BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
ĐÀO VĂN DUY<br />
<br />
------------------------------<br />
<br />
ĐÀO VĂN DUY<br />
<br />
QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ<br />
THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC THU THUẾ NGOÀI<br />
QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
KHÓA 2010A<br />
<br />
Hà Nội – Năm 2013<br />
<br />
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
<br />
Viện Kinh tế & Quản lý<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của<br />
Nhà nước và là một đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại của Nhà nước đó.<br />
Do vậy, thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt buộc, cưỡng chế, pháp lý<br />
cao, là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước mà trong đó thu thuế đối<br />
với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao trong Ngân sách<br />
Nhà nước. Phải quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh<br />
như thế nào? Đó là một câu hỏi cấp bách đặt ra cần có những giải pháp để<br />
thực hiện.<br />
Trong những năm qua, thực hiện thực hiện đổi mới nền kinh tế theo cơ<br />
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa<br />
đã đưa nền kinh tế nước ta đi vào ổn định và phát triển. Các thành phần kinh<br />
tế ngoài quốc doanh hình thành và phát triển góp phần quan trọng vào việc<br />
thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế, xã hội do Đại hội Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam đề ra.<br />
Nền kinh tế Việt nam không nằm ngoài sự chi phối của qui luật khách<br />
quan của một nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường.<br />
Có thể phân chia nền kinh tế thành hai khu vực. Kinh tế trong nước và kinh tế<br />
có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó khu vực kinh tế trong nước lại chia thành<br />
hai khu vực là khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc<br />
doanh.<br />
Với định hướng phát triển và xu thế hội nhập của nước ta hiện nay thì<br />
việc quản lý thu thuế hết sức phức tạp và gặp không ít khó khăn, vừa đảm bảo<br />
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa phải phù hợp đảm bảo cho phát triển<br />
sản xuất của các thành phần kinh tế.<br />
Cũng như những vấn đề chung trong việc quản lý thu thuế của cả nước,<br />
chuyên đề này đóng góp cho ngành thuế tỉnh Quảng Ninh một số giải pháp<br />
<br />
Luận văn thạc sĩ<br />
<br />
1<br />
<br />
Ngành Quản trị kinh doanh<br />
<br />
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
<br />
Viện Kinh tế & Quản lý<br />
<br />
nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế nói chung và thu thuế ngoài quốc<br />
doanh nói riêng, đảm bảo thực hiện tốt pháp luật thuế và tăng thu ngân sách<br />
địa phương nhằm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh theo kịp sự phát<br />
triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của đất nước.<br />
Trong phạm vi của luận văn này chỉ đề cập đến các giải pháp nâng cao<br />
hiệu quả công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh, mà hẹp hơn là đối với 2<br />
thành phần kinh tế là tư bản tư nhân và kinh tế cá thể tiểu chủ, cụ thể là khu<br />
vực kinh tế này bao gồm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh<br />
doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.<br />
Lý do tác giả chọn đề tài này là do khu vực kinh tế có phạm vi rộng,<br />
nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn cho Ngân sách Nhà nước.<br />
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và thuế là một<br />
trong những công cụ rất quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế.<br />
Chính sách thuế của Nhà nước luôn có quan hệ chặt chẽ đến việc giải quyết<br />
lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong xã hội, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp<br />
đến các vấn đề vĩ mô như : tiết kiệm, đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Việc hoàn<br />
thiện chính sách thuế sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội là sự<br />
quan tâm hàng đầu của Nhà nước.<br />
Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống thuế Việt Nam ngày càng<br />
đổi mới hoàn thiện, phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập với thế<br />
giới.<br />
Việc đổi mới chính sách thuế của Nhà nước ta trong thời gian vừa qua<br />
góp phần không nhỏ trong việc khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư<br />
nước ngoài, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, tạo<br />
nguồn thu lớn cho ngân sách, góp phần hoàn thiện quản lý và điều tiết vĩ mô<br />
nền kinh tế. Bên cạnh mặt tích cực của chính sách thuế hiện hành, việc thực<br />
thi pháp luật thuế còn nhiều phức tạp và khó khăn trong việc quản lý về lĩnh<br />
vực thuế. Tình trạng vi phạm pháp luật thuế còn phổ biến ở tất cả các thành<br />
phần kinh tế hiện nay như: trốn thuế, lợi dụng việc hoàn thuế để “rút lõi” ngân<br />
quỹ Nhà nước…<br />
<br />
Luận văn thạc sĩ<br />
<br />
2<br />
<br />
Ngành Quản trị kinh doanh<br />
<br />
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
<br />
Viện Kinh tế & Quản lý<br />
<br />
Nước ta đang đổi mới theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và<br />
đang tiến dần đến việc hội nhập với thế giới; các thành phần kinh tế đang phát<br />
triển nhanh và đa dạng, do đó nhiều chính sách thuế nhanh lạc hậu và tạo<br />
nhiều kẽ hở. Vậy cần phải tiếp tục đổi mới và điều chỉnh các chính sách thuế<br />
cho phù hợp là rất cần thiết.<br />
Trong những năm qua, chúng ta đã có những tiến bộ trong việc cải cách<br />
hệ thống thuế theo hướng tạo hành lang pháp luật trong chính sách thuế, quản<br />
lý thuế, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện<br />
nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đồng thời từng bước điều chỉnh các sắc thuế<br />
phù hợp với lộ tình hội nhập quốc tế”.<br />
Cùng với những vấn đề chung trong việc quản lý thu thuế của nước ta<br />
thì tỉnh Quảng Ninh cũng có nhiều vấn đề trong việc quản lý thu thuế trên địa<br />
bàn nhất là việc quản lý thu thuế ngoài quốc doanh, tình trạng vi phạm pháp<br />
luật thuế đã làm ảnh hưởng đến ngân sách địa phương và việc đầu tư cơ sở hạ<br />
tầng nhằm phát triển kinh tế của Tỉnh.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Tổng quan làm rõ những vấn đề lý luận chung về thuế, phân tích đánh<br />
giá tình hình thực tế về công tác quản lý thu thuế trên địa bàn Tỉnh Quảng<br />
Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu<br />
thuế ngoài quốc doanh của địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế của Tỉnh<br />
phát triển.<br />
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Nội dung của chuyên đề chủ yếu nghiên cứu áp<br />
dụng một số cơ chế chính sách thuế vào thực tiễn và công tác quản lý thuế ở<br />
cấp địa phương trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh<br />
trong 3 năm gần đây.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện nội dung và mục tiêu nghiên cứu đề tài, luận văn đã sử<br />
dụng các phương pháp như: phương pháp điều khảo sát, phương pháp thống<br />
<br />
Luận văn thạc sĩ<br />
<br />
3<br />
<br />
Ngành Quản trị kinh doanh<br />
<br />
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
<br />
Viện Kinh tế & Quản lý<br />
<br />
kê, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và một số phương pháp có<br />
liên quan khác.<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ thêm các lý luận cơ bản về thuế và<br />
làm rõ vai trò của thuế đối với nền kinh tế trong cơ chế thị trường có sự quản<br />
lý của Nhà nước. Luận văn đã nêu lên thực trạng, đánh giá phân tích thực<br />
trạng về quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa<br />
bàn tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó luận văn đã nêu ra các giả pháp và kiến<br />
nghị có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu<br />
vực kinh tế ngoài quốc doanh.<br />
6. Kết cấu luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương<br />
nội dung chính:<br />
Chương 1: Cơ sở lý thuết về công tác quản lý thu thuế.<br />
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý thu thuế đối với khu vực kinh<br />
tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.<br />
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế đối với khu<br />
vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.<br />
<br />
Luận văn thạc sĩ<br />
<br />
4<br />
<br />
Ngành Quản trị kinh doanh<br />
<br />