intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại công ty Estec Vina

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

33
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Một số giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại công ty Estec Vina" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phát hiện hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế trong việc lựa chọn nhà cung cấp tại Công ty; Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại Công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại công ty Estec Vina

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HUỲNH TẤN TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ESTEC VINA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2023
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HUỲNH TẤN TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ESTEC VINA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS VÕ XUÂN VINH TS. ĐÀO QUYẾT THẮNG BÌNH DƯƠNG – 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại công ty Estec Vina” là công trình nghiên cứu của riêng tôi – Huỳnh Tấn Tài – được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Võ Xuân Vinh và TS. Đào Quyết Thắng, cũng như sự hỗ trợ của cán bộ công nhân viên công ty TNHH Một thành viên Estec Vina; không có sự sao chép của bất kỳ các công trình nào khác. Đề tài nghiên cứu đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau; cơ sở lý thuyết và các trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi kiến thức và sự hiểu biết của tác giả. Bình Dương, ngày …. tháng …. năm 2023 Tác giả Huỳnh Tấn Tài i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ tôi gặp không ít khó khăn, thử thách. Nhưng nhờ sự hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của GS.TS Võ Xuân Vinh và TS. Đào Quyết Thắng để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía cán bộ công nhân viên công ty Estec Vina đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu cho đề tài nghiên cứu góp phần giúp tôi có cơ sở xây dựng đề tài. Nhờ sự hỗ trợ về phía nhà trường, nhờ sự giảng dạy tận tâm, tận tình của quý Thầy Cô trường Đại học Thủ Dầu Một đã trực tiếp truyền thụ những kiến thức quý báu để tôi có đủ kiến thức, kĩ năng xây dựng, vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành luận văn. Bình Dương, ngày …. tháng …. năm 2023 Tác giả Huỳnh Tấn Tài ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do thực hiện đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 2 3.1. Nghiên cứu trong nước ................................................................................ 2 3.2. Nghiên cứu nước ngoài ............................................................................... 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 8 6. Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................. 8 7. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................. 8 8. Bố cục dự kiến của luận văn .............................................................................. 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 10 1.1. Lý thuyết chuỗi cung ứng đầu vào ................................................................ 10 1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng ...................................................................... 10 1.1.2. Khái niệm chuỗi cung ứng đầu vào ........................................................ 12 1.2. Hoạt động mua hàng ...................................................................................... 15 1.2.1. Lý thuyết về hoạt động mua hàng ........................................................... 15 1.2.2. Khái niệm các thành phần mua hàng ...................................................... 17 1.2.2.1.Chi phí mua hàng ............................................................................ 17 1.2.2.2.Chất lượng sản phẩm ...................................................................... 18 1.2.2.3.Hậu cần mua hàng .......................................................................... 19 1.2.2.4.Tổ chức mua hàng ........................................................................... 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ESTEC VINA ................................... 23 2.1. Tổng quan về tập đoàn Estec ......................................................................... 23 iii
  6. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 23 2.1.2. Thông điệp từ CEO tập đoàn .................................................................. 25 2.1.3. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi ........................................................................ 25 2.1.4. Chính sách quản lý .................................................................................. 26 2.1.5. Nhiệm vụ hàng đầu ................................................................................. 26 2.1.6. Sản phẩm chính ....................................................................................... 27 2.1.6.1.Loa ô tô ............................................................................................ 27 2.1.6.2.Loa Ti vi, màn hình, loa thông thường ............................................ 27 2.1.6.3.Tai nghe ........................................................................................... 27 2.2. Sơ lược về nhà máy Công ty ......................................................................... 28 2.2.1. Tổng quan về nhà máy Công ty .............................................................. 28 2.2.2. Phòng thu mua vật tư .............................................................................. 29 2.2.2.1.Sơ đồ tổ chức ................................................................................... 29 2.2.2.2.Nhiệm vụ của các nhóm trong phòng vật tư .................................... 29 2.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .............................. 31 2.3. Quy trình mua hàng tại Công ty .................................................................... 32 2.3.1. Quy trình tổng quát ................................................................................. 33 2.3.2. Các thành phần trong quy trình mua hàng tại Công ty ........................... 34 2.4. Quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại Công ty ...................... 42 2.5. Phân tích kết quả phỏng vấn chuyên gia ....................................................... 44 2.5.1. Phỏng vấn chuyên gia nội bộ Công ty .................................................... 45 2.5.2. Phỏng vấn chuyên gia ngoài Công ty ..................................................... 51 2.6. Phân tích SWOT ............................................................................................ 56 2.6.1. Điểm mạnh (Strengths) ........................................................................... 56 2.6.2. Điểm yếu (Weaknesses) .......................................................................... 60 2.6.3. Cơ hội (Opportunities) ............................................................................ 62 2.6.4. Thách thức (Threats) ............................................................................... 64 2.6.5. Phân tích kết hợp ..................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ESTEC VINA ............. 68 iv
  7. 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................. 68 3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty ......................................................... 68 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu ....... 69 3.2.1. Đánh giá nhà cung cấp nguyên vật liệu .................................................. 72 3.2.2. Lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu .................................................. 74 3.2.3. Đánh giá quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu .................... 76 3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức mua hàng ........................................................ 79 3.4. Giải pháp hoàn thiện hậu cần mua hàng ........................................................ 80 3.5. Một số các giải pháp khác ............................................................................. 81 3.6. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo............................. 84 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 89 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 91 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Diễn giải Fuzzy Analytical Hierarchy Process: Phương pháp phân 1 AHP tích thứ bậc mờ Analytic Network Process: Phương pháp phân tích 2 ANP mạng Enterprise Resource Planning: Hệ thống hoạch định 3 ERP nguồn lực doanh nghiệp 4 FDI Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 FIS Fuzzy Inference System: Hệ thống suy luận mờ 6 ISM Interpretive Structural Modeling: Mô hình hóa cấu trúc Multiple Criteria Decision Making: Ra quyết định đa 7 MCDM tiêu chí Maintenance-Repair-Operations Supplies: Bảo trì-Sửa 8 MRO chữa-Vận hành 9 NVL Nguyên vật liệu Original Equipment Manufacturing: Nhà máy sản xuất 10 OEM sản phẩm/thiết bị gốc 11 QA Quality Assurance: Đảm bảo chất lượng 12 QC Quality Control: Kiểm soát chất lượng 13 R&D Research&Development: Nghiên cứu & Phát triển Technique for Order Preference by Similarity to Ideal 14 TOPSIS Situation: Kỹ thuật xếp hạng đối tượng dựa trên tính tương đồng với giải pháp lý tưởng vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Estec Vina (2019-2022) ............... 31 Bảng 2.2. Ý kiến chuyên gia về quy trình lựa chọn nhà cung cấp ....................... 45 Bảng 2.3. Ý kiến chuyên gia về các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp ................... 47 Bảng 2.4. Ý kiến chuyên gia về tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp ......................... 48 Bảng 2.5. Ý kiến chuyên gia về định hướng và các tiêu chí khác ....................... 50 Bảng 2.6. Ý kiến chuyên gia về mối quan hệ giữa Công ty và nhà cung cấp ...... 52 Bảng 2.7. Ý kiến chuyên gia về các khó khăn của nhà cung cấp ........................ 53 Bảng 2.8. Ý kiến chuyên gia ngoài Công ty về các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp .............................................................................................................................. 54 Bảng 2.9. Ý kiến chuyên gia ngoài Công ty về các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp .............................................................................................................................. 55 Bảng 2.10. Ý kiến chuyên gia ngoaì Công ty về các tiêu chí khác ...................... 56 Bảng 2.11. Phân tích kết hợp ma trận SWOT ...................................................... 66 Bảng 3.1. Ý kiến chuyên gia về việc đánh giá quy trình lựa chọn nhà cung cấp 77 vii
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chuỗi cung ứng cơ bản ........................................................................ 11 Hình 1.2. Chuỗi cung ứng mở rộng ..................................................................... 11 Hình 1.3. Dòng chảy chuỗi cung ứng .................................................................. 12 Hình 1.4. Chuỗi cung ứng đầu vào ...................................................................... 12 Hình 1.5. Dòng chảy chuỗi cung ứng đầu vào ..................................................... 14 Hình 1.6. Lý thuyết hoạt động mua hàng ............................................................. 17 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ phận thu mua công ty Estec Vina ............................ 29 Hình 2.2. Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Estec Vina ........................ 31 Hình 2.3. Quy trình mua hàng tại Công ty ........................................................... 33 Hình 2.4. Mạng lưới toàn cầu của Tập đoàn Estec .............................................. 57 Hình 3.1. Quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu................................ 70 Hình 3.2. Bảng đánh giá nhà cung cấp đề xuất .................................................... 73 Hình 3.3. Bảng lựa chọn nhà cung cấp đề xuất .................................................... 75 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Nguồn nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của một công ty, hơn nữa trong giai đoạn hiện nay nguồn nguyên vật liệu ngày càng trở nên khan hiếm. Do đó, vấn đề tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu tin cậy và xây dựng mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp là việc làm hết sức cần thiết đối với nhà quản trị trong công ty. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, các quốc gia, khu vực luôn được kết nối với nhau, chuỗi cung ứng toàn cầu luôn diễn ra liên tục. Trong đó, vai trò của nhà cung cấp là rất quan trọng. Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hoặc một vài nhà cung cấp để hợp tác lâu dài, đảm bảo nguồn hàng hóa được ổn định về chất lượng, cung ứng nhanh chóng khi cần thiết, việc hợp tác lâu dài cũng giúp doanh nghiệp không mất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu nhà cung cấp. Quan trọng hơn, việc nhập nguyên liệu lâu dài còn giúp cho doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, có cơ hội để đàm phán mức giá tốt hơn, giúp tiết kiệm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Nhà cung cấp giữ vai trò đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu không có sự gắn kết bền chặt với nhà cung cấp thì công ty không thể đảm bảo đủ nguồn hàng hóa bán ra, cũng như nguồn vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất cũng sẽ không kịp đáp ứng nhu cầu. Điều này làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bị trì hoãn, dẫn đến doanh thu, lợi nhuận suy giảm, mất khách hàng. Trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp gia công hàng điện tử, vai trò của nhà cung cấp nguyên vật liệu đóng vai trò then chốt quyết định đến tiến độ đáp ứng yêu cầu từ khách hàng thứ ba hay không, đặc biệt trong giai đoạn có quá nhiều nhà cung cấp cùng cung cấp một nguyên vật liệu hiện nay thì làm thế nào để chọn ra nhà cung cấp tin cậy, bền vững là một bài toán khó. Công ty TNHH Một thành viên Estec Vina (trong Luận văn này tác giả sử dụng Công ty được hiểu là Công ty TNHH Một thành viên Estec Vina) là một công ty FDI với 100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc. Khó khăn của Công ty là làm sao để đảm bảo ổn định nguồn nguyên vật liệu đầu vào trong thời kỳ khan hiếm hiện 1
  12. nay, hơn nữa các vấn đề về giá thành, chi phí vận chuyển, chất lượng nguyên vật liệu cũng là những vấn đề nan giải. Mặc dù Công ty có hơn 200 nhà cung cấp trong nước cũng như nước ngoài đang cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tuy nhiên vấn đề đặt ra làm sao để chọn được những nhà cung cấp uy tín, có độ tin cậy cao, có khả năng hợp tác lâu dài luôn là một câu hỏi đối với các nhà quản trị trong công ty. Đây cũng chính là những câu hỏi cần những đáp án phù hợp nhất không chỉ đối với các lãnh đạo, mà còn là nhiệm vụ của các nhân viên trong Công ty. Với mục tiêu tìm ra được những hạn chế còn tồn tại tác động đến việc lựa chọn nhà cung cấp, qua đó gợi ý một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu, tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại công ty Estec Vina”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung - Phát hiện hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế trong việc lựa chọn nhà cung cấp tại Công ty. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại Công ty. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại Công ty. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại Công ty. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu trong nước Năm 2017, tác giả Nguyễn Thị Đức Bình thực hiện nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của công ty cổ phần mía đường Thành Thành Công Tây Ninh giai đoạn 2017 – 2020. Trong nghiên cứu đó, tác giả đã phân tích những vấn đề khó khăn của hệ thống chuỗi cung ứng đầu vào tại công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, đồng thời tác 2
  13. giả nghiên cứu các mô hình chuỗi cung ứng tiên tiến, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng đầu vào cho công ty. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung nghiên cứu đầu vào chuỗi cung ứng đầu vào mía đường của công ty cổ phần mía đường Thành Thành Công Tây Ninh và đề xuất được các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả mô hình đầu vào chuỗi cung ứng mía đường dựa trên những thông tin từ nội bộ công ty cung cấp. Do đó, đề tài chưa cho thấy được tính khả thi và hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế. Để có tính hiệu quả một cách chính xác, cần áp dụng các giải pháp trong đề tài nghiên cứu vào tình hình thực tế, từ đó quan sát, thu thập dữ liệu và tính toán chính xác hiệu quả của từng giải pháp. Bên cạnh đó, tác giả cần nghiên cứu thêm phần đầu ra của chuỗi cung ứng mía đường để hoàn thiện nghiên cứu tổng thể chuỗi cung ứng từ đầu vào cho đến đầu ra của ngành mía đường. Năm 2019, tác giả Cao Đỗ Vương thực hiện nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng sản xuất Tivi tại công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam. Trong hơn một thập kỷ trở lại đây tại Việt Nam, “chuỗi cung ứng” và “giải quyết hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng” là khâu chiếm phần lơn chi phí vận hành trong cả chuỗi cung ứng. Mua hàng là hoạt động đầu tiên của chuỗi cung ứng nhằm tạo ra yếu tố đầu vào một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và đúng quy cách về chủng loại, chất lượng, phù hợp với nhu cầu của hoạt động sản xuất. Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc xác định các yếu tố, trong đó có yếu tố quan trọng lựa chọn nhà cung cấp, tạo nên sự ảnh hưởng và tác động đến khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng sản xuất tivi của Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm cải thiện và nâng cao tính hiệu quả khâu mua hàng. Phạm vi của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến khâu mua hàng tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam, cũng như tác giả chỉ thu về được 100 phiếu khảo sát hợp lệ trong tổng số 280 phiếu khảo sát được phát ra, bên cạnh đó thời gian khảo sát nghiên cứu chỉ trong vòng 6 tháng từ tháng 3/2019 đến tháng 9/2019. Do đó, đề tài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như: 3
  14. chưa bao quát được hết các yếu tố tác động đến khâu mua hàng; các yếu tố đưa ra chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan của tác giả, chỉ tập trung vào các yếu tố chính tác động đến Công ty mà tác giả nghiên cứu, chưa bao quát được toàn thể khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng; những giải pháp mà tác giả đề xuất chưa cho thấy hiệu quả thực tế. Để hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng, cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả khâu mua hàng, tác giả cần đưa ra thêm các yếu tố tác động, lấy thêm mẫu khảo sát không chỉ trong nội bộ công ty nghiên cứu, mà còn mở rộng ra nhiều công ty có cùng lĩnh vực sản xuất nếu có thể; cần nghiên cứu thêm về khâu bán hàng trong chuỗi cung ứng để xem xét tính hiệu quả của những giải pháp đề xuất góp phần nâng cao khâu mua hàng. Năm 2020, tác giả Trần Thị Thắm và cộng sự thực hiện nghiên cứu ứng dụng mô hình ISM phân loại các tiêu chí trong lựa chọn nhà cung cấp. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô hình hóa cấu trúc ISM để xây dựng mối quan hệ, xếp hạng và phân loại các tiêu chí sử dụng trong lựa chọn nhà cung ứng. ISM cho phép thực hiện so sánh cặp giữa các tiêu chí, từ đó thể hiện một cách trực quan mối quan hệ mối quan hệ giữa các tiêu chí. Bên cạnh đó, ISM cho phép phân loại các tiêu chí theo các vùng quan sát để loại bỏ những tiêu chí không quan trọng, cũng như xác định những tiêu chí then chốt, có tính chất quyết định trong quá trình đánh giá nhà cung cấp. Kết quả phân loại dùng làm cơ sở để thực hiện các bước phân tích tiếp theo trong quá trình lựa chọn nhà cung ứng của doanh nghiệp. Bên cạnh những đóng góp mà nghiên cứu mang lại như trên, đề tài cũng còn một số mặt hạn chế. Khảo sát tại công ty chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn và việc lựa chọn các tiêu chí chủ yếu dựa vào ý kiến của các bộ phận liên quan, do đó các tiêu chí lựa chọn vẫn mang tính chủ quan, chưa được nghiên cứu chuyên sâu. Từ những mặt hạn chế nêu trên, tác giả cần khảo sát, lấy ý kiến từ nhiều doanh nghiệp khác nhau, kéo dài thêm thời gian nghiên cứu, từ đó có thể đưa ra được nhiều tiêu chí đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp một cách toàn diện hơn. 4
  15. Năm 2019, tác giả Trần Thị Thắm và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu ứng dụng Fuzzy Topsis trong đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng. Nghiên cứu này sử dụng mô hình tích hợp Fuzzy-TOPSIS để đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng. Mô hình cho phép đánh giá nhà cung ứng trên nhiều tiêu chí khác nhau, đồng thời hạn chế tính chủ quan của người đánh giá. Đề tài nghiên cứu lấy ví dụ minh họa tại công ty TNHH Bao Bì Nhựa Thành Phú, kết quả nghiên cứu chỉ ra được nhà cung cấp được mã hóa S6 là nhà cung cấp tốt nhất, xếp hạng theo sau là nhà cung cấp được mã hóa S5 và S1. Đây là tiền đề để doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn nhà cung ứng. Bên cạnh những đóng góp đáng kể như trên, đề tài nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Khảo sát tại công ty chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn và việc lựa chọn các tiêu chí chủ yếu dựa vào lược khảo và ý kiến của các bộ phận liên quan, chưa được nghiên cứu chuyên sâu. Số lượng các chuyên gia được tham khảo ý kiến vẫn còn hạn chế. Đồng thời, nghiên cứu chưa kết hợp các phương pháp phân tích định tính khác để xây dựng nghiên cứu một cách toàn diện hơn nhằm củng cố độ tin cậy của kết quả thu được. Thông qua những mặt hạn chế trên, tác giả cần hoàn thiện đề tài nghiên cứu theo hướng mở rộng đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu, cũng như lấy ý kiến thêm nhiều chuyên gia trong việc đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng cho doanh nghiệp. 3.2. Nghiên cứu nước ngoài Năm 2019, tác giả Gupta và Kumar đã thực hiện nghiên cứu lựa chọn nhà cung cấp xanh sử dụng quá trình ra quyết định đa tiêu chí trong môi trường mờ: Nghiên cứu điển hình trong ngành ô tô. Đề tài nghiên cứu sử dụng mô hình xếp hàng fuzzy-based để ứng dụng vào việc lựa chọn nhà cung cấp xanh trong ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ. Các tiêu chí đánh giá khác nhau đã được đưa vào danh sách rút gọn dựa trên các tài liệu nghiên cứu và tư vấn từ các chuyên gia trong ngành. Cuối cùng, 9 tiêu chí đã được đưa vào danh sách rút gọn khi xem xét cả tiêu chí thông thường và tiêu chí môi trường bằng cách tổng hợp các ý kiến từ các chuyên gia, ma trận so sánh theo cặp, từ đó thu được các trọng số 5
  16. bằng cách áp dụng dạng mở rộng của phương pháp fuzzy-AHP. Các tiêu chí đánh giá được ưu tiên trọng số tối đa trong phân tích là: hệ thống quản lý môi trường; kiểm soát ô nhiễm; chất lượng và hình ảnh xanh. Nghiên cứu này cũng có thể được áp dụng cho các trường hợp chuỗi cung ứng cụ thể của các ngành công nghiệp như: điện tử, dệt may, thực phẩm và dầu khí. Một hạn chế trong mô hình đề xuất là các hệ thống con liên kết với các tiêu chí không được xem xét để giảm thiểu mức độ phức tạp. Mặc dù tác giả đã nỗ lực rất nhiều để thực hiện đề tài nghiên cứu với mục đích lựa chọn nhà cung cấp xanh, nhưng với chủ đề môi trường vẫn luôn là một thách thức. Ngoài ra, làm thế nào để phân bổ đơn đặt hàng cho các nhà cung cấp xanh tiềm năng trong mô hình sẽ là một vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Năm 2020, tác giả Jain và Upadhyay đã thực hiện nghiên cứu lựa chọn nhà cung cấp bền vững theo các tiêu chí hấp dẫn thông qua FIS và kỹ thuật MCDM mờ tích hợp. Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận FIS và fuzzy MCDM trong việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp bền vững dựa trên các tiêu chí đề xuất. Khung nghiên cứu kết hợp các tiêu chí bền vững “Hấp dẫn” và “Có sức hấp dẫn cao” để đánh giá hiệu quả hoạt động bền vững và nâng cao mức độ hài lòng theo cảm nhận của ngành. Cụm Hấp dẫn bao gồm 9 tiêu chí thuộc khía cạnh kinh tế, 5 tiêu chí thuộc khía cạnh môi trường và 3 tiêu chí thuộc khía cạnh xã hội. Ngoài ra, 8 tiêu chí phụ về khía cạnh kinh tế và 2 tiêu chí phụ về khía cạnh môi trường đã được thiết lập và chúng đóng vai trò là đầu vào cho hệ thống FIS và các kỹ thuật fuzzy MCDM tương ứng. Cách tiếp cận này đã được xác nhận bởi các công ty trong ngành sắt thép. Mô hình đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiệu suất của mọi nhà cung cấp trong từng khía cạnh bền vững. Đề tài nghiên cứu vẫn còn hạn chế ở việc nó chỉ kết hợp các tiêu chí bền vững liên quan đến ngành gang thép của Ấn Độ. Do đó, hướng nghiên cứu trong tương lai cần phát triển một danh sách các tiêu chí bền vững toàn diện áp dụng cho nhiều ngành nghề khác. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu được khuyến khích kiểm tra mối tương quan giữa các tiêu chí bền vững và tiêu chí phụ bằng cách sử dụng phương pháp ANP. Một hướng nghiên cứu khác trong tương lai, các nhà 6
  17. nghiên cứu có thể phát triển một mô hình toán học để phân bổ đơn đặt hàng cho các nhà cung cấp được chọn và xem xét các hạn chế trong từng khía cạnh bền vững. Năm 2021, tác giả Chia-Nan Wang và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu MCDM mờ hai giai đoạn để lựa chọn nhà cung cấp xanh trong ngành thép. Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp Two-Stage fuzzy MCDM bằng cách xem xét 15 tiêu chí để ưu tiên 10 nhà cung cấp thép hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh 4 tiêu chí thông thường là giá cả, chất lượng, giao hàng và dịch vụ, yếu tố môi trường cũng được đưa vào. Bằng cách sử dụng lý thuyết fuzzy set cộng với ý kiến từ các chuyên gia trong ngành thép, tác giả đã chuyển hóa thành các kết quả chính xác thông qua việc sử dụng các thuật ngữ ngôn ngữ định tính. Mô hình FAHP được sử dụng để điều tra tác động của trọng số tiêu chí đối với việc lựa chọn nhà cung cấp. Sau đó, mô hình FTOPSIS được sử dụng để xếp hạng các nhà cung cấp. Kết quả cho thấy Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là nhà cung cấp phù hợp nhất với mô hình nghiên cứu. Một vấn đề hạn chế trong nghiên cứu này là liệu với mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất có thể áp dụng cho các ngành nghề khác ngoài ngành thép hay không ?. Hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai, tác giả đề xuất nghiên cứu các tiêu chí đánh giá mới có thể tác động đến quy trình lựa chọn nhà cung cấp xanh nhằm cải thiện giải quyết tình huống nghiên cứu, cũng như xem xét nghiên cứu thêm có thể áp dụng mô hình nghiên cứu vào các ngành nghề khác ngoài ngành thép. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại Công ty. Các thành phần trong quy trình mua hàng do Công ty ban hành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: nghiên cứu giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại Công ty. - Về không gian: tác giả tiến hành nghiên cứu tại Công ty. 7
  18. - Về thời gian:  Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu từ 2019-2023  Thời gian nghiên cứu đề tài: từ tháng 12/2022 đến 06/2023 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo cứu lý thuyết thông qua các bài báo nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học, các luận văn thạc sĩ có liên quan đến nội dung đề tài. - Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng. 6. Đóng góp của nghiên cứu Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả nhận thấy tầm quan trọng về mặt khoa học và thực tiễn như sau: - Về mặt thực tiễn: Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu để tăng cường hiệu quả hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, đề tài sẽ chỉ ra được những hạn chế trong quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu, từ đó rút ra những nội dung chính và kiến nghị những giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại công ty, và tại các công ty khác. - Làm tài liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. 7. Khoảng trống nghiên cứu Quản trị chuỗi cung ứng đang là lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp quan tâm, trong đó việc lựa chọn nhà cung cấp là một trong những vấn đề được chú trọng nhất. Làm sao để chọn được nhà cung cấp vừa đảm bảo sự phù hợp mà còn phải đảm bảo sự ổn định là việc không đơn giản. Qua việc tìm hiểu những đề tài nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy có khá nhiều các đề tài liên quan đến việc lựa chọn nhà cung cấp cả trong và ngoài nước. Do đó, đây không phải là một đề tài mới, có nhiều hướng tiếp cận khác nhau liên quan đến nội dung lựa chọn nhà cung cấp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có đề tài nào tập trung 8
  19. nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại công ty Estec Vina. Hơn nữa, hầu như những đề tài nghiên cứu trước đây đều tập trung phân tích và xác định mức độ tác động của các yếu tố đến việc lựa chọn nhà cung cấp, chưa đi sâu vào việc phân tích quy trình cụ thể của từng công ty. Như vậy, với mục tiêu và nội dung của đề tài này đã làm nổi bật lên khoảng trống của những nghiên cứu trước, đồng thời cho thấy tính mới của vấn đề nghiên cứu. 8. Bố cục dự kiến của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết thúc, bố cục dự kiến của luận văn bao gồm 3 chương với nội dung sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Trong chương này tác giả cung cấp các cơ sở lý thuyết về mua hàng và nhà cung cấp nguyên vật liệu để làm cơ sở đánh giá thực trạng về quy trình lựa chọn nhà cung cấp tại công ty TNHH Một thành viên Estec Vina. Chương 2: Thực trạng quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại công ty Estec Vina Trong chương này tác giả phân tích thực trạng trong việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại Công ty, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm mục đích hoàn thiện quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp tại Công ty. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại công ty Estec Vina Trong chương này tác giả sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại Công ty, đồng thời tác giả cũng sẽ có những kiến nghị trong việc hoàn thiện công tác tổ chức mua hàng và hậu cần mua hàng tại bộ phận mua hàng của Công ty. 9
  20. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Lý thuyết chuỗi cung ứng đầu vào 1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Do đó, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức độ phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng, có thể hiểu tóm tắt chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn có công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Ngoài ra, tác giả xin trích dẫn một số khái niệm về chuỗi cung ứng nhằm củng cố cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình, như sau: “Chuỗi cung ứng bao gồm các liên kết giữa các tổ chức trong dòng chảy xuôi chiều và ngược chiều của sản phẩm, dịch vụ, tài chính, thông tin từ nguồn ban đầu đến khách hàng cuối cùng” (Monczka và cộng sự, 2011). “Chuỗi cung ứng được định nghĩa là một nhóm các công ty tham gia và liên kết với nhau để tăng thêm giá trị cho dòng chảy của các yếu tố đầu vào biến đổi từ nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng” (Dawei Lu, 2011). “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0