ, thu hút đầu tƣ và đẩy mạnh quảng bá. Bên cạnh đó, một số giải pháp hƣớng tới tính bền vững nhƣ: tạo ra các sản phẩm mang bản sắc địa phƣơng, bảo vệ môi trƣờng, khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động phát triển du lịch… 1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài Rob Gilbert (2010), “Sustainable tourism”. Teaching for a Sustainable World. UNESCO – UNEP International Environmental Education Programme, 2011. Bài viết đƣa ra cái nhìn tổng quan nhất về du lịch bền vững, là những khái niệm đƣợc UNESCO công nhận. Nội dung của bài viết bao gồm: khái niệm của du lịch bền vững; tầm quan trọng của du lịch bền vững; những mục tiêu của du lịch bền vững; sự gia tăng của du lịch; những lợi ích và các vấn đề của du lịch đại trà; những lợi ích và các vấn đề về du lịch sinh thái; những sự giảng dạy về du lịch sinh thái và sự phản xạ. Sundar K Sharma, Prabin Manandhar, Sarba Raj Khadka (2011), “Everest tourism. Forging links to sustainable mountain development. A critical discourse on politics of places and peoples”. Euro Journal of Tourism, Hospitality & Recreation– Vol 2, Issue 2, pp.31-35, 2011. Núi Everest là một trong những điểm đến hàng đầu của Himalaya cho những ngƣời ƣa thích leo núi mạo hiểm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, với xu hƣớng hiện nay trong ngành du lịch dựa vào thiên nhiên ngày càng phổ biến.Tuy nhiên, điều này làm cho cộng đồng miền núi tại Everest dễ bị tổn thƣơng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về môi trƣờng và sự gián đoạn của văn hóa và truyền thống địa phƣơng. Một vấn đề đã nhận đƣợc nhiều sự 7
- chú ý là sự tích tụ rác bị bỏ lại bởi ngƣời leo núi, bao gồm cả hộp thực phẩm và giấy gói, chai, bình oxy rỗng, pin và dây thừng. Bên cạnh đó, xói mòn gây ra bởi sự gia tăng lƣu lƣợng leo núi cũng là đáng kể trong vùng. Do đó, nghiên cứu cho rằng, điều quan trọng là du lịch phải đƣợc dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh hoạt động môi trƣờng, cân bằng các mối liên kết giữa các khu vực nông thôn và thành thị. Linda J. Cox, Melanie Saucier, John Cusick, Harold Richins, Bixler McClure (2008), “Achieving Sustainable Tourism in Hawai„i. Using a Sustainability Evaluation System”. CTAHR Department of Natural Resources and Environmental Management, UH Mānoa Environmental Center,UH Mānoa School of Travel Industry Management, UH Mānoa Department of Geography. Cooperation Extension Service, 2008. Du lịch bền vững là một mục tiêu dài hạn mà Hawaii hƣớng tới.Nghiên cứu hƣớng đến việc sử dụng một hệ thống đánh giá tính bền vững có tiêu chuẩn quốc tế.Một hệ thống hữu ích sẽ cần phải đƣợc hỗ trợ bởi các nhà khai thác du lịch, của chính phủ, và các khách hàng.Ngoài ra, kế hoạch phải bao gồm một thành phần tự chủ về tài chính để có thể thành công. Cách tiếp cận hệ thống sẽ đƣợc chính quyền địa phƣơng Hawaii bắt đầu quá trình bằng cách xây dựng, áp dụng trên các công việc đã và đang đƣợc thực hiện, để phát triển một chƣơng trình mà là duy nhất, thích hợp cho Hawaii và đƣợc chấp nhận bởi các bên liên quan khác nhau. 1.2 Cơ sở lí luận về kinh doanh du lịch bền vững 1.2.1 Kinh doanh du lịch 1.2.1.1 Khái niệm Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn những nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa... của dân cƣ các miền khác nhau trên thế giới để thu đƣợc lợi nhuận. 8
- Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Kinh doanh du lịch là các hoạt động kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây: Kinh doanh lữ hành Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, thiết lập các chƣơng trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chƣơng trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện tổ chức các chƣơng trình và hƣớng dẫn du lịch. Kinh doanh lƣu trú du lịch Kinh doanh lƣu trú du lịch là việc thực hiện các hoạt động kinh doanh các cơ sở lƣu trú tại các địa điểm du lịch. Các cơ sở lƣu trú du lịch bao gồm: Khách sạn; làng du lịch; biệt thự du lịch; căn hộ du lịch; bãi cắm trại du lịch; nhà nghỉ du lịch … Kinh doanh vận chuyển khách du lịch Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chƣơng trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tƣ bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đƣa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. 1.2.1.2 Lợi ích Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hóa, xã hội trên toàn thế giới. Du lịch Việt Nam trong thời gian 9
- qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế của đất nƣớc. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nƣớc công nghiệp phát triển.Mạng lƣới du lịch đã đƣợc thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thƣờng còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thƣ giãn… Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tƣ cho du lịch đòi hỏi phải có chất lƣợng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá. Để làm đƣợc điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách. Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nƣớc. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nƣớc có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nƣớc đó. Ngƣợc lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều ngƣời đi du lịch ở nƣớc ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn 10
- hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trƣởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa… Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lƣợng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho ngƣời lao động, giải quyết các vấn đề xã hội. 1.2.1.3 Phân loại du lịch Ngƣời ta căn cứ vào các yếu tố sau để phân loại ra các hình thức du lịch: Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ Du lịch bao gồm: du lịch quốc tế, du lịch nội địa Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch Du lịch bao gồm: du lịch nghỉ ngơi, du lịch giải trí, du lịch khám phá, du lịch thể thao, du dịch tôn giáo, du lịch thể thao… Căn cứ vào phƣơng tiện giao thông Du lịch bao gồm: du lịch hàng không, du lịch ô tô, du lịch xe máy, du lịch tàu hoả, du lịch tàu biển… Căn cứ vào phƣơng tiện lƣu trú Du lịch bao gồm: du lịch khách sạn, du lịch nhà trọ, du lịch cắm trại… Căn cứ vào đặc điểm địa lý Du lịch bao gồm: du lịch biển, du lịch miền núi, du lịch đô thị, du lịch đồng quê… Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch Du lịch bao gồm: du lịch cá nhân, du lịch theo đoàn. Căn cứ vào thành phần của du khách Du lịch bao gồm: du lịch khách thƣợng lƣu, du lịch khách bình dân. Các loại hình du lịch mới 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 440 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 372 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 271 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 278 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 298 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 309 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 262 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 278 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 239 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 198 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 236 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 169 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 208 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 142 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 163 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 137 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn